Chương 660: Thiết kị quân mở đột phá khẩu
Đội binh mở đường vượt qua những đống lửa b·ốc k·hói nghi ngút, ném hoả liệu về phía trước tạo ra hàng chục đ·ám c·háy lớn nhỏ soi tỏ một khoảng không gian tương đối lớn. Trống trận, tù và La thành thổi vang khắp phía, tiếng gọi nhau í ới, các loại đạn pháo từ trong lũy bắn ra mỗi lúc một nhiều.
Hàng chục tấm ván, thang tre…bắc qua hào nước trong làn khói đen mù mịt. Bên trong luỹ, âm thanh đanh gọn của lựu đạn và quả nổ do Thiên Tử quân thả xuống khiến bộ quân La thành nhất thời không thể tiếp cận chiến lũy, chỉ còn cách dùng Cự thạch pháo, máy phóng tiễn lớn, máy phóng lao và tiễn cứng bắn như mưa vào khoảng chiến lũy dài hơn 1 dặm hòng ngăn cản Thiên Đức quân tràn vào theo lối đó.
Nguyễn Nặc mặt đỏ như gấc chín bực dọc chửi thề:
- Mẹ kiếp, ta hại mình, chẳng biết khói có làm được gì bọn trên trời hay không, chỉ thấy giặc lợi dụng khói đen tràn vào.
Ngụy Trí chẳng còn giữ vẻ mặt dương dương tự đắc như trước đó nữa. Trí lặng thinh cúi gặm mặt như muốn tránh cơn thịnh nộ của Nặc, lát sau Trí rồi chuồn êm.
Hoàng Hựu cách Nguyễn Nặc không xa, gần ba trăm khinh kị cùng vài trăm bộ quân nằm rạp xuống bờ ruộng, căng mắt nhìn về bên tả, sẵn sàng chờ lệnh Hựu đổ ra một khi Thiên Đức quân tràn vào.
Từ trong đám khói đen dày đặc, hàng chục quả pháo hiệu màu đỏ phóng v·út lên nổ trên cao chỉ lối cho đạo thiết kị chờ phía sau. Trông thấy pháo hiệu nổ, Tiểu đoàn Thiết kị 322 Vũ Ninh nhất loạt hô vang, bắn hoả mai chỉ thiên thị uy, thúc ngựa tràn lên như vũ bão.
Trống trận từ chiến lũy Thiên Đức đổ dồn, gấp gáp.
Thiên Tử quân trên ba cánh diều nghe ngựa hí quân reo trống dồn liền thả những quả nổ, lựu đạn cuối cùng về phía trước.
Đội binh tiên phong sau khi đặt được cầu tạm cho kị binh vượt qua hào nước thì nép sát chiến lũy, tung lựu đạn tre vào bên trong. Thiết kị quân xông thẳng vào làn khói đen, băng qua hào nước rộng chừng 2 trượng cắm đầy chông tre rồ chia làm hai mũi vận động dọc theo chiến lũy một quãng trăm trượng. Khói nhạt, dưới ánh trăng khuya vàng vọt, những đoạn rào cự mã bị quân kị quăng dây móc giật mạnh mở đột phá khẩu tràn vào, trái với nhận định của Hoàng Hựu, Nguyễn Nặc hay các bộ tướng La thành trấn giữ chiến lũy.
Tướng La thành lúc đó đang ra sức hò hét, đốc quân dồn về hướng khói đen phủ kín, nơi ba cánh diều vẫn đang lơ lửng trên cao. Thiết kị quân tràn vào theo lối cửa mở. Cự thạch pháo, Song thủ pháo, bộ quân, xạ tiễn… La thành nhất thời r·ối l·oạn. Thiết kị quân chớp cơ hội ngàn vàng vượt qua lũy mà không gặp t·hương v·ong nào đáng kể. Họ tận dụng tốc độ, tính bất ngờ mặc sức chém g·iết nhiều toán sĩ tốt đương náo loạn.
