Tàn Bào

Chương 98: Nhờ Tả Đăng Phong




Ánh nắng mặt trời gay gắt sấy khô quần áo, Tả Đăng Phong lên bờ mặc quần áo vào rồi bắc nồi ăn cơm. Ăn xong cũng không đi ngay mà nằm trên bờ cát ấm ngủ một giấc, hơn một tháng bôn ba khiến hắn vô cùng mệt mỏi và gầy gò, nên hắn quyết định nghỉ ngơi vài ngày.

Mấy ngày liền Tả Đăng Phong vô cùng thoải mái ăn ngủ. Cá trong ao, cây có nấm, bốn phía có gà rừng, hắn ăn tất, chẳng phải ham ăn háu uống gì mà là muốn thân thể trở nên khỏe mạnh, gầy quá mỗi lần lăng không lướt gió đều muốn cảm.

Tuy điển tịch Kim Châm đưa cho hắn xem xong cả, nhưng Tả Đăng Phong cũng không nhàn rỗi, hắn luôn suy nghĩ về nguyên lý của trận pháp, nghĩ cách sử dụng, thử bố trí trận pháp. Những trận pháp hắn nghĩ ra không hoàn toàn chỉ là âm dương Ngũ Hành, có khi trộn lẫn cả nguyên lý bát trận đồ sinh, thương, hưu, đỗ, cảnh, tử, kinh, khai. Bát môn trận chính là tám loại bố trí trận pháp và tám hiệu quả khác nhau. Ba cửa sinh, hưu, khai là cát, có lợi cho người và vật; thương, tử, kinh là hung, có hại cho người và vật; đỗ, cảnh là bình, không hung không cát. Nói đơn giản, bát trận đồ có ba loại giúp người, ba loại hại người, hai cái còn lại là vây hãm, chủ về tĩnh và giằng co.

Cái gọi là trận pháp, chính là thông qua sự thay đổi của sự vật trong một phạm vi nhất định sinh ra biến hóa, khiến cho bên ngoài thay đổi theo. Bản thân trận pháp là một ngọn lửa hoặc một cây lúa, uy lực của bản thân chúng không lớn, nhưng chúng có thể tạo ra cả một vùng lửa hoặc sinh ra cả một ruộng lúa vạn mẫu.

Tả Đăng Phong nắm vững được lý thuyết, liền thử bày trận. Hắn dùng mấy hòn đá bày một trận đơn giản bắt gà rừng phải đứng cố định, không được nhúc nhích, và một trận nữa khiến Thập Tam biến mất ngay trước mắt hắn. Bày trận thành công khiến Tả Đăng Phong hết sức vui mừng, sự diệu kỳ của trận pháp trăm sông vẫn đổ về một mối, chính là đạo âm dương. Muốn bố trí trận pháp chỉ cần nắm được hai yếu tố cơ bản, một là phải biết thế nào là "Châm lửa" hoặc "Gieo", hai là biết rõ nên "Châm lửa" hoặc "Gieo" từ chỗ nào.

Đến khi Tả Đăng Phong cho rằng kiến thức trận pháp của mình đã đại thành thì bị giội hai xô nước lạnh. Xô thứ nhất là Thập Tam quấn vào trận pháp ăn hết con gà rừng. Xô thứ hai là lúc Tả Đăng Phong muốn dùng trận pháp để ép toàn bộ cá trong ao lên mặt nước, kết quả là một ao nước cá lật bụng toàn bộ, cả tôm nhỏ cũng không chừa. Hai đả kích này khiến Tả Đăng Phong hiểu muốn bày trận làm phép không phải chuyện ngày một ngày hai. Tuy hắn đã nhìn ra tinh túy của trận pháp, nhưng hắn chưa khống chế được uy lực của nó, giống như bỏ mồi lửa vào một đống củi to. Mồi lửa đã được bỏ đúng chỗ, nhưng lại không kềm chế được sức lửa mãnh liệt sau đó, khiến cuối cùng không những cả đống củi bị cháy cả, mà còn lan tới đồ đạc xung quanh.

Bảy ngày sau, Tả Đăng Phong cùng Thập Tam lên đường. Đây là vùng Vũ Lăng sơn Hồ Nam, cách tỉnh Hồ Bắc không xa về phía bắc. Nước Lô năm đó chính là ở khu vực này, kéo dài đến tận núi Thần Nông. Các tỉnh thành đã được phân lại vào thời cận đại. Thời Thương Chu ba ngàn năm trước tỉnh thị được phân chia khác, hồi đó họ không chia địa giới cụ thể, nước Dung và nước Lô phát sinh chiến tranh rất có khả năng chính vì tranh đoạt tài nguyên.

