Hồ Sơ Bí Ẩn

Chương 1661: Bốt điện thoại




Người phụ nữ đã đi được một đoạn.
Tôi không đợi Phó Doanh trả lời, mà bám theo trước.
Lại đi qua một con đường lớn, vừa rẽ cua, liền trông thấy một khu dân cư đang xây dựng. Nhà trong khu đã được xây lên, chỉ là chưa lắp cửa sổ.
Một cái bốt điện thoại bên đường trông không nổi bật gì cả, giống như các trụ đèn1đường, bảng tên đường, người bình thường đi ngang qua đây sẽ không chú ý đến nó.
Bốt điện thoại màu đỏ đã tróc sơn loang lổ, nhưng vẫn có thể nhìn ra màu sắc tươi mới vốn có. Cũng là màu bắt mắt duy nhất trên con đường không có màu sắc gì cả này.
Bốt điện thoại là kiểu khép kín, một không gian vuông vức, mái8bằng, bên trên đề chữ “Điện thoại công cộng”. Phía bên làn xe cơ giới là một tấm khung đựng poster quảng cáo. Poster quảng cáo dán bên trong đã bạc màu, có thể đoán được, đó là một tấm poster phim điện ảnh.
Tôi vẫn còn nhớ bộ phim này. Là phim điện ảnh phản ánh tình yêu học đường trình chiếu thời tôi còn học cấp2ba, diễn viên nam chính là một diễn viên trẻ nổi tiếng khi ấy, nữ diễn viên chính cũng là nữ diễn viên trẻ vô cùng nổi tiếng, vì vậy đã thu hút không ít người xem, nhưng bị chê cực kỳ thậm tệ, phòng vé luôn trong tình trạng ế ẩm, không mấy chốc đã ngừng chiếu toàn tuyến.
Nhìn poster trong khung quảng cáo, không thể4nhận ra vẻ trẻ đẹp của nam nữ diễn viên chính, mà chỉ thấy hai khuôn mặt trắng bệch. Cả tên của bộ phim cũng đã mờ đến mức không thể đọc được, những chữ khác đã biến mất hoàn toàn.
Người phụ nữ kia đã bước nhanh mấy bước, băng qua đường, đi thẳng đến bốt điện thoại ấy.
Tôi bám theo.
Bốt điện thoại vẫn còn sạch sẽ, chỉ đóng bụi, chưa bị biến thành thùng rác.
Điện thoại được treo ở vách trong có vẻ vẫn còn nguyên vẹn, ống nghe được gác ngay ngắn bên trên, bàn phím cũng không bị thiếu mất. Có điều số trên bàn phím đã bị mờ. Bản hướng dẫn thao tác thường được dán bên trên điện thoại cũng đã không còn.
Bên dưới điện thoại còn có một cái bệ gỗ ngang, bên trên đặt một cuốn danh bạ cũ. Quyển sổ hướng dẫn tra cứu số điện thoại đã cong bìa, cạnh đã vàng ố, gáy sổ được luồn một sợi dây, treo trong bốt điện thoại.
Người phụ nữ mở cửa đi vào, không hề gọi đi.
Tôi không nhìn thấy có âm khí trên bốt điện thoại, cũng không thấy có ma gần đó.
Tí Còi và Phó Doanh cũng đi tới nơi. Chắc Tí Còi đã đoán được ý đồ của tôi. Còn Phó Doanh đang cố gắng nhịn không dùng ánh mắt quái dị để nhìn tôi. Ông ta đã kiềm chế rất tốt, nhưng vẫn không khỏi chốc chốc lại đưa mắt nhìn tôi.
Người bình thường có lẽ không thể hiểu được tôi đi theo qua đây để làm gì.
Người phụ nữ nhìn bốt điện thoại kia không chớp mắt.
Tôi còn nhớ có một bộ hồ sơ đề cập đến bốt điện thoại.
Bốt điện thoại bên đường đổ chuông, là cuộc gọi do người chết gọi đến. Một khi nghe máy thì sẽ hình thành một mối liên kết gì đó với người chết. Những người nghe máy cuối cùng đều bị ma giết chết.
Người ủy thác Thanh Diệp cũng đã chết.
Thanh Diệp chưa giải quyết được vụ này. Sau khi người ủy thác chết, bốt điện thoại có vấn đề ấy cũng biến mất. Họ không bị nhắm đến. Trong cuộc chơi mèo vờn chuột của cái thế giới rộng lớn như vậy, đương nhiên không có cách chơi nào nắm chắc phần thắng.
Tôi không nhớ hình dạng cụ thể của cái bốt điện thoại ấy.
Ở nơi mà hầu như không còn nhìn thấy bốt điện thoại như Dân Khánh, đột nhiên lại gặp phải chuyện như thế này…
“Chồng của bà ta tên gì?” Tôi hỏi Phó Doanh.
Phó Doanh thình lình bị hỏi như thế, thoáng ngơ ngác, vuốt vuốt mái tóc lưa thưa: “Không biết. Ủy ban phường bên chúng tôi trước đây đã từng liên lạc với người thân của cô ta, tìm được cha mẹ của cô ta. Nhưng họ cũng chẳng có cách nào. Cũng không nhắc đến tên chồng của cô ta.”
“Chắc là… họ Lâm đúng không?” Theo tôi nhớ thì người ủy thác ấy họ Lâm: “Bà ta tên gì?”
Phó Doanh ngẫm nghĩ một lát: “Chồng cô ta họ gì thì tôi không biết, cô ta tên Ngu Tiểu Cầm.”
