Ma Thổi Đèn

Chương 69: Vật cực tất phản




Trương Tam Gia từng trộm mộ cổ thời Tây Chu, từ đó tìm được quẻ tượng Chu Thiên đầy đủ, nên đã dùng quẻ cổ mười sáu chữ làm mồi dẫn, đưa thuật phong thủy âm dương vào trong, viết nên một cuốn Thập lục tự m dương Phong thủy bí thuật trong đó thuật âm dương và phong thủy mỗi bên chiếm một nửa, thiên m dương nói về chiêm đoán thuật số, lý lẽ của tạo hóa, còn thiên Phong thủy thì nói vể thuật thanh ô, đạo phong thủy... chỉ nửa quyển này đã bao hàm Tầm long quyết và thuật Phân kim định huyệt của Mô Kim hiệu úy, đổng thời tập hợp mọi tục lệ, quy chế mai táng của các triều đại ở Trung Quốc, có thể nói là "nghiên cứu mọi lẽ của trời đất, tự thành ngôn luận một nhà".
Ở trước mặt bốn người đệ tử, Trương Tam Gia xé đi một nửa của Thập lục tự m dương Phong thủy bí thuật, chỉ để lại nửa quyển về bí thuật Phong thủy, còn phần bí thuật m dương thì bỏ vào chậu lửa đốt thành tro. Mấy người đều nghi hoặc khó hiểu, bèn xin sư phụ chỉ giáo tận tường, cuốn thiên thư này ảo diệu khôn cùng, tại sao lại hủy đi ? Từ nay trên đời há chẳng phải không còn quẻ cổ Chu Thiên nữa hay sao?.
Trương Tam Gia cười nói: "Đất ruộng cấy cày, đường thủy đi thuyền, đầu người không thể mọc ra cây trái, đây đều là đạo trời, hưng vong tạo hóa trên thế gian xưa nay đều đã có định số, nhưng mấy ai nhìn thấu được bí ẩn bên trong? Chi có thể nói rằng từ thuở hồng hoang đã thế, hoặc có tiên, tóm lại là người thế tục như chúng ta không nên biết. Thiên cơ này tuy thâm ảo vi diệu, nhưng lưu lại trên thế gian lại gây họa cho người không ít nên thiêu hủy đi mới là chính đạo." Nói xong, ông đưa nửa quyển tàn thư còn lại cho m Dương Nhãn Tôn Quốc Phụ, dặn dò: "Bí thuật phong thủy của Mô Kim hiệu úy thâm diệu vô cùng, đã thăm dò hết ba đại long mạch từ Nam chí Bắc, lưu lại nửa quyển tàn thư này trên thế gian, tương lai biết đâu vẫn còn đất dụng võ, con phải giữ gìn cho tốt, chớ nên để thất lạc".
m Dương Nhãn Tôn Quốc Phụ vội vàng quỳ lạy cảm tạ ân đức của sư phụ, nuốt nước mắt thu nhận cuốn tàn thư, từ đó rời khỏi sư môn đi xa. Cuối cùng, Trương Tam Gia nói với ba Bgười Liễu Trần, Kim Toán Bàn, Cối Xay Sắt, xem ra bùa Mô Kim sẽ rơi vào tay các con rồi. Hôm nay không phải ngày lành, đợi qua giờ Tý, bái lạy tổ sư gia xong, sẽ tiến hành nghi thức đeo bùa.
Đêm hôm đó, Trương Tam Gia dẫn ba đồ đệ ra nhà sau, bảo họ quỳ xuống, dập đầu, dâng hương trước tượng tổ sư Tào công, rồi truyền cho mỗi người một lá bùa Mô Kim.
Sau đấy, còn phải truyền quy tắc hành nghề, khí giới, và các chuyện xưa tích cũ. Trước tiên, Trương Tam Gia hỏi ba người bọn Kim Toán Bàn, có biết tại sao từ xa xưa nghể đố đấu đã tồn tại trên đời hay không?.