Khí hậu Hồ Bắc tốt hơn Hồ Nam, mưa cũng nhiều hơn, nhiệt độ khá thấp, nơi giáp ranh hai tỉnh có không ít thôn trấn, những địa phương này đều ở sâu trong nội địa, quỷ tử chưa đánh đến đây. Tả Đăng Phong vào trấn mua thêm đồ ăn, rồi lần lên hướng bắc. Hắn thích đi từ đông sang tây để quan sát được tổng thể. Cư dân nơi đây tương đối nhiều, Tả Đăng Phong cũng không kiêng kị họ, vào tiệm tạp hóa mua gạo và rượu rồi đi rất nhanh. Hắn không sợ người khác nói hắn ra vẻ khoe khoang, cũng không quan tâm người khác sợ hãi tu vi của hắn, vì căn bản là hắn không quan tâm người ngoài nhìn hắn như thế nào, hắn chỉ biết mình phải tranh thủ thời gian.

Đi từ đông sang tây rồi trở lại mất nửa tháng. Mất nhiều thời gian như thế là vì điều kiện sống của Hồ Bắc tốt hơn Hồ Nam, trong núi thỉnh thoảng có thể nhìn thấy sơn trại và thôn xóm, có người thì có phát triển, cái gọi là phát triển dưới mắt Tả Đăng Phong lại là phá hoại. Nếu không có người, di tích có thể bảo tồn được ba ngàn năm, nhưng chỉ cần có người, đừng nói ba ngàn năm, ba trăm năm cũng còn không có. Điều ấy sẽ khiến việc tìm kiếm của Tả Đăng Phong khó khăn gấp bội, nhưng được cái người ở đây nói chuyện hắn nghe hiểu được, nên mỗi thôn xóm hắn đều dừng chân nghe ngóng, người miền núi tốt bụng cho hắn đồ ăn, nước uống, mỗi lần như vậy, Tả Đăng Phong đều móc tiền đại dương ra đáp tạ, hắn không muốn làm người tốt chịu thiệt.

Nhưng người tốt như thế cũng không nhiều, đa phần đều xem hắn là ăn mày đuổi đi, lần nào Tả Đăng Phong cũng đều ra tay. Họ ra tay đánh đuổi hắn, kết quả là cả đám bị hắn đánh ngã, ai cũng la ó “Lão tử không phục chu!”

Suốt đường đi, Tả Đăng Phong đã đánh không ít người miền núi hung ác, đa số những người bị đánh đều không chịu thôi, cố bò dậy đánh tiếp. Tả Đăng Phong đã đi qua rất nhiều nơi, theo hắn thấy người Đông Bắc và Sơn Đông đã hung hãn, không ngờ người Hồ Bắc còn hung hãn hơn, hắn bực nhất là bọn người kia lúc nào cũng thét to "Lão tử không phục chu!" nghĩa là “Lão tử không phục!”, làm quái gì mà cứ phải nói "Không phục" thành "Không phục chu" chứ?

Lúc đầu Tả Đăng Phong rất bực mình, sau hỏi một ông lão hiền lành mới hiểu được nguyên nhân. Đất là vốn là vùng man di, thiên tử nhà Chu từng mấy lần phái người vừa đấm vừa xoa muốn người nơi này khuất phục, nhưng đều thất bại, họ quyết không phục tùng sự cai trị của nhà Chu, nên câu "không phục chu" chính là lưu truyền từ đó.

Có đôi khi lịch sử thật sự lại nằm trong miệng dân gian, lời giải thích của ông lão đã xác nhận sự phán đoán của Tả Đăng Phong. Sau khi Chu Vũ vương đánh hạ Thương Triêu, không hề phong thưởng công thần, mà tiến hành chèn ép và kiềm chế.

Con người tồn tại sẽ phá hủy di tích, Tả Đăng Phong đi tới đi lui mấy lần vẫn không tìm được manh mối gì, tốc độ tìm kiếm trở nên cực kỳ thong thả, mấy lần đi tới đi lui, trời chuyển từ cuối thu bắt đầu vào đông, kế hoạch của Tả Đăng Phong đã bị Hồ Bắc làm cho trễ nãi hơn năm tháng.

Thời gian dài không được gì khiến Tả Đăng Phong hơi bực bội, nhưng là hắn vẫn không bỏ, hắn nghĩ chỉ cần cố gắng thì không thẹn với lương tâm. Tình yêu của hắn và Vu Tâm Ngữ ban đầu cũng đâu khác gì những đôi nam nữ khác trên thế gian này, nhưng từ khi Vu Tâm Ngữ cắt mạch máu lấy huyết cứu hắn, cho đến khi chảy hết máu mà chết, trong lòng hắn, Vu Tâm Ngữ đã trở thành lớn nhất. Vu Tâm Ngữ chẳng mấy khi nói lời ngon tiếng ngọt, nhưng đến khi sống chết cô đã dùng hành động chứng tỏ cho Tả Đăng Phong thấy cô yêu thương hắn bao nhiêu. Bây giờ Vu Tâm Ngữ chết rồi, Tả Đăng Phong chẳng có cách nào khác để báo đáp tình yêu sâu nặng ấy, chỉ có thể không ngừng kiên trì tìm kiếm mà thôi.