Nguyễn Nặc lệnh quân bản bộ ra chặn kị binh Thiên Đức vừa tràn vào. Cuộc giáp chiến dưới ánh trăng bắt đầu diễn ra. Và vì tối trời, hai bên trộn lẫn, quân xạ tiễn không đắc dụng. Những khẩu Cự thạch pháo lúng túng trước khi tập trung trút đạn vào khoảng đột phá khẩu quân kị Thiên Đức vừa vượt qua nhằm ngăn chặn bộ quân Thiên Đức theo vào tiếp ứng. Hoàng Hựu hành động thận trọng, chỉ điều một đạo hơn trăm bộ quân trang bị giáo dài, câu liêm vây bọc vòng ngoài, phòng thiết kị Thiên Đức vượt qua quân bản bộ của Nguyễn Nặc.
Khoảng chiến lũy dài cả dặm dày đặc khói bỗng vang lên đôi ba loạt t·iếng n·ổ đanh gọn nối tiếp nhau. Hoàng Hựu đứng ngoài rìa đám khói, ngước trông lên, nhận thấy đối phương đang thu diều. Ba cánh diều lớn lơ lửng trên khoảng không, nơi có một bụi tre già.
- Hỏng rồi! - Hoàng Hựu thét lớn. - Quân kị nghi binh hai cánh. Đại quân Thiên Đức theo đám khói tràn vào. Pháo đâu, tiễn đâu, bắn vào đấy mau!
Lệnh truyền chẳng thể nhanh, nhất là trong lúc thanh âm hỗn tạp, sĩ tốt lộn xộn. Mấy khẩu Cự thạch pháo đặt gần chỗ Hoàng Hựu đang bắn đạn ra ngoài chiến lũy lập tức ngừng khai hoả, chập chạp xoay sang bên trái, căn chỉnh tầm bắn. Hoàng Hựu sốt ruột, quát quân sĩ bắn bừa.
- Đùng! Đùng! Đùng!
Các khẩu Hoả pháo Thiên Đức từ bên ngoài phóng mấy loạt đạn nổ mở đường yểm trợ bộ quân Thiên Đức trườn bò, theo làn khói mịt mù vượt qua lũy. Hoả pháo bắn dăm ba loạt thì ngưng, di chuyển sang hai bên tả hữu. Bộ quân Thiên Đức trước khi bật dậy xung phong thì ném một số lựu đạn nổ. Hàng nghìn bộ quân Thiên Đức lẩn mình trong khói đen tràn qua chiến lũy La thành. Hoàng Hựu nhận ra thì đã muộn, đành lệnh cho quân bản bộ lao ra chặn đánh.
Nguyễn Nặc lúng túng, trông đằng trước hay bên tả đều có giao chiến. Ánh trăng lờ mờ chẳng thể phân biệt đâu là Thiên Đức quân, đâu là binh triều. Nặc sai thám mã tức tốc triệu đạo binh Đỗ Động Giang đến ứng cứu. Gần một nghìn quân Đỗ Động Giang trang bị nhẹ kéo đến tiếp viện khi trận chiến đã diễn ra non nửa canh giờ, chiến trường sặc mùi máu tanh và thuốc súng, lửa cháy khắp nơi.
Bấy giờ Lê Phụng Hiểu huy động gần hai nghìn bộ quân hỗn hợp, chủ yếu là quân địa phương thuộc nhiều tộc người như Mường, Dao, Thái, Sán Dìu… tiếp ứng thiết kị, bộ binh Thiên Đức. Trong khi đó, hai mũi thiết kị sau khi mở đột phá khẩu đã phân tán đội hình thành cấp trung đội, tiến sâu vào phòng tuyến La thành đến hai, ba dặm trước khi quay ngược trở lại t·ấn c·ông kho lương thảo, trại ngựa, lều trại và các trận địa đặt pháo. Hai ngôi làng binh triều dùng làm nơi đóng quân tạm thời, cách chiến lũy khoảng 2 dặm rực cháy trong đêm, mãi đến sáng mới tàn lửa. Việc Thiết kị quân 322 Vũ Ninh tận dụng tính cơ động quấy phá phía sau phòng tuyến gây hoang mang lớn cho quân La thành.
