Đào Yêu Ký

Chương 1: Nguyên nhân




Sài gia trấn – một trấn nhỏ
Vắng vẻ, ít khách, dân cư cũng rất ít, hơn nữa người dân chất phác, trăm ngàn năm qua chưa bao giờ có đánh nhau ẩu đả hay xảy ra ăn cắp và cướp bóc.
Trong ngày thường, việc lớn chỉ là con dâu của lão Vương ở phía tây trấn sinh một tiểu tử trắng mập mạp, hoặc là ở phía ông trấn, heo mẹ nhà Trương gia sinh sáu con heo con – trắng mập như nhau.
Mỗi lần gặp những chuyện này, dân làng cũng được dịp hưng phấn mà đàm luận hơn mười ngày nửa tháng.
Dĩ nhiên, mọi việc đều có ngoại lệ, Sài gia trấn trong lịch sử cũng có xảy ra một sự kiện đổ máu thảm thiết.
Đó là chuyện tốt nhất từ trước đến giờ của triều đại này.
Giống như trước, cũng là do người và heo gây ra.
Truyền thuyết có một ngày, phu nhân của Đại tài chủ trong trấn sinh con trai, vừa đúng lúc đó, heo mẹ nhà hắn cũng sinh bốn con heo con.
Dựa theo lệ cũ của Sài trấn, heo sinh và người sinh là phải thông báo cho hàng xóm, nên tin tức liền truyền ra ngoài dựa theo cách bình thường.
Truyền từ Quản Gia: người sinh một, heo sinh bốn.
Truyền từ lão đầu giữ cửa bị lãng tai: người sinh bốn, heo sinh một
Truyền từ cửa hàng bánh quẩy Trương Tam: người sinh mười, heo sinh một.
Truyền từ tửu lâu trong trấn, lời đồn đãi làm người nghe phải kinh sợ: người sinh mười heo con.
Vì thế mọi người đứng trong tửu lâu đều chạy đến nhà tài chủ, định bụng phải tận mắt nhìn thấy sự kiện kì quái ngàn năm có một này.
Cứ như vậy, mấy trăm con người cùng chen lấn vào một tòa nhà.
Có thể thấy, cục diện như thế có bao nhiêu là hoành tráng.
Có thể nghĩ, kết quả cũng sẽ không lạc quan.
Đã mười người chết: tám là bị tường rào sập đè trúng mà chết, một người là bị đám người tràn vào hù chết, còn một là bị đao của Lý thái đao không cẩn thận đâm trúng mà chết.
Trải qua sự kiện đẫm máu này, Sài gia trấn có một quy định bất thành văn—phàm là tụ hội vượt quá mười hai người nhất định coi là phi pháp, người dư thừa bị bắt lại, phạt bạc một hai, nhốt ba ngày.
___________________________________________________
Cho đến một ngày, người bán cá mập mạp nhìn thấy giữa đường vây quanh một vòng người liền tò mò đứng lên đi tới. Còn không thấy rõ chuyện gì xảy ra thì đã bị thủ hạ của bổ đầu duy nhất trong trấn là Trần Đại Chí bắt được — bởi vì hắn là người thứ mười ba đứng xem.
Thu thập xong người bán cá, Trần Đại Chí mới phát hiện người vây quanh xem đều ngẩng đầu nhìn trời, cho nên hắn cũng ngẩng đầu lên.
Nhưng phía trên chỉ có ánh sáng mặt trời, đâm vào mắt làm nước mắt ứa ra.
Trần Đại Chí nhịn không được, hỏi người phía trước: “Ngươi nhìn cái gì đấy”.
“Không biết.”
“Không biết ngươi còn ngẩng đầu?”.
“Bởi vì hắn đang nhìn mà.”
Trần Đại Chí theo ngón tay của hắn nhìn lại, chỉ thấy trong đám người, một thiếu niên gầy teo đang đứng, ngẩng đầu không nhúc nhích.
Trần Đại Chí chen đến bên cạnh hắn, hỏi: “Tiểu huynh đệ, trên đó có cái gì sao?”.
“Không biết.” Giọng nói nhàn nhạt.
“Không biết thế ngươi ngẩng đầu làm gì?”
“Ta đói bụng rồi.”
“Ta đang hỏi, ngươi ngẩng đầu làm gì?” Tính nhẫn nại của Trần Đại Chí bắt đầu.
“Ta đói bụng rồi.”
“Ta đang hỏi, tại sao ngươi ngẩng đầu?”
“Ta đói bụng rồi.”
