Chuyện Cũ Afghanistan 1986

Chương 1: Mở Đầu




*Chương này có nội dung ảnh, nếu bạn không thấy nội dung chương, vui lòng bật chế độ hiện hình ảnh của trình duyệt để đọc.


Chiến tranh là thiêng liêng

Điều quan trọng không phải là cách chữa, mà là sống chung với bệnh tật (Albert Camus, Thần thoại về Sisphus)
Tòa nhà văn phòng của Hội Nhà văn là một dãy phòng ngắn màu vàng đất.
Màu vàng đó, theo lời của Euler, đục như mồ hôi mà người nông dân rỏ xuống đất nông trường.
Dù mặt trời có ở trên bầu trời hay không, nó vẫn xám xịt chết chóc, cửa ra vào đóng kín và chỉ có một cánh cửa nhỏ ở phía sau mở cho mọi người ra vào.
Tòa nhà bốc mùi hôi thối, đường ống thoát nước của nhà vệ sinh vỡ tung nhưng không ai đoái hoài.
Phòng họp chật cứng người, và chủ đề trò chuyện không gì khác ngoài chiến tranh, Wallapoy[1] ngồi ở phía trước bàn dài, bên trái ông là bí thư chi bộ đảng, hai người vẫn đang trao đổi với nhau.
Euler họ đang nói về báo cáo chiến tranh trên trang nhất từ ngày hôm trước – với con số chắc như đinh đóng cột là 358 người chết ở Afghanistan – và nghe nói rằng Wallaboy đã ở lại văn phòng của mình đến khuya để xác định con số 358.
Đây chỉ là số liệu thống kê ước tính, không ai biết con số thực tế trên chiến trường cả.
“Quý vị, xin hãy yên lặng.” Wallapoy gõ vào bàn làm việc.
Đám đông im lặng.
Wallapoy hắng giọng, “Cho phép tôi thay mặt Bí thư truyền đạt ý kiến và quyết định cuối cùng của lãnh đạo Đảng và Bộ Văn hóa về cuốn tiểu thuyết “Bữa tối”, mong các đồng nghiệp sẽ nghiêm túc tiếp thu.” Ông đứng dậy đọc tài liệu, “ngày mai,” ông nhấn mạnh, “trước số báo ngày mai, các bài phê bình về “Bữa tối” phải được đăng lên, xuất phát từ góc nhìn đa chiều, tránh lập đi lập lại một giọng điệu,sâu sắc! Cụ thể! Thấu đáo!”
Euler huých tay biên tập viên tạp chí Tháng Mười đang ngồi bên cạnh,, “Không phải đã thu hồi rồi sao?”
Vẻ mặt biên tập viên viết rõ chữ “xui vãi” nói, ” Không đơn giản như vậy, ý kiến ​​của Bộ Văn hóa là họ muốn viết những bài báo phê phán, đào sâu hơn nữa bản chất thâm độc và tẩy não của những tư tưởng tiểu tư sản theo quan điểm đa nguyên tư bản,” để tránh quần chúng.
bị lừa bởi những lời ngụy biện hào nhoáng “đây là những lời nguyên văn của văn bản do Bộ Văn hóa ban hành.” Anh hạ giọng, ” Nhưng chỉ giết gà dọa khỉ mà thôi.”
Euler nhăn mũi, “Có nghiêm trọng đến vậy không?”
Kỳ thật cậu rất thích cuốn tiểu thuyết “Bữa tối”, lần đầu đọc đã thấy vô cùng thú vị, nhưng đến số thứ ba thì đột nhiên ngừng đăng, lúc gọi điện thoại đến ban biên tập tạp chí “Tháng Mười” hỏi mới biết cuốn tiểu thuyết đã bị báo cáo về các cáo buộc chính trị, vì vậy buộc phải thu hồi.

Có người đang thảo luận về Kanniei, tác giả của “Bữa tối”.
“Nghe nói một nhà báo được gửi đến đó đã chết, ngay trước mặt anh ta, vì vậy anh ta mới phát điên và viết ra cái này.

