Cực Võ

Chương 41: Nhị Sư Huynh Truyền Nghệ




Ở Trung Quốc cổ đại hoặc ít nhất là trong Kim Dung tiểu thuyết luôn lấy cờ vây làm chủ, mấy thứ như cờ tướng hay cờ vua căn bản không lên nổi mặt bàn.
Tất nhiên Vô Song không biết chơi cờ vây, bảo hắn chơi cờ Caro thì hắn còn có tự tin, bất quá nếu là cờ vây, luật chơi thế nào hắn còn không nắm rõ.
Cũng may hắn năm nay mới có 6 tuổi, không biết chơi cờ vây cũng là bình thường, nếu hắn biết trái lại mới là bất thường.
Nhị sư huynh của Vô Song làm người phi thường nghiêm túc cùng trầm ổn nhưng đồng thời cũng thích hợp làm thầy giáo vô cùng, ít nhất từ cái vẻ nghiêm nghị ban đầu của nhị sư huynh liền đủ để dọa trẻ con.
.........
Trước mặt Vô Song cùng Lôi Chấn lúc này là một bàn cờ vây, toàn bộ đều được làm bằng cẩm thạch, thoạt nhìn quý giá vô cùng.
Một bàn cờ vây bình thường của sẽ là 1 ô vuông lớn 19x19, đương nhiên cũng có những phiên bản nhỏ hơn như 17x17, 13 x 13 thậm chí có cả bản 9x9. Đương nhiên 19x19 vẫn là phổ biến nhất, ở một số nơi sẽ dùng 17x17, về phần 13x13 cùng 9x9 gần như chỉ dành cho trẻ em hoặc những người vừa mới bước vào loại trò chơi này.
Vừa bắt đầu, Vô Song đã được làm quen với phiên bản 19x19, là loại bàn cờ rộng nhất cũng là loại bàn cờ nhiều nước đi nhất, khó khăn nhất, điều này có thể nói Lôi Chấn đặt nặng áp lực cho Vô Song đến mức nào.
Chính vì diện tích của bàn cờ vây quá lớn, lớn đến dọa người, từ đó số khả năng biến hóa của một ván cờ vây liền là con số dọa người, vượt xa cả cờ vua cùng cờ tướng, ở hậu thế của Vô Song bản thân cờ vây cũng mất dần chỗ đứng của mình cũng chỉ vì nó quá khó tiếp cận, quá khó để có thể tiếp tục truyền lại cho thế hệ tiếp theo.
Chơi cờ vây không khó, chơi giỏi cờ vây mới khó.
.........
Khoảng thời gian tiếp theo của Vô Song ở Vong Ưu Thôn, gần như mỗi ngày như một, ngoại trừ thời gian nấu cơm cùng Linh Tố ra, phần lớn thời gian hắn dùng để học cờ bên cạnh nhị sư huynh, cờ vây thâm ảo đến mức, mặt võ công Vô Song không có cách nào tiến thêm.
Đương nhiên Vô Song sẽ không hối hận vì quyết định học cờ này của hắn, ở trong cờ vậy, bản thân Vô Song nhìn thấy rất nhiều thứ.
Luật chơi của cờ vây rất đơn giản, cờ vây nhìn đơn giản ra giống như một ván cờ, nhưng nếu ánh mắt mở rộng có thể ví mỗi quân cờ là một con người, một bàn cờ liền là... thiên hạ.
Cờ vây tranh đấu chính là tranh thiên hạ.
Không cần biết dùng thủ đoạn gì, không cần biết thực hiện ra sao, người nào có thể chiếm được nhiều đất hơn, liền chiếm được thiên hạ, kẻ chiếm được thiên hạ liền là kẻ chiến thắng, kẻ chiến thắng thì luôn đúng.
Đây là một loại quy tắc ngầm của cờ vây cũng là quy tắc ngầm của thế gian này, thứ quy tắc bị chính nho giáo gò bó, bị thế nhân cố dấu đi nhưng... có ai không hiểu?.
Nhược nhục cường thực, cá lớn nuốt cá bé, loại quy tắc này chính là quy tắc của thế giới Vô Song, cũng là một loại đạo lý Vô Song nhận ra khi bước khỏi mái trường cấp 3.
Nếu coi mỗi quân cờ là một con người, là một sinh mạng thì ‘khí’ tồn tại. Đã là sinh mạng phải có sinh khí, cũng như quân cờ vây, luôn tồn tại khí trên bàn cờ.
Trên bàn cờ vây, các giao điểm trống giữa mỗi quân cờ được gọi là khí của quân cờ đó, quân cờ đứng giữa bàn có 4 khí, quân cờ đứng ở biên có 3 khí, quân cờ đứng ở góc có 2 khí.
