Vạn Kiếp Yêu

Chương 6: Cố Hương Vô Thử Thanh.





Tuyết rơi như tơ liễu phất phơ giữa ngày xuân. Phía trước có một gia đình nhỏ, căn phòng sáng đèn, tiếng hài tử chơi đùa vang vọng. Hắn đi qua gõ cửa, nói nhỏ gì đó rồi được vị phu nhân hiền lành kia mở cửa mời họ vào.
"Tuyết lớn như thế chắc mệt lắm rồi hả?" Phu nhân mỉm cười dắt tay nữ tử: "Không kịp cũng không sao mà, có tấm lòng là được rồi".
Nữ tử không nói lời nào, bàn tay vị phu nhân kia có hơi thô ráp, quanh năm suốt tháng giặt quần áo nấu cơm, đương nhiên cũng sẽ có nhiều vết chai, bà nắm lấy tay nàng, ấm áp mà khô ráo. Nàng nhìn xuống tay mình, trước kia cũng từng bị chai tay, không biết vì sao bây giờ không còn nữa.
Ba người bước vào trong sảnh, một nam nhân dáng vẻ thư sinh đang ghi câu đối xuân, bách thế tuế nguyệt đương đại hảo, tứ quý thường an gia sự hưng. Phu nhân đi qua giải thích với người kia: "Họ về nhà thăm mẹ đẻ đấy, mấy ngày nay gió tuyết lớn quá, làm chậm hành trình, giờ không quay về kịp, thấy nhà mình sáng đèn nên tới xin chút lửa... Gần sang năm mới cũng không dễ dàng gì, để cho họ đón giao thừa với chúng ta nhé". Nam tử cười hiền: "Nghe nương tử đấy".
Phu nhân liếc phu quân mình một cái.
"Hai người ngồi đi, ăn sủi cảo nhé, phụ nhân trong thôn chân tay không tỉ mỉ đâu, nếu không ngại thì lát nữa mời hai người nếm thử". Nói tới đây rồi bà đi vào gian phòng nhỏ bên tría. Mấy đứa bé trong phòng cũng hiếu kì chạy sang, hai gái một trai, đứa lớn khoảng mười hai mười ba tuổi, đứa nhỏ mới bốn năm tuổi, bé trai nhỏ nhất chạy tới kéo áo choàng của nàng.
"Đây là gì ạ?" Cậu bé hỏi. Nữ tử mười hai mười ba tuổi kia vội tới kéo ra: "Đừng phá phách". Nhìn qua cũng biết là đồ tốt rồi, làm rách không đền nổi đâu.
Bé trai chu miệng. Bỏ tay ra rồi chạy đi tìm nhị tỷ chơi. Nhị tỉ của cậu giờ đang cắt giấy dán song cửa, thấy cậu bé bò lên bàn thì vội cất đồ đã cắt xong đi, lấy dao kéo đặt ra xa, sắng giọng: "Đừng phá nữa, không được lấy chơi đâu, cha mà giận là phạt đệ đấy..." Cậu bé không để tâm đến mấy lời kia, vẫn tưng bừng hào hứng chơi với mảnh giấy vụn.
Thanh Ương bực bội kéo người bên cạnh, oán giận nói: "Tự nhiên không nói một tiếng kéo ta tới đây làm khách thế... cũng chưa chuẩn bị quà cáp gì".
Nam tử nắm lấy tay nàng: "Ở đây không phải niên đại của chúng ta, nàng mà nang theo lễ vật cũng không đưa được".
Người mặc váy trắng mất hứng. Nam tử hít một hơi rồi đi tới bên cạnh vị thư sinh đang viết chữ kia, chắp tay: "Phu thê ta đường đột quấy rầy, làm phiền ngài quá".
"Không có không có, tiện tay thôi mà".
"Tại hạ cũng là người đọc sách, bức hoành phi này có thể cho tiểu sinh viết tặng một chữ được không. Xem như là bày tỏ tâm ý".
"Tiên sinh muốn viết đương nhiên là quá tốt rồi". Nam tử không nói thêm gì nữa, lấy bút lông, chấm mực - "Bình an hỉ lạc", bốn chữ anh tuấn tung bay, khí khái mạnh mẽ, vô cùng đẹp.
Nam tử trung niên cầm lấy như nhặt được bảo vật.
"Nét chữ của tiên sinh quả tuyệt vời, lão sinh lấy làm hổ thẹn". Thanh Ương đi qua nhìn, gật đầu hài lòng: "Chữ đẹp ghê". Nhưng phần quà này cũng ít quá nhỉ. Mấy chữ đó thì có tác dụng gì?
