Vạn Xuân Đế Quốc

Chương 658: Thiên Tử quân




Chương 658: Thiên Tử quân
Nguyễn Nặc thập phần khó khăn khi quân Thiên Đức vượt qua được 2 bờ lũy, đánh chiếm các vị trí phòng thủ của La thành dọc chiến tuyến vào khoảng giữa trưa. Hoàng Hựu đem bộ quân cùng Song thủ pháo, Cự thạch pháo các loại đến sát chiến lũy đắp đất thứ ba. Cánh quân Đỗ Động Giang trấn giữ bên cánh hữu, trang bị nhiều hoả tiễn và mấy chục pháo bắn đá sẵn sàng cản bước Thiên Đức quân.
Lê Phụng Hiểu và Cao Mộc Lân lệnh tướng sĩ tạm dừng cuộc t·ấn c·ông, chỉnh đốn đội ngũ, tái trang bị đạn được, đưa thương binh tử sĩ về tuyến sau. Đồng thời đưa súng thần công, Cự thạch pháo, Hoả pháo liên hoàn đến sát bờ lũy tạm thời thuộc quyền kiểm soát của Thiên Đức.
Tin tức cánh quân Đặng Lương Xá, Thẩm Minh ở mạn phía Nam b·ị đ·ánh tan khiến Nguyễn Nặc thêm phần bối rối. Lại thêm Hoàng Hựu sai quân hầu báo tin, phát hiện một toán tinh binh Thiên Đức luồn sâu men theo một nhánh sông Tô, khả năng đích đến là khu vực Trang Khúc Giang. Hoàng Hựu chuyển lời Thái uý và Đô thống Đại nguyên soái dặn Nguyễn Nặc bền chí vững gan. Hoàng Hựu cũng cho biết bản thân đã cử một đạo bộ quân mật phục ở bãi bồi Tân Triều, phía Tây Nam làng Đơ Thao. Bên cạnh đó, Đô thống Đại nguyên soái Lý Mẫn cũng cử một đạo thủy binh với ba mươi khinh thuyền sẵn sàng đón lõng, ngăn chặn Thiên Đức quân sau khi phá bọn Thẩm Minh sẽ tìm cách vượt sông Tô.
Suốt đêm, Nguyễn Nặc đốc thúc ba quân gia cố chiến lũy dài hàng chục dặm, huy động thêm dân chúng các làng góp sức, trưng dụng hoả liệu, hoả dược … sẵn sàng nướng chín đối phương.
Bên Thiên Đức quân sau nửa ngày chiến đấu, tuy chiếm thế thượng phong nhưng ba quân t·hương v·ong, cần thời gian sắp xếp. Quá nửa đêm hôm ấy, thám mã về doanh đem theo tin tức Sỹ Văn Thuận, An Nhữ Hầu đã phá doanh La thành ở phía Nam hồ Bầu, phóng hoả Đơ Bùi. Lê Phụng Hiểu lấy làm vui mừng, triệu tập cuộc họp khẩn, điều hậu quân đóng ở mấy doanh ven bờ Nhuệ Giang gấp rút tiếp quản vị trí Sỹ Văn Thuận vừa chiếm được.
- Chẳng dại gì đâm đầu vào đá! - Lê Phụng Hiểu hồ hởi. - Anh Thuận đã mở lối, vậy ta theo lối ấy vào kinh sư theo ngả sông Tô cũng tiện. Chưa kể, cánh Bàn tướng quân ở mạn Nam kinh thành chẳng tính là xa, có thể tương trợ khi cần. Càng gần kinh sư thì tính chất khốc liệt càng tăng.
Cao Mộc Lân đứng bật dậy:
- Mé ấy nhiều sông ngòi, mương máng, cỏ cây um tùm thật chẳng tiện kị binh hành động. Nếu được, anh em chúng tôi xin được đảm trách. Hiện ở đây chỉ còn Tiểu đoàn 322 làm lực lượng cơ động. Tôi nghĩ bọn tôi đi sẽ phù hợp.
Lê Phụng Hiểu hỏi thêm ý kiến vài ba người, có được sự đồng thuận, Lê Phụng Hiểu giao nhiệm vụ cho Cao Mộc Lân. Lân về doanh, điểm lấy nghìn sĩ tốt và hơn trăm thổ binh người Mường lập tức thẳng tiến xuống phía Nam trước khi trời sáng. Đạo binh đem theo mấy chục thuyền nan nhằm phục vụ việc chuyển quân, khí giới qua đầm phá, hồ lớn hay sông ngòi.
