Chúc Nghiên Thu nào đã từng quan tâm Chúc Tố Nương, cái cậu ta cần là Chúc Tố Nương một lòng một dạ, phục vụ cậu ta, nhường nhịn cậu ta.
Thứ gì đâu biến mau hộ!
Ninh Thư bảo kéo xe đi, Chúc Nghiên Thu chạy theo một đoạn dài nhưng không theo kịp vì quá mệt.
Ngoảnh lại nhìn Chúc Nghiên Thu tay chống gối thở phì phò, Ninh Thư khinh. Cậu ta không xứng làm con, không xứng làm chồng, không xứng làm bố.
Chúc Nghiên Thu là sản phẩm thất bại của việc quá chiều chuộng, sóng gió cuộc đời thổi nhẹ đã xác xơ.
Ninh Thư rất lấy làm thắc mắc, tại sao người như cậu ta lại thành công? Vì quầng sáng toả rộng quá?
“U ơi, tại sao thầy lại bảo con gọi là cậu ạ?” Chúc Tư Viễn hoang mang hỏi Ninh Thư.
Ninh Thư trả lời: “Vì thầy con không muốn người khác biết con là con của thầy.”
“Tại sao ạ?”
“Vì thầy con thấy xấu hổ.”
“Tại sao thầy lại xấu hổ?”
“Vì u con không được đi học.”
“Con không hiểu, hai chuyện này có liên quan gì u?”
“Có chứ con trai, thầy con thích cô gái được tiếp thu tư tưởng mới.”
“Con không hiểu?”
“…”
Ninh Thư nhận được mệnh lệnh chuẩn bị hành quân. Ninh Thư hay tin buồn lắm, cô nhìn Chúc Tư Viễn, cô lo cho Chúc Tư Viễn nhất.
Sau sự kiện ngày 18 tháng 9 ba tỉnh Đông Bắc thất thủ, Nhật Bản xâm lược một phần lãnh thổ Trung Hoa. Dân số Trung Hoa quá đông, kinh tế trong nước bị giới hạn, chiến dịch nội chiến nhằm giải quyết tình hình kinh tế không thoả đáng, lại thêm các thành phần phản động phá rối. Để rồi ngày 7 tháng 7 năm 1937, Nhật Bản châm ngòi bùng nổ, bắt đầu tám năm chiến tranh xâm lược toàn bộ lãnh thổ Trung Hoa.
Đạn bác, quân đội liên tục lên chiến trường.
Ninh Thư không còn nhiều thời gian, cô chỉ có ba ngày lo việc gia đình, ba ngày sau cần gia nhập đội ngũ xuất phát.
Khoảng thời gian này đây, biết bao nhiêu người xung phong lên tiền tuyến chống quân xâm lược, cứu đất nước.
“U cho con vào học nội trú đi ạ.” Chúc Tư Viễn nói với Ninh Thư: “Con biết u sắp phải đi rồi.”
Chúc Tư Viễn lớn nhanh như thổi, mới đó đã ngang vai Ninh Thư: “Thầy giáo nói người Nhật Bản xâm lược chúng ta, chúng ta phải đuổi quân xân lược ra khỏi đất nước.”
Ninh Thư: →_→
Mỗi lần nghe Chúc Tư Viễn hô cao khẩu hiệu Ninh Thư lại thấy là lạ. Chúc Tư Viễn bị thầy giáo phẫn nộ nhà Thanh tẩy não rồi.
Chúc Tư Viễn đưa Chúc Tư Viễn đến trường nội trú, cô nói với thầy giáo cô là quân y, đã có lệnh phải lên tiền tuyến, mong nhà trường quan tâm đến con cô.
Thầy giáo nói Ninh Thư cứ yên tâm, nhà trường sẽ chăm sóc cho Chúc Tư Viễn. Đất nước nguy nan, ai ai cũng mong trở về thời bình. Mặc dù không phải ai cũng dám xông pha chiến trường, nhưng vẫn sẵn lòng cống hiến một phần sức lực nhỏ bé vì đất nước.
Ninh Thư ngồi xuống ôm Chúc Tư Viễn: ”Tư Viễn ngoan đợi u về nhé.”
Chúc Tư Viễn dụi nước mắt vào áo Ninh Thư, nghẹn giọng: “Tư Viễn đợi u.”
Ninh Thư lau mặt đứng đậy quay đi. Ngoảnh lại thì thấy Chúc Tư Viễn được thầy giáo cầm tay đang vẫy tay chào mình.