Ba sư huynh đệ Kim Toán Bàn cũng là hạng lăn lộn giang hồ đã lâu, kiến văn quảng bác, hiểu rõ tận tường các ngành các nghề, các tục lệ chốn thôn quê, nghe sư phụ hỏi vậy, liền lần lượt trả lời:
Trong thiên hạ có tam giáo cửu lưu, tam giáo là "Phật giáo, Đạo giáo, Nho giáo", cửu lưu là chỉ chín giai tầng, trong đó lại phân ra thượng cửu lưu, trung cửu lưu và hạ cửu lưu. Trong tam giáo cửu lưu có rất nhiều ngành nghề mưu sinh, tổng cộng có khoảng hơn ba trăm sáu mươi ngành nghề.
Thượng cửu lưu, chính là, nhất lưu Phật tổ, nhị lưu tiên, tam lưu hoàng đế, tứ lưu quan, ngũ lưu viên ngoại, lục lưu thương, thất lưu cầm đồ, bát lưu thợ, cửu lưu nông phu, đây đều là những nghề nghiệp chính đáng. Trung cửu lưu là nơi tập trung khá nhiều các nghệ nhân thủ công, còn hạ cửu lưu, chính là hạng con hát, ca nhi, kỹ nữ.
Trong tam giáo cửu lưu diễn sinh ra mấy trăm nghề nghiệp, vốn không có nghề đổ đấu. Đổ đấu thuộc về tám nghề ngoài. Tám nghề ngoài, gồm có kim điếm, ăn mày, cướp đường, trộm cắp, đổ đấu, đi núi, dẫn lửa, gánh nước, gọi chung là "ngũ hành bát gia". Kỳ thực, nếu xét kỹ, trong đây có mấy ngành nghề đều có thể coi là "nghề trộm cướp", nhưng trong tám nghề ngoài lại tách ra để tính, chẳng hạn như cướp đường là cướp trắng trợn ngoài ánh sáng, vì vậy không thể gộp chung với hạng phi tặc trộm cướp trong bóng tối được.
Nghề đổ đấu, chiếm chữ "thổ" trong ngũ hành, theo lý cũng thuộc nghề trộm cướp, không khác gì cướp đường hay phi tặc, chỉ khác là làm chuyện trộm mộ mò vàng. Nói lên cao thì đổ đấu coi như cướp kẻ giàu chia người nghèo; nói xuống thấp thì là kiếm tiền của người chết, làm việc tổn hại âm đức, một cao một thấp, khác nhau một trời một vực.
Mô Kim hiệu úy đương nhiên không thể so với hạng trộm vặt, xưa nay đều chỉ trộm lấy các thứ kỳ trân dị báu cứu tế người cùng khổ, xứng với bốn chữ "trộm cũng có đạo", thanh danh trên thế gian xưa nay rất tốt. Chì vì từ xưa người nghèo nhiều, người giàu ít, người giàu quá giàu, người nghèo quá nghèo, vì vậy mới có mấy nghề trộm cướp trong tám nghề ngoài, chuyên làm việc thay trời hành đạo.
Trương Tam Gia lắc đầu nói, các con nói nghề đổ đấu này là thế thiên hành đạo, nhưng lại hiểu lầm ý của hai chữ "thiên đạo" Mô Kim đổ đấu cũng không phải là như vậy. Người ở trên đời này có giàu có nghèo, giàu có cũng được, bần hàn cũng xong, đây đều là số mệnh đã định sẵn, cần gì đến đám cường đạo phi tặc thay trời hành đạo ? Đây chẳng qua chỉ là cái cớ để họ giết kẻ giàu sang cướp lấy tiền tài mà thôi.
Đổ đấu là việc trộm mồ quật mả người ta, tại sao lại có người lấy nó làm nghiệp mưu sinh? Chỉ vì các triều các đại đều coi trọng việc hậu táng, bất cứ sơn lăng mộ cổ nào, từ ngày khởi công xây dựng, đã tiêu phí không biết bao nhiêu máu và mồ hôi của dân chúng, không chỉ báu vật bồi táng nhiều không kể xiết mà còn phải giết người chôn sống tuẫn táng theo, cả những người thợ xây lăng cũng khó thoát họa diệt khẩu.
