[Quyển 3] Ninh Thư - Rất Là Lập Dị

Chương 559: Con dâu nuôi từ bé (2)




Chúc Nghiên Thu tay xách nách mang, cầm tiền u cho lên thuyền. 
Chúc Nghiên Thu đi được không bao lâu, Chúc Tố Nương biết mình mang thai. Nhà nghèo, Chúc Tố Nương gửi một ít tiền xin học làm đậu, từ đây cô bắt đầu chuỗi ngày thức khuya dậy sớm với cái bụng chửa để làm đậu. 
Làm đậu là công việc vô cùng khó nhọc, phải ngâm đậu nành, phải xay đậu bằng cối đá, phải lọc bã lấy nước, đun lắng nước đậu rồi ép khuôn. Tất tần tật các công đoạn do một tay Chúc Tố Nương thực hiện, Chúc Tố Nương chẳng có mấy thời gian để nghỉ trong ngày. 
Đêm hôm phải dậy sớm làm đậu, sáng ra gánh thùng rao bán khắp phố, bán xong về đến nhà bắt tay ngay vào xay đậu. Chín tháng sau Chúc Tố Nương sinh một thằng cu, cũng xem như có người kế tục họ Chúc. 
Chúc Tố Nương làm lụng vất vả, dành dụm tiền bán đậu gửi cho Chúc Nghiên Thu đóng tiền học. Chúc Nghiên Thu rất hay gửi thư hoặc điện báo về nhà kêu Chúc Tố Nương gửi tiền cho cậu ta với lý do cần mua bút máy, sách vở. 
Từ ngày họ Chúc phá sản, Chúc Nghiên Thu không phải chịu khổ, cậu ta vẫn được ăn ngon mặc đẹp dùng đồ hiệu. Ngày ấy đồ ngoại nhập là mặt hàng xa xỉ, vậy mà đến đôi tất Chúc Nghiên Thu đi cũng là mẫu ngoại nhập mới nhất. 
Mỗi lần Chúc Nghiên Thu đòi tiền, Chúc Tố Nương sẽ gửi tiền cho cậu ta dù ở nhà có phải nhịn ăn nhịn mặc, thắt lưng buộc bụng, sống khổ sống sở. Khổ nhất là Chúc Tố Nương, sinh con mới được năm ngày đã phải rời giường bắt tay vào làm việc. 
Chúc Tố Nương không biết Chúc Nghiên Thu có bạn gái học chung trường ở nơi xứ người. Học sinh trong trường cùng tiếp thu tư tưởng mới, tôn trọng yêu đương tự do, trai gái chung trường chung chí hướng rất dễ nảy sinh tình cảm. 
Yêu đương, bao bạn bè là thú tiêu khiển vô cùng tốn kém, Chúc Nghiên Thu không còn cách nào khác ngoài việc thường xuyên điện báo về nhà đòi tiền, Chúc Tố Nương cũng cố mà cho. 
Ngày 18 tháng 9, Nhật Bản xâm lược Trung Quốc, Chúc Nghiên Thu kiên quyết rời xa người yêu xông pha chiến trường, từ đây viết nên truyền kỳ, trở thành sĩ quan cao cấp. Cô bạn gái Phương Phỉ Phỉ trở thành phóng viên chiến trường, được ngợi ca là nữ anh hùng. 
Trong khi ấy, Chúc Tố Nương nơi quê nhà vất vả nhiều năm, cơ thể không còn chịu nổi, chưa đến bốn mươi đã chết trong u uất. 
Cho đến tận khi nhắm mắt xuôi tay, Chúc Tố Nương vẫn không hiểu tại sao Chúc Nghiên Thu nói rằng cậu ta tiếp thu tư tưởng mới khai sáng văn minh nhân loại, chỉ chấp nhận chế độ một vợ một chồng. Cô sống với cậu ta từ nhỏ, sinh con cho cậu ta, bọn cô không phải vợ chồng thì là gì? 
Chúc Nghiên Thu nói rằng khác tư tưởng, không nói chuyện được với cô. Nhưng Chúc Nghiên Thu có mấy lần nói chuyện được với cô đâu, lần nào mà chẳng chỉ đòi tiền. 
Nguyện vọng của Chúc Tố Nương: Không muốn nhọc lòng vì nhà họ Chúc, muốn đưa con trai đi nơi khác tự lo cho cuộc sống. 
Chúc Tố Nương không được đi học, không được mặc váy đi giày da đen như Phương Phỉ Phỉ không phải lỗi của cô ấy, vấn đề ở đây là Chúc Nghiên Thu chê bai Chúc Tố Nương. 
Chung quy lại, Chúc Tố Nương là con tốt thí trong thời kỳ giao thoa giữa tư tưởng phong kiến và tư tưởng tiên tiến. Cô khổ hơn khi lấy phải người chồng vô trách nhiệm. 
Ninh Thư xem xong cốt truyện mà chỉ biết lắc đầu ngao ngán. Vậy mới nói Chúc Tố Nương hiền quá, nguyện vọng cũng chẳng có chí hướng là bao. Cái thứ ăn cháo đá bát thối tha như Chúc Nghiên Thu không giết luôn đi giữ lại để làm mắm à? 
Ninh Thư cảm nhận được hận thù dành cho Chúc Nghiên Thu của Chúc Tố Nương, nhưng vì nghèo khổ từ tấm bé nên cô ấy không dám yêu cầu quá đáng. 