” Rất nhiều người đã chết.
Không chỉ một nhà báo.”
“Tôi nghe nói bác sĩ chẩn đoán anh ta có vấn đề về tâm thần và đưa đến bệnh viện tâm thần.
Anh ta đã tự mình thừa nhận.”
“Anh ta bị gửi đến trại lao động ở Siberia.”
“Tôi nghĩ anh ta viết rất tốt.
Bây giờ chúng ta cần một cuốn tiểu thuyết như thế này.”
Euler nhìn vào mặt của Wallapoy, và cậu cảm thấy “Bữa tối” không phải là trọng tâm của cuộc họp này.
Quả nhiên, Wallapoy lại lên tiếng, “Thưa quý vị, dựa trên nghị quyết của Bộ Văn hóa và lãnh đạo đảng, tôi có một đề xuất.”
Ông cố ý nói dừng một nửa, kích thích sự tò mò của mọi người, họ quay về phía ông như những con rối trên dây.
“Cho đến nay, chúng tôi đã gửi sáu nhóm nhà văn (bao gồm cả các nhà báo) ra mặt trận,” Wallapoy nói.
“Tôi rất tiếc là một số trong số họ đã không sống sót trở về.
Nhưng sự việc này nhắc nhở chúng tôi phải nghiêm túc xem xét lại trình độ của các nhà văn mà chúng tôi đã cử đến đó, và không để những chuyện tương tự xảy ra nữa.

Chừng nào chiến tranh còn chưa kết thúc, chúng tôi sẽ luôn cảnh giác cao độ trước những phần tử cực đoan trà trộn vào.”
Đôi mắt ông quét qua những người có mặt, nghiêm giọng nói, “Tôi nghĩ rằng chúng ta cần phải tiến hành một vòng thẩm tra nội bộ mới!”
Những lời này y như sấm sét giữa trời quang.
Euler run tay, cây bút suýt rơi xuống đất.
Cậu viết “thẩm tra nội bộ” vào sổ tay, sau đó vẽ một vòng tròn, và vạch một đường gạch dày màu đen bên dưới.
Trở lại tòa soạn, cậu vẫn chăm chú vào những dòng chữ trong cuốn sổ của mình.
Có những tiếng xì xào, chửi bới và những tiếng nức nở khe khẽ trong tòa soạn.
Euler không biết tình hình này sẽ kéo dài đến khi nào.
Lúc chiến tranh mới bắt đầu, trong phòng làm việc không phải như hiện tại, cậu nhớ tổng biên tập thích họp vào lúc ba giừo chiều thứ hai, bởi vì khi đó cậu vừa mới tỉnh sau giấc ngủ trưa.
Cậu sẽ bưng một tách phề, nhón lấy một miếng bánh gừng chanh vào phòng họp, rồi thảo luận từng đề tài một.
Sau đó bắt chược giọng của Bí thư chi bộ Đảng cười nhạo mấy người mới kia một lần.
Nhưng bây giờ không giống vậy, họ họp cùng nhau mỗi ngày, dù là ba giờ hay năm giờ hay là buổi tối, bất cứ lúc nào cũng có thể họp, không kể chuyện cười, cũng không nói hướng dẫn, chỉ nói chiến tranh, chiến tranh và chiến tranh.
“Sao vậy?” Tổng biên tập đứng sau lưng vỗ vỗ bả vai cậu, “Thẩm tra nội bộ đúng không?”
Euler gật đầu, “Wallapoy nghĩ rằng có những kẻ đầu cơ trong đám chúng ta, cần phải tiến hành thẩm tra nội bộ sâu hơn và toàn diện hơn.”
Chủ biên vỗ vỗ đùi, đặt mông ngồi ở góc bàn, “Xem ra là bắt buộc rồi.”
Ông nhìn thấy vòng tròn trên sổ tay Euler và đường gạch đen phía dưới, thấp giọng cười, “Thế nào, dọa cậu rồi à?”
Euler hỏi, “Ông có nghĩ rằng thực sự có những kẻ đầu cơ trong số chúng ta không?”
“Đừng có ủ rũ mặt mày thế, còn trẻ mà lúc nào cũng cau có thì phí.” Tổng biên tập kéo một cái ghế ngồi xuống, đưa cho cậu một ly nước chanh nóng, “Nhất định là có kẻ  đầu cơ.