Tôi không nhớ được tên vợ người ủy thác, nên không thể chắc chắn có phải là người phụ nữ này không.
Vẻ mặt bà ta đột nhiên thay đổi, kích động nhấc ống nghe lên.
Tôi giật mình, thình lình cảm nhận được âm khí.
Âm khí từ trong điện thoại bay ra, âm khí của hồn ma đơn thuần, không mang theo ác ý.
Trên khuôn mặt đờ đẫn của người phụ nữ đã hiện ra nét hiền hòa.
Hiệu quả cách âm của bốt điện thoại rất khá, tôi không nghe thấy tiếng nói chuyện của người phụ nữ, nhưng nhìn động tác gật đầu và khẩu hình của bà ta, chắc là đang trả lời người nào đó ở đầu dây bên kia.
Phó Doanh thở dài: “Luôn luôn như vậy, điên rồi. Luôn nghĩ rằng chồng mình sẽ gọi điện về.”
Có thể bà ta không hề điên.
Tôi nhìn bộ dạng ấy của Ngu Tiểu Cầm, hơi chần chừ.
Tôi tưởng rằng lòng dạ bản thân đã đủ sắt đá, nhưng nhìn Ngu Tiểu Cầm ôm lấy ống nghe, trên mặt hiện ra vẻ hạnh phúc thì tôi vẫn bị lay động.
Chắc bà ta thật sự đã nghe thấy giọng nói của người chồng đã chết.
Nếu tiêu diệt bốt điện thoại này, có lẽ Ngu Tiểu Cầm sẽ suy sụp thật sự.
Cuộc gọi kéo dài được năm ba phút, Ngu Tiểu Cầm gác máy một cách đầy tiếc nuối, vẻ mặt đờ đẫn trở lại.
Bà ta đẩy cửa bốt điện thoại đi ra, vẫn không thèm nhìn chúng tôi.
“Ngu Tiểu Cầm, bà Ngu…” Tôi gọi nhưng bà ta không dừng bước.
Tôi quay lại nhìn cái bốt điện thoại đã trở lại bình thường.
“Thế…” Phó Doanh nhìn tôi, ngập ngừng.
“À, chủ nhiệm Phó, ông cứ kệ chúng tôi đi. Tôi chỉ… khi giải tỏa đã gặp khá nhiều trường hợp như vậy. Một số người không muốn dọn đi, chỉ vì quyến luyến nhà cũ.” Tôi xin lỗi: “Bên này để chúng tôi canh chừng là được rồi.”
Phó Doanh đang hơi nghi ngờ. Ông ta thăm dò nhìn chúng tôi một lát, rồi nhìn qua Ngu Tiểu Cầm: “Cũng không có gì. Ủy ban phường chúng tôi thường ngày vẫn hay đến canh chừng cô ta. Xe đạp tôi vẫn còn dựng ở bên kia mà.”
Có nghĩa là ông ta không muốn rời đi.
Tôi cũng không tiện đuổi.
Phó Doanh đi theo bên cạnh, tôi không thể “ra ám hiệu” với Ngu Tiểu Cầm, ít nhất là không thể nhắc đến cái tên Thanh Diệp.
Tôi làm lơ Phó Doanh, đi đến bên cạnh Ngu Tiểu Cầm, hỏi: “Khi nãy là chồng bà gọi về à?”
Ngu Tiểu Cầm chẳng trả lời tôi.
“Ông ta mỗi ngày đều gọi về ư, hay là không cố định? Cái bốt điện thoại công cộng… ở Dân Khánh đã rất ít nhìn thấy nữa. Bà làm sao mà tìm được nó vậy?” Tôi hỏi từng cái một.
Ngu Tiểu Cầm không nhìn tôi.
Phó Doanh nhìn tôi bằng ánh mắt kì dị.
Tí Còi giúp tôi viện lý do: “Người nhà bà ta không đưa bà ta đến bệnh viện khám sao? Cũng không lo cho bà ta à?”
“Không lo được. Nghe nói đã nhiều năm lắm rồi. Cha mẹ cô ta đều đã già… Có lẽ… hình như đã qua đời rồi thì phải?” Phó Doanh nói mà không chắc lắm: “Lúc đó nhà cửa ở bên này còn xây theo mô hình nông thôn. Lúc đó cô ta đã đến đây rồi, cũng không để ý đến chuyện này. Tới khi bên này thu hồi đất xong, bắt đầu xây khu tái định cư thì mới biết đến cô ta. Lúc liên lạc với cha mẹ của cô ta, họ đã yếu lắm rồi, thường xuyên nhập viện. Liên lạc được mấy lần, họ mới qua đây. Họ cũng không làm được gì. Năm ngoái, một người họ hàng của cô ta qua đây, đánh chửi cô ta cũng vô ích. Hàng xóm đã báo cảnh sát. Hình như có nhắc đến, cha hoặc mẹ của cô ta đã mất.”
“Nếu đã như vậy từ lâu, có nghĩa là chồng của bà ta đã mất rất lâu rồi nhỉ?” Tí Còi hỏi.
“Ừ…” Phó Doanh ngẫm nghĩ, vỗ trán một cái: “Phải mười năm rồi đấy, có thể còn lâu hơn. Thực ra tôi cũng không nhớ rõ. Không có ai kể tỉ mỉ cả. Người nhà đến, đều khóc lóc chửi mắng, còn cô ta lại cứ im lặng. Họ cũng không muốn phối hợp với ủy ban phường chúng tôi lắm.” Phó Doanh gượng cười: “Chúng tôi cũng chẳng giúp được mấy. Người ta cảm thấy đó là chuyện trong nhà, không cần chúng tôi can thiệp. Nếu thuê người chăm sóc cho cô ta thì… Có lẽ gia đình cô ta đã từ bỏ rồi.”

Bạn có thể dùng phím mũi tên hoặc WASD để lùi/sang chương.