Chương 668: Sang sông
Sáng hôm sau, một tiểu đội bộ binh Thiên Đức súng ống đủ đầy cùng đoàn ngựa hơn chục con thồ lương thực dừng trước cổng chùa Hương Chản. Từ trong chùa, hai nhà sư vội vã chạy ra nghênh đón quan binh bỗng sững người khi trông thấy Quan Lam Giang đội khăn mỏ quạ, vận áo tứ thân đứng trước đoàn người. Lam Giang chắp tay búp sen, cúi đầu chào hai nhà sư. Ngay sau đó binh sĩ mở toang cánh cổng chùa ọp ẹp dẫn ngựa vào.
- Quan gia công đức cho nhà chùa 5 nén vàng thỏi, 10 nén bạc, 5 tạ gạo trắng, 50 cân muối tinh, 10 cân đường, 1 tạ khoai lang, 1 tạ sắn và 20 xấp vải.
Quan Lam Giang cầm tấm vải màu vàng, đọc vanh vách, liệt kê những món đồ công đức cho nhà chùa. Hai nhà sư đứng cạnh bên mắt tròn mắt dẹp, nhất thời chưa thể hiểu chuyện gì đang diễn ra. Liệt kê xong, Quan Lam Giang kính cẩn cúi người trao lại tấm vải cho nhà sư. Hai nhà sư luống cuống một hồi mới nhận.
- Nữ thí chủ! Quan gia công đức cho nhà chùa nhiều thế này, chẳng hay cao danh quý tính của ngài là gì để nhà chùa tạc bia ghi lòng thành?
Quan Lam Giang từ tốn đáp:
- Quan gia là giám quân Thiên Đức. Hôm nay tiểu nữ nhận mệnh Quan gia đến chùa, trước thay ngài ấy công đức, sau sẽ đưa đám trẻ mồ côi đi.
Hai nhà sư giật mình, một nhà sư vội nói:
- Chẳng hay Quan gia đem lũ trẻ đi đâu? Nhà chùa cưu mang chúng, muốn đưa đi cũng phải cho nhà chùa tỏ tường mọi chuyện. Nhỡ đâu ngày mai cha mẹ chúng tìm nhà chùa đòi con thì biết làm sao. Dù thế nào nhà chùa cũng không bán trẻ.
Lam Giang không vội đáp lời. Nàng lấy khăn lau mồ hôi lấm tấm bên thái dương. Hai nhà sư sực nhớ ra, vội mời Quan Lam Giang vào nhà tả vu uống nước. Ngồi yên vị trên trường kỉ tre, Lam Giang mới nói:
- Nhà chùa có lòng Bồ tát cưu mang đám trẻ mồ côi. Nhưng trẻ đông quá, nhà chùa chăm nom chẳng xuể, sao nhãng kinh kệ. Quan gia xét thấy, do c·hiến t·ranh loạn lạc, bách tính đói khổ, còn lìa cha, vợ lìa chồng phần nào lỗi quan quân Thiên Đức gây ra. Quan gia quyết đem lũ trẻ về nuôi nấng, cho cơm no áo ấm, học chữ để ngày sau thành người tài. Các thầy chớ lo.
Nhà sư từng làm lễ cho người phụ nữ xấu số bên lò gạch bỏ hoang có pháp danh Đàm Phúc, sau khi nghe Lam Giang nói như vậy, suy ngẫm giây lát mới nói:
- Sư cụ viên tịch, chùa chưa có trụ trì. Bần tăng không thể quyết được việc này, mong nữ thí chủ lựa lời nói khó với Quan gia giúp cho nhà chùa.
Giọng Quan Lam Giang đều đều:
- Tiểu nữ đến thông báo và đưa đám trẻ cùng đi. Nhà chùa có thể giữ lại vài đứa có duyên. Giả như cha mẹ chúng đến nhà chùa nhận lại con, khi ấy nhà chùa cứ bảo họ đến quân doanh gần nhất gặp tiểu nữ. Tiểu nữ họ Quan, tên huý Lam Giang.
