Xuyên Sách Thập Niên 80: Xé Mặt Cả Nhà Ông Bố Cặn Bã

Chương 298: Chương 298




Ô Thiện Thành cúi đầu gật nhẹ.

 

"Ngày hôm đó, chắc hẳn ông và bà ấy đã nói chuyện riêng?" Thủy Lang nhìn ông ta không động đậy, tiếp lời:

 

"Bọn thổ phỉ mà Lý Lan Quỳnh gặp phải, có phải là người trong thôn của ông không? Bao gồm cả Lý Lan Quỳnh, cùng dựng lên hai lần ân cứu mạng?"

 

Ô Thiện Thành sững người, theo phản xạ lắc đầu.

 

"Tất nhiên là không rồi !" Bà lão vội vàng chen vào:

 

"Hồi đó quản gia của mẹ cháu bị c.h.é.m đến mức toàn lưng đầy vết dao, ít nhất bảy tám nhát, đó là g.i.ế.c người cướp của, ra tay chí mạng. Bà nghe nói, sau đó vị quản gia đó không giữ được mạng, mất m.á.u quá nhiều mà chết. Dân làng này, đến đ.â.m một nhát còn không dám, làm gì có gan đuổi g.i.ế.c người như vậy."

 

Thủy Lang từ tốn nói:

 

"Vậy tức là bị truy sát."

 

Ô Thiện Thành lộ vẻ kinh hoàng:

 

"Truy... truy... truy sát?"

 

"Truy sát?!" Bà lão cũng giật mình, hét lên: "Ai lại đi g.i.ế.c một bà thôn quê như bà ấy chứ? Hơn nữa, chồng của Lý Lan Quỳnh từ lâu đã vào thành làm cán bộ, đến làm thân còn không kịp, ai dám truy sát bà ấy? Chẳng lẽ là chồng bà ấy... đắc tội với người nào đó?"

 

Cả hai người đều thật sự không biết phản ứng thế nào.

 

Thủy Lang không tiếp tục bàn về chuyện này nữa, đột nhiên quay sang nhìn Chu Quang Hách bên cạnh:

 

"Đây là chồng tôi."

 

Bà lão ngơ ngác nhìn qua, đầu vẫn còn ong ong, không hiểu sao đang nói về một chuyện rợn người lại bất ngờ chuyển sang giới thiệu chồng:

 

"Tôi biết mà, gặp ở đồn công an rồi."

 

Chẳng phải chính là đội trưởng an ninh đã bắt cháu trai bà và cả con dâu bà sao?

 

"Vậy bà biết tôi đã kết hôn rồi đúng không?"

 

"Biết chứ, chẳng phải vừa mới giới thiệu đấy à."

 

"Bố tôi nói, dù những năm qua tôi ở Bắc Đại Hoang, trong lòng ông ấy vẫn luôn nhớ đến tôi, mỗi tháng đều gửi tiền cho bà, còn nói bà rất yêu thương tôi, hai người cùng nhau giúp tôi tiết kiệm một khoản hồi môn." Thủy Lang nhìn bà lão, khuôn mặt dần mơ hồ, càng nghe càng bối rối” "Hai vạn tệ, lần này tôi đến, bố bảo tôi tìm bà để lấy."

 

"Hai... hai... hai vạn?!!"

 

Bà lão trợn mắt lớn hơn cả bóng đèn, "Đồ chó c.h.ế.t nhà nó! Một tháng nó chỉ gửi bà ba mươi tệ, nhiều hơn một xu cũng không có. Phần còn lại, mỗi tháng một hai trăm tệ đều cho con mụ già rẻ rách kia và thằng nhãi ranh tiêu hết rồi, lấy đâu ra hai vạn!"

 

"Trang sức, cộng lại chắc cũng được hai vạn?"

 

"Chó má! Chó má! Chó má! Những thứ đó ngay khi mẹ cháu gặp chuyện, bà đã ném hết xuống sông, ai dám giữ lại trong nhà chứ!"

 

"Vậy bà tiết kiệm được bao nhiêu trong mười năm qua?"

