Vạn Xuân Đế Quốc

Chương 652: Cao Mộc Lân bày kế phá lũy




Chương 652: Cao Mộc Lân bày kế phá lũy
Binh mã Thiên Đức theo lệnh điều động từ Sơn Tây, Mường Động, Vĩnh Yên, Vũ Ninh và Lạng Châu đến đóng quân dọc hai bờ sông Nhuệ trùng trùng lớp lớp, cờ phướn rợp trời. Trên bờ sông Nhuệ dày đặc tháp canh, dưới dòng Nhuệ Giang hiền hoà có hàng trăm thuyền cỡ nhỏ các loại. Ba quân Thiên Đức tiến hành nạo vét lòng sông, kè đá đắp đê, phát quang bờ bụi từ quãng làng Kẻ Mẩy Trung ngược lên tận cửa Liên Mạc. Chương hạn định cho ba quân phải hoàn thành việc khơi dòng sông Nhuệ trước ngày rằm tháng 3 để chiến thuyền cỡ lớn của Thiên Đức có thể từ Xích Giang xuôi dòng đến đất Kẻ Mẩy.
Những ngày đầu tiên của tháng 3 trời đất giao hoà. Dân Kẻ Mẩy theo tục lệ đi tảo mộ từ sớm. Những nấm mộ đất nằm rải rác trên cánh đồng bao la được chăm chút tỉ mẩn, khói hương bốc lên nghi ngút trong nắng sớm. Chương hỏi ra mới biết đã đến Tiết Thanh Minh.
- Tuy tục lệ tảo mộ theo chân người phương Bắc du nhập vào Vạn Xuân nhưng tục lệ này tốt, thể hiện đạo lý uống nước nhớ nguồn. - Chương nói với Thiên Bình. - Bên Thiên Đức chúng ta chẳng mấy ai để tâm đến tục lệ này vì văn hoá phương Bắc chưa thấm. Người Hoa quốc di cư xuống phương Nam vẫn ưu tiên chọn định cư dọc các dòng sông lớn và gần kinh sư.
Thiên Bình nhướng mày:
- Tục lệ ngoại bang liệu có cần phải theo không?
Chương khẽ nhún vai bảo rằng:
- Không khuyến khích cũng chẳng cấm cản. Hoà nhập không hoà tan. Uyển Như cũng mang trong mình dòng máu phương Bắc. Sau này em để tâm, chọn lọc những phong tục tập quán có lợi để gắn kết những tộc người là hơn. Nhớ dạy con của chúng ta như vậy mới được.
Thiên Bình nhoẻn miệng cười:
- Đừng nói anh sẽ sửa sang y phục rồi ra ngoài cánh đồng mênh mông kia thắp hương một nấm mộ nào đó chứ?
Chương chống tay lên đầu gối đứng dậy, giọng tỉnh bơ mà rằng:
- Lấy lòng bách tính kinh sư chẳng mất nhiều công sức cớ sao không làm? Anh sẽ thắp hương các phần mộ tử sĩ của chúng ta. Em thắp hương mấy nấm mộ ven làng, cảm tạ tiên tổ nhiều đời định cư trên đất Kẻ Mẩy, tạ lỗi với người khất mặt vì đã dẫn ba quân đến náo đ·ộng đ·ất này.
Thiên Bình đứng dậy, ấn mạnh vào trán Chương, lườm một cái sắc bén:
- Chỉ được cái mị dân là tài thôi.
Chương khịt mũi:
- Trưởng Công chúa họ Lý, người tiên vương chọn kế vị đi tảo mộ bách tính vùng tạm chiếm sẽ đem lại lợi ích to lớn hơn so với Mạc tặc.
Nét mặt Thiên Bình đanh lại:
- Đứa nào cả gan gọi Mạc tặc em gang mồm nó ra! Thiên hạ này đã đổi sang họ Mạc rồi.