Đạo binh Đỗ Động Giang tiếp viện, dùng xạ tiễn ngăn chặn mấy đợt xung phong, bộ quân Thiên Đức chưa thể tiến về phía đường cái. Phải đến khi có Hoả pháo liên hoàn yểm trợ, trút đạn nổ như mưa rào trong nửa khắc đồng hồ, bộ quân Thiên Đức tận dụng đạn nổ tứ tung mà xông lên áp sát. Trước sức ép của đối phương quân Đỗ Động Giang chịu một số thiệt hại, rút chạy về hướng Tây, thiết lập điểm phòng ngự gần trận địa Cự thạch pháo ven đường Thiên Lý.
Trịnh Hoàng Sâm trúng hai mũi tiễn nơi cánh tay song vẫn chiến đấu rất hăng hái, đốc quân t·ruy s·át dọc theo chiến lũy mãi đến sáng sớm kiệt sức mới chịu lên cáng về hậu quân. Lê Phụng Hiểu tập hợp Tiểu đoàn Thiết kị 322 lại vào lúc gà gáy, điểm lại binh mã chỉ còn hơn ba trăm người đủ sức chiến đấu bèn trưng dụng ngựa chiến lợi phẩm cùng số ngựa của thương binh tử sĩ thiết kị được hơn ba trăm con. Binh sĩ người Mường, người Sán Dìu… biết cưỡi ngựa được gọi bổ sung vào Tiểu đoàn 322 Thiết kị Vũ Ninh ngay trên trận tiền. Tập hợp xong, Lê Phụng Hiểu giao Tiểu đoàn 322 cho Hầu Nhân Thạch, một hàng tướng phương Bắc trước đây từng giao chiến với Phạm Sĩ Sách cắt đường Thiên Lý tiến nhanh về hướng Tây Nam chặn đường lui của toán binh Đỗ Động Giang còn lại cũng như các đạo binh triều phòng thủ mạn Bắc chiến lũy rút về sau.
Tiểu đoàn 322 nửa cũ nửa mới chạm mặt nhiều toán binh triều đang rút về phía sau vào lúc mặt trời lên cao bằng ngọn sào. Chẳng bày binh bố trận, Tiểu đoàn 322 xông thẳng vào hỗn chiến ngay trên cánh đồng hoang vu. Tiêu diệt và bắt sống hàng trăm sĩ tốt La thành. Nhiều toán bộ quân La thành biết quân kị Thiên Đức chặn lối, thay vì kéo đến giao chiến mở đường máu thì tan hàng tự tìm đường thoát. Đạo quân Đỗ Động Giang chốt giữ cánh phải phòng tuyến đã rút chạy từ sớm nên đạo thiết kị Thiên Đức không giáp mặt.
Vượt qua được phòng tuyến cuối cùng của La thành, Lê Phụng Hiểu mất một ngày thu dọn chiến trường, chỉnh đốn binh mã. Chiều muộn hôm ấy Nguyễn Nặc cùng Hoàng Hựu chia hai đạo binh thế gọng kìm t·ấn c·ông trực diện. Lê Phụng Hiểu lo phòng thủ trong khi Hầu Nhân Thạch dẫn quân kị vòng sang bên tả, có ý đánh bọc hậu đối phương. Hoàng Hựu và Nguyễn Nặc chưa dụ được Phụng Hiểu ra đánh, lại nghe thám mã cấp báo đạo kị binh xuất hiện bên cánh phải đành thu binh. Ngày trong đêm, Hoàng Hựu sai thám mã truyền lệnh, yêu cầu Trần Hoàng Sinh và đạo binh cảm tử bỏ vị trí phòng thủ, lui binh về hướng Tây hơn chục dặm bảo vệ sườn phải cho đại quân.
Biết khó tái chiếm phòng tuyến, tránh để bị vây giáp ba mặt, Hoàng Hựu bàn với Nguyễn Nặc đem đạo tinh binh di chuyển xuống phía Nam chặn đánh đạo binh Thiên Đức, mà Hoàng Hựu tin rằng đang nhắm đến Trang Khúc Giang. Nguyễn Nặc nghe theo, dẫn một nghìn quân cùng đạo binh Đỗ Động Giang tức tốc đi ngay trong đêm.