Khí là sinh mạng của mỗi quân cờ, khi số lượng khí càng ít cũng là lúc sự an toàn của 1 quân cờ hay 1 nhóm quân cờ gặp nguy hiểm, thậm chí sẽ ‘chết’ ngay trong nước tiếp theo.
Đây chính là đạo quân bị vây hãm, khí càng ít, đạo quân bị vây hãm càng chặt, càng khó có đường ra.
Lúc này một đại tướng cầm quân, có 3 loại lựa chọn.
Lựa chọn đầu tiên là buông tay, để quân đội của mình triệt để thất bại.
Lựa chọn thứ hai là cứu, dùng mọi cách cứu đám tử quân của chính mình.
Lựa chọn cuối cùng liền là thí quân, dùng đám tàn quân này để mở ra thêm một cơ hội khác cho chính bản thân mình.
Loại đầu tiên là thất bại, loại thứ hai là anh hùng... loại thứ ba là kiêu hùng.
‘Thí quân’ trong cờ vây được gọi là ‘tự tử’, chính là bất chấp khí của quân cờ, bỏ mặc sinh mạng của quân lính, để hướng về thứ mục tiêu cao hơn, xa hơn, con mồi lớn hơn.
.......
“Việc trị nước cũng không khác gì đánh cờ vây, biết cách dùng, biết cách đặt cho đúng thì thắng, không biết cách dùng, không biết cách đặt cho đúng thì thua”.
Vô Song lúc này, sống lưng thẳng tắp, ánh mắt chăm chú thỉnh thoảng xuất hiện từng tia tinh quang, hắn tập trung toàn bộ tinh thần lắng nghe từng lời giảng của Lôi Chấn, nhìn theo từng nước cờ Lôi Chấn đặt xuống.
Cũng chính vì Vô Song quá chăm chú cũng quá tập trung, hắn không nhận ra, ánh mắt Lôi Chấn nhìn mình càng ngày càng sáng.
........
“Sự mềm dẻo, khôn ngoan, nhẫn nại, biết bỏ cái nhỏ để giành cái lớn, biết hy sinh tiểu tiết để giành đại cục nhằm dẫn tới thắng lợi, được đối phương "tâm phục khẩu phục" được xem là cốt lõi của cờ vây”
“Ván cờ vây được chia thành 3 giai đoạn, gọi là: Bố cục, Trung bàn chiến cùng Quan tử.”
“Bố Cục còn gọi là khai cuộc, đây là giai đoạn đầu tiên trong cờ vây, những nước đi đầu tiên sẽ ảnh hưởng đến Trung Bàn Chiến, thậm chí ảnh hưởng đến toàn bộ ván cờ, nhìn vào khai cuộc chính là nhìn vào con người”.
“Trên bàn cờ vây thiên biến vạn hóa, có vô số cách khai cuộc cũng như trên đời có vô số loại người, thông thường nhất khi khai cuộc chính là chiếm góc, gây dựng thế lực trên bàn cờ cho chính mình. Tất nhiên khai cuộc cho dù thiên biến vạn hóa nhưng trải qua rất nhiều năm đã tồn tại những thế khai cuộc kinh điển, những thế khai cuộc này được gọi là định thức ”.
“Ví dụ về định thức như “Tiểu mục, treo cao, lót dưới”, “Sao, kẹp thấp, vào tam tam”, “tiểu mục, kẹp thấp, cách một”....”.
Vừa giảng gải cho Vô Song, ở trước mặt hắn, Lôi Chấn chậm rãi bày xuống từng thế cờ, hai người tính cách hoàn toàn khác nhau, cũng chưa bao giờ tự nhận là thân thuộc, vậy mà lúc này lại tạo thành một loại không khí hòa hợp vô cùng.
Người giảng người nghe, người chỉ cờ người quan sát, người hỏi người đáp.
Dần dần, Vô Song cùng Lôi Chấn hảo cảm càng ngày càng tăng, cho dù cả hai không phát hiện ra, nhưng hai vị sư huynh đệ này từ lâu đã không còn câu nệ như lúc ban đầu.
.......
“Tiếp theo là Trung Bàn Chiến”
“Trung Bàn Chiến tên như ý nghĩa, đây là nơi cuộc chiến thật sự nổ ra, hai bên không còn thăm dò tạo thế mà tập trung vào việc tranh giành đất đai, bắt đầu tính tới các vùng tranh chấp, tìm cách đặt quân như thế nào để hạn chế sự bành trướng của đối phương, chuẩn bị vây bắt quân đối phương.
