Chương 666: Trang Khúc Giang
Thiên Tử quân tại đạo Sở treo mình trên không trung, đóng vai trò thá·m s·át, dõi nhìn đằng Tây vào lúc cuối Ngọ theo động tĩnh của binh triều. Trong tầm mắt Thiên Tử quân, cờ xí La thành trùng trùng điệp điệp. Thậm chí, đại kì màu đỏ thắm của Tô Thái uý cắm trên Loa Sơn đang bay phần phật ở đằng xa Thiên Tử quân cũng trông rõ.
Trong nắng nhạt, Thiên Tử quân phát hiện một đạo binh ẩn hiện sau những bụi tre chậm rãi di chuyển từ Loa Sơn về hướng làng Đình. Chiều muộn, Thiên Tử quân phát hiện lũy tre làng Đình thưa dần một góc và sớm hôm sau chẳng còn trông thấy những ngọn tre xanh. Thay vào đó, nhà cửa trong thôn Đình, nhỏ bằng bàn tay, hiện ra trong nắng sớm.
Chương vừa ăn vừa nghe Mai Đắc Thắng báo cáo tình hình của đối phương. Anh bỏ dở cái bánh mì, yêu cầu Mai Đắc Thắng đọc lại báo cáo liên quan đến động tĩnh phía Nam, cụ thể là làng Đình.
Thiên Bình lấy làm lạ, bèn hỏi:
- Có chuyện gì vậy anh?
Chương khẽ nhíu mày đáp:
- Dấu hiệu cho thấy đối phương đã đoán ra ý định của ta.
Đoạn anh bảo Liêu Gia Trinh:
- Gọi ông Giáp và anh Hiền về gặp ta gấp.
Trinh đi rồi Chương quay ra nói với Mai Đắc Thắng:
- Cậu trực tiếp đến Tây Trà truyền khẩu lệnh, bảo anh Hổ phòng gian bảo mật, đối phương nghi ngờ hướng ấy,chưa có lệnh không được hành động.
Hơn nửa canh giờ sau Phùng Hiền cùng Bố Giáp có mặt. Chương gọi hai người đến bên sa bàn, chỉ cho họ vài điểm nghi ngờ có hầm hào cắm chông của La thành bên bờ đối diện và nói rằng:
- Tô Trung Từ đang nghi ngờ chúng ta sẽ t·ấn c·ông ở mạn phía Nam. Lũy tre bao quanh làng Đình đã không còn, nếu ta đoán không nhầm thì nội trong ngày hôm nay làng Đông cũng chẳng còn bóng tre. Anh Hiền, anh phải lưu tâm chuyện này.
Phùng Hiền và Bố Giáp trầm ngâm một hồi lâu, mãi sau Bố Giáp mới nêu ý kiến:
- Vương thượng nghĩ sao về việc điều thủy quân pháo kích mé cửa Bắc?
- Ông muốn Tô Trung Từ chia binh ư? - Chương khẽ lắc đầu. - Địa hình trống trải, nhiều mương máng. Pháo kích rồi giả như bộ quân đổ lên bờ thì sao? Tô Trung Từ sẽ chẳng vì vậy mắc mưu. Ông ta chỉ cần 2000 quân đủ giữ mặt Bắc.
- Vậy chỉ còn hướng Đông Bắc. - Phùng Hiền nói. - Yết Kiêu thừa sức nhổ binh mã La thành trấn ở đó, vương thượng thấy sao ạ?
Chương bước trở lại chỗ ngồi, thả mình xuống ghế bành, ngửa mặt nhìn lên ngọn đèn treo giữa nóc trướng đang lắc lư. Anh nói:
- Yết Kiêu từ dưới sông dùng hoả công ắt đắc lợi. Chẳng có đường thì mở lối mà tiến xuống cửa Bắc đắp ụ pháo uy h·iếp La thành vậy. Sở dĩ ta chưa để Yết Kiêu dồn hoả lực là vì…
Chương chép miệng, cười khổ:
- E máu chảy thành sông mất! Lũy đất cát của La thành chẳng tính là ngăn trở.
