Hiểu được hiện giờ cấp cơ sở ở nông thôn nhằm làm đường, mương rãnh mà sử dụng đủ loại thủ đoạn để tiến hành cưỡng ép phân bổ tiền và tình hình nghĩa vụ là hiện trạng tương đối phổ biến, hơn nữa cũng còn không ít những chuyện đằng sau, đột nhiên Lục Vi Dân thấy đây sẽ là một chủ đề khá hay.
Hiện nay đối với nông dân mà nói, vốn dĩ thuế nông nghiệp và các khoản tổng hợp ở nông thôn là tương đối nặng nề, thêm vào đó địa phương một mặt muốn đón ý yêu cầu của cấp trên, một mặt cũng vì yêu cầu phát triển kinh tế của địa phương liền bắt đầu không ngừng phân bổ và tập trung vốn để hoàn thành cải tạo cơ giới hóa nông thôn. Điều này cũng khiến cho những nông dân vốn dĩ vì trồng trọt lương thực không kiếm ra tiền, thậm chí lỗ vỗn trở nên vô cùng bất mãn, liên tiếp xảy ra các vụ việc không nộp tiền, còn thật sự có một số phong trào chống nộp thuế như trước giải phóng. Đây cũng trở thành một nhân tố mấu chốt khiến quan hệ giữa cán bộ cấp cơ sở và quần chúng trở nên căng thẳng.
Vì thế mà Lục Vi Dân đã lấy hiện tượng này làm đề tài điều tra số đầu tiên của “Tình hình Phong Châu”, hơn nữa người điều tra chắp bút cũng chính là tay bút lão làng trong phòng Đổng Như Thuận và người phóng viên bản địa đó cùng với sinh viên thực tập của phòng là tiểu Bồ tập trung thành một tổ để trực tiếp điều tra phỏng vấn.
Không ngờ rằng người phóng viên bản địa đó đúng là có chút năng lực, hơn nữa lại quen đất quen người, ở cả mấy huyện đều có một vài người quen biết rõ tình hình, chẳng mấy đã đi một lượt, tổng kết được tình hình sơ bộ của cả mấy huyện. Đổng Như Thiệu thì không dám coi nhẹ, lại dẫn thêm hai người nữa đi xuống đích thân tìm hiểu tình hình, dùng chiêu bài chính quyền cơ sở phản ánh vấn đề, cứ như vậy lừa gạt lấy được những tài liệu điều tra này. Sau khi chắt lọc thì đưa chúng đến chỗ Lục Vi Dân, hắn chau chuốt thêm một lần nữa rồi sau đó cho ra mắt tờ “Tình hình Phong Châu” số đầu tiên.
Tuy nhiên Lục Vi Dân cũng biết cách này chỉ có thể làm lần này, khi chính quyền cơ sở phía dưới còn không rõ lắm về uy lực của tờ “Tình hình Phong Châu” này, bọn họ vẫn chưa thật để ý. Nhưng một khi đã phát hiện ra nội dung của nó thậm chí có thể đe dọa cực lớn đến cái mũ lông chuồn trên đầu họ thì họ có khả năng sẽ đề phòng phóng viên rất kỹ.
Tuy Lục Vi Dân không cho rằng tất cả trách nhiệm cho nguyên nhân của mấy vấn đề này hoàn toàn thuộc về chính quyền cơ sở, nhưng tố chất của một số cán bộ cơ sở còn thấp, không thể làm công tác quần chúng thời kì mới. Họ hiểu không triệt để chính sách bên trên, năng lực thực thi chính sách kém, làm cho các kiểu mâu thuẫn nhiều lần phát sinh là sự thực. Hắn hi vọng “Tình hình Phong Châu có thể trở thành một nguồn phản ánh chính xác, khách quan các loại vấn đề còn tồn tại ở cấp cơ sở, mà không phải trách cứ một địa phương nào, chỉ tiến hành điều tra phân tích tình hình cụ thể, còn về việc nên xử lý vấn đề như thế nào thì không phải là trách nhiệm của “Tình hình Phong Châu”.