Chương ôn tồn:
- Trong mắt người kinh sư, chúng ta là lũ nhà quê dấy binh làm loạn. Con tạo xoay vần, vương triều Lý sắp đến hồi kết, cần thay đổi triều đại mới. Chúng ta có được ngày hôm nay không hoàn toàn dựa vào tầng lớp quan lại. Thiên hạ nói phải được lòng dân mới vững giang sơn nhưng thế nào là lòng dân? Vua chúa ngự trên cao khó tỏ rõ mọi chuyện nên… đúng ra phải nói là lòng quan mới phải. Em không cần rình rang nhưng nhất thiết phải để bách tính Kẻ Mẩy lan truyền tấm lòng nhân nghĩa, biết trước biết sau của Công chúa tiền triều.
Thiên Bình chán nản thở dài:
- Thế lực càng lớn mạnh thì vợ chồng mình càng ít thời gian bên nhau. Em vẫn thích như lúc ở chung trong mái lá ven sông hơn.
Chương bẹo má vợ, bặm môi nói:
- Nhưng con chúng ta đang lớn. Nay mai chúng lớn thay anh và em gánh vác giang sơn thì vợ chồng mình du sơn ngoạn thuỷ chẳng muộn.
Nói đoạn Chương sai nữ thị vệ mau chuẩn bị cho Thiên Bình đi tảo mộ gia tiên bách tính.

Trong nắng ban mai, Chương vận quân phục may theo mẫu K20, đội mũ lưỡi trai mềm, khoác chiến bào màu vàng thêu hình long phượng từ trướng soái đi thẳng ra khu nghĩa trang ven sông, nơi có mấy trăm nấm mộ đất ngay hàng thẳng lối mới đắp chưa bao lâu. Tả hữu theo tảo mộ có bọn Phùng Hiền, Bố Giáp, Liêu Nhất Khổng… trong khi Chương thắp hương vái thần linh ở cây hương, tả hữu lặng lẽ bước cắm hương ở từng ngôi mộ vẫn còn vương mùi đất mới.
- Hơn nửa tuần trăng chiến sự ta đã mất hơn năm trăm dũng sĩ. - Giọng Chương bùi ngùi nói với tả hữu. - Mà đây chỉ là một trong số các nghĩa trang q·uân đ·ội Thiên Đức phải lập sau mỗi trận chiến. Nghĩa trang này giao cho dân làng Kẻ Mẩy Trung hương khói. Ngày giỗ trận 3 năm nữa hãy đưa họ về cố hương.
Mai Đắc Thắng đứng gần bên Chương lúi húi ghi chép huấn thị.
- Làm phép tính giản đơn, nhân đôi số tử sĩ của chúng ta sẽ thấy binh triều thiệt bao nhiêu mạng, xương trắng phơi đầy nội. Nếu các ông lạm sát bách tính hay quân sĩ La thành thì chỉ khoét sâu thêm hố ngăn cách giữa người Vạn Xuân chúng ta. Trữ quân, Tô Trung Từ, Lý Mẫn hay các tướng La thành mới là kẻ đáng ra phải nằm sâu dưới ba tấc đất. Hãy nhớ, nếu tha được thì tha, giữ lại một mạng cho người, ngày sau có thêm một người dựng nước.
Trên cánh đồng làng Kẻ Mẩy Thượng, Lý Thiên Bình vận y phục màu đỏ cùng đội quân nữ thị vệ trong quân phục màu vàng hoàng gia lúi húi nhổ cỏ dại, thắp hương và khấn vái trước hàng chục ngôi mộ đất xanh cỏ nằm bên bờ ruộng, gò đất. Già trẻ Kẻ Mẩy Thượng, Hạ đều tận mắt trông thấy, mỗi người trong số họ lại mang tâm tư khác nhau. Nhiều người mừng ra mặt khoe rằng phần mộ gia tiên của họ, thậm chí mộ tổ được đích thân Hoàng hậu Thiên Đức thắp tâm hương, con cháu dòng họ ngày sau nhất định hiển đạt.
