Chương 664: La thành
Tử sĩ La thành trận vong cả nghìn người bắt đầu bốc mùi dưới trời nắng nóng. Thiên Đức quân theo lệnh Vạn Thắng vương khiêng thây tử sĩ La thành đặt ngay ngắn bên bờ sông phía Tây làng Sở. Chương gửi thư vào thành cho phép bách tính đến nhận xác tử sĩ song Tô Trung Từ, Lý Mẫn và thuộc tướng không đồng ý. Liễu Môn Nhân mách với Tô Trung Từ, Vạn Thắng vương dùng kế cho nhận xác nhằm đánh vào lòng người. Bởi vậy, Tô Trung Từ đề nghị Vạn Thắng vương cho binh sĩ La thành sang đưa xác tử sĩ về. Chương đồng ý với điều kiện mỗi binh sĩ La thành sang nhận xác đều phải cầm theo cờ trắng có viết chữ thập đỏ.
Bách tính Vĩnh Thuận có người thân đi lính lũ lượt kéo nhau đến bờ sông nhận mặt người thân. Chẳng phải ai cũng tìm thấy cha, con, anh em. Dọc bờ sông Tô vì thế đầy tiếng khóc than oán thán. Bách tính chẳng dám chửi rủa Trữ quân, lại càng không dám trách cứ Vạn Thắng vương nửa lời.
Phận dân đen, họ chỉ còn biết ngửa mặt kêu trời.
Trời xanh nào thấu.
Binh triều đem hàng nghìn tử sĩ về bên kia sông trong khi vài trăm người xấu số, gồm cả dân phu vốn dân Vĩnh Thuận được người thân đưa về an táng. Chương hạ lệnh thả phần lớn tù binh mới bắt giữ, họ phải giúp khiêng xác các tử sĩ về cố hương sau đó họ được tự do.
Thiên Bình lệnh ba quân tập hợp binh sĩ La thành và dân phu b·ị t·hương trong các cuộc chiến đến cánh đồng phía trước làng Sở, cho phép họ trở về làng hoặc qua sông thành tiếp tục chống Thiên Đức đến cùng.
- Vạn Thắng vương không truy cứu chuyện các người cầm giáo chống lại ngài! - Thiên Bình nói. - Các người có quyền tự do lựa chọn nhưng hãy nhớ Vạn Xuân không còn của họ Lý, thiên hạ từ nay mang họ Mạc.
Thiên Đức quân cấp cho mỗi người một ít lương thảo rồi thả họ đi. Riêng mấy trăm tù binh từng dưới trướng Trần Hoàng Sinh vốn phường đầu trộm đuôi c·ướp, tử tội thì Chương giao bọn Lý Hà Trung, Bùi Lạc Thủy áp giải chúng lên xứ Mường Động làm đường sá trong 3 năm mới được xét phóng thích.
Chiến trận diễn ra một vài ngày nhưng giải quyết hậu quả của một trận chiến cần nhiều ngày.
Trong lúc bọn Thiên Bình lo thu dọn tàn cuộc thì Chương bận rộn việc quân. Thảng hoặc anh ra khỏi làng Sở tận mắt trông thấy cảnh t·ang t·hương song cũng đành thở dài. Tô Trung Từ chẳng chịu chiêu an mà muốn thương lượng nhằm kéo dài thời gian.
Chương biết cả.
Sau nhiều ngày nắng, thời tiết thay đổi, trời đổ mưa lớn hơn một canh giờ rồi lâm râm suốt một ngày một đêm khiến nước sông Tô dâng cao. Bờ bãi, gò đống, ruộng hoang gần sông Tô nước ngập đến mắt cá chân.
Chương cưỡi ngựa men theo bờ sông xem xét tình hình, nét mặt trầm tư. Thi thoảng Chương ngoảnh trông xa xăm về hướng La thành khiến tả hữu theo hầu chẳng thể đoán được anh dự tính, trăn trở điều gì.
