Kinh Thiên

Chương 45: Luyện khí tiềm năng






Ngâm mình tắm rửa xong, mặc bộ quần áo mới sạch sẽ Kinh Thiên bước ra khỏi phòng với tâm trạng thực sự thoái mái hứng khởi. Tẩy Tủy Đan có tác dụng tẩy gân phạt tủy, tiềm năng tu luyện của Kinh Thiên lại một lần nữa được nâng lên. Lần trước khi hấp thu Thiên hỏa linh châu Kinh Thiên đã được tẩy gân phạt tủy một lần. Tiềm năng hỏa hệ của Kinh Thiên đã gần như tuyệt đối. Chỉ có thổ hệ của anh là linh hệ nguyên sinh cũng đã được cải tạo một lần. Kinh Thiên cảm thấy rõ tiềm năng tu luyện của mình có tăng lên, nhưng không có chắc thí thạch nên anh cũng không rõ là mức độ tăng lên là bao nhiêu. Tuy nhiên Tẩy Tủy Đan chỉ có tác dụng nhỏ trong việc làm tăng lên tiềm năng tu luyện của anh. Khi hấp thu đủ ngũ hành linh lực thì lúc đó tiềm năng của Kinh Thiên có thể coi như tăng lên đến mức độ vô hạn. Tác dụng lớn nhất của Tẩy Tủy Đan là giúp anh tiến thêm một tiểu giai nữa trong quá trình tu luyện luyện thể.
Chọn một bãi đất trống khá rộng rãi trong trang viên Kinh Thiên quyết định làm một bữa thịt yêu thú thịnh soạn. Dù sao trong hơn một ngày vừa rồi từ khi trở lại thành Vân Long anh và Tiểu Bạch vẫn chưa ăn gì cả. Mặc dù với tu luyện giả như anh hay yêu thú như Tiểu Bạch thì nhu cầu ăn uống là có, nhưng không phải bắt buộc là ngày phải ăn ba bữa. Thậm chí anh và Tiểu Bạch có thể nhịn ăn hàng tuần cũng không phải là vấn đề quan trọng. Tuy nhiên tu vi của Kinh Thiên và Tiểu Bạch đều chưa đạt đến mức độ tích cốc không cần phải ăn uống gì, chỉ cần hấp thu linh khí chuyển hóa thành linh lực để nuôi cơ thể, nên vẫn cần phải ăn uống.
Đem cả hai con yêu thú cấp một sơ giai yêu trăn và tê giác ra, Kinh Thiên quyết làm một bữa thịnh soạn.
Sừng của yêu thú Tê giác tất nhiên là một vị thuốc, linh dược và đã được Kinh Thiên lấy đi từ trước. Còn toàn bộ thân hình con tê giác Kinh Thiên quyết định đem nướng, vì thịt tê giác cũng không dễ chế biến ra nhiều món ngon, có lẽ nướng là ngon nhất.
Còn thịt trăn được Kinh thiên phân ra làm ba phần, một phần đem nướng, một phần đem xào lăn, một phần đem hầm.
Toàn bộ số thịt thành phẩm đều được Kinh Thiên tẩm ướp gia vị trước khi đem nấu hoặc đem nướng. Riêng món thịt trăn hầm là được Kinh Thiên cho nhiều loại gia vị nhất, đặc biệt trong đó còn có rất nhiều loại linh thảo ninh dược. Có lẽ đây không chỉ là món ăn làm bùng nổ hương vị mà nó còn rất bổ dưỡng cho anh và Tiểu Bạch, hai con ăn hàng.

Luyện đan và dành thời gian hấp thu Tẩy Tủy Đan cũng khiến Kinh Thiên tiêu tốn hết hơn nửa ngày. Nấu, nướng thịt yêu thú xong xuôi cũng là lúc đến gần chiều tối, lúc này Tiểu Bạch đã đứng sẵn bên cạnh chờ để thưởng thức thịt yêu thú nướng.
