Xuyên Nhanh: Ta Làm Vai Ác Khóc Lóc Thảm Thiết

Chương 22: Ta muốn làm hoàng đế (20) (2)




Edit + Beta: YuanKit.
Thân mẫu và kế phụ của Lâm thị đều đã mất. Người thân nhất trong cuộc đời của bà chỉ còn lại mỗi kế nữ Thẩm Tĩnh Thu này thôi.
Thẩm Bình Hữu chết trận, trụ cột Thẩm gia cũng sụp đổ. Gia tài Thẩm gia đâu chỉ có bạc triệu, nếu cứ để hai nữ nhân cầm trong tay giống như tiểu hài tử cầm tiền đi rêu rao khắp nơi, sớm muộn gì cũng xảy ra chuyện lớn. Vì vậy, khi vừa nghe Yến Lang nói muốn bán bớt của cải đổi ra tiền mặt để rời kinh Lâm thị hiển nhiên chấp thuận.
Yến Lang đã có dự định giả thành Thẩm Dận Chi nên người kế mẫu Lâm thị này chắc chắn không thể gạt được. Thứ nhất là để nhờ bà giúp che đậy khỏi bọn tai mắt, thứ hai là để đề phòng phủ Cao Lăng hầu.
Lâm thị là kế thê được Thẩm Bình Hữu cưới hỏi đàng hoàng, là chủ mẫu Thẩm gia, cũng là mẫu thân của Thẩm Tĩnh Thu và Thẩm Dận Chi. Về phần lễ nghi, bà hoàn toàn có thể đối đầu với phủ Cao Lăng hầu. Sau này, người Lục gia có muốn mượn thân phận nhà ngoại để kiếm chuyện, bắt bí "Thẩm Dận Chi", Lâm thị nhẹ nhàng nói một câu là ứng phó được.
Yến Lang suy xét đến lý lẽ này nên không giấu bà. Trước tiên kể chuyện Hoàng đế và triều đình không có ý định rửa oan cho Thẩm Bình Hữu để kϊƈɦ thích sự oán giận bất bình của Lâm thị, rồi trình bày những lời lúc trước cùng lão quản gia nói, tường tận nói với bà.
Ban đầu Lâm thị rơi nước mắt, sau đó lại cười.
"Tĩnh Thu, ta hiểu suy nghĩ của con. Con muốn làm gì thì cứ an tâm mà làm, ta sẽ không phản đối, cũng sẽ không gây chậm trễ con."
Lông mi bà rũ xuống, ánh mắt mềm mại mà thanh sạch, dường như nhớ về chuyện gì: "Phụ thân con, hắn...... Hắn là người rất tốt."
Không đầu không đuôi nói một câu như vậy, Lâm thị liền ngẩng đầu lên: "Ta thực vô dụng, ngày thường cũng chẳng giúp được cho con, giờ đây thấy con đứng lên đấu tranh, trong lòng có chủ định nhưng lại không chút lo lắng. Nói trắng ra, dù con có chết ta cũng không cảm thấy gì."
"Mẫu thân đừng nói bậy." Yến Lang khẽ khuyên nhủ bà: "Người còn chưa trông thấy con báo thù cho phụ thân, không được nói ra loại lời này."
"Cũng phải." Lâm thị mỉm cười, nắm tay cô: "Con cứ mạnh dạn làm những điều mình muốn, nếu cần đến chỗ của ta cứ việc mở miệng."
Yến Lang cười cảm tạ bà, đáp ứng: "Vâng."
........
Thẩm gia đã đồng lòng nhất chí, phủ Cao Lăng hầu lại rối loạn.
Thế tử của Cao Lăng hầu hiện giờ đang đi làm nhiệm vụ nên không ở trong phủ. Còn thế tử phu nhân ở phủ, nghe người ta nói Lục lão thái quân và vợ chồng Cao Lăng hầu đều ngất xỉu, tình hình khá xấu, hoảng sợ suýt nữa ngất theo.
Lúc đi vẫn còn tốt, sao giờ về lại có chuyện?
Cao Lăng hầu phu nhân gây chuyện ở Thẩm gia, thế tử phu nhân cũng biết. Nàng không chỉ không thấy bà bà(*) đáng thương mà còn thấy sung sướиɠ, chỉ là chưa từng biểu hiện ra trước mặt trượng phu.
* Bà bà: mẹ chồng.
Cũng không thể trách nàng. Từ khi Lục Minh Châu bị người ta bắt gian trêи giường, phủ Cao Lăng hầu liền trở thành trò vui cho cả Kim Lăng. Lúc nàng hồi phủ nghe tỷ muội trong nhà bàn tán mà thấy ngượng muốn chết.