Đoạn anh nhổm dậy hỏi hai vị chỉ huy:
- Hai ông tính cách nào gỡ bỏ đám rào cự mã chằng chịt chưa?
Bố Giáp bèn thưa:
- Bẩm vương thượng, bọn chúng tôi sẽ dùng máy phóng lao phóng ra móc sắt rồi cho kị binh kéo đổ trước khi đổ bộ.
Chương khẽ thở dài:
- Ta nói chẳng sai, c·hiến t·ranh kích thích sáng tạo của con người. Ta mạnh lên, La thành cũng chẳng bó gối chịu c·hết. Chuẩn bị xong xuôi các ông cứ theo kế hoạch cũ mà làm, đánh cho mạnh là được.
Phùng Hiền và Bố Giáp quay ra nhìn nhau, vẻ khó hiểu lộ ra trên gương mặt. Chương cười mà rằng:
- Đông Bắc hay mặt Bắc thành khó tiếp cận, Yết Kiêu mở lối chỉ để thao binh luyện mã, thu hút đôi chút sự chú ý của lão già họ Tô mà thôi. Nay lão ngờ ta nghi binh thì hai ông cứ đánh cù nhây còn mặt Nam nằm im thở khẽ thi gan. Thời gian không phải là đồng minh của Tô Trung Từ dù ông ta muốn kéo dài chờ viện quân phương Bắc. Thực tế, Tô Trung Từ muốn ta đánh sớm và… nếu ta nhớ không lầm, binh pháp có dạy khi công thành phải đánh ngay khi ba quân còn đầy sĩ khí, có đúng không?
Bố Giáp thưa:
- Bẩm, quả có chuyện đó ạ!
- Tô Trung Từ hẳn làu binh pháp, đám mưu sĩ dưới trướng cũng thế. - Chương giải thích. - Ta đánh luôn chả phải đúng điều họ mong ư? Tội gì!
- Bẩm vương thượng! - Phùng Hiền thưa. - Binh ta chỉnh đốn đã xong mà không công e để lâu sinh biến, ba quân lơ là và… cũng tốn kém lương thảo.
- Ta biết chứ! - Chương gật đầu đồng tình. - Nếu anh trù liệu việc đó thì phải giữ kỷ luật trong quân thật tốt. Kỷ luật là sức mạnh của q·uân đ·ội. Muốn lớn mạnh nhất định phải kiên trì, nhẫn nại. Ta không muốn Tô Trung Từ chó cùng rứt giậu, phải để ông ta thấy còn cửa sinh trong khi bách tính La thành mệt mỏi mới được. Nói gì thì nói, đánh bại ý chí của một đạo binh và hàng chục vạn dân không thể dùng v·ũ k·hí vượt trội được, phải dùng mưu thôi.
Bàn bạc thêm một hồi nữa, Phùng Hiền cùng Bố Giáp cáo lui chuẩn bị cho những thay đổi nho nhỏ.
Qua ngày hôm sau, Chương cải trang cùng Quan Lam Giang, Phạm Ngũ Lão, Vi Thọ Kì và tiểu đội thân vệ bí mật rời đại bản doanh đi về hướng Trang Khúc Giang lúc tờ mờ sáng. Vùng mới chiếm, thiết quân luật từ chập tối đến mờ sáng hôm sau. Trời còn chưa tỏ, sương khuya còn vương trên cỏ cây, bách tính trong vùng bắt đầu họp chợ trên khoảnh đất rộng giữa cánh đồng, nơi có mấy cây đa cổ thụ cao đến năm, bảy trượng.
Hôm nay mùng 1 tháng 4, Chương muốn tận mắt trông thấy người dân vùng này họp chợ, đó là lí do chính của chuyến xuất hành.
