Quan Đạo Vô Cương

Chương 239: Con đường giải quyết





Mấy người đều lặng lẽ gật đầu.
Việc cải tạo mấy con đường nối liền giữa thành phố Phong Châu và các huyện trực thuộc có quy định rõ ràng, chia thành ba năm cải tạo xây dựng. Mà việc xây dựng đường Phong - Cổ là nhiệm vụ quan trọng hàng đầu, đây vừa là việc cần thiết trong xây dựng kinh tế, cũng mang một ý nghĩa chính trị nhất định. Bất kể là Hạ Lực Hành hay là Lý Chí Viễn đều không chút phản đối việc này.
Việc phân bổ số tiền vốn xây dựng còn lại liền rõ ràng là mật ít ruồi nhiều. Đặc biệt là khi Lý Chí Viễn nêu ý tưởng lấy một phần tiền vốn được các ưu tiên dùng cho vấn đề nhà ở của các cán bộ ở các bộ và ủy ban trung ương ở Ủy ban nhân dân Địa khu, nó ngay lập tức trở thành đề tài thảo luận nóng nhất trong thời gian trà dư tửu hậu mỗi ngày của các cán bộ ở các bộ và ủy ban trung ương ở Ủy ban nhân dân Địa khu.
Điều này đương nhiên khiến các cán bộ đến làm việc ở Phong Châu cảm thấy có chút hi vọng, trong lòng phấn chấn hẳn lên, nhưng việc sử dụng tiền vốn cũng còn liên quan đến việc triển khai các công việc khác. Ví dụ như xây dựng đường phố và quản lý thành phố ở Phong Châu và xây dựng chiếc cầu lớn Phong Giang kéo dài qua sông Phong Giang.
Ủy ban nhân dân Địa khu hy vọng việc xây dựng đường sá ở khu trung tâm thành phố và công trình quản lý thành phố do tài chính thuộc cấp thành phố Phong Châu đảm nhiệm càng nhiều hơn một chút. Về điểm này Ủy ban nhân dân Địa khu cũng đã nghiên cứu qua vài lần, cơ bản đã có ý kiến rõ ràng. Nhưng nó gặp phải sự nhất quyết phản đối từ phía thành phố Phong Châu.
Phía thành phố Phong Châu biểu hiện rõ ràng là không có lực gánh vác tài chính, đồng thời còn thể hiện nếu như các Ủy ban nhân dân Địa khu nhất định muốn sắp xếp cứng rắn, vậy thì nội bộ thành phố không thể không cân nhắc đến việc trì hoãn quy hoạch xây dựng ban đầu từ ba năm kéo dài đến năm năm, cùng với đó là cắt giảm đầu tư cho giáo dục và y tế. Thậm chí mối quan hệ giữa các lãnh đạo chủ chốt ở Thành ủy và Ủy ban nhân dân thành phố Phong Châu vốn dĩ không thật hòa hợp nhưng trong vấn đề này lại có sự kiên quyết nhất trí hiếm thấy.
Về vấn đề này Ủy ban nhân dân Địa khu, Ủy ban nhân dân thành phố và Thành ủy Phong Châu đã tiến hành tranh luận mấy lần. Bí thư Thành ủy Phong Châu, Chủ tịch thành phố Trương Thiên Hào thậm chí trong một vài trường hợp cá nhân còn tuyên bố, cho dù bị mất chức thì cũng không thể làm vấy bẩn lương tâm, chỉ vì muốn lấy lòng Ủy ban nhân dân Địa khu mà bán rẻ lợi ích của thành phố Phong Châu. Nghe nói nó giành được sự khen ngợi đồng loạt của cán bộ, công nhân viên chức thành phố Phong Châu, thậm chí không ít những cán bộ lão thành còn tỏ rõ rằng bất kì ai muốn vì chức vị mà tuân theo quyết định của Ủy ban nhân dân Địa khu thì người đó là kẻ phản bội của thành phố Phong Châu.
Chính vì sự đối địch mạnh mẽ về vấn đề này cũng khiến cho mối quan hệ giữa Ủy ban nhân dân Địa khu mới thành lập chưa lâu và Thành ủy, Ủy ban nhân dân thành phố Phong Châu đột nhiên trở nên căng thẳng.

Tuy rằng chỉ là cuộc thảo luận có tính tạm thời, những ai nấy đều biết rằng vấn đề này là không thể trốn tránh.