Sau bữa trưa đạm bạc, thị vệ vào bẩm với Thiên Bình rằng hơn năm mươi cụ cao niên ba làng Kẻ Mẩy xin được yết kiến. Thiên Bình tròn mắt trong thoáng giây rồi mỉm cười gật đầu, cho mời các cụ vào. Các bậc cao niên đại diện cho dân Kẻ Mẩy xin được làm con dân Thiên Đức, mong muốn Vạn Thắng vương và Lý Hoàng hậu che trở, một lòng một dạ hướng về Mạc triều. Thiên Bình rất vui, nàng ban cho mỗi làng mươi nén vàng, mươi thạch gạo và sai quân ngả lợn giao đến từng làng.
- Một nén tâm hương mạnh hơn thần khí!
Thiên Bình vừa lắc đầu vừa nói với Chương. Chương nói:
- Hoàng hậu Thiên Đức là mẫu nghi thiên hạ, tài sắc vẹn toàn, có lòng lo cho bách tính, thiên binh vạn mã trông thấy nàng đều hạ giáo quy thuận.
- Anh chỉ được cái lẻo mép mà thôi. An dân Kẻ Mẩy dễ vậy, còn bình La thành bao giờ anh mới xong?
Chương xoè bàn tay ra, chậm rãi nắm chặt lại:
- Chín mới hái, xanh chẳng ngon lắm.
Nhằm phối hợp với cánh quân Lê Phụng Hiểu từ mạn phía Đông t·ấn c·ông phòng tuyến Nguyễn Nặc bày ra. Bố Giáp một mặt cử Kiều Quân Kỷ đi đánh Trần Hoàng Sinh, mặt khác cử đạo bộ quân Trung đoàn 2 Sơn cước phối hợp với Trung đoàn 1 Sư đoàn Sơn Tây từ Kính Chủ tiến đánh binh triều đồn trú tại khu vực làng Mọc, làng Sở ven sông Tô. Binh triều phòng thủ có chiều sâu với hàng hàng lớp lớp hào chông, rào cự mã, Song thủ pháo các loại… trên chiến tuyến dài đến mấy dặm. Sau hai ngày t·ấn c·ông, Vương Chí Linh chưa thể vượt qua chiến luỹ. Thêm bọn Lý Tùng Hoán từ Loa Sơn vượt sông Tô đánh vào bên sườn buộc Vương Chí Linh phải lui binh hơn mười dặm hạ trại tìm phương cách khác.
Phùng Hiền cùng Bố Giáp đến tận nơi nắm tình hình. Phùng Hiền động viên bọn Vương Chí Linh:
- Đồng ấu cũng biết đất Kẻ Mọc lúc này trọng yếu. Lý Mẫn dồn binh lực, vật lực chống giữ nơi này là phải. Mất Kẻ Mọc thì bọn Nguyễn Nặc ở Nhân Mục Môn như cá trên thớt.
Vương Chí Linh bực dọc:
- Thằng giặc Sùng Hoán phá bĩnh. Giá như Yết Kiêu phá được binh triều ở cửa sông Tô thì hay biết mấy.
Bố Giáp trầm giọng:
- Yết Kiêu nhất thời chưa thể lấy sông Tô là bởi binh triều đã có phương kế làm giảm uy lực của súng thần công. Chỉ là nhất thời, các ông phải vững tâm.
Phùng Nguyên Hoàn, chỉ huy trinh sát Sư đoàn Sơn Tây bấy giờ mới lên tiếng:
- Uy lực thần công khiến quỷ thần kh·iếp nhược nhưng sau nhiều lần đối mặt, gần đây binh triều lập cứ điểm phòng thủ dùng sọt đất đá, bao bố đựng đất trộn đá dăm hạn chế sát thương. Phòng tuyến cửa sông Tô hay đất Kẻ Mọc, thậm chí tại Nhân Mục Môn, Nguyễn Nặc sẽ áp dụng phương sách ấy đối phó với Lê đại tướng quân.
