Thịnh Thế Diên Ninh

Chương 28: Kỹ thuật in rời





Lời nói của một đứa trẻ mới mấy tuổi đầu lại tràn ngập trong đó tình thương yêu vô bờ đối với mẹ mình khiến Nguyễn Vô Niệm không khỏi động dung. Hắn không khỏi nhớ về chính mẹ của mình, mẹ hắn là kiểu người thương cho roi cho vọt, dù rằng thương yêu Nguyễn Vô Niệm vô bờ bến, thậm chí cái mạng này của hắn cũng là do mẹ dùng chính tính mạng của mình để đổi lấy, thế nhưng mẹ hắn cũng vô cùng nghiêm khắc, chưa bao giờ chiều chuộng Vô Niệm bao giờ. Theo như hắn đoán mẹ Tý cũng như vậy, yêu thương nhưng đồng thời cũng tràn đầy nghiêm khắc, từ việc hai quả trứng hôm trước cũng đủ thấy mẹ Tý là một người biết lễ nghĩa, biết báo ơn, có thể dạy dỗ nên Tý như vậy cũng không phải là điều mà ai cũng có thể làm được. Nguyễn Vô Niệm thực sự tò mò không biết người phụ nữ này cuối cùng ra như thế nào. Hắn nói.
- Cái bánh này giờ thuộc về ngươi, người xử lý như thế nào đó là việc của ngươi.
Nghe vậy Tý liền vui vẻ nhét cái bánh vào ngực như muốn dùng thân nhiệt của mình để giữ ấm như hai quả trứng gà hôm trước vậy. Nguyễn Vô Niệm lại nói.
- Hiện tại trời cũng đã trễ, hay đêm nay ngươi ở lại, ta sẽ sắp xếp ngươi ở cùng với Lê Hốt.
Lúc này Tý mới nhìn ra ngoài, trời vậy mà đã về chiều tà, chỉ sợ lúc này cổng hoàng thành cũng đã sắp đóng mất rồi. Tý vội vàng nói.
- Con tạ ơn ông chủ, thế nhưng con phải trở về, nếu không mẹ con sẽ lo lắng lắm.
Nguyễn Vô Niệm gật đâu quay sang Thái Sung nói.


- Đi về sau dắt ngựa đi, đưa nó ra đến cổng hoàng thành rồi lập tức trở lại.
- Dạ, ông chủ!
Thái Sung lập tức đi về phía sau, nơi đó Nguyễn Vô Niệm có nuôi hai con ngựa thồ già, tuy nói ngựa thồ không phù hợp để cưỡi, cũng như già rồi tốc độ cùng sức lực không nhanh, thế nhưng chở hai đứa trẻ cũng không phải là vấn đề quá lớn, ngựa bốn chân vẫn chạy nhanh hơn loài người hai chân như bọn hắn. Nguyễn Vô Niệm nảy ra một ý nói.
- Đúng rồi, Tý này, vài ngày nữa sau khi có ban thưởng xuống chúng ta sẽ có một toà phủ đệ, cũng sẽ không biến nơi đây thành nơi vừa buôn bán vừa ở lại như bây giờ nữa. Ở trong phủ chỉ có mấy người đàn ông cuộc sống cũng sẽ khá bất tiện, ngươi trở về hỏi mẹ ngươi xem thử, nàng có đồng ý đến phủ của ta làm công hay không. Tiền lương một tháng một quan, chưa kể các khoản thưởng khác. Mẹ ngươi và ngươi cũng có thể ở lại trong hoàng thành, không cần cứ đi đi về về như vậy.
Tý nghe vậy không khỏi vui mừng, chưa kể đến tiền lương một tháng một quan đối với nhà của nó thực sự là con số lớn, thì chỉ riêng việc có thể vào trong hoàng thành ở, đi lại thuận tiện quả thực là một điều quá tốt. Để đi từ bên ngoài kinh thành vào trong hoàng thành nó phải đi từ lúc gà gáy, chờ đợi cổng thành mở mới vào bên trong hoàng thành, đối với một đứa trẻ như nó gánh nặng thực sự không phải nhỏ. Thế nhưng nó vẫn xoắn xuýt suy nghĩ, sợ rằng mẹ nó không đồng ý. Nguyễn Vô Niệm đương nhiên hiểu được suy nghĩ của Tý, hắn nhìn thấy Thái Sung đã dắt con ngựa già ra ngoài liền nói.
