Bác Cả

Chương 1:




1.
Bác cả của tôi nổi tiếng là người hiền lành nhất họ.
Bác nhường xưởng thép cho bác hai của tôi, tặng bác ba một mảnh đất rộng lớn.
Bất luận có ai gặp khó khăn, chỉ cần một câu thôi là bác ấy vội vàng đi giúp ngay.
Bác ấy chẳng bao giờ cãi lộn với ai, nhìn thấy ai là cười hềnh hệch.
Mọi người trong nhà đều nói đùa rằng bác cả chính là Bồ Tát chuyển thế.
Nhưng mà người hiền lành như bác ấy thế mà lại có một người vợ hung dữ.
Bác dâu cả của tôi là người ở thôn bên cạnh.
Số mệnh của bác dâu không tốt, từ nhỏ đã không có cha mẹ.
Người anh trai duy nhất cũng không qua lại với bác ấy.
Bác dâu tính tình nóng nảy, lòng dạ hẹp hòi, thù dai, có thể mắng chửi người ta mấy ngày mấy đêm không ngưng nghỉ.
Chẳng ai dám ngỏ lời cầu hôn với bác ấy.
Bác cả của tôi là người duy nhất.
Nhưng bác dâu lại coi thường bác cả.
Lần đầu tiên gặp nhau, bác dâu thẳng thừng vứt hết đồ đạc bác cả mang đến.
Còn gào lên bảo nếu bác cả dám cưới bác ấy thì sẽ khiến nhà bác cả gà bay chó sủa không được yên lành.
Nhưng mà bác cả như bị trúng bùa, không phải bác dâu thì sẽ không cưới ai khác.
Bất kể người nhà có khuyên ngăn như thế nào ông ấy cũng không từ bỏ.
Mỗi lần bác sang gặp bác dâu là mang theo rất nhiều quà cáp.
Còn làm ruộng giúp nhà bác dâu nữa.
Cứ như vậy trôi qua hơn nửa năm, thái độ của bác dâu mới hòa hoãn đi đôi chút, đồng ý gả cho bác cả.
Ngày bác dâu cả đồng ý, bác cả vui vẻ đến mức gần như phát điên.
Ông ấy gần như bỏ ra hết tất cả tiền tiết kiệm để cho bác dâu được nở mày nở mặt trong đám cưới.
2.
Mọi người đều nói một khi đàn ông đạt được rồi sẽ thay đổi.
Nhưng mà bác cả nhà tôi lại không thế.
Sau khi cưới, bác ấy đối xử với bác dâu còn tốt hơn nữa.
Nhà tôi ở đối diện nhà bác cả, thỉnh thoảng có nghe thấy tiếng bác dâu chửi bới.
Nhưng bác cả cũng không cãi lại.
Không lâu sau, bác dâu có bầu.
Tính tình bác dâu trở nên tốt hơn rất nhiều, tiếng chửi bới cũng bớt đi.
Bố mẹ tôi đều thở phào nhẹ nhõm, gửi sang nhà bác cả rất nhiều đồ.
Lúc quay về còn cảm thán nói: “Bây giờ chúng ta có thể sống một cuộc sống tốt đẹp rồi.”
Nhưng mà tiệc vui chóng tàn.
Nửa tháng sau lại nghe tin bác dâu cả sinh ra một đứa bé đã chết.
Bác dâu khóc đến tê tâm liệt phế.
Sau đó tiếng khóc biến thành tiếng chửi rủa.
Từ đó về sau, tính nết bác dâu càng ngày càng tệ.
Bố mẹ tôi không dám sang nhà bác cả nửa bước.
Một thời gian sau đó, bác dâu cả bởi vì quá đau lòng mà bị bệnh.
Bọn họ đều nói bác dâu cả sắp chết.
Mọi người trong nhà đều âm thầm vui vẻ.
Ấn tượng của tôi về bác dâu cả là lúc bác ấy gả cho bác cả.
Dáng người to lớn thô kệch, gương mặt lạnh lùng, nhìn bác dâu rất đáng sợ.
Nhưng bác dâu thật sự sẽ chết sao?
Bởi vì quá tò mò mà tôi lén chạy đến nhà bác cả xem.
Tôi cẩn thận mở một khe hở trên cửa nhìn qua khe hở đó.
Bác dâu cả to lớn giờ gầy như một nắm xương, cả người xanh xao nằm trên giường.
Bác ấy bất động như thể đã chết rồi vậy.
Mùi thuốc pha lẫn mùi hôi thối ập vào mặt.
Tôi không nhịn được mà ọe một tiếng.
Bác dâu cả đột nhiên mở mắt.
Đôi mắt của bác ấy dán chặt vào tôi.
Ánh mắt ấy khiến tôi có cảm giác quen thuộc không thể giải thích được.
Nhưng mà chỉ trong chốc lát, ánh mắt của bác dâu chợt trở nên hung dữ.
“Chết tiệt”, “Con đ ĩ”, “Con đi3m”
Những câu mắng chửi ấy cực kỳ khó nghe.
Tôi sợ tới mức vội vã bỏ chạy.
Khi đó, tôi cũng có suy nghĩ giống như người lớn trong nhà.
Đối với người bác dâu tồi tệ như vậy thì thà chết sớm còn hơn.
Nhưng mà giống như trong phim truyền hình vậy, tai họa bị bỏ lại sau hàng nghìn năm.
