Chân Huyết Lệ

Chương 50: Từng Bước Mưu Kế




Năm ngày sau kể từ lúc quân Tây Lỗ bao vây Hoãn thành, tại Linh Lăng nơi trận chiến của đại binh hai nước đang diễn ra, tình hình đã tiến vào trạng thái khốc liệt nhất
Liên minh Bắc Nhung những ngày đầu của trận đánh có thể nói là sức mạnh ngang ngửa với quân Tây Lỗ, nhưng càng về sau điểm yếu do quân lực tập hợp từ nhiều quốc gia tạo thành, đang cho thấy sự tồn tại của những lỗ hổng chết người. Đặc biệt là những cánh quân tiến hành độc lập tác chiến nhiều hơn so với việc hợp sức lại đánh như quân Tây Lỗ, điều đó làm cho trận hình không thể phát huy hết khả năng của mình, dẫn đên thương vong tăng lên một cách chóng mặt.
Liên quân hai nước Địch và Từ lãnh nhiệm vụ tấn công vào đại binh của Mông Tập đã bị ngừng trệ việc tiến công vào vài ngày trước, khi cánh quân của Sở và Phiêu Hà liên tiếp bị khoét xâu vào trong, buộc liên minh phải chia bớt một phần quân lực sang tiếp cứu.
Còn ở trung tâm bốn cánh quân của các nước Tấn, Hũ Do, Cô Trúc, Phồn do Viêm Đạt chỉ huy cũng gặp thiệt hại không nhỏ khi phải đối đầu với Sở Thủy. Quân của Sở Thủy tuy không thiện chiến như quân lính của Viêm Đạt, nhưng khả năng bố trí trận hình, cũng như biến chuyển trận hình đã đạt tới cảnh giới xuất thần nhập hóa, khiến cho mỗi trận đánh lại có hàng chục lối đánh khác nhau, biến hóa khôn lường, nếu không phải là do một tay lão luyện như Viêm Đạt chống giữ, thì e rằng đại binh ắt bị đuổi tận giết tuyệt.
Đứng trên đại trại, Lý Nguyên dòm xem trận chiến phía dưới thì gật đầu, sau đó thầm nghĩ
- Quân của A Báo đã làm rất tốt nhiệm vụ của mình, ở vị trí đó có thể sẽ thu hút đông đảo quân lính của địch theo sang yểm trợ, như thế cánh của Mông Tập sẽ giảm đi được một nữa
- Trung quân của ta đã có Sở Thủy kiềm giữ, như thế có cầm chân được đại quân của địch
- Vì vậy, nếu bây giờ ta đem ba vạn quân trấn giữ đại trại hợp với quân của Mông Tập, tạo thành mũi tiến công thứ hai tấn công vào đại trại của Bắc Nhung. Với thế trận gọng kiềm như thế quân địch sẽ bị vỡ trận ngay
Sau khi đã suy tính thật kỹ, Lỹ Nguyên quay sang tên thân vệ bên cạnh
- Chuẩn bị ngựa cho ta, sau đó lập tức điều động toàn quân tập hợp theo ta cùng với Mông tập tấn công địch
Tên quân nhận lệnh lập tức thi hành, sau đó ba vạn quân cuốn cờ im trống, lẳng lặng tiến về phía quân Địch và Từ. Đi đầu là Lý Nguyên và một ngàn thân binh, phía sau là ba vạn quân mã bộ di chuyển với tốc độ thần tốc đánh thật mạnh vào sườn phải của liên quân, khiến cho đại quân của Địch và Từ hết sức kinh sợ. Cung Mạc tướng nước Địch đang giao chiến với quân của Mông Tập, thấy cánh quân mới của địch đã đến một cách bất thình lình thì trong lòng chợt biết trận thế đã loạn, nên không dám đánh dai, lập tức cho bộ binh rút mau, còn bản thân dẫn năm ngàn quân thiết kỵ đi sau yểm trợ. Nhưng quân của Lý Nguyên nào phải hạng tầm thường, quân đội của ông ta thế tiến nhanh như vũ bão, chẳng mấy chốc đã đuổi kịp, liên tiếp tấn công bào mòn sinh lực của quân Bắc Nhung, bám riết mãi cho đến gần đại trại
Thấy tình hình như vậy, Cung Mạc thầm than không ổn, nếu để cho quân địch theo sau như thế này, ắt hẳn chúng sẽ đánh ập lên đại trại như thế thì sẽ hỏng mất, vì vậy ông ta đành đưa ra một quyết định hết sức đau lòng, cắt lại một vạn quân chống giữ với địch, còn bản thân thì tập hợp các đội quân còn lại đứng dưới chân núi lập thành trận thế ngăn trở, sau đó lại phái người lên núi điều động viện binh ứng cứu
Nhưng một vạn quân đó làm sao có thể làm khó được Lý Nguyên và Mông Tập, chưa đến hai khắc toàn bộ cánh quân đó đã hoàn toàn bị tiêu diệt, để lộ ra đại binh Tây Lỗ đang nhăm nhe hướng ánh nhìn vào ngọn đại kỳ đang lơ lửng bay trên núi, thể hiện sự hiện diện của toàn thể quân lính Bắc Nhung ở đây.
