Vương Mệnh

Chương 276: Tham Khảo Phân Cấp Hành Chính Của “trung Hoa Nhân Dân Cộng Hòa Quốc” Phần 4






Phần trước nói về sự giống nhau của địa cấp thị và trực hạt thị.
Hai đơn vị hành chính này có quy mô tổ chức hoàn toàn giống nhau, chỉ khác về cấp quản lý.
Ví dụ :
- Tp.
Trùng Khánh : là trực hạt thị do trung ương trực tiếp quản lý, dân số 31.442.300 người, diện tích 82.300 km².
Được chia thành 19 khu (quận), và 21 huyện, trong đó có 4 huyện tự trị.
Trước năm 1997, Trùng Khánh là địa hạt thị do tỉnh Tứ Xuyên quản lý.
- Tp.
Thành Đô : là địa hạt thị do tỉnh Tứ Xuyên quản lý, dân số 11.000.670 người, diện tích 12.390 km².

Được chia thành 9 khu (quận), 4 huyện cấp thị và 6 huyện.
- Tp.
Thượng Hải : là trực hạt thị do trung ương trực tiếp quản lý, dân số 19.210.000 người, diện tích 6.340,5 km².
Được chia thành 18 khu (quận) và 1 huyện.
-Tp.
Hàng Châu : là địa hạt thị do tỉnh Chiết Giang quản lý, dân số 3.931.900 người, diện tích 16.847 km².
Được chia thành 8 khu (quận), 3 huyện cấp thị, và 2 huyện.
Qua đó ta thấy dù là trực hạt thị (Thành phố trực thuộc trung ương) hay địa cấp thị (thành phố trực thuộc tỉnh) thì bên dưới đều chia thành các quận huyện như nhau.
Sở dĩ tui giải thích rõ phần này là vì gần đây đọc một số tài liệu, thấy nhiều người Việt lại bắt đầu "tự khi khi nhân", hài lòng với hiện tại, và "chiêm chiêm tự hỉ" rằng vị thế của Việt Nam đang rất cao, mà không biết rằng trong mắt các nước lớn (như Pháp, Mỹ, Trung, Nhật, ...), nước Việt Nam không ngang hàng với nước họ.
Cái này tui sẽ dẫn chứng rõ hơn ở phần sau.
Giờ đây tiếp tục cho phân cấp hành chính của Trung Quốc :
Cấp huyện : gồm có huyện, huyện cấp thị (thành phố cấp huyện), tự trị huyện, khu (quận), phó địa cấp thị, kỳ, tự trị kỳ.
- Huyện (县) là cấp hành chính thứ ba trong phân cấp hành chính của Trung Quốc.
Có 1467 huyện ở Trung Hoa Đại lục trong tổng số 2861 đơn vị cấp huyện.
Huyện đã tồn tại từ thời Chiến Quốc, và đã được thành lập trên khắp quốc gia trong thời nhà Tần.
- Tự trị huyện (自治县) là một dạng đặc biệt của huyện ở Trung Hoa Đại lục dành cho những khu vực dân tộc không phải người Hán sinh sống và các huyện này có thẩm quyền lớn hơn các huyện thông thường theo quy định của pháp luật.

Huyện tự trị có thể nằm trong một châu tự trị hoặc một địa cấp thị nào đó.
Hiện Trung Quốc có 117 huyện tự trị.
Tương đương huyện tự trị có tự trị kỳ (自治旗).
Nhưng loại này chỉ có trong khu tự trị Nội Mông.
Có 3 kỳ tự trị.
- Huyện cấp thị (县级市; thành phố cấp huyện, hoặc thị xã) là một đơn vị hành chính ở Trung Hoa đại lục.
Huyện cấp thị thường thuộc địa cấp thị (thành phố thuộc tỉnh) và các đơn vị cấp địa khu, nhưng có một số ít trực thuộc các đơn vị cấp tỉnh mà không qua cấp địa khu.
Các huyện cấp thị không phải là các đô thị theo nghĩa đúng nhất của nó vì chúng thường có vùng nông thôn có khi rộng gấp nhiều lần so với vùng đô thị.
Để phân biệt huyện cấp thị và khu vực đô thị (nghĩa truyền thống của "thị"), thuật ngữ "thị khu" (市区) đã được sử dụng.
- Khu (phồn thể : 區; giản thể: 区) là một đơn vị hành chính của Trung Quốc, người Nhật và Hàn Quốc cũng dùng khu, người Việt gọi là quận.
- Kỳ là một đơn vị hành chính tại khu tự trị Nội Mông Cổ.
Các kỳ lần đầu tiên được sử dụng vào thời kỳ nhà Thanh, trong đó người ta tổ chức người Mông Cổ thành các kỳ, ngoại trừ những ai thuộc về Bát kỳ ở Mãn Châu.

Mỗi kỳ có tô mộc là các đơn vị hành chính trực thuộc.
Tại Nội Mông Cổ, một vài kỳ lập ra một minh.
Tại các khu vực khác, như Ngoại Mông Cổ, miền bắc Tân Cương và Thanh Hải, aimag (аймаг) là các đơn vị hành chính lớn nhất.
Tuy nhiên, hiện nay aimag chỉ còn lại ở Mông Cổ và nó có địa vị tương đương cấp tỉnh.
Trong khi vai trò của kỳ là để hạn chế người Mông Cổ vượt ra khỏi ranh giới của mỗi kỳ thì ngược lại nó cũng giúp cho nhà Thanh bảo vệ Mông Cổ trước áp lực dân số từ những người Trung Hoa chính hiệu.
Hiện nay, kỳ là đơn vị hành chính cấp huyện trong trật tự phân cấp hành chính tại Trung Quốc.
Tổng cộng hiện nay còn 49 kỳ.



Bạn có thể dùng phím mũi tên hoặc WASD để lùi/sang chương.