Sư Đàm Phúc tỏ vẻ không bằng lòng, định phân bua thì Lam Giang nhoẻn miệng cười, chỉ vào miếng vải màu vàng đang gấp làm tư trên bàn, trước mặt sư Đàm Phúc, nàng nhẹ giọng:
- Nhà chùa ngày lo trẻ nhỏ, đêm lo kinh kệ, bộ dáng tất bật chẳng khác nào nuôi con mọn nên quên ư?
Sư Đàm Phúc ngẩn người, cẩn thận giở miếng vải lụa màu vàng ra xem nhưng chẳng thể đọc được những chữ ghi trên đó, cũng chẳng thấy dấu triện đóng. Nhà sư lật qua lật lại vài lần, chẳng thấy gì lạ mới chắp tay nói với Lam Giang:
- Bần tăng không đọc được nội dung trong này, nhờ nữ thí chủ giảng giải giúp.
Quan Lam Giang tủm tỉm cười. Nàng đứng dậy cúi đầu chào hai nhà sư. Bước ra đến bậc cửa, Lam Giang ngoảnh lại:
- Thiên hạ sắp đổi chủ, nhà chùa cũng phải học chữ Vạn Xuân thôi. Tự cổ chí kim, theo thuyết Ngũ hành, màu vàng tượng trưng cho hành Thổ, hành Thổ là trung tâm, mà vua là người đứng đầu ở trung ương, cai quản tứ phương nên ngoài phẩm phục, các vật dụng cá nhật của vua đều sử dụng màu vàng.
Dứt lời, Quan Lam Giang bỏ mặc hai nhà sư ngơ ngác bên bậc cửa.
Binh sĩ tập trung đám trẻ trên khoảnh sân trước tăng phòng, hai ni sư già dẫu không cam tâm vẫn phải giao mấy đứa hãy còn ẵm ngửa cho binh sĩ.
Vẻ mặt Lam Giang tươi cười, nàng bước đến xoa đầu từng đứa, dúi vào tay chúng một cái kẹo mạch nha to bằng hai ngón tay. Chẳng đứa nào biết đó là gì, cũng chẳng quan tâm vì chúng sợ đến nỗi chẳng dám khóc.
- Nữ thí chủ, Quan tiểu thư, Quan tiểu thư!
Hai nhà sư hớt hải chạy đến. Quan Lam Giang bước lại, nét mặt tươi tỉnh, dường như nàng cố gắng không bật cười khi trông thấy bộ dáng của hai nhà sư chăm con mọn.
Sư Đàm Phúc ngập ngừng:
- Vị đại nhân ngày hôm qua đến chùa…
Lam Giang ngắt lời nhà sư:
- Hai thầy nghĩ thế nào thì chính là thế ấy. Thiên hạ sẽ mang họ Mạc, nhà chùa biết cần phải làm gì và làm như thế nào để bách tính bớt sợ, bớt khổ. Giả như nay mai bách tính đói khổ tìm đến chùa, nhà chùa mở lòng từ bi cứu tế, cần lương thực hãy tìm đến quân doanh gần nhất nhờ trợ giúp.
Đám trẻ được đưa ra cổng chùa, chỉ có ba đứa chừng bảy, tám tuổi ngỏ ý ở lại. Bấy giờ binh sĩ do Lam Giang cử đi thắp hương nấm mộ cạnh lò gạch hớt hải chạy đến cạnh nàng rỉ tai điều gì đó. Lam Giang thoáng biến sắc, nàng ngoảnh trông về phía lò gạch đằng xa một lúc, đoạn bước đến nói với sư Đàm Phúc:
- Nấm mộ hôm qua chỉ sau một đêm mối đùn lên một đống, hai đứa trẻ song sinh ắt có phúc. Nhờ nhà chùa xây cất, sớm tối hương khói, đặng ngày sau con cháu họ tìm về.
Đoàn người ngựa nối nhau lặng lẽ đi trong nắng sớm.