Nói đi nói lại vẫn là một chữ - tiền… Đặc biệt là khi liên quan đến lợi ích thực tế của hai cấp Đảng ủy và chính quyền.
Là một địa khu mới thành lập, mối quan hệ giữa Ủy ban nhân dân Địa khu và thành phố Phong Châu có chút nhạy cảm. Mà loại nhạy cảm này – thể hiện ở rất nhiều khía cạnh. Một mặt là bất hòa và xung đột về lợi ích giữa địa khu và thành phố… Một mặt là mối quan hệ giữa Ủy ban nhân dân Địa khu và hai cấp chủ quản Đảng và chính chính quyền ở thành phố Phong Châu. Trong đó còn bao gồm mối quan hệ giữa lãnh đạo tiền nhiệm và lãnh đạo kế nhiệm, có thể nói là hết sức phức tạp và nhạy cảm – Mức độ mà ngay cả những người trong cuộc cũng chưa chắc đã có thể hiểu và nắm rõ được tình hình.
- Bí thư Hạ, tôi thấy trong vấn đề này, cần thực sự cầu thị mà đánh giá một chút mức độ nặng, nhẹ và nhanh, chậm cùng với việc phân chia quyền lợi và trách nhiệm giữa địa khu và thành phố Phong Châu. Địa khu Phong Châu không phải là một thành phố trực thuộc tỉnh, trách nhiệm và nghĩa vụ trong việc xây dựng cơ sở hạ tầng quản lý thành phố, bao gồm cả xây dựng đường sá thành phố theo lẽ thường mà nói chủ yếu vẫn thuộc về thành phố Phong Châu… Nhưng Phong Châu là địa khu mới thành lập, tỉnh lại trích một khoản kinh phí để cải tạo xây dựng đường sá ở Phong Châu, khó tránh khỏi phía thành phố Phong Châu có một số ý tưởng. Tôi thấy đối với vấn đề này Địa ủy cần có một phương án rõ ràng, không thể cứ mãi đùn đẩy qua lại với thành phố Phong Châu như thế này được. Đây không phải cách giải quyết. Mà cá nhân tôi nhận thấy địa khu Phong Châu sớm muộn gì cũng sẽ đổi thành thành phố trực thuộc tỉnh, đây là một xu thế lớn… Nếu thành phố Phong Châu chúng ta xây dựng với tiến độ nhanh, phát triển kinh tế với tốc độ cao, quá trình chuyển từ địa khu tới thành thành phố trực thuộc tỉnh có thể rút ngắn hơn trên diện rộng.
Tôn Chấn vốn không tùy tiện phát ngôn…Nhưng những lời nói đều đâu ra đấy, có chút trọng lượng.
- Cho nên tôi cảm thấy việc Trương Thiên Hào đề xuất yêu cầu địa khu trợ giúp ủng hộ trong việc nguồn tài chính cũng không phải không có lý, cũng không đơn thuần là vì lợi ích của thành phố Phong Châu. Nói khó nghe một chút, lẽ nào nói thành phố Phong Châu lại không thuộc địa khu Phong Châu? Ủy ban nhân dân Địa khu nằm ở thành phố Phong Châu. Khu vực trung tâm thành phố Phong Châu được xây dựng tốt cũng là một sự khẳng định đối với địa khu Phong Châu của chúng ta.
- Thế nhưng, đồng chí Tôn Chấn, số tiền chỉ có như vậy, nếu cứ phân đều thì từng hạng mục công việc cũng sẽ bị ảnh hưởng.
Lý Chí Viễn dường như im lặng một hồi rồi mới tiếp tục nói:
- Hãy đặt mình vào hoàn cảnh người khác mà suy nghĩ một chút. Các bộ và uỷ ban trung ương ở Ủy ban nhân dân Địa khu Phong Châu chúng ta phần nhiều là cán bộ từ nơi khác đến… đưa theo vợ con đến đây thuê phòng, thậm chí là ở trong trường học. Điều kiện ở Phong Châu kém hơn rất nhiều so với điều kiện sinh hoạt và làm việc trước kiacủa bọn họ. Giải quyết vấn đề chỗ ở, để họ có thể toàn tâm toàn ý tập trung cho công việc. Tôi thấy rằng việc này là điều cần thiết đáng được ưu tiên. Còn về phần nói là xây dựng thành phố Phong Châu… chính là như ý anh nói, địa khu không phải là thành phố cấp ba, trong việc xây dựng các công trình quản lý thành phố, thành phố Phong Châu nên gánh vác nghĩa vụ và trách nhiệm cần thiết. Chúng ta có thể hiểu được tâm trạng của đồng chí Thiên Hào, nhưng là một lãnh đạo chủ chốt của Đảng ủy chính quyền cấp một, tôi tin cậu ấy sẽ hiểu được những khó khăn hiện nay của Ủy ban nhân dân Địa khu chúng ta.
