Đào Một Hoàng Đế Làm Vợ

Chương 11:




*Chương này có nội dung ảnh, nếu bạn không thấy nội dung chương, vui lòng bật chế độ hiện hình ảnh của trình duyệt để đọc.
Chuyển ngữ: Andrew Pastel
“Rốt cuộc đã xảy ra cái gì? Không chết sao lại có hồ máu?”
Hồ máu tử thi là hiện tượng xuất hiện trên thi thể sau khi chết. Máu ngừng lưu thông, bị trọng lực hút xuống tụ lại từng mảng đỏ bầm dưới da, người chưa chết máu vẫn còn tuần hoàn, không thể nào xuất hiện hồ máu được, nhưng Trương Tuấn lại nói Lâm Hoành Tinh không chết? Không chết sao lại có hồ máu tử thi?
Quả thực không thể tưởng tượng nổi!
“Không biết nữa, tôi cũng không rõ lắm.” 
Hôm nay Trương Tuấn vốn cùng Lý Quốc Hiền với mấy đàn anh nghiên cứu sinh khóa trên rửa sạch cổ vật vừa khai quật được. Khoảng 7 giờ rưỡi, Lý Quốc Hiền vào phòng nghiên cứu nhận một cuộc gọi hơn nửa tiếng đồng hồ rồi vội vàng nhờ Trương Tuấn đi đặt một vé máy bay đi Bắc Kinh sớm nhất.
“Trước khi đi Thầy Lý chỉ nói sơ sơ, tôi cũng không rõ chi tiết ra sao nữa, chỉ nghe nói là Lâm Hoành Tinh mấy ngày trước đã tỉnh lại, lỗ thủng trên đầu lại nứt ra, cậu ta thấy ai cũng túm chặt lấy không buông, giống như phát điên lên rồi vậy.Nhưng từ hôm qua thì……” Trương Tuấn khựng lại một lúc rồi tiếp tục nói “Lâm Hoành Tinh đột nhiên lại hôn mê, hồ máu tử thi xuất hiện rất nhanh trên cơ thể, từ cánh tay đến ngực, càng ngày càng lan ra, sau đó những chỗ hồ máu bắt đầu hoại tử……”
“Hoại tử? Không có cách nào ngăn chặn sao? Cứ như thế này, Lâm Hoành Tinh sớm muộn gì cũng……”
Các nhân viên khảo cổ khác cũng chậm rãi tụ về đây,
“Sao nghe nói cậu ta dần ổn định rồi mà?”
“Đúng vậy, tôi cũng nghe đã qua nguy kịch rồi, sao lại ra như thế này?”
“Không chết mà có hồ máu tử thi, nghe vô lý vậy!”
Mỗi người góp một câu bàn tán xôn xao làm khu rừng núi ban sáng vốn dĩ phải yên ắng trở nên ồn ào hẳn lên.
Đàm Trình không nói nữa, nhưng trong lòng cậu lại phức tạp lên.
Giang Ba đã chết, Lâm Hoành Tinh lại đột nhiên phát sinh chuyện như vậy, đủ những chuyện kỳ lạ liên tục xảy ra mà 25 năm cuộc đời cậu không đủ để giải thích, những bí ẩn giống như sương mù trong núi sâu, làm người lạc vào đó rồi chẳng biết nên dò dẫm đi tiếp hay ngừng lại.
Tại sao lại xảy ra những chuyện như vậy? Đàm Trình e là tất cả đáp án đều ở dưới ngôi mộ này. Người nằm dưới đây là ai, cất giấu bí mật gì, tất cả nghi ngờ và khát vọng rõ ràng chân tướng, đều nằm dưới đấy…
“Bên này! Bên này tìm được một cái ly vàng!!”
Đàm Trình chưa kịp nghĩ nhiều, La Tư Viễn nãy giờ vẫn ở sâu trong đường hầm làm việc đột nhiên la to làm mọi người đổ xô về phía ấy. 
La Tư Viễn khom người, rất cẩn thận nâng một cái ly vàng ra khỏi đất, dùng ngón tay phủi bớt lớp đất đá trên đấy, lộ ra phù điêu hình rồng phức tạp trên thân ly, vội vàng quay ra cửa đường hầm, “Xem này! Đây là ly vàng! Có họa tiết hình rồng! Đây đúng là mộ của hoàng đế rồi!”
Tin tức này chắc chắn là truyền cảm hứng cho các nhà khảo cổ học đã ở đây nhiều năm. Mặc dù về cơ bản họ đã khẳng định rằng đây là lăng mộ của hoàng đế, nhưng vẫn không có gì chắc chắn để chứng minh điều đó. Ly vàng chạm khắc rồng chỉ có hoàng đế mới được sử dụng, nên đây chắc chắn là mộ của một hoàng đế rồi!
(vd minh họa 1 ly rồng thời Nam Tống)