Đến một quãng gò bằng phẳng, Chương gọi tả hữu lại, chỉ cho bọn họ đồng ruộng thẳng cánh cò bay, cỏ dại mọc khắp nơi mà rằng:
- Nơi này cách kinh thành chỉ một con sông nhỏ vậy mà đồng ruộng bỏ hoang, cỏ mọc ngang bụng, đất đai nứt nẻ. Cuộc chiến nào cũng có kẻ thắng người thua rồi chấm dứt. Người chịu khổ sau cùng vẫn là bách tính. Chúng ta vây thành đôi ba tháng nữa thì trong thành sẽ diễn ra cảnh thiếu đói hoặc khi ta chiếm được thành, bách tính đói khổ tự nhiên sẽ oán trách ta.
Tả hữu vâng dạ. Mai Đắc Thắng lúi húi ghi chép lời huấn thị.
Chương gọi Triệu Nhã Lâm, Liêu Nhất Khổng cùng mấy văn sĩ Sơn Tây lại gần dặn rằng:
- Vạn Xuân sẽ đổi chủ trong nay mai, Tô Trung Từ chỉ còn chút hơi tàn, ta sẽ lo hắn. Các ông phải thay ta để tâm an dân. Đưa một số sắc dân thượng đạo an cư tại đây, tốt nhất nên chọn gia quyến binh sĩ Thiên Đức. Trong những cuộc chiến vừa qua, sĩ tốt của ta nhiều người đã yên nghỉ, vậy đưa gia quyến những người ấy đến lập làng, tạo mọi điều kiện cho họ. Ta giao các ông ổn định bách tính. Bách tính trong thiên hạ chung một nhà, nhất định phải đối đãi với họ trọng thị, kể cả những người từng cầm giáo chống lại ta.
Quay về gần làng Sở, Mai Đắc Thắng thưa với Chương rằng nhiều toán trinh sát và tế tác cử sang sông đã không trở về theo hạn định. Và rằng lúc xế chiều, quân La thành cắm cọc bêu hơn chục thủ cấp bên kia sông.
- Yêu cầu dừng việc cử thám thính sang bên đó dò la tin tức, ta nghĩ chẳng cần thiết nữa. Sớm mai triệu các tướng đến gặp ta bàn đối sách.
La thành, nơi vương triều Lý chọn làm kinh đô có tới 3 vòng thành gồm thành ngoại, còn gọi là La thành, thành trung và thành nội. Sau nhiều lần xây đắp, La thành trở thành toà thành lớn và kiên cố nhất trung châu.
La thành do vương triều Lý đắp lần gần nhất có chu vi 2972,5 trượng (gần 10 cây số vuông) thành cao 2,6 trượng (khoảng 8,7 m) chân thành rộng 2,5 trượng (khoảng 8,3 m) nữ tường (tường nhỏ đắp trên tường thành chính) bốn mặt cao 5,5 thước ( khoảng 1,8 m) với 85 lầu vọng địch, 6 ủng môn (dạng thành nhỏ bao ngoài cổng, 3 hào nước, 54 đường đi. Vương triều Lý còn cho đắp đê vòng quanh ngoài thành dài 3.825,8 trượng (khoảng 13 cây số) đê cao 1,5 trượng (khoảng 5,1 m) chân đê rộng 2 trượng (khoảng 6,66 m) và làm hơn 30 vạn gian nhà.
Về địa thế, La thành nằm trên vùng đất bằng phẳng nhưng nhiều sông ngòi. Phía Bắc thành nhiều đầm phá, mương máng, không thuận lợi bộ binh công thành. Mặt Tây giáp với dòng Xích Giang có đê cao, nếu thủy quân Thiên Đức đổ bộ từ hướng sông sẽ phải vượt qua các bãi lầy, vấp phải hoả lực mạnh từ các khẩu pháo đá đặt trên đê dội xuống. Như vậy chỉ có mặt Nam và mặt Đông La thành địa hình thuận lợi cho việc tổ chức, bố trí lực lượng lớn để t·ấn c·ông. Bên cạnh đó, sau thời gian dài chiến trận, La thành đã tìm ra cách khắc chế uy lực của súng thần công bắn thẳng. Theo quân tế tác trình báo, từ cuối năm trước Tô Trung Từ đã sai quân lấy cát ngoài sông Xích đem vào thành gia cố các vị trí trọng yếu. Gần đây, dân trong thành phải đan nhiều sọt tre, sọt mây… đựng đất, đá vụn, cát… gia cố các phần nữ tường trên mặt thành. Từ đó có thể thấy Thiên Đức quân muốn hạ La thành thực chẳng phải chuyện dễ dàng gì.
