Tử Cấm Thành Nghìn Lẻ Một Đêm

Chương 4: Chương 4




ĐÊM THỨ TƯ
1. Chuyện cái giếng:
Theo lời kể của 1 thái giám tiền triều thì trong Tử Cấm Thành có gần 100 cái giếng nhưng trải qua biết bao triều đại và hàng thế kỷ, người trong cả hoàng cung không ai dám uống thứ nước dưới những cái giếng này, thậm chí cả Hoàng Thượng cũng không dám uống mà lấy từ một nơi tên là "Ngọc Tuyền viên" sau đó chuyển đến chỗ các cung nhân ở Di Hòa Viên. Sau khi được kiểm tra xong xuôi, phần nước này mới được đem đi đến các cung khác. Kể từ thời Minh đã bắt đầu "tục" này rồi. Bởi giếng là công cụ dùng để trả thù rất phổ biến, bạn sẽ không thể biết được dưới những miệng giếng ấy là bao nhiêu mạng người đã vùi thây, ngay cả đệ nhất ái phi của hoàng đế Quang Tự là Trân phi cũng đã bị mẹ chồng Từ Hy đẩy thẳng xuống giếng. Ngoài những cái xác đã phân hủy sau sự mài mòi của năm tháng, nước ở dưới giếng cũng có rất nhiều "thứ" khác và là nguyên nhân gây đau bụng, ngộ độc thậm chí là xảy thai.

2. Chuyện Trân Phi:
Trân Phi là vị phi tần được Quang Tự sủng ái nhất. Sở hữu nhan sắc ổn nhất dàn hậu cung, kết hợp với tư tưởng phóng khoáng trong cách sống và lối suy nghĩ mới lạ về chuyện triều cương, vua Quang Tự và Trân Phi dần hợp nhau trong cách nghĩ, vì vậy Trân Phi luôn được Quang Tự yêu thích và xem như điểm tựa tinh thần. Nếu dùng ngôn ngữ hiện đại để miêu tả thì Trân Phi quả là một "nữ hán tử", bà không sợ cường quyền, không sợ Từ Hy và sẵn sàng lên án những hành động bất công. Điều này khiến Từ Hy chán ghét và nuôi chí "thanh trừng" cô con dâu này. Năm 1900, trước sự mạnh mẽ của quân ngoại xâm và phong trào Nghĩa Hòa Đoàn nên hoàng thất buộc phải lui về Tây An lánh nạn, trước khi đi 1 ngày, Từ Hy lấy cớ muốn "tuẫn tiết" để "giảm gánh nặng cho hoàng thượng" nên đã "rủ" Trân Phi cùng "tự tử". Sau đó Trân Phi bị đám thái giám Lý Liên Anh cưỡng ép đẩy xuống giếng. Trước khi chết Trân Phi có khí khái nói rằng: "Hoàng Thượng sẽ không để ta chết. Bà thích trốn thì cứ trốn đi. Nhưng Hoàng Thượng thì không nên trốn". Quả đúng vậy, thân làm đế vương - không thể trốn!

Một năm sau, Hoàng Thượng về lại Tử Cấm Thành, thương tiếc nàng ái phi, ngài đã hạ lệnh vớt thi hài Trân Phi lên nhưng sau đó đã bị Từ Hy ra lệnh đem chôn ở khu vực mộ phần dành cho cung nữ ngoài Tử Cấm Thành, sau đó "phong" cho nàng làm Trân Quý Phi. Đến khi Phổ Nghi lên ngôi mới bố cáo thiên hạ là Trân Phi "tự vẫn" và truy phong thành Khác Thuận Hoàng quý phi. Mãi đến năm 1915, Cẩn Phi (chị ruột của Trân Phi cùng tiến cung với Trân Phi) mới có thể mang hài cốt em gái mình về Sùng Lăng.

3. Chuyện hoàng cung tắm máu:
Câu "hậu cung ba ngàn giai lệ" là nỗi đau của biết bao phi tần chốn hậu cung. Có người cả đời phải chôn vùi cuộc đời trong bốn bức tường âm lạnh bởi không phải ai cũng được Hoàng Thượng để mắt đến và sủng hạnh. Vì vậy nhiều phi tần không chịu được cảnh phòng không gối chiếc nên đã lén lút tư thông với thái giám trong cung. Song đây là con dao hai lưỡi bởi có thể bị phát giác bất cứ lúc nào và hậu quả mang lại quả không thể dùng một chữ "thảm" để hình dung. Một ví dụ điển hình mà mỗi khi nhắc lại ai nấy cũng rùng mình đó là vào năm 1420, hoàng đế Chu Đệ nhà Minh phát hiện hai phi tần Giả Lữ và Ngư Thị của mình thông dâm với thái giám. Chu Đệ ngay lập tức hạ lệnh treo cổ và quyết định "tắm máu" Tử Cấm Thành bằng cách xử tử hết mọi cung tần, nô tì và thái giám trong hậu cung. Tổng cộng có gần 2.800 người đã phơi mạng.



Bạn có thể dùng phím mũi tên hoặc WASD để lùi/sang chương.