 

"Chỉ có năm..."

 

Bà lão suýt cắn đứt lưỡi mình, kịp dừng lại trước khi nói hết câu: "Cháu đừng tin lời bố cháu, nó gửi tiền cho bà thật nhưng là để nuôi sống bà và chú của cháu, không phải để dành làm hồi môn cho cháu. Ông ta giờ không moi được tiền của bà nên mới nghĩ cách sai cháu đến đây đòi. Đúng là đồ súc sinh!"

 

"Vậy tức là, không có hồi môn cho tôi?" Sắc mặt Thủy Lang đột nhiên lạnh xuống: "Tôi ở Bắc Đại Hoang suốt mười năm, các người mỗi tháng một hai trăm, hoặc năm ba chục, chẳng ai nghĩ đến tôi?"

 

Bà lão: "..."

 

"Không phải như vậy, bà nội đương nhiên nghĩ đến cháu, bà nội thương cháu nhất mà…"

 

"Vậy tiết kiệm được bao nhiêu?"

 

"..."

 

Thủy Lang ngẩng đầu nhìn lên trần nhà, bà lão cắn răng, vội nói:

 

"Năm trăm!"

 

"Lang Nhi, bà nội đã để dành năm trăm tệ cho cháu!" Bà lão cứng rắn, quyết tâm nói: "Tận năm trăm tệ đấy! Bà nội chỉ có ngần đó tiền, toàn bộ đều để cho cháu. Ở Hồ Thành, có ai gả con gái mà cho nhiều hồi môn như vậy đâu. Thấy bà nội thương cháu thế nào chưa?"

 

Thủy Lang đứng dậy, cầm đèn dầu đi quanh phòng một vòng, rồi dưới ánh mắt đầy hoảng hốt của bà lão, mở cửa bước vào phòng của bà.

 

"Cháu định làm gì vậy?"

 

Bà lão nhanh nhẹn lao vào theo.

 

Thủy Lang bước đến bên cái giường cứng trải chăn lụa, lạnh lùng hỏi:

 

"Bà, bà cùng ba bốn gã thanh niên trí thức, chơi đùa trên cáci giường này phải không?"

 

Bà lão: "..."

Mặt bà ta đỏ bừng vì xấu hổ, hét lên:

 

"Cháu đừng nghe họ nói bậy! Bà lớn tuổi thế này rồi, còn mấy gã thanh niên trí thức cái gì chứ! Đúng là nói nhảm!"

 

Thủy Lang tiếp tục quan sát căn phòng:

 

"Hai vạn tệ, chẳng lẽ đều tiêu hết vào đám thanh niên trí thức đó?"

 

"Không thể nào! Chúng nó xứng đáng chắc?" Giọng điệu bà lão bỗng có chút đắc ý: "Chúng nó định moi tiền, cướp đồ của bà nhưng bà chẳng cho một xu. Vớ... vớ được cái gậy là bà đuổi chúng đi ngay!"

 

"Tôi cũng không cần nhiều, năm nghìn thôi." Thủy Lang đứng cạnh đầu giường, nhìn đống rơm lót dưới lớp đệm, tay cầm đèn dầu: "Bố nói các người đã dành cho tôi hai vạn tệ, tôi chỉ lấy năm nghìn, thế đã là hiếu thảo lắm rồi, đúng không?"

 

"Cháu... cháu... để cái đèn đó xa ra!"

 

Bà lão hoảng hốt nhìn tay Thủy Lang, hét lên: "Đừng có đốt nhà bà nữa!"

 

"Nếu tôi không lấy được thì không ai có được." Thủy Lang mỉm cười nói: "Tiền của bà, chắc chắn là giấu đâu đó trong nhà này. Một mồi lửa thôi, đốt hết, cả nhà cả tiền đều tan thành tro."

 

"Đồ điên! Bố cháu nói gì cháu cũng tin, ông ta nói hai vạn thì bà phải có hai vạn à? Đồ nghiệt súc! Bỏ xuống!" Bà lão sợ hãi đến chân run rẩy, thấy Thủy Lang bắt đầu vung vẩy đèn dầu, vội vàng nói: "Một nghìn! Thật sự không còn nhiều hơn đâu!"