“Chúng ta ăn món thịt nướng và thịt trăn xào lăn trước, còn món thịt trăn hầm thì ăn cuối cùng. Để hầm thêm chút nữa cho thịt trăn mềm và ngấu gia vị sẽ ngon hơn”. Kinh Thiên nói với Tiểu Bạch.
Còn với Tiểu Bạch không phải ăn thịt yêu thú sống còn ăn thịt nướng trước hay thịt hầm trước chẳng quan trọng.
Lần trước vì mãi mê vểnh tai lên nghe Lão giả chỉ điểm đa phần thịt đều bị Tiểu Bạch chén hết. Nên lần này rút Kinh Thiên kinh nghiệm, khi ăn uống thì chỉ tập trung vào ăn uống, những việc khác để sau.
Tiểu Bạch là yêu thú của chủng loài Thiên Dực hổ nên sức ăn của nó rất lớn, Kinh Thiên tu luyện ‘Ngũ Hành Thần Thể’ nhưng sức ăn của anh cũng chẳng kém nó là bao. Lúc này một người một hổ, mỗi người ôm một tảng thịt lớn bắt đầu ngấu nghiến nhai nuốt. Không ai bảo ai nhưng cả hai người đều sợ người kia ăn mất phần của mình nên thi nhau ăn lấy ăn để. Từng tảng lớn thịt yêu thú nướng đều bị hai tên ăn hàng này thay nhau nuốt xuống chẳng mấy chốc chỉ còn trơ lại xương vương vãi trên mặt đất.
Số thịt yêu trăn xào lăn không lớn lắm vì chỉ có một phần ba thịt con yêu trăn nên cũng bị cả hai nhanh chóng chén hết.
Nhưng đến phần thịt trăn hầm mới là thứ đặc biệt nhất. Một tô lớn thịt trăn hầm được Kinh Thiên múc lên, nước trong bát sánh lại sền sệt bởi gia vị hòa quện với các loại linh dược và linh thảo tỏa ra mùi hương thơm ngon khiến ai ngửi thấy cũng nhỏ dãi thèm thuồng.
Làm một miếng lớn thịt trăn hầm cùng với nước súp đi kèm, hương vị tươi ngon của thịt yêu trăn, kèm theo những hương vị của linh dược linh thảo như bùng nổ trong miệng của Kinh Thiên. Khi thức ăn xuống tới dạ dày và bắt đầu tiêu hóa, tác dụng của linh dược linh thảo cùng với thịt yêu thú mang nhiều năng lượng huyết thực thẩm thấu qua thành dạ dày tiến vào kinh mạch chạy khắp cơ thể, đem lại một cảm giác sảng khoái. Có thể nói bát thịt yêu thú hầm theo cách này đem lại hiệu quả cao hơn rất nhiều thịt yêu thú chỉ nướng hoặc xào bình thường. Đây cũng là phát hiện mới của Kinh Thiên khiến cho sau này đa phần anh sẽ chế biến thịt yêu thú theo cách hầm này.
Tuy nhiên với cấp độ của Kinh Thiên hiện giờ thì thịt yêu thú cấp một sơ cấp cũng không giúp nhiều lắm cho anh trong quá trình tu luyện luyện thể, với Tiểu Bạch cũng vậy. Cả hai chia nhau nồi thịt yêu trăn hầm ăn từng miếng lớn, miếng lớn.
Chương trình ăn uống cuối cùng cũng kết thúc Kinh Thiên ngả người vào một gốc cây lớn, xoa xoa cái bụng no căng của mình. Bữa ăn hôm nay thực sự khiến anh cảm thấy hài lòng. Đối diện anh Tiểu Bạch cũng nằm nghiêng trên mặt đất lộ ra cái bụng no tròn, hai mắt lim dim tiêu hóa số thức ăn mà nó vừa chén xong, với gương mặt hổ rất thỏa mãn.