Lúc đầu nếu đợi cho Lục Minh Châu gả đi thì chuyện này coi như kết thúc. Vậy mà Cao Lăng hầu phu nhân lại sợ người ngoài có khúc mắc trong lòng, sẽ ngược đãi nữ nhi bảo bối của bà ta, cứ một mực phải kén rể. Sau khi rước được một thằng con rể về phủ, bà ta liền moi tiền bạc từ quỹ chung ra nuôi hắn.
Lục Minh Châu thường ngày rất ngang ngược, xưa nay vốn không phải là một người dễ ở chung. Về sau, lúc xảy ra chuyện, tính tình ả càng quá đáng, luôn tranh chấp với thế tử phu nhân - vị tẩu tử này. Ả vun vén, chiếm đoạt khoản chi tiêu hàng ngày, muốn này muốn nọ, nhưng vẫn có Cao Lăng hầu phu nhân che chở, dù có bá đạo thế nào thì thế tử phu nhân cũng phải nhịn. Thường xuyên qua lại như vậy, quan hệ mẹ chồng nàng dâu mà tốt đẹp được mới lạ.
Tuy không hòa hợp với nhau, nhưng vào thời điểm này không được phép chậm trễ. Thế tử phu nhân vội vàng đến cửa, trêи đường đi còn nghe thấy đầu đuôi câu chuyện cười hôm nay. Tóm gọn lại là ——
Một bà mẫu bốn mươi tuổi vượt quy củ, tư thông với tên quản sự, tặng hắn cái yếm làm quà chia ly. Công công(*) bị đội nón xanh nhìn thấu được gian tình của thê tử, tức giận điên cuồng đánh cho bà ta một trận.
* Công công: ông (tôn xưng những người đàn ông lớn tuổi).

Rồi xong!
Nàng không dám tưởng tượng danh tiếng sau này của phủ Cao Lăng hầu sẽ biến hóa thành dạng gì: Đầu tiên là cô nương trong phủ bị người ta bắt gian trêи giường, giờ lại là chủ mẫu đương gia vụng trộm cùng người yêu. Mấy vị cô nương còn lại của phủ, hiển nhiên, cả đời cũng đừng nghĩ đến việc xuất giá.
Thế tử phu nhân vô cùng tuyệt vọng. Thời khắc nàng lảo đảo bước xuống xe ngựa đã nhất định phải hòa li, tránh ngày sau lại có chuyện liên lụy đến mình.
—— Đây quả nhiên là một quyết định sáng suốt. Nửa đời còn lại của nàng chắc chắn sẽ phải quay lại cảm tạ quyết định của mình ngày hôm nay.
Trong lòng thế tử phu nhân vừa thoáng qua ý nghĩ này liền không ngừng lại được. Bà bà gây khó dễ, tiểu cô(*) ngang ngược, trượng phu lại chẳng khác gì, trong phủ thì chứa đầy mấy ả tiểu tiện nhân suốt ngày õng à õng ẹo, thanh danh giờ lại thối nát. Nàng trải qua tình cảnh này thế nào được!
* Tiểu cô: em gái chồng.
Có lẽ do suy nghĩ ấy, lúc tới cửa Thẩm gia, vẻ bức bách và lo âu trêи mặt thế tử phu nhân phai nhạt dần. Đám khách khứa tới Thẩm gia còn chưa rời đi, đúng lúc đó lại nhìn thấy ánh mắt và vẻ mặt của nàng làm ngay cả lòng bàn chân của nàng cũng thấy hổ thẹn. . Truyện Ngược
Nữ tì bên người nhẹ nhàng chạm vào ống tay áo, thế tử phu nhân liền ngoảnh đầu lại nhìn. Nữ tỳ kia khẽ thưa: "Phu nhân đang chờ ngài."
Thế tử phu nhân hơi ngớ ra, quay người qua, liền thấy mẫu thân nàng đứng cách đó không xa, ánh mắt lo lắng, vẻ phức tạp nhìn nàng.
Lòng nàng bỗng thấy đau xót, đến gần thỉnh an, nghe mẫu thân nói nhỏ: "Ta đã về bàn bạc việc này với tổ mẫu và phụ thân con. Tốt nhất hãy dứt ra sớm đi. Con còn trẻ, cuộc đời sau này còn dài......"
Thế tử phu nhân sụt sịt đáp: "Dạ, con xin lỗi đã làm mẫu thân lo lắng."
......
Thế tử phu nhân đón tiếp thái bà bà(*) và cha mẹ chồng, việc này tạm thời không cần đề cập đến. Trêи đầu Yến Lang còn hẳn một đống chuyện phải xử lý. Đã hai ngày liên tiếp, cô vội đến mức chân đi không chạm đất.
* Thái bà bà: cụ bà, bà cố.
Nền móng của Thẩm gia vốn ở Hà Tây, tộc địa cũng ở Hà Tây, tro cốt Thẩm Bình Hữu đương nhiên cũng muốn an táng ở đằng đó. Lá rụng phải về cội. Lâm thị và Yến Lang cùng nhau vác quan tài ra Bắc, khiến không ai có thể bắt lỗi.