“Ta đang hỏi là tại sao ngươi lại ngẩng đầu?”
“…Ta đói bụng rồi.”
Trần Đại Chí muốn giết hắn trong nháy mắt, là vọng động muốn giết người, may là nhờ thủ hạ đè đao của hắn lại, hắn dùng một phương thức khác hỏi: “Tiểu ca, đầu mục của chúng ta là muốn hỏi tại sao huynh đói bụng lại phải ngẩng đầu?”.
“Ta đói bụng sẽ chảy máu mũi.” Thiếu niên kia cúi đầu xuống, xoa lỗ mũi một chút.
“Móa!” Mọi người cảm thấy đã lãng phí nhiều thời gian, phất phất tay áo, rời đi trong nháy mắt.
Đã hiểu được nguyên nhân, sức lực Trần Đại Chí liền khôi phục, nhiệt tình nói: “Tiểu huynh đệ, thì ra là huynh đói bụng rồi, cái này dễ thôi, ta dẫn huynh đi đến tửu lâu Ngũ nương lớn nhất trên trấn của chúng ta ăn cơm.”
Vì thế thiếu niên đi theo Trần Đại Chí, vòng vo một hồi mới đến nơi.
Trước mắt chỉ có một gian nhà nhỏ thấp kiến trúc hai tầng, cũ rách, cửa sổ bị hư hại, vách tường loang lổ.
Trong khi bọn họ quan sát, một trận gió thổi qua, biển hiệu gỗ bị gắn nghiêng lệch rơi xuống,”Rầm” một tiếng làm vô số bụi bay.
Sau một hồi, chờ tầm mắt rõ ràng mới phát hiện, nằm trên mặt đất là chiêu bài có khắc bốn chữ — Khách điếm Ngũ nương như rồng bay phượng múa.
“Đây chính là tửu lâu lớn nhất của các người?” Thiếu niên hỏi.
“Không sai.”
“Vậy nhỏ nhất đâu?” Thiếu niên tiếp tục hỏi.
“Đây.”
“Đắt tiền nhất đâu?”
“Đây.”
“Tiện nghi nhất đâu?”
“Đây.”
“Đồ tốt giá rẻ đâu?”
“Đây.”
“Hắc điếm làm thịt khách đâu?”
“Chính là đây.” Trần Đại Chí thẳng thắn nói: “Đây là tửu lâu duy nhất trên trấn của chúng ta.”
Thiếu niên gật đầu, chỉ nói một câu: “Thì ra là như vậy.”
Giọng nói nhàn nhạt như cũ.
Trần Đại Chí mang theo hắn đi vào khách điếm, lầu dưới đại sảnh chỉ bày biện ba cái bàn cũng đã vô cùng chật chội, mặt đất cũng che một tầng bụi dày, giống như là đã rất lâu không quét dọn.
Trần Đại Chí ngẩng đầu kêu một tiếng: “Ngũ nương.”
Vừa dứt lời, trên lầu liền xuất hiện thiếu phụ, một bộ áo cánh sen màu hồng nhạt, màu sắc trắng trong thuần khiết, trên đầu dùng chiếc đũa lỏng lẻo vấn búi tóc lên, không chút phấn son, thậm chí không mang bất kỳ đồ trang sức đeo tay nào.
Nhưng nàng cho người ta cảm giác đầu tiên chính là đẹp đẽ.
Một loại khí chất sinh ra đã đẹp.
Không có bất kỳ giả tạo nào, giống như câu hồn đoạt phách.
Nàng nhẹ nhàng đi từ thang lầu đã lâu năm không tu sửa, lách cách đi xuống, nhẹ liếc thiếu niên một cái: “Hàng tới?”
Trần Đại Chí ho khan một tiếng: “Là khách tới.”
Ngũ nương phất phất tay áo: “Không khác lắm đâu.”
Trần Đại Chí: “…” Ngũ nương à, khác rất nhiều đấy nhé.
“Trên bàn có khăn lau, tự lau mà ngồi đi.” Ngũ nương không mặn không nhạt mà chào hỏi.
Thiếu niên “Ừ” một tiếng, theo lời cầm lấy khăn lau bụi bặm trên bàn.
Bụi quá nhiều, bay sượt làm bụi bay mù mịt.
Ánh mắt Trần Đại Chí sáng lên, vừa khụ khụ vừa nói: “Ngũ nương, thì ra cái bàn này là màu vàng đấy nhé.” Vốn còn tưởng rằng nó là màu đen chứ.
