Thịnh Thế Diên Ninh

Chương 2: Diên Ninh hoàng đế




Dương Ninh hơi ngơ ngác nhìn nữ nhân trước mặt, một gương mặt trái xoan đẹp đẽ, đôi mi thanh tú, dù gương mặt nhợt nhạt vì mới sinh nở, hàm răng đen tuyền không phù hợp với mỹ quan của người hiện đại, thế nhưng sự gắn kết từ tình mẫu tử huyết mạch vẫn khiến Dương Ninh trong lòng có cảm xúc ấm áp. Luân hồi 9 kiếp, những lần trước hắn đều luân hồi trở về theo dạng trọng sinh, sống vài năm lại bất ngờ tử nạn, đây lại là lần đầu tiên hắn trở về dưới hình hài trẻ con như thế này.
- A, a, a, nha…
Dương Ninh muốn nói, thế nhưng trong cổ họng cũng chỉ phát ra được những tiếng a, a, mẹ hắn nhìn bộ dáng của hắn liền hỏi:
- Bảo bối đã đói rồi sao? Chờ một chút, mẹ cho con uống sữa.
Nói rồi nàng liền vạch yếm ra đưa nh.ũ hoa đến trước miệng của Dương Ninh, dù đã có tâm hồn của người trưởng thành thế nhưng cơ thể hắn lại hành động theo bản năng, mùi hương của sữa mẹ lập tức cuốn hút bản năng của trẻ sơ sinh trong hắn, miệng lập tức cắn vào nh.ũ hoa không ngừng nút để những tia sữa chảy vào bên trong miệng.
Người mẹ ánh mắt cưng chìu nhìn con trai bé bỏng đang bú sữa, giữa vùng núi rừng này cũng chỉ có mẹ con nàng mà thôi. Một lát sau Dương Ninh sau khi no sữa liền ngủ thiếp đi, nàng liền dọn dẹp một chút, mang theo tay nãi tiếp tục rời đi.
Năm 1454, vua tròn 12 tuổi đã bắt đầu trông coi chính sự, Thần phi hoàng thái hậu Nguyễn Thị Anh lui về cung cấm. Hoàng đế đặt niên hiệu là Diên Ninh, cho đại xá thiên hạ, lần lượt qua các năm bắt đầu hạ chiếu ân xá cho các công thần trước đó bị xử tội, đồng thời ban cấp ruộng cho con cháu của bọn hắn. Người người xưng tụng vua là một đấng minh quân, có tài.
Thế nhưng dường như ông trời đang trêu đùa số phận, dù vua hiền, anh minh, thế nhưng trong suốt những năm này quốc gia liên tục gặp tai dị, thiên tai, lúc thì lũ lụt, khi thì hạn hán, nhất là các trấn ở phía Bắc và đạo Hải Tây là những nơi hay gặp phải thiên tai.
Diên Ninh năm thứ 3 (1456), tháng 2, Diên Ninh hoàng đế ngự về Lam Kinh, đoàn tuỳ tùng theo vua rất đông, có đến hàng ngàn người, quan lại đạo Hải Tây đều đi theo tuỳ giá về Lam kinh.
Nói đến thời Lê sơ có đến 2 kinh, Lam kinh hay còn được gọi là Tây kinh do Lê Thái Tổ xây dựng nên tại vùng quê cha đất tổ sau khi lên ngôi, vị trí rất đắc địa, đằng sau phía Bắc gối vào núi Dầu, trước mặt hướng ra sông Chu ở phía Nam, xa là núi Chùa, bên trái là rừng Phú Lâm, bên phải là núi Hương, có thể nói bốn bề non xanh nước biết, là nơi trấn yểm long mạch vô cùng tốt.
Ngoài Tây kinh thì đóng vai trò là kinh thành của Đại Việt là Đông kinh, chính là vùng đất Thăng Long, sau khi nhà Hồ dời đô về Tây đô thì đổi tên thành Đông đô, lúc Minh thuộc thì gọi là Đông Quan, đến khi Thái tổ lên ngôi đổi lại thành là Đông kinh.
Mỗi lần vua về tế lễ tại Lam kinh đều được tổ chức rất hoành tráng, dù ngày vua đến ở Lam kinh ban đêm lại có mưa đá khiến không ít người lo sợ cho an nguy của vua. Thế nhưng đến ngày 15 Lê Bang Cơ vẫn quyết định đi bái yết Sơn lăng. Tế lễ dùng 4 trâu, đánh trống đồng, binh sĩ reo hò hưởng hứng.
- Lê Bí, đây là lần đầu tiên Trẫm ngự về Lam kinh sau khi chấp chính nhỉ?
Lê Bang Cơ hỏi Đại tư đồ Lê Bí, Lê Bí vốn là Đỗ Bí, sau khi khởi nghĩa Lam Sơn thành công thì được ban quốc tính, lúc này Đại Tư Đồ là một quan chức có thể xem tương đương với chức vụ Thừa tướng, cũng là một trong tam công. Lê Bí gật đầu tâu:
- Đúng vậy bệ hạ, lần trước bệ hạ về Lam kinh đã là 8 năm trước, khi đó Đại tư đồ vẫn là Lê Thận đại nhân thủ ở kinh thành đây.
Đại Việt lúc này xưng thần với nhà Minh, Lê Bang Cơ được phong làm An Nam quốc vương, đáng ra bá quan phải gọi là điện hạ theo quy chế của nhà Minh. Thế nhưng Đại Việt bên trong xưng đế bên ngoài xưng vương, do đó quần thần cứ gọi là bệ hạ, còn vua thì cứ mặc hoàng bào đi nhởn nhơ khắp nơi.