Trong đêm khuya, Nguyễn Nặc sai quân đốn hạ nhiều cây cối che khuất tầm nhìn, chỉ giữ lại những cây cổ thụ cao chót vót dọc theo chiến tuyến làm đài quan sát pháo. Trời sáng rõ, tinh kì La thành cắm trên tháp canh, tinh kì Thiên Đức cắm trên xe thang công thành cùng tung bay phấp phới. Chiến tuyến hai bên cách nhau, chỗ rộng nhất hơn 3 dặm, chỗ hẹp nhất chỉ hơn 1 dặm, tương đương tầm bắn Cự thạch pháo của hai phe. Cả Thiên Đức và La thành cùng bố trí Cự thạch pháo tại khu vực chiến tuyến gần với nhau, đấu pháo qua lại từ sáng đến chiều, thậm chí cả khi đêm xuống.
Chiến trường im ắng đến lạ kì.
Lê Phụng Hiểu bàn tính cùng tả hữu song nhất thời chưa thể tìm ra cách vượt qua chiến lũy kiên cố của La thành với thiệt hại tối thiểu. Vừa hay quân hầu từ thủy trại làng Am báo tin, Vạn Thắng vương cử Dương Yên Thư xuôi dòng Nhuệ Giang xin được gặp Lê Phụng Hiểu. Hiểu tưởng bản thân nghe nhầm, quay sang nhìn tả hữu, người nào người ấy đều ngạc nhiên.
- Đương lúc nước sôi lửa bỏng thế này sao Đại Vương lại cử nữ nhân ngài yêu mến đến trận tiền.
Lê Phụng Hiểu lấy làm thắc mắc song vẫn thân hành cưỡi ngựa từ đại bản doanh ra tận thủy trại đón Dương Yên Thư.

Yên Thư vận quân phục màu xanh thiên thanh tương tự mẫu K20, đội mũ lưỡi trai mềm gắn huy hiệu màu vàng hình đầu rồng, thể hiện nàng là nữ nhân của Vạn Thắng vương. Lê Phụng Hiểu thoáng ngạc nhiên bởi trong suy nghĩ của ông, những lần gặp trước đây Dương Yên Thư đều vận y phục nữ binh Thần Vũ. Yên Thư đứng nghiêm giơ tay chào theo điều lệnh khiến Lê Phụng Hiểu có đôi chút lúng túng vì chưa biết xưng hô thế nào cho phải phép. Dường như đoán được điều ấy, Yên Thư cười tươi như hoa nói rằng:
- Đại Vương bận trăm công nghìn việc nên tôi chưa được phong phi tần. Hiện tại, tôi được Đại Vương giao nhiệm vụ bí mật, phối hợp với ngài nhằm phá chiến tuyến của Nặc.
Lê Phụng Hiểu nhoẻn miệng cười, vỗ nhẹ lên đầu liền mấy cái, hồ hởi:
- Đại Vương bận như vậy vẫn lo cho bọn chúng tôi, thật đáng xấu hổ khi giờ này chúng tôi chưa hoàn thành nhiệm vụ mà Đại Vương tin tưởng giao phó.
- Đại Vương biết ngài Thiết quyền tướng quân gặp khó vì Nặc với Hựu dồn dức chống cự, lại thêm trăm dân giúp sức. Chẳng thể trách tướng quân.
Dứt lời, Yên Thư ngoảnh lại phất tay ra hiệu. Một tiểu đội gồm cả nam lẫn nữ ai nấy đều trẻ măng, có lẽ tuổi còn chưa đôi chín. Binh sĩ trẻ chẳng lạ, lạ ở chỗ người nào cũng đeo khẩu trang che nửa khuôn mặt và trên đầu buộc khăn vàng thêu ba chữ “Thiên Tử quân” đỏ chói. Lê Phụng Hiểu ngạc nhiên quá đỗi, đứng sững người mất một lúc mới hoàn hồn và nét mặt chuyển sang vui mừng. Phải biết rằng xưa nay Vạn Thắng vương chưa bao giờ dùng đến hai chữ “Thiên Tử” nay đã dùng đến, có nghĩa Vạn Thắng vương muốn bách tính kinh thành quen dần với vương triều mới, thiên hạ từ nay mang họ Mạc.
- Vì nhiệm vụ tuyệt mật, xin được bàn riêng với tướng quân cùng các quân trưởng, doanh trưởng. - Yên Thư nói. - Những người này tuy còn trẻ song họ đã vượt qua các bài tuyển chọn khắt khe theo yêu cầu của Đại Vương.