Có lẽ với bữa ăn này sẽ giúp cho thương thế của Tiểu Bạch tiến triển nhanh hơn so với dự kiến. Chính điều này cũng là điều mà Kinh Thiên không ngờ tới.

Nghỉ ngơi một lát Kinh Thiên lại bắt đầu với chương trình khổ tu nhàm chán của anh.
Lần này thứ mà Kinh Thiên đem ra nghiên cứu không phải Đan đạo, công pháp hay vũ kỹ. Thứ mà anh nghiên cứu lần này là Trận pháp, đây dường như là một sự đam mê của anh từ khi thức tỉnh trí nhớ ở thế giới này. Muốn hiểu thấu và vận hành trận pháp cần phải có trí tuệ, khả năng tư duy, khả năng tổng hợp, phân tích… Nó giống như một môn khoa học đầy trí tuệ biến ảo và diệu kỳ khiến Kinh Thiên luôn muốn khám phá và nắm bắt nó trong tay.
Số lượng trận pháp cấp một mà anh có trong tay không nhiều lắm, và tất nhiên những trận pháp cấp một này đều được Kinh Thiên nghiên cứu vận dụng rất thành thạo. Tạo trận pháp, vận hành trận pháp, phá trận pháp đều được anh tập luyện đi tập luyện lại. Minh Văn cơ sở được Kinh Thiên nghiên cứu đi nghiên cứu lại rất nhiều lần có thể nói cho đến hiện tại, anh có thể thuộc lòng toàn bộ hệ thống Minh Văn cơ sở.
Trận pháp thì ứng dụng trên nhiều lĩnh vực khác nhau, nhưng ứng dụng nhiều nhất của trận pháp lại là luyện khí. Bởi dù sao trận pháp sư thì cần phải sử dụng rất nhiều trận bàn để vận hành những trận pháp khác nhau. Nếu trận pháp sư biết một chút về luyện khí thì có thể tự luyện chế trận bàn cho mình rồi sau đó khắc trận pháp lên thì sẽ thuận tiện hơn rất nhiều. Trong trường hợp nếu không thể luyện khí được thì sẽ phải đi nhờ hoặc thuê luyện khí sư tạo rèn trận pháp thô, sau đó đem về tự khắc trận pháp lên để vận hành và sử dụng.
“Trận pháp và luyện khí có mối liên hệ khá mật thiết với nhau. Hình như mình có một quyển luyện khí cơ sở, đem ra tìm hiểu xem thế nào? Giờ vẫn sớm”. Kinh Thiên tự nói với mình, vì lúc này cũng mới bắt đầu chậm tối.
Đem cuống ‘Bách Kim Toàn Thư’ ra và bắt đầu nghiên cứu, lúc này Kinh Thiên mới hiểu được phần nào các loại kim loại ở thế giới Lạc Hồng. Kim loại ở thế giới này được tu luyện giả gọi là ‘kim thiết’ đây là tên gọi chung cho hầu hết các loại kim loại, còn chi tiết từng loại kim loại sẽ có tên gọi riêng. Thế giới này không có khoa học kỹ thuật nên việc phân tích chi tiết kim loại đến electron là không có, nhưng chủng loại kim loại cũng đa dạng và có nhiều tên gọi hoàn toàn khác loại kim loại mà anh biết từ thế giới kiếp trước.
Vì là thế giới của tu luyện giả nên Kim loại cũng được phân chia thành cấp bậc giống như cấp bậc của tu luyện giả, nghĩa là kim loại cấp một, kim loại cấp hai… cấp mười hai. Sự khác biệt của phần loại kim loại so với phân loại của linh dược là không chia làm các tiểu cấp bậc nhỏ, sẽ không có kim loại cấp một sơ cấp, không có kim loại cấp một trung cấp… Nhưng dưới tay của các luyện khí sư thì thành phẩm của nó mới bắt đầu phân chia ra thành các cấp bậc nhỏ trong các đại cấp bậc. Tỉ như khi luyện khi sư dùng kim loại cấp một luyện chế một thành một thanh kiếm, thì lúc này tùy theo khả năng của luyện khí sư mà nó sẽ hình thành lên thanh kiếm cấp một sơ phẩm, thanh kiếm cấp hai trung phẩm… cho đến cao nhất trong mỗi cấp bậc là tuyệt phẩm.