Lê Bang Cơ gật đầu, một đứa nhóc chỉ mới 15 tuổi thì chuyện của 8 năm trước thực sự khó nhớ, dù Lê Bang Cơ là người trưởng thành sớm, dưới áp lực của một quân vương bắt buộc hắn phải thông tuệ, phải nhanh chóng trưởng thành, vì vậy nhìn bộ dáng như ông cụ non. Lê Bang Cơ nói:
- Trẫm lần trước đi đến Hải Tây đạo không có ấn tượng mấy, lần này Trẫm đến Lam kinh liền muốn đi thăm thú dân tình ở Hải Tây đạo ra sao, khanh sắp xếp một vài người sau đó đi theo Trẫm.
Nghe hoàng đế muốn đi vi hành Lê Bí không khỏi kinh hãi liền nói:
- Bệ hạ, nơi đây không phải kinh thành, nếu ngài đi vi hành mang theo ít người sẽ rất nguy hiểm.
Thực tế là dù ở kinh thành đi chăng nữa thì việc vua đi vi hành ra ngoài cũng sẽ bị ngăn cản như vậy. Lê Bang Cơ mới 15 tuổi, nghé con không sợ cọp liền nói:
- Dưới gầm trời này đâu không phải là đất của vua, trên mặt đất này ai không phải là dân của vua. Trẫm là Thiên tử chẳng lẽ lại còn sợ con dân của mình mưu hại. Huống chi đây là quê cha đất tổ, chẳng lẽ Trẫm còn không tin tưởng được.
Bệ hạ nhỏ tuổi, thế nhưng từ nhỏ đã thông minh, 12 tuổi chấp chính sắp xếp công việc đâu ra đấy, Lê Bang Cơ lời lẽ sắc bén, Lê Bí không thể cãi được chỉ đành có thể tuân theo. Lê Bí lập tức điểm Lê Thái vốn là Tả thị lang đồng tri Hải Tây đạo, Hàn Lâm trực học sĩ Nguyễn Như Đổ dẫn theo vài tên cận vệ Cấm quân đi vi hành.
Vùng đất này nguyên trước là đất Tượng quận, thời Tần, Hán hay Bắc thuộc nói chung đều gọi là Cửu Chân, chỉ có thời nhà Lương, Đường đặt là Châu Ái, các thời Lý, Trần cũng tương tự. Đến đời nhà Hồ đổi thành phủ Thiên Xương bao gồm cả Cửu Chân và Ái Châu gọi là kinh kỳ Tam phụ (Kinh thành Tây Đô), đến thời nhà Minh thì gọi là phủ Thanh Hoá và phủ Ái châu.
Có thể nói vùng đất này là nơi địa linh nhân kiệt, những nhân tài kiệt xuất của đất nước chỉ sợ có hơn một nửa là phát tích từ đây, nên nói đây là vùng đất thiêng, địa linh nhân kiệt cũng không sai. Huống chi bây giờ còn là nơi phát tích của Lê triều khiến vùng đất này càng thêm được trọng vọng.
Bởi giao thông hạn chế, Lê Bang Cơ cũng không muốn đi xa mà chỉ ghé đến huyện Lôi Dương (nay thuộc Thọ Xuân) gần đó để vi hành. Huyện Lôi Dương cũng chính là quê hương của Cung từ Hoàng Thái hậu Phạm thị (vợ vua Thái tổ, mẹ vua Thái Tông).
Huyện Lôi Dương cũng xem như là một huyện lớn với 63 xã, 30 châu, sở, trang các loại, dân chúng lấy nông nghiệp làm chủ đạo. Lê Bang Cơ cũng không có đi về phía huyện thành, mà hướng về các châu, xã. Đi qua mấy làng mạc Lê Bang Cơ tương đối hài lòng, từ khi hắn chấp chính đến nay cả nước cũng không còn chịu quá nhiều thiên tai như trước, huống chi vùng Lam kinh dù sao cũng là kinh đô thứ hai của triều đình, vì vậy mà các quan lại cũng không dám lơ là.
Phải nói rằng đạo Hải Tây đối với triều đình là vô cùng quan trọng, ở đây đất rộng người đông, không chỉ là nguồn thu thuế mà còn là nguồn mộ lính chất lượng của triều đình. Phải biết rằng năm xưa nếu không có Nguyễn Chích hiến kế đánh chiếm Nghệ An để có thể chiếm được vùng Thanh – Nghệ rộng lớn này, khởi nghĩa Lam Sơn chỉ sợ đã bị sớm bóp hết ở núi Chí Linh.
Hống!