Nhận thấy Lê Phụng Hiểu chú ý đến hổ khẩu của sĩ tốt đi theo. Yên Thư tủm tỉm cười mà rằng:
- Họ chỉ được học một số thế võ cơ bản dùng để phòng thân là chính, chưa từng cầm gươm giáo.
Lê Phụng Hiểu cười lớn:
- Tôi nhớ Thiên Đức chúng ta rất chú trọng lớp trẻ. Mấy cô cậu này mảnh khảnh quá.
Yên Thư ngoảnh lại nhìn, đoạn nàng nói:
- Tướng quân sẽ sớm hiểu lí do. Chúng tôi tuyển cả nghìn người mới chọn được ra quân số tương đương một trung đội bộ binh.
Trên đường về doanh, chốc chốc Lê Phụng Hiểu lại ngoái nhìn hơn chục người trẻ lặng lẽ theo sau vó ngựa Yên Thư. Nhìn dáng dấp những người ấy chẳng giống lính chiến, họ có phần giống gia nhân theo hầu tiểu thư họ Dương hơn. Cặp lông mày rậm của Lê Phụng Hiểu thoáng động đậy khi ông nhận ra những chàng trai cô gái đó di chuyển khá nhanh, họ bước những nhỏ và… dường như gót chân không chạm đất.
Yên Thư đứng nghiêm, chào mọi người đang đợi nàng trong trướng soái. Chẳng ai rõ cấp bậc của Yên Thư trong quân song ai cũng tỏ nàng là nữ nhân của Vạn Thắng vương nên đều cung kính. Yên Thư một lần nữa nhắc rằng nàng đến với thân phân sĩ quan chỉ huy lực lượng Thiên Tử quân do chính Vạn Thắng vương bổ nhiệm. Và rằng cấp bậc của nàng, dù được ưu ái, mới chỉ là Thiếu uý.

- Tôi được Đại Vương giao phó. - Yên Thư nói vào vấn đề chính sau những lời thăm hỏi xã giao. - Đến đây phối hợp với các anh, hỗ trợ các anh sớm phá vỡ phòng tuyến, gây hoang mang tột độ cho ba quân La thành.
Yên Thư cho gọi những người đi theo vào ra mắt, tất thảy có 18 người, 5 trong số đó là nữ nhân búi tóc đuôi gà. Mọi ánh mắt đổ dồn lên mười mấy người cùng hàng tá câu hỏi trong đầu và rồi họ cùng chờ đợi Yên Thư nói nguyên do.
- Hẳn các anh ở đây từng biết Đại Vũ quân từng dùng diều cho quân trinh sát?
Mọi người cùng gật đầu, Yên Thư nói thêm:
- Đại Vương đang tuyển chọn, đào tạo để tiến tới thành lập lực lượng gọi là Thiên Tử quân. Đận này chúng tôi xuất trận lần đầu, rất mong các anh ở đây giúp chúng tôi hoàn thành nhiệm vụ.
Bấy giờ Lê Phụng Hiểu bắt đầu lờ mờ đoán được nhiệm vụ của những binh sĩ trẻ tuổi đang đứng gần đó.
- Nếu chúng tôi có thể quan sát được bố phòng của Nguyễn Nặc với Hoàng Hựu thì chẳng còn gì tốt hơn. - Lê Phụng Hiểu vui mừng đứng bật dậy. - Chúng tôi có thể làm gì?
- Chúng tôi đã chuẩn bị kĩ càng. Trong xe kéo ngoài kia là mấy cánh diều. - Yên Thư úp úp mở mở. - Bây giờ nhờ các anh giúp cho một tay di chuyển chúng đến vị trí phù hợp. Do nhiệm vụ còn đang trong giai đoạn thử nghiệm nên giữ bí mật là ưu tiên hàng đầu. Thưa các anh, những cánh diều chỉ là khởi đầu mà thôi.
Theo đề nghị của Yên Thư, Lê Phụng Hiểu đích thân giá·m s·át quân sĩ dẫn xe ngựa kéo đến gần khu vực chiến lũy gần quân La thành nhất. Kế đó, Lê Phụng Hiểu sai sĩ tốt trèo lên ngọn các cây cao gần đó buộc cờ hiệu hình tam giác đo sức gió, tìm hiểu kĩ hướng gió. Trong khi đó Yên Thư cầm cuốn sách mỏng, chăm chú lật giở từng trang giấy dày đặc chữ nghĩa, chốc chốc nàng ngẩng lên nhìn những lá cờ đo gió hoặc nheo mắt hướng về phía mặt trời đang ngả về Đông.