Sư Đàm Phúc chạy ra xem nấm mộ đất, quả nhiên chỉ sau một đêm, mối đã đùn cao. Hai nhà sư trở lại chùa lấy gạch, chạy xin vôi cát trong làng gần đó tự tay xây cất ngôi mộ. Đầu giờ chiều, hai nhà sư đang dở tay thì có toán binh Thiên Đức đến giúp. Sau khi xây mộ xong, họ giúp nhà chùa dựng lại cổng, quét ve, sửa nhà thủy tạ treo chuông rồi rút đi vào chiều hôm sau.
Sau ngày đầu tháng lòng vòng, Chương trở về đại bản doanh vào chiều muộn với hai đứa trẻ sơ sinh. Bàn thảo với Thiên Bình xong xuôi, Chương quyết định sẽ thành lập Trung tâm Thiếu sinh quân chuyên thu nhận, nuôi nấng trẻ em mồ côi, trẻ em nghèo và cả con em có cha anh là tử sĩ. Trẻ dưới 7 tuổi sẽ giao cho quân Thần Vũ chăm sóc, đủ 7 tuổi sẽ học tại Trường Thiếu sinh quân. Trung tâm và trường học đầu tiên sẽ đặt tại Tế Giang. Đồng thời Chương quyết định, trong các cuộc chinh phạt, trẻ em dưới 6 tuổi lạc cha mẹ hoặc cha mẹ c·hết trong chiến loạn đều được đưa về các Trung tâm Thiếu sinh quân.
Hôm sau, sau khi nghe Lam Giang trình bày việc nấm mồ thân mẫu hai đứa bé kết mối, Liễu Môn Nhân liền thưa rằng:
- Đó là điềm lành, mả táng nơi đất tốt. Hai đứa trẻ được Đại Vương đưa về ngày sau sẽ hiển đạt. Theo thiển ý của bỉ nhân, Đại Vương cho xây cất nấm mồ ấy là hơn.
Chương nhoẻn miệng cười, bảo với Lam Giang:
- Mọi chuyện dường như định sẵn! Từ nay em sẽ là mẹ nuôi của chúng, thế nào?
Lam Giang bối rối, nàng ngập ngừng:
- Em chưa có danh phận, chưa có con cái. Nhận nuôi hai đứa trẻ tuyệt không có vấn đề gì nhưng… nhưng chúng sẽ mang họ gì đây?
Chương bảo Lam Giang lại gần, nhỏ giọng:
- Em là th·iếp của ta, hai đứa tất nhiên họ Mạc. Em suy tính đặt tên cho chúng, dạy dỗ chúng trở thành rường cột quốc gia ngày sau. Còn chuyện phong phi tần, để ta vào thành bố cáo với thiên hạ.
- Vậy… vậy ngày sau có nên cho chúng biết gốc tích hay không, vương thượng.
Chương nói, giọng chắc nịch:
- Con người có tổ có tông, không có gốc tích là không được. Chúng ta không cần phải giấu diếm, chúng là con dân Vạn Xuân, cốt sao chúng có lòng với nước là được.
Như vậy, Lam Giang bỗng có hai đứa con.
Chiều ngày 2 tháng 4, Chương đến Chiêu Thiền tự trực tiếp xem Bố Giáp bày binh bố trận. Thiên Đức quân đã dùng máy phóng lao phóng dây thừng buộc móc qua bên kia bờ sông kéo đổ nhiều đoạn rào cự mã song quân sĩ La thành mau chóng dựng lại như cũ chỉ sau vài canh giờ.
Chương nghe Bố Giáp, Vương Chí Linh báo cáo tình hình xong liền cho gọi chỉ huy Tiểu đoàn 4 Thần sấm và tiểu đội Thiên Tử quân đến họp.
- Tiểu đoàn 4 có 1 Cự thạch pháo cỡ lớn và đạn cầu nổ phải không?
Tiểu đoàn trưởng xác nhận có 24 quả đạn cầu nổ loại mới nhất, và chỉ được phép dùng theo kế hoạch hoặc khi có lệnh từ Lữ đoàn trưởng do tính sát thương khủng kh·iếp.