Bên kia sông Tô binh triều đang gấp rút đắp lũy đào hào, cắm chông. Thiên Đức vượt sông Tô đánh cửa Đông nhất định phải chiếm Loa Sơn, điểm cao cách cửa Đông không xa. Bên ngoài bờ đê vây bọc kinh thành là hào nước, chẳng cần trinh sát Chương cũng đoán rằng hào nước cắm đầy những chông tre. Chưa kể lúc nguy khốn, lúc Thiên Đức công thành, binh triều nhất định sẽ từ trên đê đổ dầu phóng hoả. Chưa kể hàng trăm Cự thạch pháo, Song thủ pháo các loại bố trí trên mặt đê. Tế tác cũng cho hay gần đây binh triều đang gấp rút chế tạo hàng loạt những khẩu pháo cỡ nhỏ bắn hoả đạn liên hoàn tương tự như Hỏa pháo Thiên Đức, có khác chăng là La thành chưa có đạn nổ gây t·hương v·ong.
Về binh lực, trong tay Tô Trung Từ và Lý Mẫn hiện còn khoảng hơn 2 vạn quân tinh nhuệ, chưa kể đám phiên man và tàn binh các sứ quân từng bại dưới tay Thiên Đức kéo về giúp sức. Song song với đó, bách tính trong thành dù muốn dù không nhất định phải giúp binh triều thủ thành. Tựu chung lại, Chương ước lượng trong thành có gần 4 vạn quân và chừng đó bách tính góp sức chống trả Thiên Đức.
Chương ngả lưng ra ghế bành nhìn chòng chọc vào tấm họa đồ La thành khổ lớn treo trên bức vách. Thiên Bình ngồi cạnh bên Chương, nét mặt nàng trầm tư. Triệu Nhã Lâm, Dương Yên Thư Quan Lam Giang đứng theo thứ bậc phía sau Thiên Bình. Tả hữu có Liêu Nhất Khổng, Lê Phụng Hiểu, Phùng Hiền, Nguyễn Văn Giáp, Cao Mộc Lân, Cao Quang Chương, Cao Tòng Chinh, Kiều Quân Kỷ, Sỹ Văn Thuận, Phùng Nguyên Hoàn… đang tụ thành từng nhóm xì xào bàn tán, nét mặt người nào người nấy đều căng thẳng.
Lý An, tham mưu của cánh quân bao vây mặt Nam kinh thành cũng có mặt. Bởi thân phận dưỡng phụ Trịnh Quý phi Trịnh Lam Khuê, Lý An ngồi hàng đầu dãy bên tả, gần với bàn làm việc của Chương.
Chương liếc nhìn mấy tờ giấy để trên mặt bàn. Trên mỗi tờ giấy là thống kê binh lực Thiên Đức quân hiện trú đóng dọc theo bờ hữu ngạn từ cửa sông Tô đến gần làng Đơ Thao thuộc đất Trang Khúc Giang gồm có:
Sư đoàn Bộ binh 1 Sơn Tây của Phùng Hiền với 4000 quân sẵn sàng chiến đấu; Trung đoàn 2 Sơn cước của Vương Chí Linh có 1200 quân; Trung đoàn 5 Sơn cước của Bố Giáp, Kiều Quân Kỷ còn 1100 người; Trung đoàn 5 Thiết kị Vũ Ninh thuộc quyền Lê Phụng Hiểu có 1400 quân kị; Cao Mộc Lân chỉ huy một đạo binh hỗn hợp thủy bộ chừng 1100 quân sĩ. Lữ đoàn Pháo binh Thần Sấm với 4 tiểu đoàn đầy đủ, quân số khoảng 1300 binh sĩ; Lực lượng thủy quân Yết Kiêu đang đóng ở cửa sông Tô với 3000 quân, hơn trăm chiến thuyền lớn nhỏ. Tổng cộng, Chương có trong tay lực lượng chính quy khoảng 1,2 vạn quân thủy, bộ, kị và pháo.
