Phật Kệ

Chương 1:




Giải thích vănán:
Xưa rằng, trong kinh Phật có Tam quy y: Quy y Phật, quy y Pháp, quy y Tăng. Có một cô gái quấn lấy hòa thượng nọ đòi kể chuyện. Hòa thượng nọ kể câu chuyện “Tam quy y” cho nàng, nàng nghe xong hỏi chàng rằng, “Vậy chàng có muốn nghe câu chuyện ‘Tứ quy y’ của em không?”
Tứ quy y, ngoài “Quy y Phật, quy y Pháp, quy y Tăng, thì còn quy y em.”
Chương 1: A Loan.
Sương mù tựa tầng mây màu, nhẹ nhàng phủ lên sườn núi Ngự Long, nửa ngọn núi như ẩn như hiện trong sương, ráng chiều bát nhã như con rồng mây dài ngoằn ngoèo được phản chiếu trên bầu trời phía sau ngọn núi, phảng phất dấu vết của Thần.
Đèn xếp treo trên cửa chùa chong sáng tòa Minh Thiện tự tọa lạc trên núi Ngự Long, có một tiểu hòa thượng cầm chổi nhẹ nhàng quét lá rụng trước cửa, khi màn đêm thực sự buông xuống toàn bộ núi Ngự Long, tiểu hòa thượng ngừng tay lại, sau khi quay về cửa chùa niệm A di đà Phật liền đi vào, cùng với tiếng vang nặng nề, cửa chùa từ từ đóng lại.
Trăng treo giữa trời, Minh Thiện tự to lớn ngoài trừ tiếng tụng kinh thỉnh thoảng thì chỉ có tiếng ếch kêu trong hồ và tiếng ve hót râm ran.
Một bóng người nho nhỏ bỗng nhô đầu ra khỏi bức tường của tự, sau khi cẩn thận quan sát xung quanh, liền thuần thục trèo qua cái cây nhỏ bên cạnh, nhẹ nhàng nhảy xuống.
Nàng dọc theo con đường nhỏ lát đá cuội quanh hồ đi đến cuối ngõ, có một gian phòng nhỏ đối diện cái hồ.
Trong phòng chong đèn, dưới ánh đèn có chiếc bóng ngược phản chiếu trên cửa sổ giấy, A Loan nhìn thấy ánh đèn này, có phần vui vẻ chạy tới, đứng dưới cửa sổ, qua lớp giấy dán cửa mỏng tang, nhìn thấy người đang chắp hai tay tụng kinh.
“Quan tự tại Bồ Tát, hành thâm Bát nhã Ba la mật đa thời, chiếu kiến ngũ uẩn giai không, độ nhất thiết khổ ách. Xá Lợi Tử, sắc bất dị không, không bất dị sắc, sắc tức là không, không tức là sắc, thọ tưởng thành thức, diệc phục như thị(*)…”
(*) Bát nhã Ba la mật đa tâm kinh.
Dịch nghĩa: Ngài Quán Tự Tại khi thực hành thâm sâu về trí tuệ Bát nhã Ba la thì thấy năm uẩn (sắc uẩn, thọ uẩn, tưởng uẩn, thành uẩn và thức uẩn) đều là không, do đó vượt qua mọi khổ đau ách nạn. Nầy Xá Lợi Tử, sắc chẳng khác gì không, không chẳng khác gì sắc, sắc chính là không, không chính là sắc, thọ tưởng thành thức cũng đều như thế.
A Loan nhìn rất lâu mới lặng lẽ lùi lại mấy bước, đi đến bậc thềm trước cửa ngồi xuống, hai chân duỗi thẳng, ngửa người ra sau, trong tai truyền đến tiếng tụng kinh vang lên qua khe cửa, nàng vừa nghe vừa lắc đầu, khóe miệng bất giác cong cong, cũng khe khẽ niệm theo:
“Quan tự tại Bồ Tát, hành thâm Bát nhã Ba la mật đa thời, chiếu kiến ngũ uẩn giai không, độ nhất thiết khổ ách. Xá Lợi Tử, sắc bất dị không, không bất dị sắc, sắc tức là không, không tức là sắc, thọ tưởng thành thức, diệc phục như thị…”
Thật lâu sau đó, tiếng tụng kinh trong phòng dần ngừng, A Loan nhắm mắt lại, tựa như đã ngủ, cánh cửa phía sau vốn đã đóng chặt bỗng bị người mở ra từ bên trong, chàng thoáng đảo mắt liền nhìn thấy A Loan ngồi trước cửa, tựa như không hề ngạc nhiên, chỉ khẽ thở dài, rồi mới nói:
“Thí chủ nếu đã đến rồi thì hãy vào đi.”
Khoảnh khắc A Loan nghe thấy tiếng mở cửa, hàng mi trên đôi mắt nhắm chặt không kìm được run run, bấy giờ nghe nói như vậy liền bật dậy, cười híp mắt: “Đa tạ tiểu sư phụ!” Rồi ba bảy hai mốt chui qua cánh tay của người nam nhân như một cơn gió lủi vào phòng, nam nhân thấy vậy, đặng thở dài một tiếng sau đó nhẹ nhàng khép cửa lại.