- Liên tiếp những ngày nắng nóng kéo dài, như thế này độ mươi hôm nữa trời có thể trở lạnh. - Yên Thư gấp sách lại, nói với Lê Phụng Hiểu. - Gió đang thổi từ hướng Tây Bắc, chiến tuyến trải dài theo trục Bắc Nam, như vậy…
Yên Thư chỉ về hướng tinh kì La thành đằng xa, hỏi Lê Phụng Hiểu:
- Tướng quân muốn t·ấn c·ông vào khoảng vị trí nào?
Lê Phụng Hiểu nhất thời chưa hiểu ý định của Yên Thư. Nàng mời tướng sĩ lại gần, lấy cục phấn trắng vẽ nhiều nét lên mặt bàn gỗ rồi nói:

- Gió thổi chếch theo từ tả sang hữu, muốn t·ấn c·ông điểm A thì phải cố định dây diều lệch sang bên tả so với điểm A.
Nói đoạn Yên Thư chỉ lên lá cờ đo gió đang bay phần phật, nàng nói:
- Nương theo hướng gió thổi, cờ đo gió ở hướng nào thì dây diều theo hướng ấy, các ông hiểu ra chưa?
Lê Phụng Hiểu lắc đầu. Yên Thư cười khổ:
- Chẳng trách các ông được, cái này hỏi đám mục đồng hay thả diều ắt chúng sẽ ngộ ra ngay tức khắc. Bây giờ Lê tướng quân chọn lấy một mục tiêu làm chuẩn để chúng tôi cùng tính toán.
Lê Phụng Hiểu bèn nói:
- Thẳng trước mặt kia là đoạn lũy gần nhất, ngoài lũy có hào nước cắm chông. Cả ngày hôm qua chúng bắn pháo từ chỗ ấy nên… nếu được, tôi muốn trừ bỏ trận địa pháo của chúng.
- Khoảng cách từ đây đến bờ lũy bao xa?
Lê Phụng Hiểu không chút do dự đáp lời:
- Áng chừng 1 dặm!
Yên Thư gọi tên một nữ nhân đến gần, dặn nữ nhân ghi chú lại và cùng tính toán cự li gần đúng nhất từ nơi đang đứng đến bờ lũy đằng xa. Trong lúc Yên Thư dặn dò, vài quả đạn đá to bằng quả dừa tươi rơi bịch bịch cách bờ lũy đang đứng chừng mươi trượng. Ba quân Thiên Đức đã được bên pháo binh truyền đạt một số kinh nghiệm nhằm đoán biết đạn địch có bắn tới hay không nên ai nấy đều bình thản. Lê Phụng Hiểu có chút ngạc nhiên khi Yên Thư dường như chẳng để tâm đến những viên đạn rơi bên ngoài lũy.
- Hai trong số những binh sĩ ấy giỏi về toán học và hình học. - Yên Thư giải thích. - Một lúc nữa thôi, họ sẽ tính toán được gần đúng khoảng cách từ bờ chiến lũy này đến bờ chiến lũy bên kia.
Một tướng thốt lên:
- Làm được như vậy
Yên Thư gọi ba thiếu niên trong đội lại gần, nói với Lê Phụng Hiểu:
- Tiếp theo đây nhờ tướng quân lệnh quân sĩ giúp sức cho ba người này.
Lê Phụng Hiểu gọi trăm quân đến, lệnh cho bọn họ nhất nhất làm theo lời ba thiếu niên bịt mặt. Chẳng ai biết toán quân Thiên Tử tính toán thế nào, chỉ thấy hai người trong số bọn họ đi về hướng bên tả, chốc chốc lại đưa thước lên ngang tầm mắt, hí hoáy ghi ghi chép chép. Chừng một khắc trôi qua, họ chỉ ba vị trí sẽ dùng làm nơi cột dây diều. Ngay sau đó, ba thiếu niên nhờ quân sĩ khiêng vật dụng từ ba xe ngựa ra chỗ đã chọn trong lúc những người khác hì hục đào mấy lỗ sâu chừng 2 thước, đường kính chỉ bằng gang tay người lớn. Tại các lỗ, những cọc sắt được đóng sâu khoảng 3 thước. Tất cả các cọc sắt đều nghiêng về phía sau một góc khoảng mười lăm độ.
Lê Phụng Hiểu quan sát không sót một chi tiết nào.

Bạn có thể dùng phím mũi tên hoặc WASD để lùi/sang chương.