Tại sao lại có cách phân chia như vậy? Vì kim loại không phải là vật sống, nó không sinh trưởng và tiến giai được. Ngay từ khi hình thành thế nào thì nguyên bản nó luôn vậy, (trong thế giới của chúng ta gọi là vật chất hữu cơ và vô cơ). Nên phân cấp kim loại chỉ có các đại cấp bậc mà không có tiểu cấp. Nhưng khi qua tay rèn luyện của luyện khí sư thì nó bắt đầu cho ra sự khác biệt và nhiều yếu tố tạo ra sự phân tầng trong các cấp bậc thành phẩm. Đây là do trong quá trình luyện chế các luyện khí sư đã thêm vào những phụ tài, hoặc kết hợp với một loại kim loại khác với những tỷ lệ khác nhau để tạo ra một loại hợp kim khác. Do vậy tùy vào trình độ và kiến thức của từng luyện khí sư mà khả năng tạo ra những loại hợp kim tốt xấu khác nhau dẫn đến sự phân loại tiểu cấp trong cấp bậc của thành phẩm được tạo ra. Giống như Hàn Thiết Đao mà lúc trước Kinh Thiên sử dụng, nó được thêm vào một ít hàn thiết để tăng độ cứng và phù hợp với tu luyện giả hệ băng. Ngoài ra trong quá trình luyện chế thì quá trình tôi luyện kim loại nếu không xử lý tốt cũng sẽ dẫn đến chất lượng thành phẩm được tạo ra từ đó sẽ dẫn đến chênh lệch cấp độ của thành phẩm được tạo ra.
“Ở thế giới trước thì thường gọi là luyện kim, và kỹ thuật luyện kim cực kỳ tân tiến. Nhưng ngày xưa dốt nát không tìm hiểu kỹ chỉ biết lơ tơ mơ. Còn ở thế giới này thì lại gọi là luyện khí, có lẽ các nhà luyện kim ở thế giới này chủ yếu chế tạo các loại vũ khí phục vụ cho tu luyện giả nên mới gọi là luyện khí”. Kinh Thiên lẩm bẩm khi tìm hiểu về lĩnh vực luyện khí ở thế giới này.
Một phần khác biệt của luyện khí ở thế giới này nữa là các luyện khí sư không chỉ sử dụng nguyên liệu là các loại kim loại để chế tạo ra các loại vũ khí hoặc các vật dụng, mà họ còn sử dụng các nguyên liệu khác nữa để phục vụ công tác chế tạo của họ như da các loại yêu thú, sừng các loại yêu thú, xương các loại yêu thú, tơ nhện, vảy rồng… Tất nhiên các loại linh tài này đều được tiến hành chế luyện để đạt công hiệu cao nhất cho mục đích chế tạo. Ví dụ như da của yêu thú cấp một sơ cấp, không phải cứ may thành cái áo thì sẽ là áo giáp cấp một sơ phẩm. Qua tay các luyện khí sư nó được tôi luyện trong những loại dung dịch đặc biệt, tùy thuộc vào từng loại da yêu thú để nó trở lên dẻo dai, hoặc rắn chắc hơn. Từ đó họ sẽ lựa chọn những phần tốt nhất trên toàn bộ tấm da yêu thú để chế tạo ra những vật dụng cần thiết. Điều đó cũng giải thích tại sao với vũ khí cấp một trung phẩm, thậm chí là vũ khí cấp một sơ phẩm vẫn có thể xuyên thủng da yêu thú cấp một trung cấp khi yêu thú đó vẫn còn sống. Trường hợp vảy yêu thú cứng hơn cấp bậc yêu thú như vảy Tê tê, vảy Rồng, vảy Kỳ Lân… thì lại là trường hợp đặc biệt.