Hai người đi qua bên kia, Thanh Ương hỏi: "Huynh là yêu tinh, viết chữ sẽ có yêu khí, có khi nào hại hai người họ không?" Người bên cạnh bị nghẹn đến mức không biết phải trả lời thế nào.

Tây vương mẫu xin chữ cả nghìn năm, giờ vẫn để ở chỗ bà ấy, có hại ai đâu.
"Không có..." Không chỉ không hại, chữ của Kỳ Hoa hắn còn có thể bảo vệ một nhà họ cả đời bình an dư dả đấy.
Thanh Ương bước vào căn phòng nhỏ bên trái, hỏi phụ nhân kia: "Ta giúp tỷ nhé". Không đợi người kia trả lời, nàng lấy phần da sủi cảo, múc thịt, nhúng nước, nắn lại, động tác vừa quen tay vừa nhanh nhẹn, như thể bình thường vẫn rất hay làm.
"Nhìn tay muội mười ngón không chai sần, là người phú quý, sao lại làm được mấy việc này?" Vị phu nhân cười hỏi.
"Không phải phú quý gì đâu, là người bình thường thôi ạ". Nàng đáp.
"Đừng lừa lão phu nhân không có văn hóa như ta nhé". Vị phu nhân kia cười, "Tướng công của muội khí chất bất phàm như vậy, sao lại là người bình thường được".
"Hắn không phải tướng công của ta..." Nữ tử nói thầm, "Nào có tướng công nhà ai lại bỏ đi hai lần bốn lượt không nói tiếng nào chứ?" Phu nhân nghe thấy nàng phàn nàn thì nếp nhăn trên khóe mắt khi cười càng sâu hơn. Hai người vừa làm vằn thắn vừa trò chuyện đông tây, thân mật như thể không phải chỉ mới vừa quen biết. Cuối cùng lúc phu nhân lấy bốn đồng tiền rửa sạch cho vào nhân bánh, thấy Thanh Ương nhìn mình thì cười nói: "Vốn chỉ có một đồng thôi, nhưng mấy đứa trẻ kia năm nào cũng đòi, cuối cùng phải làm mấy cái, khỏi giành giật nhau".
Nước luộc bên này cũng sôi sùng sục, vị phu nhân cho sủi cảo vào xong lại nói: "Dọn dẹp đi rồi ăn sủi cảo đã, câu đối xuân lát lại dán sau". Mấy người ngồi vây quanh bàn, chờ sủi cảo bưng lên. Vừa bưng tới mấy đứa bé đã bắt đầu tranh nhau, "Không phải cái này..."
"A, phải gãy góc hai bên mới đúng".
"Phải phải, đúng thế đấy".
"Cho đệ..."
Mấy đứa bé cực kì tinh ranh, sủi cảo có đồng tiên bên trong hình dạng thế nào chúng đều biết rõ, năm nào cũng ăn, ăn hoài sẽ nhớ. Vị thư sinh trầm mặt, quát: "Hồ đồ, đang có khách ở đây đấy! Có ngồi xuống không hả". Mấy đứa trẻ vội vàng ngồi lại, chiếc đữa vẫn để trong mâm không từ bỏ ý định tìm kiếm. Thanh Ương nhai từng miếng một, đôi mắt híp lại thành đường.
Phu nhân dọn dẹp trong phòng bếp xong cũng ngồi xuống ăn, gắp cho Thanh Ương một miếng sủi cảo: "Mấy đứa trẻ không hiểu lễ nghi, không ăn chậm như muội được".
Thanh Ương cười: "Ta hiểu mà". Bánh sủi cảo được làm rất cẩn thận, đang ăn thì đột nhiên thấy bên trong vỏ bánh có một thứ lấp lánh lóe lên, nàng híp mắt cười, âm thầm cất đi,, mặt đỏ bừng lên xấu hổ, như là bị sủi cảo nóng hun.
Người bên cạnh nhìn thấy động tác của nàng, ánh mắt càng trở nên nhu hòa hơn, bàn tay dưới bàn tìm tới cầm lấy tay nàng. Đồng tiền trong tay vẫn còn dính nước dầu, nhờn nhờn nhớp nhớp, người nọ cũng không nói gì, chỉ nắm chặt không buông.
Ăn sủi cảo xong lại dán câu đối đầu xuân, người mặc bạch y giúp vị tiên sinh bưng cháo gạo, Thanh Ương giúp mấy đứa trẻ cắt dán song cửa sổ, vị phu nhân không có trong phòng khách, nghe bảo là ra sau phòng dọn mấy nhánh mè.
Không được một lúc phu nhân kia đã trở lại, trên tay mà mông nhánh cây mè, bà phủ kín đống cây lên mặt đất rồi cười mỉm nói: "Đạp đi, phải đạp võ đó..."