Trong nửa năm nay Tả Đăng Phong đã phải trải qua rất nhiều cực khổ, bị xà trùng cắn nhiều lần, lần nghiêm trọng nhất là một lần nhún xuống thân cây mượn lực bị một con rắn nhỏ hai đầu màu lục cắn, vận linh khí suốt ba ngày mới ép được chất độc ra ngoài, mấy ngày liền sau đó đùi sưng tấy không đi lại được. Ăn uống kham khổ lâu dài khiến cơ thể hắn cực kỳ gầy gò, ngay cả Thập Tam cũng không đành lòng ngồi nhiều trên vai hắn. Tả Đăng Phong mệt muốn chết, nhưng hắn chưa bao giờ có ý nghĩ bỏ cuộc. Đến giây phút cuối cùng của đời mình, Vu Tâm Ngữ mới nói với hắn 'Đăng Phong, em mệt quá.', nên hắn cũng sẽ kiên trì đến một giây cuối cùng đó.

Nửa năm nay Tả Đăng Phong cũng có chút thu hoạch. Hắn tự nghĩ ra rất nhiều trận pháp quỷ dị trước nay chưa hề có, uy lực khá là đáng sợ, vượt hơn hẳn những trận pháp của Kim Châm. Cách chỗ con rắn hai đầu cắn hắn chừng trăm trượng, hắn đào bảy đống đất, lợi dụng trận pháp cô lập thổ khí của khu vực trên, thổ khí bên trong bị tuyệt, mộc khí yếu hẳn, ba ngày sau tất cả cây cối cỏ dại bên trong héo rũ úa vàng, Tả Đăng Phong châm một mồi lửa thiêu cháy tất cả cây cối động vật trong phạm vi trăm trượng đó để phát tiết. Hậu quả là sáng hôm sau Tả Đăng Phong phát hiện tóc của mình bạc hơn phân nửa, đây là trả giá cho tội giết sinh vật vô tội. Tả Đăng Phong ngây người hồi lâu,rồi bật khóc, đây là kiểu bị báo ứng khi còn sống, chỉ có những kẻ cả đời không con mới bị báo ứng khi còn sống như thế. Khóc rống một hồi đã đời, Tả Đăng Phong chuyển thành cuồng tiếu, như vậy cũng tốt, ai làm nấy chịu.

Mùa đông đến, nhiệt độ hạ thấp, Tả Đăng Phong thích mùa đông, vì mùa đông không bị muỗi đốt. Hắn tiếp tục tìm kiếm hầu hết khắp khu vực nước Lô, chỉ còn rừng rậm nguyên thủy khu Thần Nông là chưa đi. Hiện giờ Tả Đăng Phong đã có thể xác định con gà vàng âm chúc của nước Lô là ở quanh khu Thần Nông, vì theo lời sơn dân, họ đã từng thấy người khổng lồ trong núi ấy mấy lần.

Khu Thần Nông là một mảnh rừng rậm nguyên thủy rộng lớn, rất ít người dám đặt chân đến nơi nguy hiểm đó, nhưng người khác không dám đi không có nghĩa là Tả Đăng Phong không dám, hắn mua ít ngũ cốc rồi bắt đầu xuất phát đến khu Thần Nông.

Khởi hành từ sáng sớm, đi đến trưa thì nghỉ ngơi, buổi sáng mua một vò rượu gạo trong sơn thôn, Tả Đăng Phong vừa mới tháo niêm định uống thì cảm giác ngực trái nóng rực. Hắn vội kiểm tra, phát hiện thứ nóng lên chính là lá bùa ngày ấy Kim Châm đưa. Tả Đăng Phong nhíu mày móc lá bùa ra, xác định đúng là nó đang nóng, ngày đó Kim Châm từng nói nếu có việc nguy cấp cần nhờ hắn hỗ trợ, lá bùa sẽ nóng lên chứng tỏ Kim Châm đang gặp nguy nan.

Bây giờ lá bùa nóng rực, Tả Đăng Phong lập tức đứng dậy, vung tay ra hiệu cho Thập Tam nhảy lên vai, nhún chân lăng không, bỏ lại toàn bộ đồ đạc, thức ăn, cấp tốc vọt đi.

Kim Châm là bằng hữu của hắn, lại từng có ân với hắn, Kim Châm gặp nạn, nhất định phải đến cứu!


Bạn có thể dùng phím mũi tên hoặc WASD để lùi/sang chương.