Đàm Trình vội vàng chạy đến cạnh La Tư Viễn, nhận lấy ly vàng trong tay cậu ta. Chiếc ly vàng khoảng nửa bàn tay tuy bị vùi trong đất đá hơn ngàn năm nhưng vẫn sáng loáng tinh tế như chưa từng bị thời gian nhuốm màu. Nhẹ nhàng lau sạch bụi đất tên thân ly, chạm khắc hình rồng dần lộ rõ. Con rồng trừng to đôi mắt được khảm bằng ngọc đỏ, ngẩng cao đầu, há miệng hất đuôi uốn lượn xung quanh những đám mây, như đang khiêu khích, thách thức, muốn đối nghịch với trời cao, nhưng điệu bộ lại thoải mái ung dung như chơi đùa. Chạm khắc cực kỳ tinh xảo làm tất cả mọi người đều phải trầm trồ. 
Đàm Trình cẩn thận lật xem phần đế và trong ngoài cái ly, vẻ mừng rỡ ban đầu nhanh chóng biến mất, thay thế vào đó là cái nhíu mày thật chặt: “Ly này không có khắc minh văn (*), có lẽ nó là vật dụng hằng ngày của chủ nhân ngôi mộ.”
(*) Minh văn (銘文) nghĩa là “văn khắc lên đồ vật”, các hoàng đế thường khắc vào bia mộ hoặc đồ tùy táng để tự răn mình hoặc ghi chép công đức của mình. Ảnh minh họa ấm nước đồng khắc minh văn của vua Minh Mạng bên mình.