Mấy đứa trẻ thích nhất là các trò náo nhiệt như thế, nhảy từ trên bàn xuống, rầm rầm đạp lên, Thanh Ương cũng theo cùng một lúc, giẫm lên mấy nhành cây mè, tiếng vang giòn giã dưới chân.
Ý nghĩa của hoạt động này là đạp tuổi, mang ý cát tường, sống lâu trăm tuổi. Thanh Ương chạy ra kéo người kia cùng vào. "Huynh cũng đạp đi". Nữ tử giẫm lên nhánh hạt mè, từng bước chân giẫm lên thật mạnh: "Xì... xào".
Tiếng vang cũng rất êm tai. Nam tử cũng đi theo, nhưng vẫn để chỗ cho nữ tử chơi đùa.
Nàng cười với hắn: "Ta quên mất huynh không chỉ sống lâu trăm tuổi". Nụ cười trên mặt hai người đều vô cùng ấm áp, nhìn nhau một lúc, trong lòng vừa chua xót vừa mềm mại hẳn đi. Đúng là kì lạ, Thanh Ương nghĩ.
Mấy đứa bé nhìn hai người thì trêu chọc: "Xấu hổ quá". Thanh Ương nghe được, nàng khom lưng xuống giữ lấy thằng bé rồi nghiêm túc nói: "Xấu hổ cái gì?" Cậu bé che mặt không nhìn nàng: "... Xấu hổ". Thanh Ương nhéo mặt thằng bé rồi nắm tay người bên cạnh: "Thế này mới là xấu hổ".
Lần này đến lượt cô bé mười hai mười ba tuổi kia đỏ mặt theo.
Câu đối xuân được dán lên, song cửa sổ cũng dán xong, mấy cành hạt mè đạp vỡ nát đến không còn hình dáng, việc tiếp theo chính là quây quần đón giao thừa, mọi người trong phòng nói chuyện nhốn nháo, không biết thời gian cứ thế trôi qua.
Khi tia nắng ban mai từ từ hé lộ, hai người đi từ nhà ra, bảo phải "gấp rút lên đường". Cửa lớn khép lại, hai người đi bộ trên đường tuyết. Tuyết rơi kín con đường, nàng và hắn bước dài bước ngắn, đi thật chậm thật chậm, chân nữ tử đông cứng trong nền tuyết không còn điều khiển được, bước đi cũng càng chậm hơn.
Nam tử bèn ngồi xổm xuống: "Lên đi". Nữ tử nằm sấp lên, vùi đầu vào cần cổ người mặc bạch y đó, cảm nhận làn hơi ấm. "Ta từng nằm mơ rất nhiều lần về nương ta, nghĩ xem bà là một người như thế nào..."
"Nhưng trong giấc mơ ấy lại không giống thật..."
"Những năm qua lúc làm vằn thắn ta vẫn nghĩ, nếu mẹ ta vẫn còn, hai người cùng nhau làm vằn thắn, có lẽ sẽ vui lắm..."
"Ta cũng sẽ quấn quýt lấy bà đòi đồng xu."
"Bà cũng sẽ lén lút cho ta ăn..."
"Đời này tỷ ấy thật nhiều phúc, có một tướng công yêu tỷ ấy như vậy... có lẽ kiếp trước cũng là người tốt".
Nữ tử tựa vào tai hắn thì thào, tiếng nói lẫn vào gió tuyết, lúc có lúc không. Trở lại đáy sông, trả lại chiếc áo choàng kia, hắn nói: "Không cho phép lập gia đình".
Thanh Ương nhìn hắn.
"Nửa tháng sau ta đến kinh thành tìm nàng, nếu như nàng dám thành thân với Thẩm Vân Vọng, ta sẽ giết hắn".
"Huynh không đi với ta à?"
"Ta có chuyện phải làm, xong việc ta sẽ tới".
Nữ tử gật đầu, lông mày lại nhíu: "Nhưng không cho huynh giết huynh ấy".
"Nếu nàng không kết hôn với hắn, ta sẽ không giết".
"Thế nếu ta kết hôn với người khác thì sao?"
"Nàng thích người nào, ta giết người đó".
Nữ tử híp mắt cười, ngẩng đầu lên từ trong ngực hắn.
"Thế huynh tự vẫn đi".
Khóe miệng là nét cười dí dỏm, vừa có ý trêu tức.
Cắn nét cười bên làn môi đó, lúc hai bờ môi dán vào nhau, hắn nói: "...Càn quấy". Ánh mắt đen như che kín người ta,nụ hôn càng thêm tinh tế. Khuôn mặt nữ tử đỏ hồng, tựa hoa đào bay trong gió.