A Loan tự rót cho mình một chung trà, nước trà trên bàn là Thiền Trà độc nhất(*) của Minh Thiện tự, cho nên trà tiến vào miệng liền đắng, đắng đến mức mặt mày A Loan nhăn nhúm nhó.
(*) Thiền của đạo Phật, chỉ sự ngồi tĩnh tâm. Tức uống trà tĩnh tâm.
Song Minh Hoa đã tập thành thói quen, tự ngồi xuống cái bồ đoàn cạnh đấy, lúc này vị đắng càng thêm đắng trong miệng A Loan đã nguôi ngoai, chỉ cảm thấy trong miệng lan tỏa vị ngòn ngọt nhàn nhàn nhạt, sau khi nàng không kìm được uống thêm vài ngụm nữa, mới cười hì hì ngắm Minh Hoa đang nhắm mắt.
“Tiểu hòa thượng! Em lại đến nghe chàng kể chuyện xưa nè!”
Minh Hoa vừa mở mắt ra liền nhìn thấy gương mặt hơi hướm trẻ con của A Loan, đôi mắt to tròn đảo quanh, ngây thơ lại đáng thương, chàng chỉ có thể bất lực tiếp tục nhắm mắt, rốt sau mới nhẹ nhàng mở miệng: “Lần trước ta nói đến đâu rồi?”
“Em nhớ đấy! Nói đến gã có tên là Vô Não!”
“Vô Não à…”
Nước Xá Vệ có một người, tên là Vô Não, dáng dấp cao to dân trí, cường tráng siêu mạnh, dũng mãnh hiếu chiến, theo một thầy Bà La Môn.
Có một ngày, thầy xúi y tảng sáng cầm đao ra ngoài, nếu đến trưa có thể giết đủ 100 người, mang theo trăm ngón tay xâu thành tràng hoa hóa đồ trang sức liền có thể thăng thiên thành thần.
Vô Não bị mê hoặc, như say như điên, gặp người là giết, tựa sư tử vồ lấy thỏ, đao giơ tay rớt, người dân của nước đó chạy vạy ẩn trốn, không dám ra ngoài, sau đó Thích Ca Mâu Ni biết chuyện liền vội vã chạy tới giải nạn.
Lúc này đã sắp sửa giờ trưa Vô Não lượm đếm ngón tay, đã được chín mươi chín cái, tìm khắp người nhưng không thấy, sợ sẽ bỏ lỡ giờ lành nên thấp thỏm lo lắng, đúng lúc mẹ Vô Não đã nấu xong cơm trưa nhưng thấy con trai chưa về mới khó hiểu đi ra ngoài tìm. Vô Não tâm trí mờ mịt, muốn giết mẹ để lấy đủ số ngón tay.
Thích Ca Mâu Ni chạy tới, che ở phía trước.
Vô Não bỏ mẹ theo đuổi Phật tổ, nào ngờ dùng hết sức lực cũng đuổi không kịp.
Phật tổ giáo dục cảm hóa y nói: “Ngươi theo tà sư, thương hại sinh mệnh, tạo tội vô biên, há có thể vọng tưởng thành đạo?”
Vô Não sực tỉnh ngộ, ném con đao qua một bên, đầu rạp xuống đất, xấu hổ không thôi. Sau đó lại theo Phật xuất gia, mãi mãi cách xa con đường tà đạo.
Giọng Minh Hoa nhỏ dần nhỏ dần, lúc này trong phòng chỉ còn lại tiếng nến cháy lốp bốp, ánh lửa màu vỏ quýt soi lên gương mặt đỏ hồng của cô gái đang nằm bò ra bàn ngủ, Minh Hoa lặng lẽ ngắm gò má của cô gái ngủ say, rốt sau mới cầm áo choàng khoác lên người cô gái, nhẹ nhàng thổi tắt nến, mà chàng vẫn ngồi thẳng thớm trên bồ đoàn, nhắm mắt niệm thầm kinh Phật.
Nhân sinh tại thế như bụi gai trong rừng, tâm bất động thì Người không làm xằng, bất động thì không đau; như động tâm thì Người vọng động, thì đau thân nhức cốt, liền lĩnh hội các loại thống khổ của thế gian(*).
(*) Đạo Phật cho rằng: Tâm là thứ nhất và thân là thứ hai. Mở rộng ra, “ta” là thứ nhất (gồm cả thân và tâm), còn thế giới là thứ hai. Muốn làm chủ thế giới thì đầu tiên phải làm chủ được bản thân.
Tác giả có lời muốn nói:
Chao ôi, lúc đó thật sự cảm thấy Kiếm Tam Đồng Nhân hát bài《Quy y》 rất hay, nhưng tôi cảm thấy áng văn này mình viết không ổn áp lắm QAQ.

Bạn có thể dùng phím mũi tên hoặc WASD để lùi/sang chương.