Phạm Ngũ Lão vượt lên trước gặp toán binh sĩ canh gác ngoài cổng chợ. Chương xuống ngựa, chắp tay sau lưng, dõi mắt nhìn bốn bề. Xa xa về phía Nam, lũy tre Tây Trà dần hiện rõ khi sương tan.
Quan Lam Giang đảo một vòng quanh ngôi chợ nhỏ, quay trở ra bẩm báo.
- Hàng hoá trong chợ lèo tèo lắm, thưa vương thượng. Ngoài mấy mặt hàng nông sản thường thấy thì chẳng có gì đáng kể.
Chương nhìn cái thúng Quan Lam Giang cắp bên hông đựng những thứ vừa mua trong chợ khẽ thở dài:
- Cách kinh thành chẳng bao xa mà đã vậy bảo sao mấy nơi khác nghèo khổ. Trang Khúc Giang này có thuận lợi về địa lý để phát triển kinh tế, vậy mà… Liệu có phải vì chiến loạn nên chợ mới lèo tèo như vậy không?
Phạm Ngũ Lão vừa quay lại, bèn thay Quan Lam Giang đáp lời:
- Thưa Quan gia, trước đây có đông hơn vài phần song chẳng tính là ngôi chợ lớn. Dân vùng này muốn bán gì đó nhiều thường đem vào thành vì đường chẳng xa. Mặt hàng họ đem vào thành ngoài nông sản thì có lợn, gà nhưng… nhìn chung là nghèo ạ. Từ trước Tết triều đình trưng tập quân sĩ, tình hình phức tạp, chợ mới hoạt động lại từ trung tuần tháng trước.
Chương nhìn về hướng tốp lính canh đứng ngoài cổng chợ rồi hỏi Ngũ Lão:
- Anh em cảnh giới tốt chứ?
- Bốn góc chợ đều có! - Phạm Ngũ Lão đáp. - Lúc đầu dân còn e dè nhưng nay thì hết rồi.
Vẻ hài lòng hiện rõ trên gương mặt Chương, anh gật đầu dặn thêm:
- Tuy thừa nhưng cậu nói anh em làm tốt công tác dân vận, sách nhiễu bách tính sẽ phạm kỉ luật.
- Tôi đã quán triệt rồi ạ.
Bấy giờ Quan Lam Giang mới hỏi:
- Vương thượng có muốn vào chợ không?
Chương phẩy tay:
- Trông vậy là được rồi. Muốn buôn bán phải có hàng hoá mà… em trông đi, ngoài cây lúa thì có gì? Ầy… ta e hạ được thành sẽ phải đối mặt với n·ạn đ·ói của dân vùng này.
Dứt lời, Chương lên ngựa. Vi Thọ Kì và mấy thuộc hạ đi trước một quãng dẫn lối. Quan Lam Giang đội thúng lên đầu, ung dung cưỡi ngựa theo sau Chương.
- Bên chỗ Yết Kiêu có đội hải binh tinh nhuệ chuyên tác chiến dưới nước. - Chương nói với Phạm Ngũ Lão, người đang cưỡi ngựa đeo súng theo hầu sát bên. - Bộ quân chưa có, cậu nghĩ thế nào?
- Quan gia, xin Quan gia nói rõ hơn được không ạ?
- Dạo trước cậu vào thành đã từng chạm mặt Sát Quỷ Đoàn, tổ chức ám toán của người phương Bắc. - Từ lâu ta ấp ủ một đạo binh giấu mặt tương tự như vậy nhằm thu thập tin tức tình báo.
Phạm Ngũ Lão suy ngẫm một hồi mới thắc mắc:
- Thủy quân, bộ quân, kị quân đều có tế tác. Bên cậu Tôn cũng có. Quan gia còn cần thêm tế tác nữa ư?