Sông Tô không lớn, một khi chiến thuyền Thiên Đức xuôi dòng hoặc đổ bộ sang bờ tả ngạn nhất định binh triều sẽ dốc toàn lực chống trả gây t·hương v·ong nhân mạng lớn mà Chương lại không muốn như vậy.
- Bẩm Đại Vương!
Yên Thư bước lên một bước, đứng cạnh bên Thiên Bình. Nàng ngập ngừng. Chương nhoẻn miệng cười động viên, nàng nói:
- Thiên Tử quân dùng diều chưa chiếm được lợi, chi bằng… chi bằng…
Chương giơ tay ngăn lại. Dương Yên Thư khẽ cúi đầu rồi lùi lại chỗ cũ.
Lý An ngồi đó, ánh mắt tò mò nhưng không hỏi vì biết chuyện cơ mật
- Chưa đến lúc phải dùng bài tẩy. - Chương nói với Lý An. - Trong thành hỗn tạp. Một khi dùng đến thần khí ta sẽ gây kinh hoảng cho đối phương nhưng tế tác Đại Vũ cũng vì thế biết được lợi hại.
- Chỉ diên quân đã là một sự ngạc nhiên, Đại Vương còn có thần khí khác nữa ư? Ngài thật khiến bọn hạ thần đi từ ngạc nhiên này đến ngạc nhiên khác.
Chương tủm tỉm cười mà rằng:
- Hạ xong La thành ta sẽ mời nhạc phụ cùng bách quan bách tướng thưởng lãm. Quả chín ép chẳng thể ngon được.
Mấy ngày trước Dương Yên Thư đã dùng hàng chục Thiên Tử quân hỗ trợ Phùng Hiền, Lê Phụng Hiểu, Bố Giáp mở liền ba đột phá khẩu đánh chiếm khu vực làng Đình và làng Đông vào lúc rạng sáng. Cuộc t·ấn c·ông tưởng chừng thuận lợi buộc phải dừng. Dương Yên Thư thiệt 4 Thiên Tử quân.
Bên kia chiến tuyến, Lý Mẫn, Hoàng Hựu và Nguyễn Nặc đã có đối sách chống Thiên Tử quân treo mình trên những cánh diều lớn. Thay vì dùng khói che mắt Thiên Đức lợi bất cập hại, Lý Mẫn dùng máy phóng tiễn, phóng lao cỡ lớn, thậm chí cả Cự thạch pháo. Mỗi mũi tiễn, mũi lao hay đạn đá đều chằng buộc dây chão nhỏ, dài đến trăm trượng. Tiễn, lao hoặc đạn đá phóng lên cao kéo theo dây chão vắt ngang dây diều. Lý Mẫn muốn kéo diều xuống. Bốn trong số các Thiên Tử quân nhận thấy tình hình nguy cấp đã điểm hoả hết số hoả đạn đem theo, cắt dây diều chấp nhập hi sinh để không rơi vào tay La thành. Chương tận mắt trông thấy cảnh đó lập tức truyền lệnh dừng cuộc t·ấn c·ông.
- Đất kinh sư lắm người tài! - Chương cảm khái. - Nhanh như vậy đã tìm ra cách khắc chế những cánh diều.
Liêu Nhất Khổng bèn thưa:
- Liễu Môn Nhân không phải hạng xoàng, thưa Đại Vương. Bỉ nhân đồ… chính hắn đã bày cho Thái uý.
Chương gật đầu, khẽ thở dài:
- Kẻ đó không dùng được song chẳng sao, nhất thời để hắn đắc ý một chút. Vả lại, Thiên Tử quân cũng có thêm trải nghiệm.