Nói đến đây, Đàm Trình quay đầu lại nhìn nhìn nơi La Tư Viễn đào ra chiếc ly: “Còn chưa tới phần mộ thất, đã có đồ dùng cá nhân của chủ mộ rơi rớt bên ngoài.” Lại nhớ đến đêm hôm ấy cậu vô tình nhặt được ngọc bội, Đàm Trình càng thêm khẳng định suy đoán của mình.
“Mộ này có lẽ đã từng bị trộm qua rồi.” Lời Đàm Trình cũng trùng với khá nhiều suy nghĩ của các nhân viên khảo cổ khác. Vật quý giá rơi rớt ngoài khuôn viên mộ chính, chỉ có hai khả năng, một là lúc đưa chủ mộ vào trong lăng không cẩn thận đánh rơi, nhưng mà, dù có đánh rơi cũng phải là đánh rơi trên đường vào nơi đặt linh cữu, chứ không thể rớt bừa bãi ở đây được. Cho nên, loại trừ đi khả năng đó, thì chỉ còn lại một khả năng, là khu mộ đã bị trộm. Những tên trộm mộ ôm quá nhiều vật bồi táng ra ngoài, sơ ý đánh rơi vài cái. 
Theo kinh nghiệm từ những cuộc khảo cổ trước, mộ đã bị trộm viếng qua thì gần như chẳng còn gì ngoài mấy đồng đỉnh gốm sứ cồng kềnh…
Nghĩ vậy Đàm Trình cảm thấy bực bội, nhờ Trương Tuấn đang chuẩn bị xuống núi tiện dẫn ông Khương về nhà, Đàm Trình ở lại cùng với Ngô Hải, La Tư Viễn và vài giáo sư vừa lên núi bàn bạc tiếp phải làm gì tiếp theo. 
Ngồi bừa xuống đất, thầy Lưu cầm bật lửa châm điếu thuốc, nhưng quên hút mất, chỉ tập trung suy nghĩ: “Chắc chắn đã bị trộm rồi. Vậy thì mình đào sâu thêm một chút chắc sẽ gặp được đường hầm bọn chúng đào.” 
“Haizzz……. Tiếc ghê, kiểu này thì có khi đào xuống chỉ thấy phần mộ trống trơn quá.” La Tư Viễn cười cười: “Có bị uổng công quá không nhỉ.”
“Không đào xuống mới là uổng công đó!” Ngô Hải cao giọng: “Ít nhất cũng phải biết được hoàng đế nào nằm ở đây chứ.”
“Đúng vậy, chúng ta phải xác định được rõ ràng thân phận chủ mộ, Đàm Trình, cậu thấy sao?”
Tháo mắt kính, Đàm Trình xoa xoa sống mũi nhức mỏi: “Đào xuống chứ, ai nằm đây còn không biết thì sao mà coi được?”
“Vậy tiếp tục đi, chú ý tập trung vào. Tìm được đường hầm của bọn đào mộ có khi cũng nhặt thêm được vài vật phẩm rơi rớt.” Thầy Lưu cười nói, nâng tay chuẩn bị hút thuốc, thì mới giật mình phát hiện điếu thuốc cháy đến đầu lọc luôn rồi, làm vài người cười ra tiếng.
Thi công lại tiếp tục, nhưng lần này các nhân viên khảo cổ vào đào, nhóm công nhân thì ở phía sau khuân vác đất đá ra ngoài.
Đội khảo cổ rất nhanh tìm được đường hầm của bọn trộm mộ, do thời gian đã lâu nên đã bị đất đá che lấp, nếu không chú ý rất khó phát hiện.
Đàm Trình cẩn thận đi dài theo đường hầm này hy vọng tìm được đồ vật rơi rớt. Ngày làm việc đã gần kết thúc, mặt trời nóng bỏng đã dần trốn về phía Tây, Nhưng Đàm Trình không tìm được thêm vật quý nào, trái lại, cậu  lại phát hiện ra hai bộ hài cốt gần như xương hóa hoàn toàn, phỏng chừng cũng đã được vài trăm năm.
Mấy người chuẩn bị tan tầm nghe tin cũng chạy lại đây xem, thầy Lưu vừa thấy đã cười nói: “Chắc là tranh cãi nội bộ rồi, vài người cùng nhau trộm mộ, nhưng có người nổi lòng tham muốn độc chiếm báu vật, xảy ra đánh nhau và hai người này bị giết ở đây.”
“Tiền tài và ích lợi như thế, là ai cũng sẽ do dự.” Ngô Hải đứng bên cạnh nói.
“Không đúng,” Đàm Trình chợt thấy một ánh sáng lóe lên trên mặt đất khi đèn pin trên nón bảo hiểm quét qua, cậu vội vàng lấy xẻng đào xới phần đất vừa lóe sáng khi nãy lên, rất nhanh, mấy chục món châu báu và đồ quý giá lộ ra!
“Nhóm trộm mộ này, có lẽ là…….” Nhìn đống châu báu trước mặt và đám xương cốt chất chồng bên cạnh, Đàm Trình đột nhiên cảm giác da đầu tê dại: “Có lẽ họ đều đã bị giết……..”
Không ai có thể lấy đi bất cứ thứ gì ra khỏi lăng mộ……..

Đoạn miêu tả hình dáng rồng trên ly mới đầu đọc thì thấy bình thường nhưng đọc xong vòng lại edit thì thấy tác giả miêu tả có dụng ý cả huhu…. 

Bạn có thể dùng phím mũi tên hoặc WASD để lùi/sang chương.