Lục Vi Dân đọc một lượt cẩn thận số đầu tiên của “Tình hình Phong Châu”, thực ra nội dung của tờ tập san nội bộ này cũng không nhiều, chỉ có ba bài viết, tổng cộng cũng không hơn mười nghìn chữ.
Trừ những nội dung trên ra thì trong hai bài có một bài đề cập đến nguồn gốc và phân tích vấn đề sự cố an toàn lao động xảy ra liên tiếp ở mỏ than vùng núi phía Bắc huyện Cổ Khánh, còn một bài là hiện trạng của đoàn làm phim Lộ Thiên huyện Song Phong. Bài viết về an toàn lao động ở mỏ than vùng núi Cổ Khánh Sơn nhiều lần xảy ra sự cố là do Trương Kiến Xuân tự mình chấp bút. Còn bài hiện trạng đội ngũ điện ảnh Lộ Thiên huyện Song Phong là do Lục Vi Dân đích thân đến Song Phong mất hai ngày rưỡi để điều tra, thậm chí còn dành một buổi tối để cùng đội điện ảnh đến thôn xã chiếu phim, cảm nhận tình hình thực sự, cũng lắng nghe thái độ và cách nhìn của người chịu trách nhiệm của đoàn làm phim và cán bộ chính quyền cấp cơ sở địa phương đối với đoàn làm phim này.
- Tôi thấy thế là được rồi, đi thôi, Kiến Xuân. Trước tiên chúng ta sẽ đưa bản mẫu này cho Trưởng ban thư kí duyệt một chút, nếu không có vấn đề gì thì có thể đi in ấn. Số lượng ấn hành cũng phải cân nhắc một chút, đừng nên quá nhiều, tránh gây ra động thái quá lớn. Theo tôi số thứ nhất chỉ in 30 quyển, chủ yếu là để đáp ứng cho cán bộ cấp phó sở trở lên của Ủy ban nhân dân Địa khu và Hội đồng nhân dân, Mặt trận Tổ quốc, Công ủy. Còn chuyện về sau này có mở rộng quy mô ra để phủ sóng tới cán bộ cấp phòng hay cấp phó phòng hay không thì phải xem sau khi Trưởng ban thư kí báo cáo với Bí thư Hạ nghiên cứu xong mới đưa ra quyết định.
An Đức Kiện tận dụng lúc nghỉ trưa để xem hết tờ “Tình hình Phong Châu”, nó gần như phá vỡ thói quen mỗi ngày cần nghỉ trưa của ông.
Tờ tập san nội bộ “Tình hình Phong Châu” mà Lục Vi Dân và Trương Kiến Xuân đưa tới ban đầu cũng không khiến An Đức Kiện để ý.
Theo ông thì nó cùng lắm thì như tờ “Phản ánh tình hình Lê Dương” như Địa ủy Lê Dương đã làm, kiểu này cũng chẳng khác gì một loại thu thập tài liệu, mỗi tháng một bản. Nhưng tờ báo kia của Lê Dương viết quá bình thường, dù An Đức Kiện có thời gian rảnh rỗi không có việc gì làm thà nhắm mắt nghỉ ngơi chứ cũng không muốn lãnh phí tinh thần vào những lời nói suông khách sáo dài dòng văn tự kia.
Nhưng sau khi ông ta nhận được số đầu tiên này, lập tức bị thiết kế với nền trắng và bốn chữ “Tình hình Phong Châu” theo kiểu chữ Khải hấp dẫn, các đầu đề của ba bài viết được dùng như các tiểu tiêu đề ở ngay trang bìa, phía dưới bốn chữ cỡ lớn “Tình hình Phong Châu”, chữ nhìn thanh lịch trang nhã, rất có hơi thở của cơ quan chính phủ.
Mà càng khiến cho An Đức Kiện cảm thấy hứng thú chính là nội dung của ba bài viết. Sau hơn mười phút đọc qua một lượt, sau đó lại dành hơn nửa tiếng đọc kỹ càng cả ba bài, ông ta cảm thấy ba bài viết này rất phù hợp với các vấn đề cụ thể còn tồn tại trong cuộc sống hiện thực của cấp cơ sở trong các huyện ở Phong Châu hiện nay, nhằm vào vị trí, nhu cầu lợi ích của từng nhóm người trong các vấn đề này. Tuy bài viết không đề cập đến biện pháp giải quyết nhưng lại phân tích được tiền căn và hậu quả một cách rất rõ ràng, hơn nữa lại rất có chiều sâu khiến cho An Đức Kiện rất xúc động.