Phùng Hiền nhịp mấy ngón tay trên mặt bàn, nhoẻn miệng cười mà rằng:
- Chống đạn bắn thẳng chỉ là biện pháp tức thời. Chúng ta còn Cự thạch pháo, Hoả pháo liên hoàn có khả năng bắn vọt qua chiến lũy. Chỗ anh Hổ đã nắm rõ việc này, họ ắt có đối sách. Các ông thừa biết một khi hai, ba loại thần khí cùng khai hoả thì… chiến lũy binh triều sẽ thành bình địa. Anh Hổ có bàn với tôi. Anh ấy nói đang cho trinh sát quân thăm dò tìm vị trí mở đột phá khẩu giúp bộ quân vượt qua dễ dàng.
Phùng Nguyên Hoàn xác nhận rằng trinh sát quân Sơn Tây đang phối hợp với trinh sát pháo Lữ đoàn Thần Sấm. Hoàn nói thêm:
- Mấy cụ cao niên Kẻ Mẩy dẫn đường cho trinh sát quân. Các cụ bảo có lối đi ít người biết nhưng phải băng ngang một đầm lầy khá rộng.

Vương Chí Linh than:
- Vậy cũng khó nhỉ? Đầm lầy chẳng thể đem hoả khí, có chăng chỉ một đạo binh nhỏ.
Phùng Nguyên Hoàn tủm tỉm cười:
- Lão Vương quên chuyện ở trường quân sự rồi ư?
Vương Chí Linh vỗ trán:
- Chúng mày còn trẻ học mau, tao đây chữ khó vào quá. Có chuyện gì?
Phùng Nguyên Hoàn hí hửng kể chuyện năm xưa Thiên Đức quân vượt bãi lầy nghi binh, bắt nghệ nhân đúc đồng Siêu Loại đem về Thiên Đức. Ai nấy nghe xong đều vỗ đùi cười khà. Bố Giáp kết luận:
- Vấn đề cần giải quyết là đưa được hoả khí và thần khí theo lối ấy. Dưới trướng Tô Trung Từ có nhiều hảo tướng thông thuộc địa bàn. Ta phải chờ thêm tin trinh sát báo về mới liệu sự được.
Mãi nửa đêm quân trinh sát mới về báo tin. Phùng Hiền liền gấp rút tổ chức cuộc họp tướng lĩnh tại trận tiền để đi đến thống nhất trình lên Chương. Chương xem xong, gật đầu tỏ vẻ hài lòng bảo Phùng Hiền rằng:
- Sùng Hoán đã hai lần thoát khỏi tay ta, kì này dụ rắn ra khỏi hang bắt về là hơn. Hắn là mãnh tướng, sau này có ích cho anh trong công cuộc Bắc tiến.
Nhận được sự đồng ý của Chương, Phùng Hiền sai quân sĩ Sơn Tây bí mật chuẩn bị trang thiết bị cần thiết cho cuộc hành quân bí mật sát nách kinh sư. Trung đoàn 1 Sư đoàn Sơn Tây được giao đảm trách nhiệm vụ đầy gian nan thử thách. Họ có 2 ngày để chuẩn bị. Chương trực tiếp xuống thăm hỏi tướng sĩ Trung đoàn 1, dặn dò vài lời trước khi xuất trận.
Tại mặt trận phía Đông kinh thành, Lê Phụng Hiểu áp dụng chiến thuật tiền pháo hậu xung quyết mở đột phá khẩu song chiến lũy do Nguyễn Nặc, Đặng Lương Xá dựng đến hai, ba lớp làm giảm uy lực thần công. Lê Phụng Hiểu đem Cự thạch pháo Thiên Đức phóng các loại đạn nổ làm từ dừa khô, hoả đạn niêu đất vọt qua chiến luỹ. Bên kia chiến tuyến, Nguyễn Nặc dùng Song thủ pháo phóng đạn đá, cầu chông tre, hoả đạn… đáp trả.