- Thiên Tử quân sẽ thá·m s·át vị trí thuận lợi chỉ điểm. - Chương ra lệnh. - Các cậu được phép dùng tối đa 10 quả đạn nhằm tạo cửa mở hoặc yểm trợ bộ quân vượt sông Tô, thế nào?
Đôi mắt Tiểu đoàn trưởng Tiểu đoàn 4 sáng rực:
- Báo cáo, chúng tôi tuyệt đối trung thành và tuân thủ mệnh lệnh của ngài.
- Tầm bắn xa nhất được bao nhiêu?
- Dạ thưa, khoảng 1 dặm.
Chương ngoảnh sang bảo với Bố Giáp và Vương Chí Linh:
- Hai ông nói anh em đắp cho độ dăm bảy mô đất, ta sẽ vẽ hình minh hoạ. La thành đắp lũy bằng đất với cát tại các vị trí trọng yếu nhằm hạn chế uy lực của thần công. Bờ sông hai bên bằng phẳng, tầm bắn của Song thủ pháo hay Cự thạch pháo La thành giờ chẳng kém ta. Họ chấp nhận t·hương v·ong phản pháo sẽ gây t·hương v·ong nên ta cần thay đổi một chút về cách đặt cũng như sử dụng thần công.
Chương gọi Phạm Văn Xảo, một trong những chỉ huy Thân Vệ quân vào. Anh ra lệnh:
- Cậu ở lại giúp Tiểu đoàn 4 bố trí trận địa.
Phạm Văn Xảo vốn là thuộc tướng của Phạm Bạch Hổ, nay được giao nhiệm vụ tham mưu cho quân pháo thì lấy làm vui mừng lắm. Tướng sĩ chụm đầu lại bàn bạc mãi đến cuối canh Hai mới ngưng.
Ngay trong đêm, quân sĩ đắp hàng chục ụ đất gần bờ sông. Tiểu đoàn 4 Thần Sấm kéo thần công vào vị trí trước lúc trời sáng rõ. Các ụ đất có mặt trước là bao bố đựng đất cát, đóng cọc tre. Từ bờ đối diện nhìn sang không thể trông thấy súng thần công. Mặt sau các ụ đất vát nghiêng, thần sông sẽ đặt tại vị trí đó vừa giúp nâng nòng súng lên cao, vừa giảm t·hương v·ong cho xạ thủ khi đạn đá, hoả đạn La thành đáp trả. Về phản lực sau khi khai hoả, giá súng thần công đều có 4 bánh xe, cỗ thần công bị đẩy về sau có bao cát chống đỡ. Chuẩn bị cho phát bắn tiếp theo, binh sĩ sẽ đẩy pháo trở lại vị trí cũ. Như vậy, nòng súng thần công càng hướng lên cao thì tầm bắn càng gần. Ý đồ của Chương là dọn một bãi đổ bộ có chiều sâu khoảng 60 trượng tính từ bờ sông.
Dù chưa rõ ý định của Thiên Đức khi đắp các cụ đất sát bờ sông Tô song cả ngày mùng 3, pháo La thành khai hoả hàng chục loạt đạn nhưng không thu được kết quả gì. Sáng ngày 4, bờ sông Tô nơi Phùng Hiền đóng quân cũng xuất hiện hàng chục ụ đất kì lạ như muốn trêu ngươi đối phương.
Từ ý tưởng của Cao Mộc Lân, Chương chợt nhớ cách nén thuốc nổ trong ống tre phá hàng rào, lô cốt. Với thứ v·ũ k·hí này, các đoạn rào cự mã dày đặc của La thành không còn là trở ngại, sĩ tốt chẳng tốn công quăng dây kéo hay xông lên khiêng rào mở lối dẫn đến nguy hiểm tính mạng khi hàng trăm mũi tiễn nhắm đến. Việc chế tạo hàng trăm ống tre chứa thuốc nổ tốn mất vài ngày.