Cậu Lục Vi Dân này đúng là một nhân tài, đặt ở vị trí nào cũng đều có thể nghĩ ra những điều độc đáo. Giống như tờ “Tình hình Phong Châu” này, trước khi Lục Vi Dân đến tuy là văn phòng Địa ủy lúc nào cũng nói là muốn làm việc đó, nhưng hết lần này đến lần khác không phải lý do này thì là nguyên nhân kia, vẫn không thể làm được, mà ngược lại, sau khi Lục Vi Dân đến mới thực sự bắt đầu coi trọng tờ tập san này. Hơn nữa trong bộn bề công việc mà hắn cũng có thể bớt thời gian đi điều tra khảo sát, điều tra cụ thể tận gốc, vậy mới có được ba bài viết.
Ba bài viết đều có trọng điểm, nhưng vẫn duy trì tác phong ngắn gọn, hàm sức, sắc bén. Cách dùng từ, đặt câu cũng rất điêu luyện, cách nhìn vấn đề cũng rất độc đáo, không phải là ai nói sao nghe vậy hay viết theo đa số, điều này khiến cho An Đức Kiệt tán dương một phen.
Đặt tờ tập san số đầu tiên này xuống, An Đức Kiện day trán, suy nghĩ cẩn thận.
Phải nói là nội dung của số đầu tiên này rất sát với thực tế, lại rất có ý nghĩa trọng tâm. Nếu đổi lại nó là do một Trưởng phòng Tổng hợp dày dặn kinh nghiệm làm ra thì An Đức Kiệt cũng sẽ không chút do dự mà đồng ý cho in và phát hành tới Ủy ban nhân dân Địa khu, các vị lãnh đạo Hội đồng nhân dân, Mặt trận Tổ quốc, Công ủy, tin rằng cũng có thể khiến cho người ta chấn động. Nhưng đối với Lục Vi Dân mà nói, đây có phải là chuyện tốt hay không cũng khó mà nói trước được.
Vấn đề chọn đề tài của mấy bài viết trong tờ tập san này đều không có vấn đề gì, thậm chí có thể nói là có phần tuyệt vời là đằng khác, cũng phù hợp với chủ đề sáng lập của “Tình hình Phong Châu”. Mấy ý mà lúc trước, khi báo cáo với ông ta Lục Vi Dân có nhắc đến rất phù hợp với quan điểm của An Đức Kiện, ý tưởng này hắn cũng đã từng báo cáo với Hạ Lực Hành và cũng được ông ta cho phép và ủng hộ. Địa ủy cần có một con đường có thể phản ánh trực quan, khách quan tình hình cán bộ cấp cơ sở ở phía dưới, mà tờ “Tình hình Phong Châu” là tập san nội bộ với lượng người đọc rất nhỏ, không cần phải làm trọn vẹn nhiều bề, ăn chắc như những đơn vị truyền thông lớn, vừa vặn có thể gánh vác phần trách nhiệm này.
Chỉ có điều số đầu tiên này “bắt mắt gai góc” như thế này, nhất định sẽ làm cho một số người cảm thấy đứng ngồi không yên, Tổng biên tập “Tình hình Phong Châu” là An Đức Kiện, Phó biên là Phan Tiểu Phương nhưng ai cũng biết Chủ biên thường vụ Lục Vi Dân mới là người khởi xướng.
Ở độ tuổi như vậy mà tài trí ghê gớm quá, không tránh được cây to gọi gió đến. Cây to gọi gió đến cũng là cây đủ to mới gọi gió đến, quan trọng là cây còn quá nhỏ nhưng cao thì cũng trở nên nổi bật giữa rừng, sẽ khiến cho mưa gió đến. Như thể có thể chống đỡ được hay không thực sự khó nói, nhất là hiện tại đang đứng trước chuyện Hạ Lực Hành có khả năng trong tương lai không xa sẽ phải rời khỏi Phong Châu.