Trung bàn là nơi thể hiện rõ nhất tinh hoa của trí sáng tạo, trí khôn ngoan và sức cờ dẻo dai “
“Có những người thậm chí có thể dự đoán được sự quan trọng của quân đến 60 nước cờ. Do kết quả mỗi ván cờ được quyết định bởi điểm số mục nên cờ vây luôn nhắm tới mục, nhắm tới mỗi ô đất để mở rộng thế cuộc có thể nhảy phá đất đối phương, tiêu diệt quân, hoặc vây chắc đất... để giành phần thắng”.
“Ở khai cục, thua chưa chắc đã là thua, thua vẫn có cơ hội làm lại nhưng ở Trung Bàn Chiến, chỉ cần sức cờ ngang nhau, căn bản quá khó để làm lại, gần như cầm chắc cái chết”.
“Cờ vây như đời ngươi, khi còn trẻ cho dù thất bại cũng có thể làm lại, lúc về già muốn làm lại nhưng vô lực”.
“Nếu Trung Bàn Chiến là nơi sát phạt, là nơi thể hiện tài hoa cùng lực cờ của mỗi người thì thâu quân lại là định nghĩa của sự hoàn hảo”.
“Khai cuộc là khả năng sáng tạo, Trung Bàn là thực lực còn thâu quân là sự tinh tế, cẩn thân”.
“Khi ván cờ, đến giai đoạn thâu quân, cũng là lúc cờ tàn, lúc này khi thực lực hai bên đều đã vững chắc, rất khó để thay đổi vị thế cũng như thế cuộc, lúc này yêu cầu thu quân mỗi bên, các quân cờ sẽ được sắp xếp theo hình thù đơn giản, thuận tiện xác định diện tích đất hay số mục mà mỗi bên chiếm được”.
“Thâu quân thoạt nhìn không có nguy hiểm nhưng đây là cuộc chiến của sự tinh tế cùng cẩn thận, trong thâu quân, người thắng là người ít phạm sai lầm nhất, trong thâu quân, người thắng là người bình tĩnh nhất, thậm chí thâu quân được gọi là tàn cục nhưng phượng hoàng bất tử, tro tàn lại cháy, cờ tàn nhưng người không tàn, cờ tàn không có nghĩa không thể một lần lại cháy, không có nghĩa không thể lật lại ván cờ”.
“Thâu quân chính là giai đoạn cuối cùng của ván cờ, nhưng càng trước khi kết thúc con người càng dễ tự mãn, chỉ có người kiên định, làm chủ bản tâm mới có thể cười đến cuối cùng”.
.......
Cứ như vậy, Vô Song chìm đắm hoàn toàn vào trong cờ vây cùng nhị sư huynh, một mực cho đến mùa xuân.
Đông qua, xuân đến, nắng lên, cây cối tốt tươi, cũng đồng nghĩa với tết đến.
Bất kể là Trung Quốc hay là Việt Nam hoặc bất cứ quốc gia nào năm mới là một dịp phi thường đặc biệt, là dịp quan trọng nhất trong năm.
Vô Song đến thế giới này, cũng sắp 7 năm...
Trong 7 năm qua, hắn giống như một bông hoa trong lồng kín vậy, hắn không có cách nào biết được thế giới bên ngoài ra sao, nơi xa nhất mà hắn đi chỉ là Đỗ Khang Thôn, tuy nhiên ngày hôm nay Vô Song lần đầu tiên được đi ra ngoài.
Hiện nay hắn đang ở trong một cỗ xe ngựa tương đối lớn, xa phu là một lão nhân trong Đỗ Khang Thôn gọi là Tạ lão.
Bên cạnh Vô Song lúc này là tứ sư huynh cùng ngũ sư huynh.
Nhìn cảnh vật xung quanh qua khe cửa sổ nhỏ, nhìn từng ánh nắng ban mai chiếu xuống, nghe tiếng họa mi hót đâu đây, tâm trạng Vô Song cảm thấy phi thường thoải mái, đồng thời cũng có một tia kích động.
Lần này 3 người bọn họ hướng về Tương Dương Thành.
Thứ nhất là để đón sư phụ cùng lục sư tỷ trở về Vong Ưu Thôn.
Thứ hai liền là chúc thọ Tương Dương Thành – Quách Đại Hiệp.
Vô Song từng gặp Dược Vương cùng Linh Tố, nhưng bản thân hắn căn bản chưa có xem qua Phi Hồ Ngoại Truyện, hắn còn không biết Linh Tố cũng xuất hiện trong Kim Dung tiểu thuyết có điều Quách Đại Hiệp lại khác.
Tương Dương Thành – Quách Tĩnh, có ai không biết?.

Bạn có thể dùng phím mũi tên hoặc WASD để lùi/sang chương.