Ngoài những chủ tài dùng để luyện khí thì còn có rất nhiều các loại phụ tài khác để hỗ trợ cho luyện khí, như nước dùng để tôi rèn thành phẩm, phụ gia để gia tăng độ cứng của thành phẩm, hay những loại nguyên liệu đặc biệt dùng trong việc khắc họa trận pháp cho những thành phẩm không phải vũ khí như phi toa, phi thuyền, trận bàn…

Nghiên cứu ‘Bách Kim Toàn Thư’ cơ bản giúp Kinh Thiên hiểu được và phân biệt các loại nguyên liệu của thế giới Lạc hồng. Trong cuốn sách đó không đề cập đến các loại hợp kim hay còn gọi là các loại phụ tài kết hợp với chủ tài trong quá trình luyện khí để tạo ra những thành phẩm tốt nhất. Đây có lẽ là bí quyết của các luyện khí sư họ chỉ truyền nội bộ cho gia tộc, hoặc chỉ truyền cho các đệ tử của họ. Những kiến thức này đều không được phổ biến ra ngoài.
‘Luyện Khí Quyết’ là cuốn sách tiếp theo Kinh Thiên đem ra nghiền ngẫm. Cũng giống như tên gọi trong cuốn sách đó hướng dẫn có bản quá trình luyện kim loại và đúc thành hình dáng các loại vũ khí hoặc vận dụng khác nhau. Về cơ bản nó cũng khác nhiều lắm những hiểu biết của Kinh Thiên ở kiếp trước. Để tinh luyện kim loại thì tất nhiên phải sự dụng nhiệt độ để nung chảy các loại kim loại ra rồi mới đúc thành hình dáng. Muốn tạo ra hợp kim thì trước hết cũng phải nung chảy các loại kim loại ra thành thể lõng sau đó dung hợp lại với nhau theo tỷ lệ khác nhau để tạo thành các loại hợp kim.
Còn đối với các loại nguyên liệu dùng để luyện khí mà không phải là kim loại như da yêu thú, xương yêu thú thì tất nhiên không thể đưa vào lò nung nóng chảy ra được. Nếu đưa các loại nguyên liệu này vào lò nung có lẽ sẽ thành than chứ chẳng thể thành hình được. Cách sơ chế và quá trình xử lý các loại nguyên liệu này mỗi loại đều có cách tiến hành khác nhau. Về cơ bản trong luyện khí quyết cùi bắp mà Kinh Thiên có trên tay không đề cập đến nên anh không hiểu được phương pháp. Anh chỉ hiểu được cơ bản là nó sẽ không thể xử lý giống như cách xử lý các loại kim loại mà thôi.
‘Luyện Khí Quyết’ cũng giúp Kinh Thiên hiểu được tại sao luyện khí sư cũng là một trong những nghề phụ trợ của tu luyện giới được các tu luyện giả nể trọng và có địa vị rất cao trong tu luyện giới. Bởi vì tu luyện giả nào cũng cần có vũ khí để chiến đấu, cần có áo giáp để phòng thủ tăng khả năng sinh tồn lên. Nhưng không phải ai cũng có thể trở thành luyện khí sư được.
Đặc thù cơ bản của luyện khí sư có nhiều điểm giống như luyện đan sư như yêu cầu tối thiểu luyện khí sư cũng phải là tu luyện giả có linh lực hệ hỏa. Ngoài ra yêu cầu về linh thức của luyện khí sư lại cao hơn so với yêu cầu trở thành đan sư, đặc biệt về sức lực thì luyện khí sư yêu cầu rất cao, vì trong quá trình luyện khí sẽ tiêu hao linh lực nhiều hơn rất nhiều quá trình luyện đan.