Phải biết, thiên đạo khoan dung, trời cao có đức hiếu sinh, dù mộ chủ ấy lúc sống là minh quân khai quốc hay bậc hiền tài cứu thế, chỉ cần lúc chết, làm việc mai táng quá đỗi xa xỉ, tất sẽ tổn hao phúc đức; thêm nữa, nơi xây mộ đa phần đều chọn đất báu phong thủy, chiếm lấy long mạch của thiên địa làm của riêng, cũng coi như phạm vào điều kỵ của quỷ thần, thiên đạo xưa nay đều không phù hộ cho hạng ấy.
Nghề đổ đấu này, chính là ứng vào thiên lý tuần hoàn, bất kể sơn lăng mồ mả chôn sâu giấu kỹ tới mức nào, sớm muộn "Cũng sẽ gặp họa đổ đấu, ăn miếng trả miếng, đây chính là nguyên tắc của lẽ trời. Vì vậy, đồ đấu mò vàng không đơn giản chỉ là đào trộm mộ cổ; cướp của người giàu chia cho kẻ nghèo, mà cũng ngầm hợp với lẽ hưng phế trong đại đạo.
Cũng như nước Đại Thanh này của chúng ta vậy, thời Khang Hy Càn Long tại vị, nước mạnh dân giàu thịnh thế nhường nào, vậy mà giờ đây thù trong giặc ngoài, ngổn ngang trăm mối, mắt thấy sắp diệt đến nơi rồi. Có câu, vật cực tất phản, có lúc hưng vượng tự nhiên cũng có khi suy vong, xét cho cùng, đều là một chữ "mệnh".
Ba sư huynh đệ Kim Toán Bàn đều biết sư phụ Trương Tam Gia tài học bao la vạn tượng, không ngón nghề nào không tinh thông, còn sở trường chiêm bốc bói toán, đối với những lời này của ông chỉ thấy tựa hồ có thâm ý, nhưng nhất thời vẫn chưa thể hoàn toàn lĩnh ngộ, đành quỳ dưới đất cung kính lắng nghe.
Kế đó, Trương Tam Gia lại kể vế khởi nguyên của Mô Kim hiệu úy, cuối cùng nói tới các loại quy tắc, sự tích trong nghề. Ông nói, Mô Kim hiệu úy xưa nay không phân biệt sư đồ, ta truyền cho các con Tầm long quyết và thuật Phân kim định huyệt, đấy là thầy dạy cho trò, nhưng khi đeo bùa Mô Kim cùng đi đổ đấu thì không thể coi là thầy trò hay sư huynh đệ nữa, mà chỉ có thể coi là những kẻ đem tính mạng ra buộc chung với nhau, cũng chính là đồng bọn. Ba huynh đệ các con sau này ra ngoài đổ đấu, một là không thể phạm vào quy tắc của nghề, hai là không được tham luyến danh lợi, làm nhục thanh danh của Mô Kim hiệu úy; ba là phải chiếu cố lẫn nhau, chuyện lớn chuyện nhỏ đều phải thương lượng kỹ càng.
Sở dĩ dặn dò như vậy, là vì Trương Tam Gia rất hiểu mấy đệ tử này, mỗi người đều có sở trường sở đoản riêng. Liễu Trần từ nhỏ đã được tẩy cân hoán cốt, giỏi thuật khinh công, có thể phi thiềm tẩu bích, thủ đoạn Mô Kim lại càng cao cường, nhưng tâm tính từ bi, ra tay không cứng rắn, có phần quá rộng lượng khoan hòa, hành sự không thể quyết đoán kịp thời, đây là đại kỵ trong nghề trộm mộ.
Còn Cối Xay Sắt cũng có một thân bản lĩnh, gan lớn hơn trời, không sợ quỷ thần, luận giết người cướp hàng thì y là bậc hành gia, nhưng khí chất của kẻ làm giặc cướp quá nặng nề, tính tình hơi tí là bốc lên, làm việc tương đối cẩu thả, thực là một mối họa.