Chiều ngày 8 tháng 4 mây đen, gió vần vũ không ngừng báo hiệu một cơn bão đang kéo đến. Mưa bắt đầu đổ mưa lúc trời nhá nhem. Nhận thấy thời tiết phức tạp, gây khó khăn cho cả hai bên, bên nào chủ động sẽ có chút lợi thế. Chương bèn truyền lệnh đạo Sở và Chiêu Thiền hành động.
Bộ quân Thiên Đức sẵn sàng vượt sông Tô trong mưa. Thiên Tử quân thu binh vì gió lớn.
Binh triều đề cao cảnh giác, ngay khi nhận thấy đối phương rục rịch liền cho pháo đá bắn cầm chừng dọc theo bờ sông.
Trời tối đen, tầm nhìn hạn chế, các loại hoả đạn dùng cho Cự thạch pháo của hai bên đều không thể sử dụng.
Tiểu đoàn 4 Thần Sấm tại Chiêu Thiền tự và Tiểu đoàn 3 Thần Sấm gần làng Sở bắt đầu dùng đạn cầu nổ bắn sang bên kia sông, vào khoảng tối mịt mùng. Đạn cầu nổ đúc bằng gang, có hình tròn gọi là quả cái, bên trong nhồi thuốc nổ và 3 quả đạn nhỏ, tức quả con, đúc gang nhưng mỏng hơn, chứa thuốc nổ và bi sắt.
Đạn cầu nổ là dạng đạn chùm, Chương cho đúc với mục đích dùng cho việc phòng thủ công sự hơn là t·ấn c·ông nhưng nay anh quyết đem áp dụng trên thực địa.
Quả đạn p·hát n·ổ trong đêm đen gây ra những t·hương v·ong nhân mạng đáng kể hoặc thổi bay những hàng rào cự mã trong bán kính dăm trượng.
Pháo La thành đáp trả không ngừng, hàng trăm quả đạn đá rơi xuống sông Tô tạo thành cột nước trắng xoá lẫn trong cơn mưa.
Sau vài t·iếng n·ổ lớn do đạn cầu nổ gây ra nhằm áp chế tinh thần đối phương, những khẩu thần công bắt đầu cất tiếng yểm trợ cho đại đội thủy quân do Yết Kiêu phái đến đội mưa chèo thuyền tam bản sang sông, mặc những cột nước cao ngót cả trượng. Một vài thuyền trúng đạn gãy làm đôi chìm giữa dòng nước xiết. Sau non 1 canh giờ, đại đội thủy binh cột được vài thang dây bên bờ tả ngạn. Bộ quân nương theo thang dây vượt dòng nước xiết lần lượt sang sông. Bấy giờ khẩu đại Cự thạch pháo phóng liền 4 quả đạn cầu nổ đẩy lui các toán binh triều có ý định tràn đến bờ sông. Binh triều biết bộ quân Thiên Đức lập được điểm đầu cầu và đang tổ chức vượt sông thì dồn hoả lực tới tấp. Đạn đá bay tứ tung trong đêm, phần nhiều rơi xuống mép sông.
Phùng Hiền và Bố Giáp chịu thiệt hàng trăm binh sĩ, đổi lại họ có chỗ đứng chân đủ vững trước lúc trời sáng. Nhiều đoạn rào cự mã bị thổi tung, các toán binh Thiên Đức theo đó trườn bò tiếp cận các trận địa pháo đặt gần bờ sông, buộc binh triều phải lui sâu. Suốt từ đêm cho đến sáng, các loại tiễn xa gần của La thành chỉ phát huy chút tác dụng cản đội tiền quân, còn sau đó hầu như vô tác dụng khi họ không trông thấy mục tiêu.
Cơn mưa kéo dài cả đêm đã ngớt. Nước sông dâng cao, chảy xiết. Phùng Hiền và Bố Giáp chỉ huy đại quân vượt sông khi tầm đạn pháo đá La thành không thể vươn tới lòng sông.