Lý Nguyên cưỡi ngựa lên phía trước, ông ta quan sát một hồi địa thế của ngọn núi thì bắt đầu phái quân lên công phạt, mở đầu là đội quân thiết thuẫn của Mông Tập, sau đó đích thân Lý Nguyên tự mình đốc thúc quân lính vòng qua đội quân của Cung Mạc tiến công theo một hướng khác lên núi.
May thay trước thế công của quân Lý Nguyên, hai vạn quân còn lại của quân Bắc Nhung đã xuất hiện để chống cự, họ đứng từ trong những bờ rào bằng gỗ được dựng xung quanh núi làm cứ điểm phản công quân đội của Lý Nguyên, dẫn đến tình trạng giằng co nơi lưng chừng núi
Thấy tình hình phía sau có biến hai cánh quân còn lại của liên minh Bắc Nhung cũng hết sức hoang mang, tuy nhiên lại không thể rút về tiếp cướu được, khi mà A Báo và Sở Thủy đã dốc toàn lực tiến công, nếu rút về thì có khi còn thảm hơn.
Lúc này cách trại quân Tây Lỗ khoảng một dặm, một nơi cây cối um tùm, bốn người đang đứng quan sát tình hình trận chiến, bốn người đó là Long Cơ, Triệu Phong, Ngu Tử Kỳ và Đình Nguyên.
Điều này quả thật là lạ kỳ khi mà cách đây không lâu, theo lệnh của Nạp Lan Cảnh họ phải ở chỗ vận chuyển quân lương và xin quân tiếp viện mới phải, thế mà tại sao ở một nơi cách xa thế này lại có sự xuất hiện của họ đúng là hơi khó tin.
Triệu Phong đứng quan sát khắp lượt rồi nhìn Long Cơ
- Quân lính ở trại chính của địch đã rời khỏi, trên trại còn không quá hai ngàn người, nếu lúc này ta tấn công chắc chắn sẽ thu được chiến thắng
- Long Cơ sao cậu vẫn chưa phát lệnh
Long Cơ cười cười nhìn ba người bạn của mình
- Tớ chỉ định chờ cho trận hình của địch dâng lên cao rồi mới hạ lệnh tấn công, như thế địch khi phát hiện ra chúng ta cũng khó về quay về ứng cứu
- Hơn nữa, tớ đang nghĩ dùng cách nào để diệt hai ngàn tên quân trên kia mà không cho địch có cơ hội phát giác
Sau khi nói xong, Long Cơ ghé vào tai bốn người dặn dò mẹo mực, rồi cả bốn người cùng theo kế mà làm
-----------------------------------------------o0o---------------------------------------------------
Lúc này trên đại trại của quân Tây Lỗ, một thân tướng dưới trướng của Lý nguyên đang đứng lại quán xuyến mọi việc trong khi Lý Nguyên cùng toàn đội nhân mã rời khỏi
Trong khi đang hướng ánh nhìn về nơi chiến địa thì nhận được tin báo
- Báo có binh sỹ tiền phương của Lý Nguyên tướng quân về bẩm báo tình hình
Tên tướng đó sau khi nghe xong lập tức nói
- Cho bọn họ vào đây
Thế là tên quân nhận lệnh đi ra một lúc, sau đó dẫn hai binh sỹ đi vào, hai binh sỹ vừa đi vào thì lập tức hành lễ chào tên tướng quân. Tên tướng quân quay sang nhìn rồi hỏi
- Tướng quân có gì căn dặn sao?
