Thập Niên 70: Mỹ Nhân Trèo Cành Cao

Chương 17: Nhặt Được Bảo Bối 2





Dịch: Y Na
Chu Chấn lắc đầu không đồng ý: “Có anh ở đây, sao có thể để em trả tiền.

Hai người nhìn nhau cười một tiếng, Viên Hiểu Đình cảm thấy cha mình nói rất đúng, Chu Chấn xuất thân không tốt, nhưng lại rất biết cách làm người.
Hạ Tam Muội xót tiền con trai, muốn nói gì đó thì Chu Nguyệt đã nhanh chóng kéo tay áo mẹ mình.
Người lớn hai nhà còn chưa chính thức gặp mặt, hôn sự cũng chưa định đoạt, không nên tiếc chút tiền thể diện ít ỏi này.
Nếu Trương Huệ nhìn thấy cảnh này, chắc chắn sẽ nói trong bốn anh em nhà họ Chu, người thông minh nhất chính là Chu Chấn và em gái Chu Nguyệt của anh ta.
Về phần Chu Đại Hoa, con gái lớn nhà họ Chu đã bị Hạ Tam Muội bán cho nhà người khác làm trâu làm ngựa, và Chu Lỗi em trai Chu Chấn, người chỉ biết âm mưu tính toán, lại chẳng có tác dụng gì.
Chu Chấn xin nghỉ phép, đưa người nhà vào huyện thành, chủ yếu là mua một ít quần áo tươm tất cho gia đình, hai nhà hẹn gặp nhau vào ngày mốt.

Chu Chấn dự định sẽ kết hôn trước khi nghỉ hè.
Kết hôn ở thời đại này không cần quá cầu kỳ, chỉ cần suôn sẻ là được.
Có rất nhiều người đi lấy giấy chứng nhận, buổi trưa đãi khách, buổi chiều đã quay lại làm việc.
Chu Chấn tính toán trong lòng, cha vợ tương lai của anh ta, Viên Quang Tổ, là một quân nhân, tính cách thẳng thắn, không phải là người khoa trương.
Hướng đối diện nhà ăn nhân dân, Trương Huệ đi vào ngõ Bạch Dương, hai bên ngõ là những căn nhà cổ kính, hai bên trồng hai hàng cây, đều là những cây lớn hàng chục năm tuổi.
Xanh mướt khắp nơi, một cơn gió thổi qua, Trương Huệ gấp ô lại, thở dài nhẹ nhõm.
Ở đầu ngõ, một bà cụ đeo kính lão ngồi trên ghế, tay cầm đế giày cười nói: “Con ngõ nhỏ của chúng tôi có mát không.

“Mát ạ.

Bà cụ vui vẻ nói: “Đừng thấy phía bắc huyện này nghèo khó, tuy không có các xưởng như phía tây thành phố hay các cửa hàng bách hóa như phía nam, nhưng chúng tôi gần núi Vân Đình, trong ngõ lại có nhiều cây xanh, mùa hè rất mát mẻ.

“Bà nói rất đúng.

Trương Huệ có thời gian rảnh cũng không sốt ruột, nói chuyện với bà cụ hồi lâu, bà cụ mới hỏi: “Cháu tới đây làm gì?”
“Mẹ cháu kể hồi bà ấy nhỏ, nhà nào cũng dùng mấy cái lu màu trắng xanh to để muối rau, cháu đi khắp nơi tìm mà không thấy, hôm nay rảnh rỗi nên đến khu phế liệu tìm thử.


Bà cụ vỗ đùi: “Bà biết cái lu cháu nói, dưới đáy cái lu đấy có in tem, nghe người ta gọi là Thiên Thanh Đàn, được chở từ trong nam ra, vận chuyển qua chỗ chúng ta về phía bắc, trước khi giải phóng còn có hội nhóm bán buôn nữa.

Thiên Thanh Đàn vừa đẹp vừa to, mấu chốt là rẻ, trước đây ở huyện Vân Đình, nhà ai cũng có một cái lu như thế.
“Cháu đến khu phế liệu nói tên bà, bảo người phụ trách tìm cho cháu là được.

Trương Huệ nhịn không được cười: “Cháu còn chưa hỏi, bà tên là gì ạ?”
“Bà, Dương Chi, người quản lý khu phế liệu chính là thằng hai nhà bà.

Trương Huệ nói cảm ơn: “Lát nữa cháu sẽ nhắc đến tên bà.

Bà cụ cười híp cả mắt: “Đúng là một cô bé xinh đẹp, nhà bà mà có chàng trai nào thích hợp, nhất định bà sẽ đến gặp cha mẹ cháu một chuyến để cầu hôn.

Trương Huệ vui vẻ.

Đi vào ngõ khoảng một trăm mét, Trương Huệ trông thấy người con trai thứ hai của bà cụ, nhìn bề ngoài không quá ba mươi tuổi.
Nhưng nhìn bà Dương như đã đến tuổi có thể làm bà nội rồi.
Dương Thụ cười nói: “Mẹ tôi sinh chúng tôi muộn, nên người khác sẽ thấy mẹ con chúng tôi chênh lệch tuổi tác rất lớn.

Dương Thụ không ngại nói về chuyện gia đình, cha mẹ anh ấy không có đủ tiền nuôi sống những đứa con trước, mấy anh em bọn họ sinh sau mới có thể nuôi lớn an toàn.
Hai mẹ con đều là người nhiệt tình, biết Trương Huệ cần Thiên Thanh Đàn thì dẫn cô ra sân sau xem.
“Thiên Thanh Đàn không hiếm lạ, có hai ba mươi chiếc ở sân sau, có một số thu từ người khác, có một số là tôi không muốn bán.



Bạn có thể dùng phím mũi tên hoặc WASD để lùi/sang chương.