Chương ngẩng nhìn lên bầu trời, nói:
- Thiên hạ rộng lớn mà ta chỉ có hai mắt hai tai, sao có thể bao quát hết? Ta muốn lập đạo binh là cánh tay nối dài, là tai mắt của ta trải khắp thiên hạ. Cậu hãy thống lĩnh đội quân như bóng ma ấy và…
Ngoảnh nhìn Phạm Ngũ Lão, ánh mắt Chương nghiêm nghị:
- Trước mắt chỉ chọn tráng niên phủ Thiên Đức, Sơn Tây và con em vùng cao. Việc tuyển chọn phải hoàn toàn bí mật. Cậu làm được chứ hả?
- Xin nghe theo phân phó của Quan gia.
Chương ra hiệu cho Mai Đắc Thắng cưỡi ngựa bắt kịp rồi dặn:
- Từ nay cậu sẽ làm phó cho Phạm Ngũ Lão, giúp anh ấy sắp xếp công việc. Đạo binh ta đang muốn chẳng cần phải đông nhưng phải tinh anh và tuyệt đối trung thành với vương triều.
Mai Đắc Thắng tuân mệnh.
Ai nấy đều im lặng, chỉ còn tiếng nhạc ngựa reo. Đi được một quãng, Chương lại nói:
- Cậu Thắng theo ta đủ lâu, hiểu cung cách của ta. Cậu nhận nhiệm vụ mới vẫn ở gần ta. Liêu Gia Trinh được việc, hãy giúp cậu ta trưởng thành mau chóng.
Mai Đắc Thắng hiểu ý vội gọi Liêu Gia Trinh cưỡi ngựa chạy lên, dặn Trinh phải theo sát Chương.
Đoàn người dừng lại khi vó ngựa của Vi Thọ Kì đang chạy đến.
- Bẩm Quan gia, Hương Chản tự đã ở phía trước. Do đầu tháng, bách tính mấy làng quanh đây đến dâng hương. Xin đợi lệnh Quan gia.
Chương xuống ngựa, chỉnh lại áo sống, bảo với tả hữu:
- Giờ bọn ta làm giám quân, các người đừng để lộ thân phận. Anh Kì cứ đến chùa vãn cảnh trước, ta tìm chỗ nghỉ chân một lúc chờ vãn người thì vào cũng được.
Chương đứng trông theo bụi đất bay lên phía sau vó ngựa của Vi Thọ Kỳ. Chẳng mấy chốc Vi Thọ Kỳ và thuộc hạ khuất sau lũy tre đằng xa.
Chương nói với Phạm Ngũ Lão:
- Chúng ta chẳng thể cưỡi ngựa nữa, lộ liễu quá!
Ngũ Lão lệnh hai Thân Vệ quân dắt hơn chục con ngựa đến một gốc cây lớn ven đường chờ ở đó.
Chương thong thả tản bộ trên con đường nhỏ giữa cánh đồng trống trải. Thi thoảng, vài người đàn bà đầu vấn khăn mỏ quạ, tay cắp thúng, tay dắt trẻ nhỏ rảo bước ngược lại. Mỗi lần gặp người đi người chiều, Chương lại dừng bước ven đường ngoảnh trông cho đến khi họ khuất nẻo.
Thuộc hạ theo hầu chẳng biết vì sao Chương muốn đến Hương Chản tự, cũng không rõ tâm tư của bậc quân vương họ theo hầu.
- Từ nãy đến giờ chạm mặt bao người mà tuyệt chẳng thấy bóng đàn ông!
Mai Đắc Thắng nghe vậy liền thưa:
- Bẩm Quan gia, đàn ông vùng hiện không dám ra khỏi làng vì sợ sung quân, sợ hạch sách. Dù không ban bố thiết quân luật, không cấm dân đi lại song họ vẫn sợ.
Chương cười buồn:
- Thấp cổ bé họng nên cái gì họ cũng sợ, thật chẳng thể trách. Loạn lạc thì dân khổ mà xem ra… - Anh thở dài. - Đàn bà vẫn chịu khổ hơn cả.