Euler, kẻ thù rất xảo quyệt.
Những điệp viên Mỹ, ai nấy đều khó mà phòng ngừa hết được.
Cho dù hắn xuất hiện trước mặt anh, nói tiếng Nga trôi chảy, các cậu uống cà phê cùng nhau, cậu cũng không phân biệt nổi hắn là người Mỹ hay là người Liên Xô.
rất lưu loát.
Cậu còn quá trẻ, sao mà hiểu hết mấy điều này được?”
“Giống như Sergei năm đó?”
“Ừ, giống như Sergei, ai mà biết được? Một thanh niên tốt bụng như vậy, có vẻ trung thực và trung thành, nhưng lại là gián điệp cho người Anh.
Chúng ta phải luôn cảnh giác với những người xung quanh mình.”
Trong lòng Euler vẫn rất bối rối, “Có lẽ ông nói đúng.”
……
Tổng biên tập lắc lắc cái ly, “Euler, cậu có muốn đi Afghanistan không?”
Euler ngẩng đầu lên từ cuốn sổ của mình, “Cái gì?”
“Đi tiền tuyến.
Cậu có muốn đi xem không?”
Euler ngừng xoay bút, cậu không biết vì sao tổng biên tập lại đưa ra đề nghị vào lúc này.
Báo văn hóa cũng từng phái phóng viên và biên tập viên đi chiến trường, hình như đi rất lâu nhưng vẫn chưa trở về, thỉnh thoảng sẽ có một hai bản thảo gửi về, những bài viết đó đều rất đặc sắc, có người viết về sự anh dũng ngoan cường của các chiến sĩ tiền tuyến, có người miêu tả sự chiến thắng ngoạn mục của quân đội, có người đào bới tình cảm phong phú tinh tế của những người lính đối với nhân dân.
Afghanistan.
Đó là hai biên tập viên cũ, Euler tin tưởng vào bút lực và giọng văn của của họ, cậu đã đọc hết những bản thảo đó từ lần này đến lần khác, và có thể miêu tả các chi tiết cụ thể trong đầu.
Tổng biên tập nói, “Tôi già rồi, nếu không phải vì tuổi đã cao, thì nhất định phải đi một lần..

Đừng tin những lời dọa nạt của Liên Hiệp Quốc, ai cũng biết đó là lũ bù nhìn bị người Mỹ kiểm soát, người Mỹ muốn họ nói cái gì thì họ nói cái đó.
Quân đội của chúng ta đang hoàn thành chức nghiệp vĩ đại của bọn họ.
Tôi cũng muốn dùng cả đời mình đi chứng kiến lịch sử.”
“Ông nói chiến tranh là gì?”
“Chiến tranh là thiêng liêng.”
“Tôi thích nhất báo cáo chiến trường của Jira và Comur, ông nghĩ tôi có khả năng viết được một bài báo như vậy không?”
Tổng biên tập nhướng mày, “Không thử làm sao biết được?” Ông trêu chọc, “Tôi còn nhớ rõ lúc phỏng vấn, cậu nói với tôi là Winston Churchill trước kia cũng chỉ là một phóng viên chiến trường, ông ta có thể trở thành thủ tướng, nói không chừng cậu còn có thể làm chủ tịch nước đấy?”
Euler hơi xấu hổ, mặt đỏ lên, “Khi đó tôi vừa mới tốt nghiệp…”
“Nhưng cũng bởi vì những lời này tôi mới tuyển cậu.” Tổng biên tập nói, “Cậu không làm tôi thất vọng, Euler.”
Euler do dự nói, “Thật ra tôi… Cũng muốn đi xem một chút…”
“Nhân dịp tuổi còn trẻ thì nên đóng góp cho đất nước nhiều hơn.
Đây là điều mà những người trẻ tuổi nên có.”
Chiến tranh là thiêng liêng –
Đó là tiêu đề của báo Chân Lý vào tối hôm ấy.
Euler trở về căn hộ thuê của mình với bữa tối và một tờ báo mới ra của Tạp chí Tháng Mười, một bộ phim tài liệu về lễ duyệt binh trên Quảng trường Đỏ đang được phát sóng trên TV.
Các cô gái trên chiếc xe nghi lễ màu trắng được trang trí bằng hoa tươi cười, tất cả đều đội mũ nồi đỏ, ở giữa có chân dung của Lê-nin.
Máy quay bắt được hình ảnh một cô gái lén hôn vào khung hình vì quá xúc động, trông cô ấy quá nhút nhát, hơi giống như đang lén lút làm chuyện xấu.
Sau khi hôn cô hoảng hốt chú ý hai bên có ai đang nhìn mình hay không, sau đó nở nụ cười vẫy tay chào đám người xem lễ ở hai bên đường.
Nụ hôn đáng yêu này giống như làn hơi nước mới mẻ của mùa xuân đã hồi sinh trái tim của Euler.
Cậu cắn một miếng bánh mì, nhẹ nhàng nói với TV ——
“Liên Xô muôn năm.”[1]Wallapoy: Tổng biên tập báo Chân lý Liên Xô khi đó.



Bạn có thể dùng phím mũi tên hoặc WASD để lùi/sang chương.