Điều đặc biệt khiến Kinh Thiên cảm thấy khác biệt so với cách luyện khí mà anh biết từ kiếp trước. Do đặc thù của tu luyện giới các loại kim loại cũng rất đặc thù, vì thế nên cách luyện khí cũng rất đặc thù. Kim loại ở thế giới này đặc biệt là các kim loại ở cấp độ cao có độ nóng chảy rất lớn, không thể dùng các loại than đá bình thường để nung chảy được. Ở thể giới này luyện khí sư phải dùng một loại hỏa thạch đặc thù có cấp bậc tương đương hoặc cao hơn so loại kim loại cần nung chảy, hoặc sử dụng các loại địa hỏa thậm chí có khi phải dùng đến thiên hỏa để nung chảy kim loại ở cấp độ cao. Thêm vào đó với nhiệt độ nóng chảy cực cao thì khuôn đúc được làm từ nguyên liệu bình thường như đất xét, cát, thạch cao… đều không thể chịu được sức nóng của nó và sẽ bị thiêu cháy thành cho. Do vậy luyện khí sư ở thế giới Lạc Hồng phải sử dụng đến linh thức của mình để tạo ra khuôn đúc vô hình để tạo ra các phôi vũ khí. Đặc biệt sức nóng và áp lực của kim loại cấp độ cao tác động ngược lên tu luyện giả, nếu không có đủ tu vi thì sẽ không chịu được. Chính vì vậy mà yêu cầu để trở thành một luyện khí sư rất cao và khó khăn với hầu hết các tu luyện giả bình thường.
Điểm đặc biệt của luyện khí ở thế giới Lạc Hồng khác biệt với sự hiểu biết của Kinh Thiên nữa là: Đây là tu luyện giới chứ không phải là thế giới của khoa học, nên ở đây không có các loại động cơ, không có các loại thiết bị điện tử, chất bán dẫn… Điểm thú vị mà luyện khí ở thế giới này hấp dẫn anh là tất cả các loại đó đều có thể sử dụng các loại trận pháp phụ trợ để thay thế. Ví dụ ở thế giới trước của anh để chế tạo ra được cái máy bay thì cần phải chế tạo ra động cơ trước, sau đó đến các thiết bị đo đạc… mà để chế tạo ra được một cái máy bay thì cần phải có một hệ thống các ngành công nghiệp chế tạo kết hợp lại với nhau mới có thể chế tạo được. Nhưng ở đây thế giới của tu luyện giả lại khác biệt, chỉ cần chế tạo ra hình thù của cái máy bay còn lại các loại trận pháp sẽ thay thế những thành phần còn lại như: Để bay lên chỉ cần có trận pháp tạo ra môi trường chân không nâng máy bay lên, để di chuyển họ sẽ dùng trận pháp tạo ra một lực đẩy để đẩy cái máy bay bay đi… còn để điều chỉnh hướng họ cũng sử dụng trận pháp điều chỉnh dòng khí lưu thay đổi, điều hướng máy bay… tất cả trận pháp đó sẽ kết nối với một trận pháp chuyển đổi năng lượng từ linh ngọc hoặc từ một vật phẩm nào đó chứa linh lực để cung cấp nguồn năng lượng cho máy bay di chuyển. Tất nhiên ở thế giới này người ta gọi máy bay là phi toa hoặc chiến hạm. Và điều rất thú vị là có khi chỉ cần một luyện khí sư đủ tài năng và có đủ nguyên liệu thì cũng có thể chế tạo được phi toa, chiến hạm.
“Luyện khí cũng là một cái thú vị đây, dành thời gian thử luyện một vài thứ gì đó xem sao?” Kinh Thiên lẩm bẩm khi xem xong hai cuốn ‘Bách Kim Toàn Thư’ và ‘Luyện Khí Quyết’.



Bạn có thể dùng phím mũi tên hoặc WASD để lùi/sang chương.