- Dạ bẩm ngài, Lý Nguyên tướng quân có dặn tiểu nhân đưa cho ngài một vật
Nói rồi tên binh sỹ móc từ trong mình ra một gói bằng vải lụa trịnh trọng dâng lên, tên tướng quân tiếp lấy gói vải đó, sau đó hắn ta không mở ra ngay mà nhìn hai tên binh sỹ đang quỳ bên dưới với ánh nhìn nghi hoặc
Nhìn hai tên binh sỹ quần áo khá bẩn, lại dính máu, trông trang phục là lính phòng vệ, thấy vậy trong lòng hắn chợt nghi hoặc, bình thường Lý Nguyên tướng quân có chỉ lệnh gì đều là thân binh của ngài về trực tiếp truyền tin, sao nay lai là hai tên lính quèn như thế này, hơn nữa ngài đang giao chiến rất gấp với quân Tây Lỗ sao lại có thời gian đưa vật này cho ta.
Tên tướng quân thấy có nhiều nghi vấn thì vội tra hỏi hai tên binh sỹ
- Các ngươi là lính của ai, thuộc đơn vị nào, mau báo cho… cho… ta
Tên tướng quân còn chưa kịp dứt lời thì mũi kiếm đã đâm xuyên tim, khiến cho lời nói của hắn trở nên đứt quản, đám binh sỹ thấy một cảnh này đều há hốc mồm kinh ngạc, chỉ có hai tên binh sỹ lạ mặt là xem chuyện như không, vung gươm lao vào đánh giết đám binh lính Tây Lỗ xung quanh mà không một chút ngần ngại
Sau khí chém giết một hồi, hai tên binh sỹ đó vứt chiếc mũ đang đội xuống để lộ ra hai khuôn mặt quen thuộc đó là Ngu Tử Kỳ và Đình Nguyên, hai người bọn họ lấy thứ trong bọc vải ra, đó là một lá cờ lớn của liên minh Bắc Nhung, họ phe phẩy chiếc cờ báo hiệu cho đồng bọn bên dưới.
Nhận được tín hiệu, hai ngàn quân do Long Cơ chỉ huy rời khỏi bụi rậm đánh thốc lên đồi, bên trên thì Ngu Tử Kỳ và Đình Nguyên đánh tràn xuống khiến cho số binh sỹ còn lại của Tây Lỗ đã mất người chỉ huy trở nên khiếp hãi, thua chạy tán loạn, tạo lợi thế cho quân sỹ Bắc Nhung được một phen chém giết thỏa thuê.
Sau khi đã chiếm được đại bản doanh của Tây Lỗ, Long Cơ ra lệnh hạ hết tất cả cờ của quân Tây Lỗ xuống và thay bằng cờ của quân Bắc Nhung, sau lại đốt nhiều ụ khói trên núi, đánh trống rút tù và inh ỏi để báo hiệu trại của địch đã bị chiếm.
Từ xa nhìn lại cà quân Tây Lỗ và quân Bắc Nhung đều rất ngạc nhiên khi thấy trên đỉnh núi của quân Tây Lỗ đã bị quân Bắc Nhung chiếm đóng. Quân Bắc Nhung thì kinh ngạc không biết là cánh quân của lộ chư hầu nào đã thoát khỏi trận địa tấn công và chiếm được trại của địch. Quân Tây Lỗ thì lo sợ, không hiểu giặc ở đâu ra mà có thể đánh vào hậu phương của ta, chúng dáo dác nhìn các trưởng quan của mình thăm dò. Nhưng bọn tướng lĩnh Tây Lỗ cũng như đám binh sỹ có biết gì đâu, tất cả cuộc tiến công trở nên ngưng trệ, đến cả Lý Nguyên thấy tình hình này cũng phải chau mày, hạ lệnh toàn bộ quân sỹ từ từ rút lui.
