Thiên Huyền Địa Hoàng

Chương 108: Bi thương




Người phụ nữ ngước đầu nhìn như đang chờ đợi lời giải thích, nước mắt hai mẹ con nhà họ vẫn tí tách tuôn rơi, đôi mắt và đầu mũi đều đỏ hoe.
Tôi bước tới bên, ngồi xuống người quả phụ.
-Tất cả những người mất tích kỳ thật đều là bị quân đội đêm hôm đột nhập nhà dân đánh thuốc mê bắt cóc. Tất cả những ai theo học Pháp Luân Công đều trở thành nạn nhân của chính sách “thà bắt nhầm còn hơn bỏ sót”.
Người phụ nữ có vẻ không tin tưởng, kinh ngạc hỏi lại.
-Sao lại có thể? Hoang đường, Học Pháp Luân Công thì mang tội gì mà lại phải bỏ tù?
-Đừng quên tôi cũng là nạn nhân bị bắt nhốt, ở trong đó mọi người thường xuyên bị đánh đập, còn phải lao động khổ sai, cuối cùng chịu đựng không nổi sự hành hạ...
Hai mẹ con nhà họ Trương nghe tới đó ôm nhau òa khóc. Tôi nghĩ mình không nên tiết lộ vụ người thân họ bị lấy mất nội tạng, thậm chí còn suýt trở thành vật phẩm trưng bày.
-Tôi may mắn nhân lúc nhà tù Bàn Cẩm xảy ra động đất hỗn loạn mà thoát ra mang theo được thi thể bố tôi và của anh Trương Tú. Bây giờ mọi người nhận mặt, việc làm đám ma nên tận lực che dấu, tốt nhất không mời họ hàng gì hết, cứ thế âm thầm lặng lẽ mai táng thôi. Nếu chẳng may chính quyền biết, bọn họ tới lại hỏi han lôi thôi phiền phức.
Người phụ nữ uất ức, không phục.
-Tại sao chứ? Phải làm lớn chuyện này lên, cho báo chí hay.
-Rồi sao? Chị có muốn vì để bịp miệng thiên hạ che mắt thế gian mà chính quyền phái quân đội đêm hôm đột nhập nhà chị tẩm thuốc mê bắt cóc bỏ tù cả hai mẹ con không?
Nghe tôi nói thế, họ liền im lặng, chỉ còn biết thút thít khóc. Tôi nhẹ thở dài, trầm lạnh nói thêm.
-Chuyện đã rồi không thể cứu vãn, dân đi kiện quan như con kiến đi kiện củ khoai. Chị nên cảm thấy may mắn hơn những người khác vì còn được nhìn thấy mặt người thân lần cuối và an táng cho họ. Những người khác còn chẳng biết người thân họ đã chết rồi.
Tôi đứng lên, xoay bước, cầm lấy nắm cửa, phía sau vang lên câu hỏi xin ý.
-Vậy, tôi phải làm sao?
Tôi trả lời, ngữ điệu bình thản.
-Đem thi thể anh ấy đi hỏa thiêu, tro cốt mang vào chùa nhờ họ trông nom.
Tôi bước ra, đóng cửa lại, đi tới phía ngoài, bảo với Tư Đồ cần tới nhà người quen. Anh ta cho tôi ngồi sau yên xe moto để chỉ đường.
Nhà chú Vương Quân là cửa hàng bán sách, cũng không xa lắm, sau mấy lần rẽ rất nhanh liền trông thấy biển hiệu. Tôi xuống xe bảo Cung Trường Lĩnh bê thùng hàng đi theo. Trong của hàng bé nhỏ nhưng sáng sủa kê mấy dãy kệ chứa chật lích sách báo tạp chí. Người ngồi sau quầy tính tiền là một phụ nữ đã ngoài 40, ngồi bên cạnh là một đứa nhỏ tầm 9, 10 tuổi đang học bài.
-Các vị cần sách gì?
-Chào thím, tôi là con trai thầy Dương, có biết thông tin về chú Vương Quân.
Về cơ bản quá trình tiếp chuyện cũng như phản ứng khi biết tin không khác gia đình anh Trương Tú là bao. Chỉ có điều lúc đưa chúng tôi vào gian phòng khách nói chuyện, thấy một nam nhân tầm 30 im lìm ngồi ngây ngốc trên chiếc ghế gỗ bập bênh. Tận đến lúc tôi cáo từ cũng không buồn nhúc nhích động đậy, gương mặt có nét hao hao giống chú Vương Quân, có lẽ là cậu em.
Chẳng lẽ là bị thiểu năng nên mới không làm ra phản ứng gì?
Xe lại khởi hành, lần này tôi chỉ đường cho họ trở về nhà. Đường vùng thôn quê chưa được làm, ngập nghềnh đá sỏi, đường qua lại cũng không nhiều, có điều hai chiếc xe moto hoành tráng dẫn đầu vẫn kéo theo vô số ánh mắt tò mò hiếu kỳ.