- Được rồi, không cần vội trả lời, cứ về hỏi ý kiến của mẹ ngươi trước đã. Giờ trở về đi, đừng để mẹ ngươi chờ.
Đối với mẹ của Tý Nguyễn Vô Niệm có một sự kính trọng, hay nói cách khác hắn đối với mỗi người mẹ hắn đều giành cho bọn họ một sự kính trọng nhất định, bởi bọn họ chính là những người hi sinh nhất cho con cái của mình, dù là phải đổi lấy chính tính mạng của bọn họ bọn họ cũng không hề do dự một chút nào.
Thái Sung rời đi, Nguyễn Vô Niệm nhìn sắc trời xem chừng cũng đã sắp đến giờ Dậu (5 giờ chiều), bên ngoài cũng chỉ còn những ánh nắng le lói buổi chiều tà mà thôi, hai cửa hàng lụa ở hai bên cũng đã bắt đầu đóng cửa. Tại Đông đô dù là một thành phố phồn hoa đi chăng nữa thì cuộc sống về đêm vẫn tương đối nhàm chán bởi vì thiếu ánh sáng trầm trọng. Người Việt hiện tại có sử dụng hai loại đèn để thắp sáng ban đêm, một là dùng đĩa đèn thắp bằng sợi vải tẩm với dầu sở (ép từ hạt), hai là dùng đèn cầy làm bằng mỡ động vật và sáp ong. Hiển nhiên hai vật này đều khá đắt đỏ, thậm chí dù là trong hoàng cung dùng đèn cầy thì cũng phải tiết kiệm, phải có một chức quan nội thị ban đêm chỉ để làm một nhiệm vụ duy nhất là cắt ngắn đi sợi bấc để ngọn lửa không quá lớn mà dẫn đến hao sáp. Bên trong triều đình còn như vậy chứ đừng nói là dân thường, hầu như bọn hắn ban đêm sẽ đi ngủ sớm để sáng sớm dậy lao động, bên trong Đông kinh có khác một chút là ban đêm ở những đoạn đường tiêu pha xa xỉ vẫn khá đông đúc như quán rượu, lầu xanh, hay thuyền hoa trên hồ Tây vẫn có văn nhân sỉ tử lên đó để làm "công xoè đuôi" khoe ra tài nghệ của mình.
Nguyễn Vô Niệm lại không có thời gian để tiêu hao vào trong những trò vô bổ đó, hắn vẫn nhớ lời hứa của mình bảy năm trước ở mộ của mẹ, hắn sẽ không để mạng sống mà mẹ dùng chính tính mạng của mẹ để đổi lấy trôi qua vô ích. Nguyễn Vô Niệm nói.
- Mạc Khoa, lấy bảng chữ ra đây, đêm nay không chừng chúng ta sẽ bận rộn lắm đấy.
Bảng chữ ở đây chính là những mẫu tự chữ nôm mà bọn hắn nặn ra từ đất sét, sau đó nung lại. Nguyễn Vô Niệm biết kỹ thuật in rời, không phải là học qua trường lớp nào cả mà là đọc từ truyện viết ra, sau vài lần thử nghiệm không ngở lại thành công, những ký tự bằng đất nung thực sự có thể in ra chữ không thua kém gì in mộc bản. Thực tế là hiện tại kỹ thuật in chữ rời không quá hiếm lạ bởi vì nó là phát minh của gần bốn thế kỷ trước từ Trung Hoa, Đại Việt có nền giao thoa văn hoá rất lớn với các triều đại phương Bắc do đó cũng rất nhanh mà học tập được kỹ thuật này, chỉ là kỹ thuật này sau thời kỳ thuộc Minh bị tàn phá rất nặng, hiện tại cũng không còn mấy nơi làm.
Nói thì rất đơn giản, chỉ việc tạo con chữ xếp vào khuôn rồi in, thế nhưng bí quyết của kỹ thuật in chữ rời nằm ở chất liệu làm con chữ và làm thế nào để con chữ khi in không bị xô lệch, đó mới là vấn đề quan trọng. Nguyễn Vô Niệm trước học được cách làm máy in cơ bản từ thư viện của toà Thánh, thế nhưng hiện tại hắn không đủ sức để làm được thứ kia, chỉ có thể mày mò làm từng ký tự từ đất nung, làm khuôn bằng sắt và kết dính chúng lại bằng sáp ong, chậm rãi mày mò cuối cùng cũng ra được hai cái khuôn, di chuyển đi đâu cũng phải đem thứ này theo.