Sáng sớm ngày thứ ba, lúc Yến Lang và Lâm thị dùng bữa sáng, thấy Lâm thị kể: "Thế tử phu nhân của phủ Cao Lăng hầu đã hòa li với trượng phu rồi."
"Dạ?" Yến Lang hơi kinh ngạc: "Chuyện xảy ra từ bao giờ vậy ạ?"
"Mới hôm qua." Lâm thị đáp: "Phụ thân nàng ta đến Lục gia một chuyến, kêu người làm chứng, viết đơn hòa li, cùng ngày họ cũng khiêng của hồi môn đi, đoạn tuyệt quan hệ."
"......" Yến Lang không có ấn tượng xấu với thế tử phu nhân, hơi ngừng, nói: "Vậy cũng tốt, kịp thời ngăn ngừa tổn hại."
"Lục lão thái quân vốn đã bị kϊƈɦ động, qua chuyện này, nằm liệt trêи giường. Cao Lăng hầu cũng trình đơn cáo bệnh mà từ chức." Lâm thị thở dài: "Nếu con lo lắng cho Lục lão thái quân thì có thể đi coi một chút......"
"Không đâu ạ." Yến Lang lạnh nhạt trả lời: "Nếu đã lộ mặt thật, đi cũng không có ý nghĩa gì. Vả lại, ầm ĩ thành huyện lớn như vậy, người cho rằng cữu cữu của con vẫn tiếp tục giấu giếm sao? Đề phòng vạn nhất, gã tất nhiên sẽ phun hết cho ngoại tổ mẫu. Đến lúc đó, người nghĩ xem, ngoại tổ sẽ coi trọng ta hay coi trọng con cháu Lục gia?"
Lâm thị không còn gì để nói, qua một lúc lâu, lại thở dài thành tiếng: "Làm như vậy chỉ tổ tốn công lại còn làm hại huynh đệ ruột thịt. Cao Lăng hầu tội gì phải khổ thế!"
......
Cao Lăng hầu thực ra cũng đang rất ân hận.
Gã ra tay với Thẩm Bình Hữu vốn là để góp sức giúp Tấn Vương, cũng để kiếm cho phủ mình một tiền đồ. Nhưng mà ồn ào đến tận bây giờ, cái gì cũng chẳng có.
Minh Phương còn chưa xuất giá lại có một người tỷ tỷ lẳng lơ cùng mẫu thân vụng trộm với người khác. Hai quầng sáng chói mắt kia ở cùng một chỗ, nó gả đi được đã tạ ơn trời đất, sao có thể tái giá vào hoàng thất?

Gã vì lắng lại lời mắng của người đời mà dâng đơn từ chức. Không có chức quyền, gã ở chỗ Tấn Vương lại chẳng có tác dụng gì. Nếu có, gã cũng chỉ được làm mấy việc râu ria mà thôi.
Thanh danh trưởng nữ Minh Châu vốn đã hỗn độn, lúc này lại mất trượng phu, hài tử trong bụng rất nhanh sẽ phải sinh ra. Nửa đời còn lại nó phải sống làm sao?
Nhà ngoại của con dâu ngại vụ bẽ mặt hôm nay nên đã khách khí mà kiên quyết đặt đơn hòa li lại, trong ngày hôm ấy mang nữ nhi nhà mình về. Hai thằng nhi tử đã có hôn ước, thông gia tránh vội, thối hôn ngay tại đây.
Thê tử thì mang tiếng xấu, Lục gia không chất chứa, nhà ngoại bà cũng không muốn chứa. Con đường giải thoát cuối của bà ta là ba thước lụa trắng.
Phủ Cao Lăng hầu giờ đây là trò cười lớn nhất ở Kim Lăng, mà gã, thế nào cũng sẽ trở thành kẻ bị cắm sừng trong lời chế nhạo của người khác.
Những chuyện này sao lại xảy ra cơ chứ!
Cao Lăng hầu quỳ gối trước giường Lục lão thái quân, thống khổ cào gãi đầu mình, đau khổ tột cùng: "Mẫu thân, tại sao lại như vậy, tại sao lại thành ra như này?! Không thể, không thể nào!!!"
Lục lão thái quân muốn trách mắng gã, muốn vung quải trượng lên đánh gã, nhưng bị bệnh nằm giường không nói được điều gì, chỉ nhìn nhi tử, lặng lẽ rơi lệ.
Cao Lăng hầu như điên chửi bậy mấy câu rồi suy sụp ngã xuống, nghẹn ngào khóc rống lên.
......
Thảm trạng phủ Cao Lăng hầu cũng không ảnh hưởng gì đến tâm tình của Yến Lang.