Chúc Tố Nương là con gái phong kiến chính gốc. Hiền lành, hy sinh tất cả, trầy trật vì gia đình đến mức làm mình ti tiện. Trong khi ấy, Phương Phỉ Phỉ tiếp thu tư tưởng mới, nhanh nhẹn, dũng cảm theo đuổi lý tưởng. Bận quần áo nước ngoài sải những bước chân tự tin, rạng rỡ, xinh tươi. 
Một người mặc quần đen áo xám, một người mặc váy cách tân ôm sách báo, có mù mới không biết chọn ai. 
Ninh Thư thì chỉ biết cười ờ hờ hờ cho qua. 
Ninh Thư dụi đôi mắt ngái ngủ, thêm củi vào lò rồi múc váng đậu nổi lềnh phềnh ra. Cô có biết làm đậu đâu, cô học theo trí nhớ của nguyên chủ đấy. Dự là thời gian tới ngày qua ngày cô phải quẩn quanh với nghề này rồi. 
Ninh Thư làm đậu mà lóng nga lóng ngóng, trời đã sáng vẫn chưa làm xong. 
“Tố Nương vẫn ở nhà à, chưa làm xong đậu hả?” Bà Chúc vào bếp hỏi Ninh Thư. 
Ninh Thư đang cố ép đậu vào khuôn, nghe bà Chúc hỏi bèn trả lời: “Con xong giờ đây u.” 
Bình thường mới tờ mờ sáng Chúc Tố Nương đã gánh thùng đi bán, hôm nay mặt trời đã mọc, bà Chúc ngủ dậy vẫn thấy Ninh Thư đang lúi húi trong bếp mới vào xem rồi cùng làm với Ninh Thư. 
Thỉnh thoảng bà Chúc sẽ giúp nhưng chung quy vẫn là phu nhân nhà giàu, dù không còn giàu nhưng không sửa được một vài thói quen. 
Bà Chúc thông minh, ngày còn làm chủ mẫu nhà giàu quản lý rất nhiều tôi tớ, bà ta biết mượn lời đánh vào tâm lý, thường xuyên kể khổ với Chúc Tố Nương, khen Chúc Tố Nương là con dâu hiền thục, lấy được Chúc Tố Nương là phúc tổ ba đời nhà họ Chúc. 
Ngày bé Chúc Tố Nương không có tiếng nói trong nhà, ăn cơm cũng phải ăn dưới bếp. Nay được bà Chúc khen làm cô vui lắm. Bản chất Chúc Tố Nương là người hiền lành, lại nói cô đã là người nhà họ Chúc, không còn nơi nào để về, làm việc nặng nhọc cũng đâu có xá gì. 
“Tố Nương, dạo này có tin gì của Nghiên Thu không?” Bà Chúc hỏi Ninh Thư. 
Ninh Thư trả lời qua loa: “Không có u ạ, chắc là sắp có rồi.” Chúc Nghiên Thu đang yêu đương vô cùng cần tiền. 
Mãi mới làm đậu xong, cô đặt đậu vào thùng, xỏ đòn gánh lên vai. Cô lấy đà nhưng không sao nhấc được thùng lên, đành phải vận khí đan điền thử lại. 
Lần này gánh lên được rồi nhưng đòn gánh đè đau vai, Ninh Thư loạng choạng mấy bước mới đứng vững. 
Từ ngày Chúc Nghiên Thu xa nhà đi học ở Thượng Hải, ngày nào Chúc Tố Nương cũng vất vả với chuỗi công việc. Song Chúc Nghiên Thu không biết ơn, chỉ biết vô trách nhiệm, ra sức bóc lột Chúc Tố Nương. 
Chúc Nghiên Thu tiếp thu tư tưởng mới đề cao tự do, bình đẳng, bác ai, ai cũng có quyền hạnh phúc. Nhưng thật sâu trong tim cậu ta lại khinh Chúc Tố Nương dốt nát, quê mùa. 
“Tư Viễn ngủ dậy u trông cháu giúp con với nhé.” Ninh Thư nhắn gửi bà Chúc. Chúc Tư Viễn sắp ba tuổi là con của Chúc Nghiên Thu và Chúc Tố Nương. 
Bà Chúc gật đầu, dặn Ninh Thư đi đường cẩn thận. 
Ninh Thư gánh thùng đi bán, gặp một số người quen mua đậu trên con đường mà Chúc Tố Nương vẫn đi. 
Bán đậu không phải việc khó, cái khổ là gánh thùng. Thùng đậu phải có nước, gánh hai thùng đi khắp nơi làm cô mệt gần chết. 
Không biết Chúc Tố Nương kiên trì thế nào, kiên trì như thế nhưng chỉ kiếm được chút tiền mọn mỗi ngày, cộng hết tiền lại mới được được một phần năm đồng bạc. Năm này năm đồng bạc mua được một con trâu, hai đồng bạc đủ cho một nhà ba người sống cả năm. 
Dù vất vả nhưng có làm mới có tiền cho Chúc Nghiên Thu đi học, cho Chúc Nghiên Thu ăn sung mặc sướng. 
Đậu má nó, Ninh Thư rất muốn vứt hết đi, nghĩ đến con trai của Chúc Tố Nương lại đành phải bán đậu tiếp. 

Bạn có thể dùng phím mũi tên hoặc WASD để lùi/sang chương.