Kim Toán Bàn tinh thông dịch lý ngũ hành, là cao thủ trộm mộ, lại hiểu được các loại phương vật kỳ dị trên thế gian, tuy rằng tâm cơ nhanh nhạy, cẩn thận chu toàn, nhưng thân thủ lại không giỏi. Một thân công phu như Liễu Trần hay Cối Xay Sắt kia, không phải những kẻ nửa đường xuất gia như y có thể luyện ra được, muốn học nhảy cao, nhất thiết phải tắm trong chậu thuốc đun nóng từ năm ba tuổi, còn ngạnh công phu thì trễ nhất cũng phải bắt đầu luyện từ năm sáu tuổi. Kim Toán Bàn này xuất thân trong nhà thương lái, từ nhỏ đã sống trong nhung lụa, chưa từng khổ công luyện tập bao giờ.
Vì vậy, Trương Tam Gia mới bảo họ ba người kết thành đồng bọn, lấy sở trường bù cho sở đoản, chớ nên đơn độc hành sự. Sau đó, liền đem xẻng sắt, móng lừa đen, ô Kim Cang... nhất loạt truyền lại, để ba đồ đệ nhớ kỹ sáu chữ "hợp thì sống, chia thì chết".
Sau khi Trương Tam Gia dặn dò hết những chuyện này, ba người bọn Kim Toán Bàn coi như đã là Mô Kim hiệu úy danh chính ngôn thuận, từ nay trở đi, ba người sẽ kết thành đồng bọn cùng đi đổ đấu. Sáng sớm hôm sau, Kim Toán Bàn dậy rất sớm, không rủ theo hai sư huynh đệ kia, mà một mình đến thỉnh an sư phụ.
Thì ra, Kim Toán Bàn vẫn luôn thắc mắc tại sao sư phụ lại hủy đi một nửa Thập lục tự m dương Phong thủy bí thuật, chỉ truyền cho m Dương Nhãn Tôn Quốc Phụ một quyển tàn thư, nên muốn hỏi rõ ràng trước khi rời núi. Vì chuyện này chắc chắn không đơn giản như Trương Tam Gia giải thích lúc đó.
Trương Tam Gia đang uống trà, nghe Kim Toán Bàn hỏi tới chuyện này, không trả lời ngay mà hỏi ngựợc lại xem Kim Toán Bàn nghĩ thế nào.
Kim Toán Bàn nửa đùa nửa thật nói, tính sư phụ thế nào, đệ tử hiểu quá rồi, xưa nay người nổi tiếng hào sảng, là bậc hào kiệt trong giới thảo mãng, ghét nhất là đám tiên sinh cổ lỗ giọng điệu chua cay, chắc hẳn tên m Dương Nhãn này không được sư phụ ưa thích, nên chỉ truyền cho hắn nửa quyển tàn thư, để hắn vể cả ngày ôm lấy quyển sách rách mà rầu rĩ, nghĩ vỡ đầu cũng không hiểu được sự ảo diệu trong nửa quyển còn lại.
Trương Tam Gia tính tình rộng rãi, quan hệ của ông với Kim Toán Bàn lại không phải tầm thường, nên cũng không có gì giấu giếm y, liền nói thẳng: "Kỳ thực, sư phụ cũng là kẻ rất cổ hủ gàn dở, chẳng qua xưa nay chưa bao giờ giảng đạo thuyết pháp đấy thôi. Nhưng nói thực, sư đệ m Dương Nhân Tôn Quốc Phụ này của con đích thực không thích hợp làm Mô Kim hiệu úy. Thập lục tự m dương phong thủy bí thuật là tâm huyết cả đời của ta, ngày ấy hủy đi một nửa, chỉ để lại nửa quyến tàn thư cho, cũng là hy vọng tuyệt nghệ của Mô Kim hiệu úy chúng ta không bị thất truyền từ đây.
Đạo lý bên trong, Trương Tam Gia đã nói từ trước, giờ lại giải thích kỹ càng. Căn nguyên của Mô Kim hiệu úy là Dịch, đạo sinh sinh biến hóa gọi là Dịch, vì vậy trong Dịch chỉ nói chuyện sinh, mà không nói chuyện khắc, vậy thế nào thì có thể "sinh".