- Quan điểm của Chủ tịch Địa khu tôi không dám đồng ý bừa. Tôi cũng không hề phản đối việc đẩy nhanh tiến độ và cường độ xây dựng nhà ở cho cán bộ công nhân viên chức của chúng ta. Nhưng tôi thấy việc triển khai toàn diện với quy mô lớn như vậy dường như không thực tế, tiền vốn đầu tư vốn dĩ là có hạn, dùng toàn bộ số vốn để đầu tư vào chưa hẳn đã có thể làm xong. Mà Công đoàn của các huyện và thành phố của địa khu Phong Châu sẽ nhìn nhận như thế nào? Vì xây dựng kí túc xá cho cán bộ công nhân viên, có thể chiếm số tiền đầu tư để xây dựng đường sá và công trình quản lý thành phố ở Phong Châu? Một khi tin đồn này lộ ra ngoài sẽ khiến công việc của chúng rơi vào thế bị động, chúng ta không thể không suy xét đến vấn đề này…
Lục Vi Dân biết rằng cuộc thảo luận ngắn ngủi ngày hôm nay sẽ không có kết quả, trừ phi Hạ Lực Hành trực tiếp ra quyết định cuối cùng. Thế nhưng rất rõ ràng là Hạ Lực Hành không có ý định như vậy, vấn đề phức tạp vây lấy ông ấy không chỉ có một công việc cụ thể này, sự đối nghịch giữa Tôn Chấn và Lý Chí Viễn lúc ẩn lúc hiện, làm một Bí thứ Địa ủy khu vực cần khéo léo cân bằng điều này, cũng cần có năng lực điều khiển và nghệ thuật lãnh đạo tuyệt vời.
- Ồ? Cậu nói có thể thử để nhà máy cơ khí Trường Phong và nhà máy Bắc Phương đến Phong Châu?
Chén trà vốn đang định nâng lên của An Đức Kiến bỗng dừng trong không trung, lại đặt xuống, dường như đang đánh giá ý tưởng này của Lục Vi Dân. Sau khi tập trung tinh thần suy nghĩ một hồi, An Đức Kiện mới chắp tay sau lưng và đi lại trong văn phòng, ngước mắt lên nhìn Lục Vi Dân và chậm rãi hỏi:
- Cậu nghĩ như thế nào về chuyện này?
- Trưởng ban thư ký, tôi cũng không phải là nghĩ ra điều gì. Hai ngày trước tôi về kí túc xá, hàng xóm của tôi có người nhà là người của nhà máy Trường Phong ở Ứng Lăng, đúng lúc nói đến chuyện phải về quê bàn bạc về chuyện nhà máy Trường Phong sắp chuyển dời toàn bộ, nghe nói những công nhân cũng đang tranh luận về chuyện nhà máy Trường Phong sẽ chuyển đi đâu. Dường như là nhà máy Trường Phong không thực sự muốn chuyển đến thị trấn Ứng Lăng, mà muốn chuyển đến thành phố. Tôi liền cân nhắc, Phong Châu của chúng ta chẳng phải mới xây dựng sao? Sao lại không thể chuyển đến Phong Châu chúng ta? Vừa vặn có thể kết hợp với quy hoạch trung tâm thành phố Phong Châu chúng ta, giống như vẽ trên một tờ giấy trắng, đã vẽ nhiều rồi, còn không thể thêm vài nét vào sao? Tốt xấu gì Phong Châu chúng ta cũng là nơi đặt Ủy ban nhân dân Địa khu đúng không? Tuy rằng nói xí nghiệp công nghiệp quân sự không có quan hệ thật sâu sắc với địa phương, nhưng bọn họ đến Phong Châu chúng ta, dù gì cũng phải tiêu dùng, ít nhất cũng tăng dân số thành phố. Nguồn hàng rau ở ngoại ô cũng có thể bán được nhiều hơn một chút, còn có thể bán được giá tốt, đúng vậy không?
Lục Vi Dân nửa đùa nửa thật nói:
- Trưởng ban thư kí, chuyện này tôi cũng là thuận miệng thì nói thôi. Có phù hợp hay không, có thể thực hiện được hay không thì tôi cũng không dám nói, điều đó phải để các lãnh đạo phân tích và nhận định.