Trước cổng nhà, dán giấy niêm phong nổi bật. Trên cổng có ổ khóa to oành. Cây ngân hạnh phủ đầy lá vàng, sừng sững đứng trong góc sân, trút một đống lá héo úa xung quanh gốc, gió đêm đông lạnh lẽo thổi tới, vù vù khiến đám lá bay tán loạn đầy sân nhỏ. Trong nhà hiển nhiên tối om, trước cửa cũng có khóa và dán giấy niêm phong, cửa sổ bên thư phòng cũng được cẩn thận đóng lại. Lúc trước thì nó được mở 24/24.
Người lái xe khuân đồ xuống, Cung Trường Lĩnh gởi tiền, còn hẹn sáng mai tới sớm. Xe đi rồi Tư Đồ liền tiến tới cổng, trên tay còn xuất ra hai mảnh kim loại, đưa vào ổ khóa, lách cách mấy cái, tách một tiếng liền chốt khóa mở.
Dạo này ai cũng kiêm thêm nghề tay trái là đạo trích hay sao ấy? Tên Phong Linh rồi tên Tư Đồ, tốc độ phá khóa so với dân chuyên nghiệp chắc không thua kém là bao.
-Nhà cậu bị niêm phong thế này muốn lấy lại có chút trắc trở không ít đó.
Tư Đồ đẩy cổng bước vào đầu tiên, sau đó Cung Trường Lĩnh khuân đồ theo, tôi đóng cổng lại. Tư Đồ lại tiến tới cửa nhà, mấy giây sau cũng thành công bẻ khóa.
-Anh có khả năng lấy lại nhà cho tôi được sao?
-Được chứ? Nhưng chi phí lo liệu không nhỏ đâu? Vụ này tốn kém lắm chú em à. Nhưng yên tâm, đã có đại gia đây chống lưng cho.
Gã vừa đẩy cửa, tay mở đèn pin từ điện thoại, chân ung dung bước, mắt ngó nghiêng đảo quanh đánh giá. Tôi đưa tay bật đèn nhưng không sáng, xem ra là bị cắt điện rồi. Cung Trường Lĩnh đặt thùng hàng ở giữa nhà, đây là phòng khách, ngăn với nhà bếp bằng tấm bình phong. Bên trái là hai phòng ngủ, của tôi và bố nuôi, bên phải là phòng đọc sách và phòng thiền. Trong phòng thiền có đặt bàn thờ vợ ông ấy, từ cửa phụ thông ra sân sau. Sân sau có giếng nước, hệ thống lọc nước từ các tầng đá và than hoạt tính từ bể chứa nước mưa, nơi phơi đồ và khu vườn trồng rau ăn.
Trong khi hai tên kia đi thăm thú khắp nhà thì tôi mở thùng đồ, nhìn mặt ông ấy. Tôi ngồi bên cạnh đờ đẫn nhìn ông ấy hồi lâu, ánh sáng yếu ớt từ bên ngoài rọi vào, chiếu lên cơ thể trắng bạch gầy trơ xương. Vì đã được tiêm thuốc bảo quản nên ông ấy tựa như chỉ đang ngủ say giấc.
-Bố, cuối cùng chúng ta cũng đã về nhà.
Tôi thầm thì với cái xác, linh hồn ông ấy hẳn cũng giống như bao con người xấu số khác, trở thành thức ăn cho Dẫn Hồn Hương, hoặc trở thành ác linh gây họa thì cũng đã bị mấy vị sư chùa đức cao vọng trọng độ hóa.
Hiện giờ ở đây, chỉ là thân xác vô hồn vô nghĩa, ông ấy không ở đây, không ở bên tôi. Hiện giờ, ở trong ngôi nhà xưa cũ, chỉ còn lại mình tôi trơ trọi. Bây giờ, sau này, không còn có thể nghe thấy lại tiếng ông ấy ồn ào cằn nhằn khuyên bảo, tiếng cười sang sảng trêu trọc không ngớt.
Mãi mãi, tôi chỉ còn lại một mình thôi, muốn quay lại, đã là ước nguyện vượt tầm với rồi.
“Nếu như cậu lựa chọn quên đi tất cả, quên đi ký ức khiến cậu đau khổ về nhà cùng những người thân. Thì từ bây giờ hãy để ta trở thành bố của con và đây là nhà mới của con. Tiểu Minh, con không cần phải đi đâu nữa, không cần phải lang thang nay đây mai đó. Đây là nhà, nơi con dừng chân nghỉ ngơi, chốn bình yên khiến con sống không ưu phiền đến cuối đời. Tiểu Minh, đây là nhà mới, chào mừng con, con trai.”
-Bố yên tâm, con nhất định sẽ bảo vệ ngôi nhà.