Sinh, một là chỉ sinh tồn, hai là chỉ hưng vượng. Trương Tam Gia từng thấy được quẻ cổ Chu Thiên trong mộ cổ thời Tây Chu, phát hiện cơ số ảo diệu khôn cùng, thêm vào đó, cả đời ông nhiều lần gặp kỳ ngộ, học được rất nhiều bản lĩnh, bèn kết hợp lại viết nên Thập lục tự m dương Phong thủy bí thuật; trình bày hết thảy lẽ âm dương, lý thuyết hình thế phong thủy trên đời vào trong đó, cũng có nghĩa là, thuật Mô Kim phát nguyên từ thời Hậu Hán, truyền đến đời Trương Tam Gia, đã đạt đến một đỉnh cao chưa từng có.
Nhưng quy luật phát triển của sự vật trong trời đất, là có lên ắt có xuống, có hưng ắt có vong, Trương Tam Gia thông hiểu quẻ cổ, đương nhiên hiểu rõ đạo lý này, cũng như vầng dương giữa trời, tỏa chiếu vạn vật, nhưng qua chính Ngọ, ánh dương sẽ càng lúc càng ảm đạm, dần dần khuất sau núi Tây; đến ngày mười lăm âm lịch, trăng tròn lơ lửng, nhưng tiếp đó sẽ từ từ khuyết dần.
Lý lẽ biến dịch của tạo hóa trong đạo trời, nói một cách đơn giản chính là vật cực tất phản, sự vật phát triển đến một giai đoạn nhất định, thì sẽ đi về một cực khác, vậy làm sao mới có thể khống chế sự suy thoái đây? Duy chỉ có cách duy trì trong trạng thái tàn khuyết mà thôi. Đây chính là nguyên nhân mà Trương Tam Gia hủy đi nửa quyển Thập lục tự m dương Phong thủy bí thuật.
Mô Kim bí thuật tuy bắt nguồn từ thời Hậu Hán, nhưng thật ra từ thời Chu đã có những khái niệm ban đầu, trải qua mấy nghìn năm được các đời Mô Kim hiệu úy từng bước hoàn thiện, trong thuật phong thủy cổ xưa dần dần dung hơp cả phong thủy thiên tinh, phong thủy thiền tông, Bát trạch minh kính, phong thủy Hình thế tông Giang Tây... sinh ra Tầm long quyết và thuật phân kim định huyệt là tập thành của các trường phái phong thủy.
Đến khi Thập lục tự m dương Phong thủy bí thuật xuất thế, lại càng bao la quảng bác, bao hàm cả quẻ cổ Chu Thiên, căn nguyên của bí thuật phong thủy, xét cứu vạn vật trong thiên địa, thực xứng với danh kỳ thuật quỷ thần khó đoán, không thể tiến thêm một bước nào nữa, đấy là điểm vật cực tất phản, từ nay trở đi, bí thuật Mô Kim chi có thể dần dần suy vi mà thôi.
Vì vậy, Trương Tam Gia hủy đi nửa quyển về bí thuật m dương, chỉ lưu lại cho đời sau nửa quyển Thập lục tự m dương Phong thủy bí thuật hòng giúp các Mô Kim hiệu úy sau này còn có cơ chấn hưng, tránh để từ sinh chuyển thành khắc, bị tạo hóa đố kỵ, đoạn tuyệt danh hiệu Mô Kim hiệu úy.
Trương Tam Liên Từ biết trộm mộ là nghề đem tính mạng ra liều, truyền nửa quyển Thập lục tự m dương Phong thủy bí thuật cho mấy người bọn Kim Toán Bàn đều không ổn, nên mới cố ý giữ cho m Dương Nhãn Tôn Quốc Phụ, để người này truyền lại bí thuật phong thủy của Mô Kim hiệu úy cho hậu thế, họa may tương lai còn có kì trùng hưng.


Bạn có thể dùng phím mũi tên hoặc WASD để lùi/sang chương.