Vương Mệnh

Chương 119: Huyền Sử 11 Hoàng Tộc






Hoàng tộc
Nói về thị tộc di cư theo hướng đông bắc, sau khi dừng chân ở khu vực thảo nguyên Tân Cương một thời gian khá dài.
Họ phát triển lớn mạnh, trở thành đại bộ lạc, rồi họ lại tiếp tục đông tiến.
Họ đi mãi về phía đông, cho đến một hôm, họ đến được một vùng cao nguyên rộng lớn, đất dưới chân đều màu vàng, cả con sông lớn gần đó cũng đều màu vàng.
Đất đai ở đây rất màu mỡ, cây cốt tốt tươi, dã thú vô số.
Vốn sinh sống bằng chăn nuôi và săn bắn, nơi đây quả là điều kiện lý tưởng, tốt hơn chỗ cũ rất nhiều.

Thế là họ định cư lại đấy.
Cao nguyên đó được gọi là cao nguyên Hoàng Thổ (đất vàng).
Dòng sông đó được gọi là Hoàng Hà (sông vàng).
Những tên gọi này vẫn còn được sử dụng cho đến tận ngày nay.
Và bộ lạc được gọi chung là Hoàng tộc.

Vì sau này có một vị tộc trưởng xưng đế, gọi là Hoàng Đế (vua vàng), nên người đời sau còn gọi họ là Hoàng Đế tộc.
Từ cao nguyên Hoàng Thổ, Hoàng tộc phát triển dần ra xung quanh, dần dần chiếm cứ cả một vùng đất rộng lớn phía bắc Hoàng Hà.
Nền văn minh của họ là văn minh du mục, lấy chăn nuôi và săn bắn làm chủ.
Và cũng như mọi nền văn minh du mục khác, họ rất thiện chiến, và cũng rất hiếu chiến.
Chú : Hoàng (黃) ở đây là màu vàng, chỉ màu sắc của hành Thổ.
Vì tổ tiên định cư ở cao nguyên Hoàng Thổ, nên sau này người Hán đã chọn màu vàng đại diện cho hành Thổ (cũng như đã chọn màu đen đại diện cho Thủy, do câu "Bạch Sơn Hắc Thủy" thường dùng ở vùng thảo nguyên phía bắc).
Chữ Hoàng này khác với chữ Hoàng (皇) trong Hoàng Đế (皇帝) là danh xưng của các vua Trung Quốc kể từ thời nhà Tần về sau.
Phần tiếp : Xung đột đầu tiên giữa văn minh du mục và văn minh nông nghiệp



Bạn có thể dùng phím mũi tên hoặc WASD để lùi/sang chương.