Năm Tháng Thoi Đưa

Chương 4:




Giữa tháng bốn Thạch Gia Y nhận được điện thoại của Hoắc Cảnh Trừng, cô chào hỏi anh bằng tiếng Anh theo thói quen, Hoắc Cảnh Trừng ở đầu bên kia hồi lâu không nói gì, Thạch Gia Y tưởng anh vẫn còn chìm đắm trong đau thương, hỏi anh có ổn không, không ngờ Hoắc Cảnh Trừng lại chầm chậm nói từng chữ một: “Thạch Gia Y, anh nói có đúng không?”
Thạch Gia Y sững sờ, sau khi phản ứng lại liền cười phá lên: “Nói đúng rồi! Anh học từ ai vậy?”
Câu quốc ngữ đầu tiên anh học là tên của cô. Tựa như có điềm trước vậy, câu tiếng Quảng đầu tiên mà cô học là – tôi hận tôi chung tình. 
Về chuyện của Trương Quốc Vinh, Hoắc Cảnh Trừng chỉ nói anh rất đáng tiếc.
Thạch Gia Y hỏi anh: “Hoắc Cảnh Trừng, anh có cô đơn không, thấy cô đơn thì đến Bắc Kinh chơi với em.”
Anh nói: “Sao em lại nghĩ anh cô đơn?”
Thạch Gia Y không dám nói với anh là cô đã nghe lén cha Thạch và mẹ Thạch nói chuyện, biết anh là con của bác Hoắc và người phụ nữ ở bên ngoài, anh sẽ không được vào cửa lớn nhà họ Hoắc, anh cũng luôn bị mẹ mình nhốt ở trong nhà, chỉ có lúc đến đại lục bác Hoắc mới đưa anh theo, đó là khoảng thời gian cha con đoàn tụ hiếm hoi.
“Bởi vì trên TV nói những đứa trẻ không nói chuyện thường rất cô đơn.” Thạch Gia Y tùy tiện nói. 
Hoắc Cảnh Trừng ở đầu bên kia khẽ cười, Thạch Gia Y ngây ngốc cầm ống nghe, anh rất ít khi cười, cho nên cô không thể tưởng tượng ra nổi dáng vẻ anh cười như vậy. Hôm ấy, Hoắc Cảnh Trừng khác thường nói rất nhiều, lúc cha anh đi vắng mẹ anh thường xuyên say rượu, anh không muốn ở nhà. Anh nói anh nhận được rất nhiều socola, toàn bộ đều cất hết cho cô. Anh nói trường học vẫn dạy bằng tiếng Anh, một số trường tiểu học đã đưa tiếng phổ thông vào làm môn học bắt buộc…
Anh nói, Thạch Gia Y, em dạy anh tiếng phổ thông đi. 
Thạch Gia Y nói: “Được.”
Ba ngày sau, Hoắc Cảnh Trừng một mình đến Bắc Kinh, vào một buổi xế chiều mưa tầm tã, anh xách chiếc túi du lịch bấm chuông cửa nhà Thạch Gia Y. 
Lần đó anh ở Bắc Kinh rất lâu, vì dịch SARS bùng phát nên cả thành phố giới nghiêm, trong điện thoại bác Hoắc dặn anh ngoan ngoãn ở nhà Thạch Gia Y, ông ấy nói Hong Kong còn nghiêm trọng hơn.
Người vui vẻ nhất chắc chắn là Thạch Gia Y, trong túi của Hoắc Cảnh Trừng toàn là đồ ăn vặt, ngoài socola hình cầu anh thường mang tới ra còn có bánh dứa, bim bim, các loại hạt và đồ sấy nữa, Thạch Gia Y ôm lấy túi của anh nói: “Hoắc Cảnh Trừng, anh đến Bắc Kinh một tuần một lần đi, nếu thật sự không được thì nửa tháng một lần cũng ok.”
Mùa xuân năm ấy, tất cả các trường đại học, trung học, tiểu học đều nghỉ, cứ ở đâu có người đau đầu sốt là lập tức có nhân viên y tế trang bị đầy đủ đến đưa đi, gần như cả thành phố đều trong trạng thái sẵn sàng chiến đấu, cha Thạch cũng ra lệnh cho hai người không được đi ra ngoài. 
Thạch Gia Y miệng thề thốt đồng ý, nhưng một đứa trẻ nghịch ngợm được chiều quen rồi sao có thể chịu ở nhà, dùng lời của Thạch Gia Y mà nói chính là bất chấp nguy hiểm tính mạng, đưa Hoắc Cảnh Trừng đi dạo khắp Bắc Kinh. 
Có lần đi ngang qua Tân Nhai Khẩu, Hoắc Cảnh Trừng nổi lên sự hứng thú mãnh liệt với người thổi kẹo đường, Thạch Gia Y bước ra khỏi con hẻm, rẽ rồi mới phát hiện anh không theo sau, lúc quay lại thì thấy anh đang đút hai tay vào túi đứng trước ông cụ thổi kẹo đường nồng nhiệt. Thạch Gia Y vui vẻ, lập tức mua hai cái hình Tôn Ngộ Không và Chu Bát Giới.
Cô sắp ăn hết cái đầu lợn rồi nhưng anh vẫn chưa động tới tôn ngộ không lấy một miếng, Thạch Gia Y hỏi anh sao không ăn, anh nói: “Thật bẩn nát.”
Sau khi hiểu được ý tứ anh muốn biểu đạt, cô liền dạy anh cách phát âm từ ‘bẩn’, nhưng anh phát âm không chuẩn lắm, Thạch Gia Y sốt ruột: “Là zang, không phải za, lại lần nữa nào, zang.”
“Zang(bẩn)?”
“Đúng rồi, phát âm chuẩn tí. Lại lần nữa…”
Hôm đó, hai người cứ đứng trước sạp hàng của người ta không ngừng bẩn bẩn bẩn, ông cụ thổi kẹo tức đến mức mấy cái kẹo sau đều thổi biến cả dạng. Nếu không phải vì bận bán hàng thì chắc đã lên một bài cho họ biết thế nào là di sản văn hóa phi vật thể rồi.
******
Thái Kỳ đẩy đẩy Thạch Gia Y, bảo cô đừng ngẩn người nữa chuẩn bị xuống máy bay, Thạch Gia Y xoa xoa cái eo đau mỏi của mình, nghĩ đừng thấy đều là khu vực của Trung Quốc, Bắc Kinh thật sự cách Hong Kong rất xa, nhớ đến hồi đó cô luôn quấn lấy đòi Hoắc Cảnh Trừng đến Bắc Kinh, anh cũng chiều theo cô, mỗi lần gặp đều nhẹ nhàng thoải mái, chẳng có chút biểu hiện mệt mỏi nào. 
Hơn nữa, đồ ăn vặt anh mang tới đã nuôi cái dạ dày cả một thời đại thiếu nữ của cô trở nên kén chọn. 
Thật nhớ anh.

Bạn có thể dùng phím mũi tên hoặc WASD để lùi/sang chương.