Chúc Tư Viễn giống như nam tử hán, trưởng thành hơn Chúc Nghiên Thu nhiều.
Sau khi đưa Chúc Tư Viễn vào trường nội trú, cô lại ghé lớp tập huấn nhờ thầy để ý con trai mình.
Ba ngày trôi qua rất nhanh, Ninh Thư chỉ mang theo hai bộ quần áo và một hòm thuốc to đại đến doanh trại quân đội. Trong hòm thuốc có thuốc cầm máu, thuốc say nắng, thuôc đau bụng dạng bột và cả một ít thuốc hạ sốt của nước ngoài.
Trong hòm đựng khoảng mười ba cân thuốc, may Ninh Thư có luyện Tuyệt Thế Võ Công lại cũng tập thể dục chăm chỉ, không mệt lắm khi phải đeo hòm thuốc này.
Ba anh bạn cùng học lớp tập huấn với cô được điều đến khu vực khác, Ninh Thư không biết họ được điều đến đâu.
Ninh Thư được đãi ngộ tốt hơn quân lính bình thường một chút nhưng thực sự cũng chẳng tốt hơn là mấy.
Sau phát súng thề, đội quân lập tức lên đường đánh đuổi bước chân của quân xâm lược.
Hiện đang là tháng bảy, thời tiết khắc nghiệt, đội ngũ hành quân dưới cái nắng gay gắt cả ngày, có một số chiến sĩ bị cảm nắng, Ninh Thư đun một xoong nước to hoà thuốc say nắng cho các anh lính uống.
Ninh Thư rất vui vì cô đã chuẩn bị đầy đủ thuốc men. Chẳng ai cần kẻ vô dụng, chiến sĩ quân y mà vô dụng sẽ chẳng sống được bao lâu, lỡ có mệnh hệ gì cũng chẳng ai muốn cứu.
Đội ngũ hành quân liên tục cả ngày lẫn đêm, thiếu xe nên quân lính phải chạy bộ.
Ròng rã nhiều ngày cuối cùng cũng đến chiến trường, từ xa đã nghe thấy tiếng đại bác, tiếng súng, tiếng động cơ máy bay chiến đấu trên cao sẵn sàng ném bom bất cứ lúc nào.
Ninh Thư được đưa ngay vào lều hậu phương. Nghe nói chiến sĩ quân y cũ đã chết nên Ninh Thư vào thay.
Ninh Thư vào trong lều, quân lính bị thương nằm la liệt, ai ai cũng nhăn nhó đau khổ. Có người đau quá vừa khóc vừa lăn ra đất, trông như sắp chết.
Ninh Thư đặt ngay hòm thuốc xuống bắt đầu chữa trị cho quân lính bị thương. Chỉ có một mình Ninh Thư bận rộn trong lều, khám cho người này xong lại chữa cho người tiếp.
Lần đầu Ninh Thư tham gia chiến tranh hiện đại, bom đạn nổ ầm ầm xung quanh, rồi thì máy bay chiến đấu bay vút qua đầu bắn đạn sượt qua tai.
Một viên đạn giết một mạng người.
Ninh Thư bó chặt đùi một anh lính, chân anh lính bị bom nổ mất một đoạn, máu thịt lẫn lộn hở cả xương, máu đang chảy không ngừng. Con ngươi anh ta đang giãn dần, có thể thấy không qua khỏi.
Ninh Thư bó chặt đùi ngăn ngừa mất máu quá nhanh rồi rắc thuốc bột vào vết thương.
Anh lính hét lên đau đớn, Ninh Thư nghiến răng xử lý vết thương, hoàn cảnh không phù hợp để cô nhẹ tay an ủi người bị thương.
Cứ lúc lúc lại có người bị đưa vào, Ninh Thư chữa cho người bị thương nguy hiểm tính mạng trước, những người bị thương nhẹ phải đợi lượt sau.
Ninh Thư liên tục xử lý các vết thương như một con rối.
Cô mệt, mệt vô cùng nhưng tay chân không được phép dừng lại. Cô biết chiến sĩ quân y rất cực khổ nhưng không ngờ cực khổ nhường này.
Không những phải lo chữa trị, cô còn phải đề phòng bom đạn giội xuống từ máy bay chiến đấu của quân địch. Mặt đất rung lắc mạnh, Ninh Thư nghĩ cô sắp bị điếc.
Kết thúc một đợi thả dù, Ninh Thư ngồi dậy tiếp tục chữa cho quân lính. Tay Ninh Thư mất cảm giác, cô không biết khi nào thì cô được phép dừng lại.