Thấy tình hình đột ngột thay đổi, các tướng lão luyện như Cung Mạc, Viêm Đạt nhận thấy thế cục quyết định là chính ở giây phút này, nên tất cả đốc thúc toàn bộ quân sỹ của mình đánh tràn lên trên. Lúc này chiến thuật đã trở nên hoàn toàn vô ích, chỉ còn lại là các trận đánh giáp là cà thông thường, cứ hễ thấy binh sỹ Tây Lỗ là quân Bắc Nhung nghiến răng nghiến lợi, gồng hết sức lao lên tấn công. Trận chiến vốn nghiêng về phía Tây Lỗ nay bỗng dưng bị đổi chiều một cách đột ngột, tạo thành một viễn cảnh khó ngờ tới. Vốn dĩ quân Tây Lỗ đang rất hăng hái và chỉ chút nữa thôi là có thể công phạt thành công doanh trại của địch, nhưng nào ngờ đâu việc lớn chưa thành thì doanh trại của mình đã bị đột kích, khiến cho toàn thể quân sỹ bị một cú sốc khá nặng, ai nấy đều rất hoang mang không còn tinh thần chiến đấu nữa.
Còn về phía Bắc Nhung, tuy không rõ là vì sao trại địch bị công hạ, nhưng theo lệnh của Viêm Đạt, binh sỹ Bắc Nhung rao truyền trong toàn trận chiến rằng quân tiếp viện đã đến và đánh bại được đại trại của địch, tướng quân Lý Nguyên đã bị chém chết trước trận tiền, quân Tây Lỗ tốt nhất là đầu hàng không thì giết chết không tha. Những lời dao ngôn đó lan truyền một cách chóng mặt trong toàn thể quân sỹ, khiến cho tinh thần chiến đấu của quân Bắc Nhung tăng lên ngùn ngụt, trong khi binh sỹ Tây Lỗ thì run sợ tháo lui mặc sự ngăn giữ của các trưởng quan. Và điều này đã tạo nên một kỳ tích chưa từng có trong thời kỳ hình thành của các tiểu quốc Bắc Nhung là đánh bại một đại quốc lớn như là Tây Lỗ.
Năm mươi vạn quân Tây Lỗ liên tiếp tháo chạy, vứt bỏ các đồ khí dụng đầy rẫy trên đường, thẳng hướng nam mà chạy không dám ngoảnh đầu lại trông, trở thành miếng mồi ngon cho các kỵ binh phương bắc, đang ruổi thẳng cương đánh báo thù.
Sở Thủy tuy là viên tướng mưu lược nhưng trong trường hợp này cũng thúc thủ vô sách chỉ còn biết hạn chế thiệt hại đến mức thấp nhất mà thôi, nghĩ vậy ông ta lập tức điều trong quân ra hai vạn quân đi tìm tông tích của Lý Nguyên tướng quân, mặc khác phái người tập hợp đội kỵ cung thủ bắn yểm trợ để cho bộ binh rút lui dần. Lại truyền thêm chỉ lệnh để cho A Báo bó quân vào trong ngăn ngừa thế công trực diện của kỵ binh Bắc Nhung.
Lại nói đến A Báo lúc này đang giao chiến với Trác Bất Phàm và mười viên mãnh tướng của Sở quốc, trước thế công bủa vây như vậy A Báo không mảy may lo sợ mà cứ thong dong đánh từng người rồi từ từ lui về. Đầu tiên là bộ binh rút trước, sau là kỵ mã, cuối cùng mới là đám thân binh rối tới lượt A Báo dần dần di chuyển về sau, mặc cho sự công kích của Sở quốc, A Báo vẫn điềm nhiên như không. Trong mắt hắn ta những kẽ ở đây chẳng khác nào đám trẻ ranh, không đáng lý tới, kể cả tên tiểu tướng Trác Bất Phàm kia cũng vậy, thật là nhạt nhẽo vô vị
Mắt thấy thái độ cuồng ngạo của A Báo, Trác Bất Phàm nghe như nộ hỏa trong tim, hắn bất chấp sự bảo vệ của chúng thuộc hạ mà cầm kiếm lao lên phía trước, mạnh mẽ tấn công A Báo.