Lúc này trên sạn đạo gần vùng núi bỗng nhiên vang lên một tiếng gầm lớn khiến cho tất cả mọi người không khỏi giật mình. Lúc này loài người cũng chưa đông đến mức chiếm trọn chỗ ở của muông loài, do đó giữa các làng, xã với nhau đều phải đi qua những con đường nằm gần rừng núi hoang vu như thế, mà khi các động vật còn chưa được đưa vào sách đỏ thì những nơi này là nơi sống ưa thích của những loài hung thú hoang dã mà đáng ngại nhất chính là hổ. Vừa rồi chính là tiếng gầm lớn của nó.
- Chuẩn bị hộ giá.
Đô chỉ huy sứ Lê Đắc Ninh quát lớn. Các hộ vệ lập tức rút gươm bên hông bảo bọc Lê Bang Cơ và hai vị đại thần vào giữa. Đối với người thời đại này hổ là một sinh vật thực sự đáng sợ, dù bọn hắn đều là những binh sĩ tinh nhuệ, thế nhưng khi biết chuẩn bị phải đối mặt với hổ bọn hắn liền có một áp lực vô hình.
Hống!
Quả nhiên chỉ mấy giây sau từ bìa rừng đã phóng ra một con hổ hung hãn xông về phía bọn hắn. Lê Đắc Ninh trong tay cầm gươm không khỏi toát mồ hôi lạnh, bởi vì con hổ này dài chừng gần hai mét, toàn thân vằn vệt, đôi mắt hung bạo, cái miệng lúc này đang nhe ra bộ hàm sắc nhọn của nó. Đối diện với chúa tể sơn lâm bọn hắn hoàn toàn không tự tin rằng mình có thể đối chọi lại dù bọn hắn có đao kiếm đi chăng nữa.
Lê Bí ngược lại rất bình tĩnh, người sống chui ra từ bãi xác chết như hắn đối với việc này hoàn toàn không đáng sợ dù rằng lúc này hắn đã ở tuổi thất thập cổ lai hi. Lê Bí liền nói:
- Lê Thái, chuẩn bị ta cùng cấm quân sẽ chặn hậu con hổ, ngươi hộ giá bệ hạ nhanh chóng chạy về Lam kinh.
Cũng tương tự như các binh sĩ, Lê Bí không hề tin tưởng rằng bọn hắn có thể chống lại được con hung thú này, chỉ còn cách lấy thân mình ra làm mồi để chặn lại con hung thú kia.
Lê Bang Cơ lúc này nhìn thấy con hổ trong lòng cũng không khỏi sợ hãi, thế nhưng hắn cũng trấn định nói:
- Trẫm là thiên tử há lại sợ một con súc sinh, để các binh sĩ kết trận, Trẫm cùng bọn hắn chống lại con súc sinh kia.
Lê Bang Cơ từ nhỏ cũng luyện văn võ, thân thể phát d.ục rất tốt có thể tương đương với một thanh niên 18 tuổi, huống chi gen của nhà họ Lê thực sự rất tốt khiến hắn tuy nói không thể vũ dũng như các chiến tướng, thế nhưng cũng không phải là thư sinh trói gà không chặt.
- Bệ hạ, súc sinh kia hung bạo, chúng thần liều chết bảo vệ bệ hạ, xin bệ hạ chuẩn bị lùi giá.
Lê Bí cầu xin nói. Lê Bang Cơ liếc mắt quát lớn:
- Không cần nói nữa, nó chuẩn bị đến.
Lê Đắc Ninh hô:
- Chuẩn bị chiến đấu!
- Hô!
Các binh sĩ gầm lớn tạo thành một hàng phòng ngự phía trước, chân chùn xuống chuẩn bị liều chết dùng thân mình để giết con hổ. Bỗng nhiên lúc này có tiếng quát lớn.
- Tiểu vằn vằn, hoá ra ngươi ở đây.











Mười vạn năm trước, Kiếp tộc phủ xuống. Cổ Thiên Đình chỉ còn lưu lại di chỉ, Tây Phương Linh Sơn đã sớm đổ nát hoang tàn, Cổ Ma Uyên lùi về trong tĩnh mịch. Hoang Cổ Thánh Vực bị đánh vỡ tan tành, trở thành Tứ Hoang Nhất Hải.
Mười vạn năm sau, Đông Hoang Việt quốc, một gã Chân Nhân cao thủ tuổi già thọ cạn, bỗng nhiên tuyệt địa phùng sinh, quét ngang võ giới.
Mời đọc:

Bạn có thể dùng phím mũi tên hoặc WASD để lùi/sang chương.