- Tuy nhiên tôi đang nghĩ Phong Châu từ huyện chuyển thành thành phố, dân số thành phố ít như vậy, bên trong thành phố chật hẹp, cũ nát, các công trình quản lý thành phố khá là lạc hậu. Vấn đề nhà ở cho số cán bộ đông như vậy của chúng ta chẳng phải cũng chưa được giải quyết sao? Có phải có thể cân nhắc phối hợp với nhà máy công nghiệp quân sự lớn, không chừng bọn họ có thể ngụ lại, tiện thể có thể giúp chúng ta xây dựng đường sá và nhà ở hay không? Dù coi như chẳng được thơm lây là bao, riêng điểm lợi nhỏ này cũng là tiết kiệm được bao nhiêu thì hay chừng đó, đúng vậy không?
Nghe lời nói của Lục Vi Dân đoạn sau có chút đùa cợt, An Đức Kiện liếc mắt nhìn Lục Vi Dân một cái, tên nhóc này cố ý rình mò đây, nửa đùa nửa thật. Nhưng điểm này lại là vượt khỏi lối nghĩ cũ mòn, đáng để cân nhắc.
Thấy An Đức Kiện không hề nói một lời mà lại ngồi xuống ghế, Lục Vi Dân cũng biết điều mà lặng lẽ rời khỏi.
Lục Dân Vi đề cập đến điểm này thực sự khiến An Đức Kiện có chút cảm thấy thông suốt.

Trong cuộc thảo luận tạm thời kia mơ hồ đã bốc lên mùi thuốc súng, trong việc xây dựng quy hoạch thành phố và vấn đề ưu tiên suy xét, Lý Chí Viễn và Tôn Chấn đối đầu gay gắt. Tuy rằng Hạ Lực Hành vẫn không tỏ rõ thái độ, nhưng An Đức Kiện cũng biết Hạ Lực Hành là có khuynh hướng nghiêng về ý kiến của Tôn Chấn.
Chẳng qua ý tưởng của Lý Chí Viễn cũng có "Nền tảng ý dân " rất sâu sắc, nhất là đằng sau đó là các cán bộ đến từ Lê Dương và từ phía các huyện lên, đều mong chờ có thể được sớm chuyển khỏi những căn phòng đang thuê. Lý Chí Viễn đề xuất phải ưu tiên bảo đảm giải quyết vấn đề nhà ở của cán bộ công nhân viên chức, quả thực liền trở thành người có công ơn to lớn đối với bọn họ. Người dám đề xuất ý kiến phản đối chính là đối nghịch với đông đảo cán bộ ở đây. Cho dù là Hạ Lực Hành cũng không thể không suy nghĩ đến ảnh hưởng tiêu cực của việc phủ quyết ý kiến của Lý Chí Viễn mang lại.
Lời nói của Lý Chí Viễn không hề sai, nếu muốn chỉ có một số vốn mà chia cả cho các hạng mục công việc là không thực tế, chỉ có thể ưu tiên rõ ràng một bên nào đó. Nhưng ý kiến của Tôn Chấn tuy có chút đối nghịch với “ý dân”, nhưng lại đúng lẽ phải.
Đây là số vốn được dùng để giải quyết vấn đề cải tạo cơ sở hạ tầng yếu kém ở Phong Châu. Tạm thời chiếm một phần số vốn đó để xây nhà ở cho cán bộ và công nhân viên chức, đợi đến khi tài chính của địa khu chuyển biến tốt hơn sẽ bù vào. Việc này tuy không tăng cao đến mức vi phạm pháp luật, nhưng làm như thế rõ ràng là vi phạm kỉ luật tài chính. Mà các cán bộ, công nhân viên địa khu đương nhiên lại vui mừng cổ vũ, thế còn cán bộ công nhân viên chức của thành phố Phong Châu và các huyện khác sẽ nghĩ như thế nào?
Nếu bị người ta nắm được gót chân A-sin này mà báo lên tỉnh, Địa ủy Phong Châu sẽ phải chịu trách nhiệm. Mà chuyện lớn như thế này chắc chắn phải do toàn bộ Địa ủy Phong Châu quyết định, còn người đứng mũi chịu sào là Bí thư Địa ủy khó có thể tránh được tội lỗi lớn này!



Bạn có thể dùng phím mũi tên hoặc WASD để lùi/sang chương.