Bọn Chương lại đứng dẹp sang một bên đường khi có mấy người đàn bà cả già lẫn trẻ tay xách nách mang dắt díu, bồng bế nhau đi ngược trở lại. Chương hất hàm ra hiệu, Quan Lam Giang vội chạy theo hỏi chuyện.
- Chồng con họ trong thành, họ sợ Thiên Đức hạch tội, muốn chạy sang Sơn Tây lánh nạn một thời gian.
Nghe Quan Lam Giang thuật xong, Chương hỏi:
- Gia sản họ đem theo chỉ có chừng đó?
Quan Lam Giang khẽ gật đầu, ngoảnh trông về phía những bóng dáng tất tả, đi mà như chạy đang xa dần.
- Quần áo tả tơi, trẻ con đứa có áo chẳng có quần, đứa có quần thì ở trần. - Chương thở dài. - Họ làm quần quật cả năm cũng chỉ đủ ăn mà chiến sự khiến mùa màng thất bát, đói là cái chắc rồi.
Phạm Ngũ Lão bèn thưa:
- Thuộc hạ sẽ báo với các tướng yêu cầu dân ở đâu ở đó, không được chạy trốn.
- Đừng ngăn cản quyền tự do tối thiểu của họ, càng ngăn họ càng tìm cách trốn! - Chương gạt đi. - Gốc rễ nằm ở chỗ họ sợ bị trả thù. Làng mạc vùng này tính ra còn chưa tiêu điều như bên mạn Kẻ Mọc hay Kẻ Mẩy. Các anh biết vì sao ta đến Hương Chản tự không?
Phạm Ngũ Lão, Mai Đắc Thắng cùng lắc đầu. Quan Lam Giang chợt nhanh nhảu:
- Em đoán vương thượng đến chùa trước là vãn cảnh, sau muốn lắng nghe dân tình oán thán. Trung tuần tháng trước, lúc binh triều tháo chạy, có vài ngôi chùa nhỏ bị cháy do tên bay đạn lạc, sư sãi tứ tán, có sư m·ất m·ạng ven đường. Sau chuyến này vương thượng sẽ uý lạo bách tính, an dân tổng Trang Khúc Giang thông qua nhà chùa.
Chương nhoẻn miệng cười, nhìn Lam Giang hài lòng:
- Khá! Em cũng chịu quan sát và suy ngẫm đó chứ.
Quan Lam Giang tự tin nói:
- Bên Sơn Tây ta có làm vậy, nhờ đó sớm yên dân.
Chương ngoảnh sang nói với bọn Phạm Ngũ Lão:
- Chúng ta đã làm tốt ở Thiên Đức, Tế Giang, Đằng Châu, Vũ Ninh, Sơn Tây, Vĩnh Yên nhưng chưa đả động gì đến chùa chiền từ khi vượt Hát giang sang đây. Ta nhiều việc, quên bẵng. Tướng sĩ ngày đêm lo đối phó binh triều, rồi thương binh tử sĩ thành ra không có tâm trí nào để tâm sư sãi. Hôm trước đến Tây Trà ta thấy chùa làng đó đổ nát, hỏi ra mới hay…
Chương thở dài, ánh mắt nhìn xa xăm:
- Dân đói, lại lo chạy loạn thì chùa sao có thể không điêu tàn cho được. Hôm rồi ta có gặp Hàn Thuyên, nghe chừng ông ấy cũng đăm đăm tìm cách đối phó La thành chứ quên béng việc nhà chùa.
Phạm Ngũ Lão bèn thắc mắc:
- Hương Chản tự là ngôi chùa đất hoang sơ, chả hay Quan gia chọn là vì sao?
- Ngẫu nhiên mà thôi! - Chương tủm tỉm cười. - Hương Chản tự không gần sông Tô, lại ở vị trí trung tâm Trang Khúc Giang. Vãn cảnh chùa xong ta về bản doanh cũng sớm.
Vừa đi Chương vừa nhỏ to với tả hữu, chẳng mấy chốc những tán cây sum suê, cao v·út bao trùm Hương Chản tự đã gần trước mặt.