Sau khi bác dâu cả mắc bệnh, bác cả không những không rời bỏ bác dâu mà còn đưa bác ấy lên thị trấn khám bệnh, cho bác ấy uống rất nhiều phương thuốc dân gian.
Thế mà bác dâu cả vẫn sống được tiếp.
Sau khi bác dâu cả khỏi bệnh thì tính tình càng tệ hơn.
Nhìn thấy họ hàng là mắng, nói họ cười nhạo bà ấy, nói bà ấy giống chó dại.
Bố tôi và bác cả có quan hệ rất tốt, lúc trước còn hay lui tới nhưng từ đó về sau thì không.
Mãi cho đến sau này có một chuyện xảy ra.
3.
Tôi thi đậu đại học.
Nhưng mà trước đó bố tôi mắc bệnh nặng một thời gian nên gia đình tôi gần như tiêu hết tiền bạc để chữa bệnh cho bố.
Cho nên tiền học phí trở thành một vấn đề nan giải.
Bố tôi vay mượn họ hàng khắp nơi.
Mấy năm gần đây, họ hàng của bố tôi ai cũng gặp khó khăn không ít thì cũng nhiều.
Gia đình cũng chẳng giàu có.
Lại thêm chuyện quan hệ giữa họ hàng với mẹ không tốt cho lắm nữa.
Cho nên, dù đi vay tiền của rất nhiều nhà nhưng cũng không đủ để đóng học phí.
“Bố, giáo viên trong trường nói có thể xin vay vốn sinh viên…”
Đúng lúc ấy, bác cả tìm tới cửa.
Còn mang theo một xấp tiền rất dày.
“Tiền này cho Nam Nam nộp học phí…”
Bác cả nói, mấy năm nay bác ở ngoài kiếm được một ít tiền.
Phần lớn tiền bạc đều đưa cho bác dâu nhưng mà bác cả cũng giữ lại một ít để phòng thân.
Bác cả là người hiền lành.
Người tốt luôn được báo đáp, cũng luôn gặp may.
Năm đó để chữa bệnh cho bác dâu nên bác cả đã tiêu hết tiền bạc.
Sau này bác lại kiếm được nhiều hơn số đó.
Bây giờ, mười nghìn tệ này thực sự chẳng là gì so với bác ấy.
Bố tôi kiêng dè bác dâu, có chết cũng không muốn nhận số tiền này.
“Chú tư, anh là anh trai của chú, chú như thế này là muốn cắt đứt quan hệ với anh sao?”
Bác cả đã nói đến thế rồi nên cuối cùng bố tôi cũng phải nhận mười nghìn tệ.
Nhưng nhất quyết phải viết giấy nợ cho bác cả.
Bác cả vui vẻ nói: “Được rồi.”
Sau đó bác cả trìu mến nhìn tôi: “Nam Nam là đứa bé có tương lai/”
Ánh mắt của bác vô cùng trìu mến nhưng không hiểu sao tôi lại có cảm giác hơi không thoải mái.
4.
Mười nghìn tệ này là tiền riêng của bác cả.
Bác cho nhà tôi mượn mà bác dâu không hề hay biết gì.
Nhưng mà không biết tại sao vẫn bị bác dâu phát hiện.
Bác dâu xông vào nhà tôi chửi bới.
Chửi bố mẹ tôi là quỷ hút màu, là đồ vô ơn.
Còn rủa tôi: “Cầm tiền này đi coi chừng mất mạng!”
Lúc bác dâu chửi bới bố mẹ tôi im lặng không lên tiếng.
Đến khi bác ấy rủa tôi thì mẹ tôi không chịu nổi.
“Nam Nam nó vẫn còn bé, chị có cần phải cay nghiệt thế không? Lại còn rủa con bé…”
Mẹ tôi tức đến nỗi đánh lộn với bác dâu.
Bác cả rất nhanh đã chạy đến.
Nhưng làm cách nào cũng không kéo được bác dâu ra.
Bác cả thở hổn hển, tức giận tát thẳng vào mặt bác dâu.
“Nam Nam là cháu ruột của tôi, con bé học đại học là chuyện tốt, mười nghìn đó là tôi cho con bé”
Trong giây phút ấy, bác cả của tôi như biến thành một người khác hoàn toàn.
Đôi mắt đỏ ngầu, hung ác, không còn là bác cả hiền lành mà tôi biết nữa.
Nhưng không có ai cảm thấy không ổn ở đâu.
Chỉ thấy bác cả đáng thương vì đã có một người vợ điên khùng như vậy.
Bác cả kéo bác dâu đi rồi, bố tôi cầm theo mười nghìn tệ đuổi theo.
Lúc trở về vẫn cẩm mười nghìn ấy trên tay.
Mẹ tôi tức giận nhéo tai ông ấy: “Đã bảo là trả cho anh cả rồi còn gì? Nếu không mụ điên đó lại đến gây sự…”
Bố tôi cũng bất đắc dĩ: “Anh cả tâm trạng đang không tốt, bảo tôi là nếu tôi trả lại tiền cho anh ấy thì anh ấy sẽ chết mất.”
Lúc này, bố mẹ tôi bất lực lắm, chỉ có thể cầm mười nghìn này trước.
“Mình nói xem, anh cả là người tốt như vậy sao lại cưới phải một người vợ khùng điên như thế? Như là bị trúng bùa vậy.” Mẹ tôi không khỏi cảm khái.

Bạn có thể dùng phím mũi tên hoặc WASD để lùi/sang chương.