Liêu Nhất Khổng nhận thấy thời điểm thích hợp liền tiến cử:
- Bẩm Đại Vương, Từ Quý Châu được Quan tiểu thư tận tình cứu chữa nay đã hồi phục đến bảy phần. Ông ta có mối thâm giao với Liễu Môn Nhân hơn bỉ nhân, lại là người tài. Đại Vương triệu kiến ông ta biết đâu có kế sách hay.
- Ta tin dùng người phương Bắc vào việc hệ trọng, ông là thí dụ. - Chương thẳng thắn. - Từ Quý Châu không phải đầu quân mà b·ị b·ắt. Ta trọng nhân sĩ, chẳng muốn ép họ phục vụ cho sự nghiệp của ta nếu thâm tâm họ đã có chủ. Trước mắt để ông ta an tâm tĩnh dưỡng thêm, lúc nào muốn, ông ta tự khắc sẽ nói.
Liêu Nhất Khổng hiểu được ẩn ý của Chương nên không nói gì thêm. Sau đó, Thiên Bình có thắc mắc việc trọng dụng quan quân phương Bắc vào chỗ hệ trọng e ngày sau sinh chuyện.
- Vạn Xuân này chẳng thể bó hẹp địa giới bởi dãy Khau Phạ (tiếng Thái nghĩa là Sừng Trời) ở phía Bắc. Em cứ làm tốt công tác tư tưởng trong quân. Cần thiết thì trao đổi với Duệ, tạo ra một huyền sử.
Thiên Bình tròn mắt ngạc nhiên:
- Huyền sử?
- Thông nhất Vạn Xuân lập tức xuôi Nam, đồng thời trợ giúp Nam Cương quốc. Đất Nam Cương và Vạn Xuân ch·ung t·hủ ly tổ, vì núi vì sông mà chia cách.
Thiên Bình nhăn mặt:
- Như thế phải mất hàng chục năm chứ chẳng ít.
Chương kéo Thiên Bình lại gần, vẫy gọi mấy cô vợ khác dặn rằng:
- Thống nhất Vạn Xuân, bằng mọi cách trợ giúp Nam Cương chống Đại Vũ. Đổi lại, chỉ cần Nam Cương dùng chữ Vạn Xuân của ta là được. Chuyện này một đời không làm xong thì mười đời sẽ xong.
Quan Lam Giang nói:
- Nhưng kinh thành còn chưa hạ, vương thượng tính xa quá.
Chương cười khổ:
- Em thực chỉ cần làm tốt việc chăm sóc sức khoẻ cho mọi người là được.
Đoạn Chương nhìn Triệu Nhã Lâm, Nhã Lâm vội nói:
- Xuất giá tòng phu, Nam Cương phải mang họ Mạc.
Chương nhìn thê th·iếp một lượt, vẻ hài lòng, anh nói:
- Vậy sắp tới nhờ các em đảm trách hậu cần và vỗ về bách tính, hạ kinh thành chẳng phải chuyện ngày một ngày hai là xong.
Trở lại cuộc họp quan trọng, sau khoảng thời gian suy tính, Chương nói với tả hữu:
- Sông Tô chẳng tính là rộng, ta tính rồi, muốn đem đại binh sang ắt phải làm cầu kiên cố. Đợt rồi quân Sơn Tây đóng cọc vượt đầm lầy rất hay, các ông hãy bàn tính thêm. Hãy nhớ, ngày sau còn phải đóng cọc lớn chứ chẳng phải luồng với tre đâu.
Lý An bèn nói:
- Nếu Đại Vương muốn làm cầu vượt sông, vậy phải tính toán cẩn trọng vì Lý Mẫn nhất định sẽ dồn toàn lực đối phó.
- La thành có thể huy động bao nhiêu binh lực ngăn cản ta làm cầu? - Chương đặt câu hỏi chung cho mọi người. - Ta có hơn một vạn quân, các ông phân chia sao cho phù hợp. Phải có cầu vượt sông thì Lữ đoàn Thần Sấm chỗ cậu Hổ mới phát huy ưu thế yểm trợ các ông được.
Chương giao cho Lý An chủ trì cuộc họp, bản thân anh rời đi cùng thê th·iếp.