Dịch giả: Sky is mine
Biên: gaygioxuong
Đó là mùa đông năm 1984, do bão tuyết, sau khi đến trạm Nam Kinh tôi xếp hàng tới tận nửa đêm, cũng không có cách nào kiếm được vé xe lửa khởi hành trong ngày, chuyến sớm nhất cũng phải là ba ngày sau. Lúc đó, có bảy tám người cũng bị kẹt lại như tôi, trong số đó có một vị quanh năm buôn bán ở Triêu Thiên cung. Người này họ Triệu, thưở bé không được cha mẹ chăm sóc chu đáo, bị mụn cóc gặm loét một mảng trên đầu. Hiện giờ đã hết mụn nhưng vết loét vẫn còn, cho nên được đặt cho cái biệt hiệu đầy hình tượng: Triệu cóc.
Tôi ngồi chung khoang xe lửa với hắn, hàn huyên giết thời gian đôi ba câu mới phát hiện ra có thể là nửa đồng hành với nhau. Trong quá trình tán dóc trời Nam bể Bắc, hai bên đã dần trở nên tương đối thân thiết. Tên Triệu cóc này là điển hình của hai lúa Nam Kinh, đơn giản dễ hiểu. Hắn vừa thấy tôi không mua được vé là mời tôi ở lại Nam Kinh lòng vòng vài ngày luôn. Vốn dĩ tôi cũng chẳng có đích đến cụ thể nào, nếu đã không mua được vé thì lòng vòng ở lại thành Kim Lăng vài ngày cũng là ý kiến hay. Thế là tôi lập tức vác bao lên lưng, tới khu chợ đồ cổ Triêu Thiên cung cùng với hắn.
Hồi đó, Triên Thiên cung hoàn toàn không phải là nơi chuyên buôn bán đồ cổ như bây giờ. Khi ấy Bạch Hạ* vẫn còn là khu nông thông thuộc quyền quản lý của quân đội, khu chợ Triêu Thiên cung thực sự chẳng khác gì một hội chợ phiên ở làng, ngoài những quán đồ cổ còn có một vài tiểu thương bán quần áo giày mũ, gà vịt, hoa quả, rồng rắn lẫn lộn. Cửa hàng của Triệu cóc nằm sát ngoài rìa của khu chợ, là gian nhà được thuê lại của một hộ dân.
*Tên gọi khác của Nam Kinh
Cửa hàng của hắn tầm mười mét vuông, bên trong phần lớn là đồ phương Tây, nào thì đèn Lưu Ly, tẩu thuốc, thảm Ba Tư, tượng cẩm thạch. Tôi hỏi: "Ông bán đồ cổ hay là bán trang sức thế?" Triệu cóc cười hì hì, cái mặt tròn vo còn hơn cả chậu tráng men.
"Ông không biết đấy thôi, hiện giờ mọi người rất thích đồ nước ngoài, mua đại lấy hai món để bày biện ở trong nhà thôi là đã thấy oai lắm rồi." Triệu cóc bỏ hành lý xuống, chỉ ra khu chợ bên ngoài nói: "Đừng tưởng Triêu Thiên cung ở trước mặt đã náo nhiệt, người anh em đây phát hiện ra một nơi còn tuyệt hơn. Tới tối sẽ dẫn ông tới đó, đảm bảo sẽ trầm trồ khen ngợi."
Nơi hắn nói tới chính là miếu Phu Tử. Thời chiến tranh Xâm Hoa***, miếu bị đốt chỉ còn trơ lại cái khung. Hè năm 1983, chính phủ quyết định xây dựng lại miếu Phu Tử, mất nửa năm mới coi như hoàn thành, không ít cửa hàng đã lần lượt mọc lên như nấm. Triệu cóc vuốt cái đầu chốc bảo, tương lai buôn bán của nơi đây là vô hạn. Hắn đi cửa sau nhờ người thân cấp trước cho một gian cửa hàng nhỏ, định bụng chiếm địa lợi trước, đợi đến khi miếu Phu Tử thịnh vượng lên, khách sẽ tự động kéo nhau tới, không phải lo việc mua bán vắng khách.
**Còn gọi là Chiến tranh nha phiến, do Anh phát động tấn công Trung Quốc vào năm 1840. Đến năm 1842, Anh buộc nhà Thanh phải ký "Điều nước Trung Anh Nam Kinh".
Về phần tại sao lại phải đi vào buổi tối thì dĩ nhiên là vì cảnh đêm 'mười dặm Tần Hoài' động lòng người. Nói đến sông Tần Hoài, trong phong thuỷ học nó được coi là một chuyện cười ra nước mắt được nhiều người biết đến. Sông Tần Hoài xưa kia là một nhánh của sông Trường Giang, sông Hoài thời xưa, tên cổ là "Long Tàng Phố". Nhưng ngài nên nhớ, thời xưa, dính dáng tới chữ Long thì chỉ có một người là hoàng thượng. Tương truyền, vào lúc Tần Thuỷ Hoàng đông tuần, khi tới Kim Lăng thì trên trời có mây tía bốc lên, trong lòng cảm thấy rất khó chịu. Ông ta cho rằng thiên hạ là của mình, Bá Vương khí cũng là của mình, lại nghe ở nơi này có con sông tên là 'Long Tàng Phố'. Lúc ấy, râu ria ông ta dựng ngược hết cả lên: Kim Lăng ngươi, một không phải kinh đô trung tâm, hai không phải là chốn long mạch, dựa vào cái gì mà gọi là "Long Tàng Phố'! Thế chẳng phải là muốn tạo phản hay sao? Gặp ngay phải nhân vật ngang ngược 'đốt sách chôn người tài', dám đấu với cả trời đất non song, thế là chẳng hiểu ông ta gọi tới một đội quân xây dựng từ đâu đến, ồ ạt phá hoại khắp xung quanh thành Kim Lăng, xây dựng các công trình lộn xộn bừa bãi, xẻ núi phá đồi quanh thành Kim Lăng ngăn thành đập nước, chặn đứt đầu nguồn. Rồi lại lấy vàng bạc chôn xuống, với ý đồ phong kín Vương khí Kim Lăng. Người đời sau ngộ nhận con sông này được đào vào thời Tần, nên mới gọi là 'sông Tần Hoài'.
Nhưng lịch sử đã chứng minh 'tất cả phản động chỉ là hổ giấy’. Việc làm đó của Tần Thuỷ Hoàng chỉ là hành động lừa mình dối người. Đến đời thứ hai, nhà Tần đã bị khỏi nghĩa nông dân lật đổ. Sau này, thành Kim Lăng lại trở thành cố đô của sáu triều. Dù có muốn cũng không thể chặn nổi phong thuỷ của vùng đất linh thiêng này.