Thanh Ương trở về hàng rào sân nhỏ của mình, người bên cạnh vẫn đang đọc sách, chiếc xe ngựa ngoài cửa vừa rời đi.
"Tỉnh rồi à?"
"Ừ".
Nàng đúng một đêm không ngủ, cực kì mệt mỏi: "Khi nào chúng ta đi".
"Qua năm".
Thanh Ương gật đầu, hai người tự mình nghỉ ngơi. Nàng quay trở lại phòng, lấy một đoạn dây đỏ rồi xâu đồng tiền xu đó vào, đính thành kết bình an rồi buộc trên tay. Nhìn một lúc mới an tâm nằm ngủ.

Ngày ấy có đoàn xe quan rời khỏi ngõ hẻm, từng chiếc nối nhau không thấy điểm cuối, người trong thôn đều nói, cô nhi nhà Thẩm gia giờ hiển hách rồi, ca ngợi hết lời hết giọng, hắn tài, hắn đức, mấy chuyện đó đều trở thành đề tài nói chuyện lúc trà dư hậu tửu của già trẻ trong thôn.
Đương nhiên cũng sẽ nói đến nàng.
Thanh Ương đúng là có phúc. Tương lai sẽ là phu nhân tể tướng. Người thân quen lại càng thân thuộc. Vân vân.
Thanh Ương lên xe ngựa, trên đường đi nàng đều nằm ngủ, đến khi tới nơi phồn hoa náo nhiệt mới lười biếng đưa tay kéo rèm, nhìn xong lại bắt đầu ngủ tiếp.
Thẩm Vân Vọng nhìn nàng buồn bã rũ rượi như thế lại cười bao dung, lúc đầu hắn nghĩ đây là lần đầu tiên ra ngoài nên lòng nàng có mâu thuẫn, mãi đến lúc tới kinh thành mới phát hiện ra không phải, quần áo cũng chỉ thò tay ra, cơm tới thì há miệng, dáng vẻ như thể ăn cơm cũng không còn sức, có đôi khi nhất quyết không ăn, ngủ một giấc đến hai ngày.
Ngày hôm đó xe tới kinh thành, Thanh Ương nói tới nơi thì đánh thức nàng, vào lúc vào cửa thành bên ngoài có tiếng chiêng trống rung trời, náo nhiệt đương nhiên tiểu thành cũ không bì kịp, tiếng động lớn như thế đáng lẽ người phải tỉnh mới đúng, nhưng người trên xe ngựa vẫn ngủ rất say. Thẩm Vân Vọng nâng nàng dậy, gọi mấy tiếng" Thanh Ương" đầy lo lắng.
Lúc tới phủ lớn, bên ngoài có một đám người quỳ xuống: "Thẩm tướng", còn chưa dứt lời người bên trong đã bế một nữ tử nhảy xuống, khuôn mặt lạnh lùng, không còn dáng vẻ ôn nhuận như ngọc, lâm nguy không sợ như lời đồn đại, "Tới Thái y viện mời Khương thái y, nhanh đi".
Thẩm tướng hồi phủ, cả phủ Thẩm đều luống cuống tay chân.
"Nhìn được không?"
"Thấy chứ sao không. Người lớn như thế sao mà không nhìn được?"
"Chắc Thẩm phủ sắp có tiệc vui rồi".
"Tiệc vui gì, không có đâu".
"Này, không thể nói trước được, không thấy mặt Thẩm tướng à? Chưa bao giờ khó nhìn như thế".
"Aiz, làm việc đi".
Vị Thẩm tướng tuổi trẻ tài cao đương triều trở về sau chuyến hồi hương, mang theo một nữ tử. Nữ tử bệnh không biết nguyên do, cứ ngủ như thế.
Người trong phủ Thẩm nói, Thẩm tướng ba ngày không chợp mắt, trông coi nữ tử kia, chuyện gì cũng không phiền người khác. Người nhà Thái y viện nói, thái y nào có danh tiếng đều đã đi Thẩm phủ cả, ba ngày rồi vẫn không về nhà. Quan trong triều nói, thượng triều cái gì, Hoàng thượng phái người đi, quỳ ngoài Thẩm phủ đã ba ngày rồi.
***
Khắp phố lớn ngõ nhỏ Kinh thành nơi nơi đều có thể thăm dò mấy chuyện gần đây ở Thẩm phủ, ngay cả chó con ven đương nghe thấy hai chữ Thẩm phủ cũng phất đuôi chạy tới tham gia náo nhiệt. Trên một cái cây nào đó ở kinh thành, có một con chim đậu xuống, lông chim màu đen, đuôi có sợi lông màu trắng.



Bạn có thể dùng phím mũi tên hoặc WASD để lùi/sang chương.