A Báo nhếch mép cười
- Tiểu tử, ta đã cố ý tha mạng cho mà còn không biết thân, biết phận
- Nếu ngươi đã muốn chết như vậy thì ta sẽ tiễn ngươi một đoạn
Dứt lời A Báo vung cặp nhật nguyệt song đao lên tấn công Trác Bất Phàm, cặp đao ấy nhanh mạnh đến khó lường khiến cho Trác Bất Phàm luống ca luống cuống, rồi sau đó bị lợi đao của A Báo đánh cho vuột mất kiếm khỏi tay.
Thẫn thờ nhìn thanh binh khí quen thuộc bị đánh bay đi xa, lòng Trác Bất Phàm chùng xuống khi nhận ra rằng bản thân sắp phải trả giá cho sự lỗ mãng của mình. Thanh nguyệt đao lạnh lùng che khuất ánh sáng ban ngày chiếu tỏ, làm rợp bóng tử thần phủ chụp xuống đầu Trác Bất Phàm, trong phút giây sinh tử ngắn ngủi ấy, Trác Bất Phàm cuối cùng đã biết được thế nào là tuyệt vọng, hắn buông ra một lời chán nản
- Tới đây!
- Từ bỏ sớm như vậy sao?
Một giọng nói trầm ấm phát ra từ phía sau lưng của Trác Bất Phàm, tiếp sau đó là một cơn gió thổi tung mái tóc rối xòa của hắn, chỉ nghe một tiếng keng thật lớn, lớn đến nỗi khiến đôi mắt vốn đã nhắm nghiềng của Trác Bất Phàm bị đánh động mà choàng mở ra
Từng chút một, từng chút một, ánh sáng nhẹ nhàng xuyên qua hàng mi ghi nhận lại những hình ảnh đầu tiên, rồi nhẹ nhàng truyền vào trong trí óc. Một người cầm đao đang hiên ngang chắn trước mặt Trác Bất Phàm, dũng mãnh ngăn một chiêu uy dũng của A Báo, người đó mặt áo bào màu đen, mái tóc buộc hờ bằng dây cói, khuôn mặt tỏa ra sự cương nghị đến khác thường và lưỡi đao trên tay của anh ta cũng vậy
Hắn quay lại nhìn Trác Bất Phàm
- Ai rồi cũng phải chết, nhưng từ bỏ mọi thứ để đón nhận cái chết là một điều xuẩn ngốc nhất mà ta từng được nghe về một võ tướng
- Nếu được chọn ta thà rằng bị trăm ngàn nhát chém trên người khi đánh nhau với kẻ thù còn hơn là từ bỏ suy nghĩ rằng ta vẫn có thể tiếp tục sống dù sự thật điều đó chỉ mong manh như một sợi chỉ vậy
- Thế thì ngươi nghĩ gì về điều ấy hỡi tướng lĩnh Sở quốc
Lời nói của con người ấy như một lưỡi kiếm bén nhọn cắt ngang và phá hủy tầng tầng lớp lớp các suy nghĩ đan xen của Trác Bất Phàm, như một cơn cuồng phong cuồn cuộn mang theo một triết lý kinh người mà thô thiển đang cuốn lấy tâm trí hắn, về một định nghĩa ngỡ như rẽ tiền, đó chính là sự tồn tại.
A Báo nhìn người trước mặt, hắn khẽ cười rồi nói
- Bản lĩnh khá lắm tiểu tử, ngươi là ai?
Lưỡi đao của người đó mạnh mẽ vung lên hất A Báo ra phía sau, anh ta lạnh lùng nói từng chữ một
- Ta là Triệu Phong, bách nhân trưởng Hắc Vân Kỳ, Việt quốc

Bạn có thể dùng phím mũi tên hoặc WASD để lùi/sang chương.