Bọn họ hại Thẩm gia cửa nát nhà tan đều không cảm thấy áy náy, lúc này mới có Cao Lăng hầu phu nhân chết, bọn họ đã không chịu nổi. Tố chất tâm lý quá kém rồi.
Việc nên làm Yến Lang đã làm xong, giờ chỉ đợi cho quan tài Thẩm Bình Hữu trở về Kim Lăng, dự lễ sắc phong truy điệu, lại cùng Lâm thị đỡ quan về Bắc, dịch dung thay tên, bắt đầu một hành trình mới.
Nhưng kế hoạch mới đầu không đuổi kịp biến hóa. Trước ngày quan tài của Thẩm Bình Hữu đến Kim Lăng, sứ thần Nhu Nhiên (1) một đường xa tiến vào hoàng cung —— Vua tôi Hoa Hạ (2) sau khi thương lượng, chung quy vẫn quyết định giảng hòa với Ngụy Tấn.
Sứ thần mang theo quốc thư của Kha Hãn(*), giao ước từ giờ, nước này sẽ cùng Đại Hạ kết làm huynh đệ, người trước làm huynh, người sau làm đệ. Lấy thành Xương Nguyên làm ranh giới, xây dựng chợ chung. Hoa Hạ phải bồi thường cho Nhu Nhiên ba mươi ngàn cuộn lụa, năm trăm vạn lượng bạc, mỗi năm phải giao đủ số bạc vụ mùa gặt hái được.
* Kha Hãn: tên gọi tắt của tộc trưởng các dân tộc Đột Quyết, ʍôиɠ Cổ....(Trung Quốc).
Hoàng đế thấy vô cùng hổ thẹn với tình huynh đệ này, không muốn Hoa Hạ Trung Quốc mà phải làm đệ bọn dân tộc mọi rợ, quần thần vì thế cũng tranh luận không ngừng, cương quyết không chịu chấp thuận.
Vị nội thị trong cung đến coi Yến Lang, tiếp tục nói: "Vì thế, sứ thần Nhu Nhiên sau khi thương lượng đã đưa ra một điều kiện khác......"
Lâm thị nghe đến đây, hơi biến sắc. Trái lại, vẻ mặt của Yến Lang lại rất bình tĩnh: "Điều kiện gì?"
Nội thị kia thấy cô như thế, lại có phần sợ hãi, hơi cúi đầu: "Bọn họ mong muốn lấy nữ nhi của Trấn Quốc Công làm công chúa, hòa thân(*) với Nhu Nhiên."
* Hòa thân: hoà hiếu kết giao (giữa các vương triều phong kiến và các tập đoàn thống trị các dân tộc ở biên giới)
- -----------------------------------------------------------------
Giải nghĩa (Wikipedia):
1, Nhu Nhiên ( 柔然; nghĩa đen: "mềm yếu") hay Nhuyễn Nhuyễn/Như Như/Nhuế Nhuế (: 蠕蠕/茹茹/芮芮; nghĩa đen: "mềm nhũn/thối nát/nhỏ xíu") hoặc Đàn Đàn (檀檀; nghĩa đen:"Tatar") là tên gọi của một liên minh các bộ lạc du mục trêи biên giới phía bắc từ cuối cho tới giữa.Đôi khi người ta giả định rằng người Nhu Nhiên chính là người Avar những người sau này xuất hiện tại châu Âu.Thuật ngữ Nhu Nhiên là sự phiên âm sang tiếng Việt từ cách đọc và ghi của quan thoại trong phát âm tên gọi của liên minh được sử dụng để nói tới chính liên minh này. Nhuyễn Nhuyễn và Như Như đôi khi cũng được sử dụng mặc dù từng có thời bị coi là sự xúc phạm. Chúng xuất phát từ chỉ dụ do Thái Vũ đế của Bắc Ngụy ban hành, người đã tiến hành cuộc chiến chống lại người Nhu Nhiên và có mục đích để hăm dọa liên minh này. Quyền lực của người Nhu Nhiên bị liên minh Đột Quyết với các triều đại Bắc Tề và Bắc Chu tại Trung Quốc cùng các bộ lạc Trung Á khác phá hủy năm 552.
2, Hoa Hạ ( 華夏) là 1 danh từ dùng để chỉ những người cư dân sống ở phía bắc sông Dương Tử là tổ tiên trực tiếp của người Hán, sống ở vùng Trung Nguyên tại lưu vực sông Hoàng Hà trước khi họ mở rộng lãnh thổ ra khắp tứ di. Đây là thuật ngữ lỏng lẻo để chỉ những người Trung Quốc cổ xưa trước thời kỳ phong kiến của Trung Quốc; người Hoa Hạ tự nhận mình là Trung Hoa, Trung Quốc.

Bạn có thể dùng phím mũi tên hoặc WASD để lùi/sang chương.