Trời nắng, lửa cháy lan t·hiêu r·ụi nhiều đồng cỏ, cây cối trong bán kính khoảng 1 dặm tính từ phòng tuyến của binh triều. Quân sĩ hai bên tham chiến mặt mày đều đen nhẻm, tro bụi bay đầy trời.
- Cứng đối cứng với lũ này chẳng ăn thua. - Lê Phụng Hiểu đứng chống nạnh trông những đám khói đen kịt đằng xa. - Thêm bách tính Nhân Mục Môn giúp sức nên chúng cố sống cố c·hết phòng thủ. Phải liệu cách khác mới được.
Trinh sát quân toàn thân dính bụi tro xin bẩm báo quân tình. Lê Phụng Hiểu nghe báo cáo xong thì thở dài:
- Như thế kị quân khó mà theo đường cái này về kinh. Địch đông chẳng sợ nhưng chúng cày xới đường sá như vậy thì kị quân chỉ còn nước chạy xuống ruộng mới tiến được.
Cao Mộc Lân liền nói:
- Nếu chúng đào đường đặt chông cũng chỉ một quãng vài dặm. Theo tôi nghĩ, chúng ta dùng hoả pháo dọn đường kết hợp với thần công bắn cầu vồng yểm trợ cho bộ quân phá một đoạn lũy mở đột phá khẩu.
Lê Phụng Hiểu bỏ mũ trụ, vục mặt vào xô nước mát bên cạnh một lúc rồi dội ào lên người, ngoảnh sang nói:
- Cậu tính để bộ quân tiến theo đường cái, kị quân men theo đường mà đi ư? Như ta đã nói, địa hình vùng này nhiều sông ngòi nhỏ làm giảm tính cơ động của thiết kị.
- Ông nôn nóng về thành, lại muốn phô sức mạnh trọng binh. - Cao Mộc Lân thẳng thắn. - Tiến chậm vẫn hơn bị mắc ở đây. Với tình hình này, sớm muộn Đại Vương cũng có cách phá binh triều ở Kẻ Mọc.
Lê Phụng Hiểu nhăn mặt ngoảnh nhìn về phía Tây lặng im hồi lâu.
- Cậu nói phải! - Lê Phụng Hiểu gật đầu thừa nhận. - Quân thủy của cậu đánh bộ tốt chứ hả?

Cao Mộc Lân cười khổ:
- Chả lẽ ông nghĩ bọn chúng tôi chỉ biết cầm mái chèo.
- Trưng dụng hết các thuyền cỡ nhỏ, kể cả thuyền chài. - Lê Phụng Hiểu nói. - Trát bùn lên đáy thuyền dùng làm vật che chắn xạ tiễn, hoả tiễn các loại.
An Nhữ Hầu xuất hiện trong bộ chiến y sạm đen vì tro bụi, khói súng. Lê Phụng Hiểu nhìn gương mặt đen như quệt nhọ nồi của An Nhữ Hầu liền bật cười một chặp.
- Cậu đốc thúc anh em đan thêm nhiều phên tre, làm thêm thang. - Lê Phụng Hiểu dặn dò. - À! Chọn lấy vài mươi thân tre thẳng đục sẵn lỗ đem theo để ghép lại khi cần.
An Nhữ Hầu đi rồi, Lê Phụng Hiểu mới để ý nãy giờ Cao Mộc Lân cầm một cái sào dài mà từ đầu ông tưởng đó là sào dùng thèo thuyền nhưng không phải. Đoán chừng Lê Phụng Hiểu thắc mắc, Cao Mộc Lân cười toét miệng giải thích:
- Lúc tôi học ở Trường Quân sự Vạn Xuân có đọc một cuốn sách do chính Vạn Thắng vương viết và vẽ hình minh hoạ. Đoạn đó rất ngắn, chỉ có một mặt giấy.