 

Thủy Lang dừng lại một chút, quay người lại: "Lấy đi."

 

Bà lão thở phào, nói: "Cháu bỏ cái đèn xuống trước, bà sẽ đi lấy."

 

"Không lấy thì tôi đốt thật đấy, đây là lần nhắc nhở cuối cùng."

 

Bà lão lẩm bẩm chửi, chân run lẩy bẩy, rút chìa khóa từ cạp quần ra, đi tới chỗ mấy cái hòm gỗ xếp chồng lên nhau, vừa di chuyển vừa rủa: "Đứa nào cũng là đồ nghiệt súc! Kiếp này sao tôi khổ thế này? Không có đứa nào hiếu thảo, toàn lũ đến đòi mạng!"

 

Thủy Lang nhìn bà lão thò nửa người vào trong hòm, lấy ra một cái hòm nhỏ, rồi lấy một hộp trà, mở nắp ra, lôi ra mấy cuộn tiền giấy lớn: "Đây là năm trăm."

 

Rồi bà lão lấy thêm một hộp nữa, lôi ra thêm mấy cuộn tiền: "Đây cũng là năm trăm."

 

Thủy Lang nhận lấy một nghìn, nhét vào túi áo cảnh sát của Chu Quang Hách, rồi nghe tiếng khóc lóc của bà lão, quay lại nói: "Bà đừng khóc nữa."

 

Bà lão đau lòng thật sự, nước mắt giàn giụa: "Lang Nhi, thấy bà thương cháu chưa? Sau này khi lấy lại được gia sản, cháu phải nghĩ đến bà đầu tiên nhé!"

 

"Nhất định." Thủy Lang nhìn mấy cái hòm.

 

Nghe được lời khẳng định đó, bà lão như bớt đau lòng đi một chút.

 

Thôi thì, vẫn còn bốn nghìn đồng giấu ở chỗ khác.

 

Bà lão nghĩ, lý thuyết "không để trứng vào cùng một giỏ" mình vẫn nắm rất rõ.

 

Nghĩ vậy, bà ta định nhấn mạnh thêm sự hy sinh của mình nhưng đột nhiên, chùm chìa khóa trong tay bị giật mất. Bà ta ngẩn người một lát rồi hét lên: "Cháu lấy chìa khóa của bà làm gì? Trả lại đây!"

 

"Giữ bà ta lại."

 

Thủy Lang nói với Chu Quang Hách, rồi lật cái gối của bà lão lên. Quả nhiên, dưới đó có một cái hộp dài.

 

Thủy Lang thử từng chìa khóa, cuối cùng, khi tra đến chiếc chìa cuối cùng, bà lão hét lên: "Cứu mẹ với! Thiện Thành! Cứu mẹ với! Thiện Thành mau qua đây!"

 

"Rắc."

 

Âm thanh nhỏ nhẹ ấy như một nhát búa đập mạnh vào tim bà lão. Bà ta định xông tới nhưng không thể nào đẩy nổi bức tường cao lớn trước mặt, đành gào khóc thảm thiết: "Trời ơi! Sao ông trời lại để tôi khổ thế này?"

 

Thủy Lang lật khăn lót trong hộp lên, bên dưới là từng xấp tiền giấy lớn được xếp ngay ngắn. Cô đếm qua loa, bật cười: "Chỗ này chắc cũng hai ba nghìn, bà giỏi thật, vừa chơi trai trẻ vừa gối đầu tiền mặt, cả thôn này không ai hạnh phúc hơn bà đâu."

 

"Đồ nghiệt súc! Đừng lấy hết của bà!" Bà lão mắng xong lại đổi sang vẻ đáng thương, nước mắt chảy ròng: "Lang à, bà đã móc hết tiền tích góp ra cho cháu rồi. Bà bù thêm một nghìn nữa, cháu lấy một nửa thôi, phần còn lại để bà sống qua ngày, được không?"


Bạn có thể dùng phím mũi tên hoặc WASD để lùi/sang chương.