Ngũ nương khoát khoát tay, nói với Trần Đại Chí: “Chàng không bận rộn chuyện trong nha môn sao?”
“Nhưng …”
“Đừng lo lắng ta, đứa trẻ như vậy, ta một người là có thể làm xong.”
“Nhưng …”
“Chàng dài dòng quá rồi đấy, còn chưa tin ta sao?”
“Cái kia…”
“Trần Đại Chí, chàng không khỏi cũng quá quan tâm rồi đó! Có ý đồ đúng không hả?!”
Cứ như vậy, Trần Đại Chí được cung kính ném ra ngoài cửa.
Hắn nhìn tấm biển dưới chân, oan ức mà ngoắc miệng.
Thật ra thì, người ta là lo cho tiểu huynh đệ kia kìa!
Chờ Trần Đại Chí rời đi, Ngũ nương xoay người hỏi: “Muốn ăn cái gì?”
Thiếu niên nhìn một mấy món ăn được viết trên tường, tùy ý gọi: “Cá kho!”
“Không có.”
“Cá hấp.”
“Không có.”
“Thịt kho tàu đậu hũ.”
“Không có.”
“Cải trắng muối chua.”
“Đều không có.”
Thiếu niên lẳng lặng chỉ ra: “Đây đã là món cuối cùng được viết trên đó.”
“Ta biết.” Ngũ nương lấy tay cuốn tóc bên má nói: “Hôm qua suốt đêm ngồi xem tiểu thuyết, hôm nay dậy muộn, không mua nguyên liệu làm thức ăn.”
“Vậy trong này có cái gì?”
“Bánh bao.”
“Tốt, ta muốn ba cái.”
“Xin đưa tiền trước.” Ngũ nương vươn tay: “Một cái một lượng bạc.”
“Hở.” Thiếu niên nói.
“Không còn cách nào, ta đây quanh năm suốt tháng cũng không có mấy khách tới, có thể làm thịt được thì không thể bỏ qua, cậu nói có đúng không?” Ngũ nương nhún nhún vai.
“Được.” Thiếu niên lấy ra ba lượng bạc từ trong túi áo.
Bánh bao chưng xong rất nhanh, được bê lên bàn.
Tướng ăn của thiếu niên đặc biệt văn nhã, nuốt từng miếng thức ăn nhỏ vào bụng, tư thế làm người ta cảm thấy phải khen ngợi.
Nhưng có điều không thích hợp, là tốc độ hắn ăn, chỉ trong nháy mắt: bánh bao đã không thấy tăm hơi.
“Ăn no chưa?” Ngũ nương hỏi.
Thiếu niên gật đầu.
“Như vậy cô có thể trả lời, tại sao muốn giả nam trang rồi chứ?” Ngũ nương tiếp tục hỏi.
Thiếu niên liếc nhìn nàng một cái, nhàn nhạt hỏi: “Cô nhìn ra được?”
“Nói nhảm!” Ngũ nương nhìn nàng từ trên xuống dưới: “Không yết hầu, tay chân quá nhỏ, ngực quá cao, quan trọng nhất là, cô có lỗ tai. Ôi chao, ta nói cô nương, xem ra kinh nghiệm giang hồ của cô rất ít đấy.”
Thiếu nữ gật đầu: “Đây là lần đầu tiên ta đi ra ngoài.” Giọng nói vẫn nhàn nhạt như trước, giống như nước trong khe chảy qua.
“Để ta đoán xem, có phải là thiên kim tiểu thư, buồn bực chuyện gia đình, đi ra ngoài xông xáo giang hồ không?”
Thiếu nữ lắc đầu: “Thứ nhất, nhà ta cũng không giàu có. Thứ hai, ta đi ra ngoài là vì tìm người.”
“Đoán một lần nữa, là tìm tình lang?”
Thiếu nữ lắc đầu: “Không, ta tìm cha.”
“Đoán một lần cuối cùng, cha cô là võ lâm đại chính phái, hoặc là đại ma đầu?”
Thiếu nữ hay là lắc đầu: “Ta không biết, ta không biết ông ấy là ai.”
Ngũ nương trầm mặc một lát, đột nhiên hỏi: “Nàng muốn nghỉ lại sao?”
Thiếu nữ gật đầu: “Bao nhiêu bạc một đêm?”
“Không cần.” Ngũ nương cười rất đẹp mắt: “Cho bằng hữu tá túc còn phải tính sao.”

Bạn có thể dùng phím mũi tên hoặc WASD để lùi/sang chương.