Tôi nghe thấy tiếng động hai người kia dạo một vòng quanh trở về. Đậy lại nắp thùng nhựa, bấy giờ mới đi tìm nến thắp sáng. Tôi đặt nến trên những chiếc đĩa nhỏ vốn dùng để lót tách trà. Đặt ở phòng khách hai cây, Tư Đồ nói không cần thắp nhiều. Chúng tôi ngồi trên ghế tiếp khách, lặng lẽ ăn trong ánh nến yếu ớt. Cửa nhà bụi bám, đồ đạc xê dịch nhưng không thấy mất mát hư hại. Chắc là lùng tìm tiền bạc và giấy tờ sở hữu đất đây mà. Không biết bọn quan lại định cấp căn nhà này cho vị lãnh đạo nào hoặc đang đăng tin rao bán?
Tôi ăn mấy miếng, vẫn là nuốt không trôi, cứ như thể bị mắc nghẹn nơi cuống họng. Cảm thấy vị giác tồi tệ như ăn đồ ôi thiu. Tôi đem đồ ăn cho Bông Tuyết, miệng nói.
-Hãy giúp tôi lấy lại ngôi nhà.
Tư Đồ ngồi bên cạnh đang rau ráu nhai cơm, vỗ vỗ vai tôi, huynh đệ tình thâm nói.
-Chú em cứ yên chí, chuyện này đại gia đây nhận lời giúp thì nhất định thành. Có điều...
-Xin cứ nói.
-Chú em phải hiểu là, sống trên đời không ai giúp không ai cái gì. Nếu không vì tình vì tiền thì cũng vì thứ khác. Ngay đến thân thích trong gia đình cũng chẳng có chuyện cho không biếu không. Anh mày đây tình tiền không thiếu, sống tới 30 chục tuổi đầu cũng chỉ vì một ước nguyện của lão nhân gia nơi quê nhà.
Tôi im lặng. Cùng máu mủ ruột già cũng phải so đo tính toán thiện hơn sao?
-Đại gia đây làm người chính trực ngay thẳng, không thích vòng vo giấu giếm, cũng không giỏi đóng kịch che đậy lâu. Để đại gia đây nói thẳng cho chú em thông não, vị sinh thành ra anh bị thằng bạn đạo trích chú em cuỗm đi thanh bảo vật gia truyền Cự Khuyết.
Tôi gật nhẹ. Qủa nhiên là thiếu gia nhà Tư Đồ vì tìm kiếm Cự Khuyết mà làm thân với tôi. Gã thấy thế hài lòng, nhoẻn miệng tươi tắn, lại vỗ vỗ vai.
-Chú em hiểu chuyện nhanh như thế tiền đồ vô lượng. Anh giúp chú, chú giúp anh, thế là ơn nghĩa sòng phẳng, sống thế lương tâm mới nhẹ nhõm thảnh thơi.
Cơm nước xong xuôi gã hỏi tôi có thể ngủ ở phòng nào, còn Cung Trường Lĩnh ở sân trước gọi điện thoại. Tôi chỉ vào phòng tôi. Thật ra phòng đó chỉ là nơi chứa quần áo, chứ ngủ thì toàn ở thư phòng, nơi đó có cái ghế gỗ xếp nằm, đọc sách chán thì nhắm mắt lại luôn.
Tôi cũng theo vào, lấy một bộ áo quần rồi đi vào sân sau, tới bên giếng kéo từng gàu nước lên đổ vào chậu nhôm. Điện cắt chắc nước máy cũng mất luôn nên tôi ra sân cởi đồ tắm. Nước lạnh kinh hồn cộng thêm gió đêm rét buốt thổi như quất vào da thịt khiến tôi rùng mình hãi hùng.
Dội ào ào mấy cái từ trên cao xuống, lắc đầu cho tóc văng nước, nước mắt trên mặt cũng bay theo. Lại lặp lại thao tác, liên tục liên tục như thế chẳng khác nào một kiểu tự hành xác ngược thân, cho đến khi, nước mắt không rơi được nữa thì cũng không cần phải xối nước.
Tôi đã không còn nhà để về rồi có phải không? Nơi này chỉ là xác nhà, trở về cũng chẳng còn ý nghĩa. Người bên cạnh vì tôi mà nói vì tôi mà cười đã không còn nữa. Chẳng khác nào lại trở về con người trước kia, thành kẻ tha hương cầu thực vì không nhà cửa không người thân ngóng trông.
Ông ấy nói kẻ không nhà là kẻ bi ai nhất, cho nên ông ấy muốn trở thành nhà của tôi, người thân của tôi. Bây giờ người thân duy nhất trên cõi đời đã không còn, ý nghĩa của từ “nhà” cũng theo đó biến mất, tôi cũng không thể khổ sở hơn được nữa rồi.

Bạn có thể dùng phím mũi tên hoặc WASD để lùi/sang chương.