Nguyễn Nặc xuất binh được một lúc thì trời dần sáng. La thành cử năm trăm quân túc vệ, vài trăm quân phiên man đến tiếp ứng cho Hoàng Hựu. Hựu dựa vào hai ngôi làng nằm ven đường Thiên Lý th·iếp lập thế trận phòng thủ hình cánh cung. Ngụy Trí có mặt trong đạo tiếp viện như thể chưa có chuyện gì từng xảy ra. Hoàng Hựu vốn không ưa đám văn nhân lẻo mép, lại nhớ kế sách dùng khói che mắt chỉ diên quân Thiên Đức của Trí khiến chiến tuyến cuối cùng bị vỡ, thiệt hàng nghìn sĩ tốt thì tức giận. Song Ngụy Trí là nhân sĩ do Lý Mẫn trọng dụng, Hoàng Hựu không thể ra mặt trừ bỏ bèn gọi một tên quân hầu đến dặn riêng:
- Tại thằng họ Ngụy ngu dốt múa mép khua môi khiến nhiều sĩ tốt của ta m·ất m·ạng oan uổng. Thằng này không có thực tài, ngươi tìm cách cho hắn khuất khỏi mắt ta.
Ngụy Trí vì thế m·ất m·ạng, xác bị vùi ngay dưới một hầm chông trên con đường lớn mà chẳng ai hay biết. Sau về thành Lý Mẫn hỏi đến, Hoàng Hựu trình rằng Ngụy Trí bị Thiên Đức bắt trong đám loạn quân. Lý Mẫn không hỏi tới nữa.
Lại nói bọn Sỹ Văn Thuận, An Nhữ Hầu cùng Tiểu đoàn 320, 321 Thiết kị Vũ Ninh hành quân theo hướng Tây Bắc được gần hai mươi dặm thì trinh sát phát hiện các toán binh triều thám thính. Muốn giữ bí mật lực lượng, Sỹ Văn Thuận dẫn binh vòng tránh nhưng càng về gần hướng con đường Thiên Lý thì các toán binh do thám càng nhiều buộc Thuận phải cắt hướng, dẫn quân tiến theo hướng Tây Nam, nơi có một nhánh sông Tô chảy vào sông Nhuệ. Càng xuôi về phía Nam thì địa hình càng khó di chuyển, nhất là ngựa. Cỏ tranh rậm rạp, nhiều chỗ nước ngập đến đầu gối, hai tiểu đoàn phải hành quân vòng vèo một ngày đêm. Đến một vườn sắn lớn ven sông, Sỹ Văn Thuận phái mấy tiểu đội trinh sát toả ra nhiều hướng nắm bắt tình hình, hai tiểu đoàn tản ra nghỉ chân.
Chiều muộn các toán trinh sát trở về báo cáo tình hình. Đến tối, An Nhữ Hầu dẫn Tiểu đoàn 321 rời khỏi vườn sắn, tận dụng trăng khuya men theo bờ sông Tô lặng lẽ tiến quân. Sỹ Văn Thuận xuất phát sau An Nhữ Hầu chừng một canh giờ. Gần sáng, đội hình đi đầu của Tiểu đoàn 321 gần đến bãi bồi Tân Triều thì đụng binh triều mai phục phải rút về sau. Tuy không rõ binh lực đối phương có bao nhiêu nhưng An Nhữ Hầu tỏ ra thận trọng. Để một trung đội ven bờ sông, đại bộ phận binh mã rút vào rừng chuối cách bờ sông khoảng 1 dặm chờ trời sáng. Tiểu đoàn 320 đến sau, nắm được tình hình cũng trú quân trong rừng chuối bạt ngàn.
- Khả năng bị lộ rồi anh ạ! - An Nhữ Hầu nói với Sỹ Văn Thuận. - Địa hình thế này bất lợi với thiết kị chúng ta. Em nghĩ… hay ta đi lên hướng Bắc.