Năm người bọn hắn tranh thủ khi lúc trời còn chưa tối vội vàng nhóm bếp đốt lên ở sân sau một đốm lửa nhỏ, Lê Hốt thì chạy đi lấy giấy, Mạc Khoa đi lấy bản in. Còn Nguyễn Vô Niệm đi lên trên phòng cầm bút lên, suy nghĩ một hồi mới bắt đầu hạ bút viết. Hắn dự định viết truyền đơn quảng cáo. Tuy nói thời kỳ phong kiến thương nghiệp bị hạn chế, thế nhưng xứ kinh kỳ này cửa hàng đầy rẫy, bán đủ thứ loại hàng hoá cạnh tranh khốc liệt, cửa hàng hắn lại ở góc heo hút, nếu như không làm lớn tuyên truyền, chỉ sợ sẽ bị lật thuyền ngay tại đây, mà kế hoạch của hắn cũng coi như bị ngâm nước nóng.
- Ông chủ, lửa đã nhóm xong.
Lát sau Mạc Khoa đi lên phòng nói, Nguyễn Vô Niệm cầm lên một tờ giấy thổi cho khô mực, sau đó đưa cho Mạc Khoa nói.
- Bây giờ ngươi đem thứ này in cho ta thành một trăm bản, mấy hôm sau sẽ có việc cần. Nhớ, giấy xé ra làm tư mà in, đừng lãng phí.
Truyền đơn tuyên truyền không ở chữ nhiều mà phải làm sao cho thật ấn tượng, thật xúc tích lại nhỏ gọn cho người ta dễ đem theo. Mặt khác Nguyễn Vô Niệm cũng muốn tiết kiệm, không có cách, giấy quá đắt, hắn không thể lãng phí được. Hắn có kỹ thuật in, thế nhưng không biết kỹ thuật làm giấy, hay nói cách khác hiện tại hắn bị giới hạn bởi kỹ nghệ của thời đại, không thể nào tạo ra loại giấy trắng hơn, rẻ hơn bây giờ được, do đó dùng một tờ phải tiết kiệm một tờ, không thể lãng phí.
Mạc Khoa vâng lệnh sau đó liền đi xuống dưới làm khuôn chữ. Khuôn là một tấm sắt có đai xung quanh, Mạc Khoa dựa theo tờ giấy mà Nguyễn Vô Niệm đưa cho để sắp chữ vào sau đó mới đưa vào sáp ong đưa lên đống lửa. Ngọn lửa nóng bỏng đốt dưới đáy của khuôn sắt làm chảy ra phần nhựa sáp ong ở trên, Mạc Khoa cẩn thận di chuyển sao cho sáp ong chảy đều lên khuôn trong khi không làm xê dịch con chữ. Chờ cho nhựa sáp ong chảy đều hắn liền lấy ra ra sức thổi cho nguội.
Rất nhanh nhựa sáp ong đã dính chặt con chữ vào trong tấm sắt, dù dùng tay lay mạnh cũng không ra được, cứ như vậy một cái khuôn in đã hoàn thành. Sau khi in chỉ cẩn nung lại, sáp ong nhảy ra, lay một chút là con chữ sẽ tự rơi ra, hứng lại sáp ong lần sau tái sử dụng, vô cùng tiết kiệm.
Mười vạn năm trước, Kiếp tộc phủ xuống. Cổ Thiên Đình chỉ còn lưu lại di chỉ, Tây Phương Linh Sơn đã sớm đổ nát hoang tàn, Cổ Ma Uyên lùi về trong tĩnh mịch. Hoang Cổ Thánh Vực bị đánh vỡ tan tành, trở thành Tứ Hoang Nhất Hải.
Mười vạn năm sau, Đông Hoang Việt quốc, một gã Chân Nhân cao thủ tuổi già thọ cạn, bỗng nhiên tuyệt địa phùng sinh, quét ngang võ giới.
Mời đọc:

Bạn có thể dùng phím mũi tên hoặc WASD để lùi/sang chương.