Lê Phụng Hiểu chăm chú lắng nghe. Cao Mộc Lân vừa nói vừa tháo quả lựu đạn tre giắt bên hông để sát vào đầu một sào nói thêm:
- Bình triều có công sự, có chiến lũy. Mấy hôm vừa rồi nhiều quả nổ ném qua đó nổ chậm, binh triều nhặt ném ngược lại ít nhiều gây t·hương v·ong cho anh em. Tôi nghe được chuyện đó khi đến thăm trại thương binh. Tôi sực nhớ ra nên lấy nhiều sào dài, buộc quả nổ vào một đầu. Lúc ta t·ấn c·ông, binh triều nấp sau chiến lũy phóng tiễn, vậy ta dùng sào dài buộc quả nổ cho nổ trên đầu chỗ họ ẩn nấp ắt gây kinh sợ.
Lê Phụng Hiểu gật gù:
- Có lý nhỉ? Bọn chúng có ván gỗ, phên tre, rơm bện che sau lưng nên giảm t·hương v·ong đáng kể khi quả nổ rơi sau chiến lũy. Nếu nổ trên đầu, mảnh văng tứ phía sẽ làm b·ị t·hương bên sườn nhỉ? Vậy còn quân ta thế nào? Quả nổ nổ trên cao sẽ nguy hiểm lắm.
Cao Mộc Lân chỉ về đằng xa:
- Chiến lũy đầu tiên chỉ cao hơn 2 thước, cùng lắm 3 thước. Sào hoặc nứa tôi chọn dài hơn 1 trượng.
Cao Mộc Lân mô phỏng động tác khi cầm sào gắn quả nổ xung phong cho Lê Phụng Hiểu xem.
- Đấy! Nằm sấp xuống chờ nổ, châm thêm được một quả ném vọt qua lũy rồi rút đao xung phong.
- Đúng, đúng! - Lê Phụng Hiểu vỗ tay tán thưởng. - Còn bọn Cự thạch pháo sẽ nhất thời không dám trút đạn xuống lũy khi bộ quân vượt qua.
- Chúng cần thời gian hiệu chỉnh tầm bắn! - Cao Mộc Lân nói chắc như đinh đóng cột. - Tôi đồ rằng khu vực quanh đường cái là trọng điểm. Ông từng là người bên ấy, Đặng Lương Xá là lão tướng, ít nhiều sẽ hiểu về ông đấy, ông Hiểu.
Lê Phụng Hiểu vuốt mái tóc hãy còn ướt sũng, gật đầu thừa nhận.
- Cậu khá thật! Bảo sao Đại Vương lại muốn thu phục cậu.
Cao Mộc Lân khiêm tốn:
- Cha tôi làm thủy tướng, tôi không bằng ông ấy lúc ở dưới nước. Trên lưng ngựa khó bằng ông nên tôi mày mò tìm hiểu. Đại Vương từng nói Vạn Xuân lắm sông ngòi, sau này thống nhất sẽ thành lập đơn vị thủy quân đánh bộ. Tôi nghe rất thích.
Lê Phụng Hiểu vỗ vai Cao Mộc Lân mấy cái thật mạnh, giọng thân tình:
- Tôi đuổi được thằng Nặc trẻ ranh nhất định báo công đầu cho cậu.
- Tôi không làm vì điều đó đâu, ông đừng lầm!
- Nói vậy là thủy quân của cậu sẽ tiên phong mở đường cho thiết kị?
- Ông phải bàn tính với bên pháo binh tìm cách khắc chế hoặc giảm t·hương v·ong cho bộ quân khi xung phong. Sau hai ngày giao chiến, các vị trí của binh triều cơ bản đã lộ, chúng ta cũng lộ hướng t·ấn c·ông, cố tiếp chỉ thêm t·hương v·ong mà chúng dồn binh lực thêm đông.
- Cậu nói phải. Tôi sẽ triệu tập cuộc họp ngay. Hôm trước cậu không tham gia, thật là tiếc.
Như vậy, cánh cửa phía Đông kinh thành đã mở hé theo cách đó.

Bạn có thể dùng phím mũi tên hoặc WASD để lùi/sang chương.