- Lên hướng đó ắt đụng binh triều. Tôi nghĩ ta cứ ở đây, chờ đến tối trinh sát lại lần nữa.
- Từ hôm qua đến nay tuyệt nhiên không trông thấy một thuyền chài nào trên nhánh sông này. - An Nhữ Hầu đoán định. - E là phía thượng nguồn có thủy quân án ngữ.
Sỹ Văn Thuận xem họa đồ, khẽ gật đầu đồng tình:
- Lẽ tất nhiên là thế. Tuy nhiên… nhánh sông nhỏ này bình thường ít người qua lại vì dọc hai bờ ít làng mạc. Bãi bồi Tân Triều này khá lớn, cỏ cây rậm rạp, rất thích hợp đặt phục binh. Tốt hơn hết là trinh sát kĩ bãi bồi. Binh triều đặt phục binh là chắc rồi nhưng bao nhiêu quân? Cậu xem này…
An Nhữ Hầu chăm chú, Thuận nói thêm:
- Nếu binh triều từ mạn Bắc mò đến, kết hợp với phục binh ở bãi Tân Triều và… thủy binh nếu có thì chả phải chúng ta chỉ còn cách chạy ngược về sau à? Địa hình thế này chiến mã thất lợi, thủy binh men theo nhánh sông chặn hậu là chúng ta mệt.
Tướng sĩ đang họp bàn thì bất ngờ nghe báo một toán trinh sát dẫn giải 2 tù binh trở về. Thuận và Hầu mừng như bắt được vàng, sai áp giải tù binh vào trực tiếp xét hỏi song thất vọng. Tù binh khai họ là quân của Hoàng Hựu, Hựu sai họ dò la khu vực gần bãi Tân Triều và phía Đông Trang Khúc Giang nhằm tìm đạo binh Thiên Đức ở quãng từ hồ Móng Ngựa đến bãi bồi Tân Triều.
- Tay Hựu đó chắc đoán được bọn mình sẽ men theo ngả này ngược lên Đơ Thao. - Sỹ Văn Thuận trầm tư. - Nếu ông Hiểu vượt được lũy cuối cùng thì sớm muộn binh triều sẽ dồn về quanh khu làng Sở, làng Đơ Thao ven sông Tô.
Mặt trời qua đỉnh đầu, An Nhữ Hầu thở dài, ngả lưng, hai tay kê đầu, hướng ánh mắt nhìn bầu trời trong xanh chẳng biết nghĩ gì mà lúc sau bỗng bật dậy khiến Sỹ Văn Thuận khẽ giật mình. Giọng An Nhữ Hầu hớn hở:
- Đây là vườn chuối, chuối nhiều thế này đúng là trời giúp ta.
Thuận khẽ chau mày nhìn Hầu, Hầu vội nói:
- Chặt chuối kết vè vượt sông Tô, dẫu sao nhánh sông này chẳng rộng lắm.
- Ý hay! - Thuận vỗ đùi. - Qua sông rồi ta men theo bờ bên kia qua bãi Tân Triều rồi… lại qua bờ bên này. Thật là tốt quá, có vậy mà chẳng nghĩ ra.
Sỹ Văn Thuận đứng bật dậy chắp hai tay sau lưng đi đi lại lại một hồi, nét mặt đăm chiêu.
- Đúng! Bây giờ đốn chuối kết bè nhưng chỉ đốn các cây ở giữa rừng. Giả như binh triều có đi qua vẫn không phát hiện ra rừng chuối này rỗng ruột.
- Chuối này chẳng phải chuối hoang, rõ là có người trồng nên mới thành luống như này. Ta cứ đốn, sau tra xem của làng nào thì trả bạc là xong.
Đoạn Sỹ Văn Thuận và An Nhữ Hầu gọi tướng sĩ đến họp bàn. Theo đó, Tiểu đoàn 320 lo đốn chuối kết bè, Tiểu đoàn 321 đảm trách cảnh giới hướng bờ sông, đảm bảo an toàn lúc chuyển quân.