Chương 651: Kinh thành còn xa
Cửa Nam quân doanh bị bọn Chương phóng hoả, mấy toán binh triều xông ra, nghe tiếng súng thần công đanh gọn thì hồn vía lên mây, kéo nhau chạy ngược trở lại. Các toán binh triều dàn quân sau hàng rào cự mã phóng hoả tiễn các loại đáp trả khiến nhiều đống rơm, cỏ khô cho ngựa cùng lều tạm b·ốc c·háy.
Nhằm không để lộ số quân ít ỏi đang có trong ánh lửa rực cháy, Chương sai quân khiêng súng pháo lùi một quãng quay nòng sang bên hữu khai hoả thay vì bắn phá trực diện. Chương cho quân dùng mấy tấm ván gỗ che phần nòng súng thần công che đi chớp lửa đầu nòng. Đạn thần công cỡ nhỏ bay vào quân doanh gây t·hương v·ong không đáng kể, song lại khiến sĩ tốt triều đình sợ hãi, hè nhau dỡ ván gỗ che chắn.
Bắn mươi loạt sang bên hữu, Chương lệnh quân xoay nòng thần công sang bên tả bắn xẻ tà trong khi hướng chính diện chỉ dùng một khẩu Hoả pháo ném lựu đạn nổ cầm chừng. Nhờ đó, dẫu trong tay Chương có ít hoả khí nhưng binh triều trấn cửa Nam không nắm được binh lực Chương có bao nhiêu. Tướng trấn cửa Nam quân doanh thử vận may, dẫn đạo kị bộ mấy trăm người xông ra ngoài. Chương nằm sấp dưới mặt đường đất quạt một băng AK loại bỏ hàng chục người ngựa dẫn đầu đạo binh. Tràng liên thanh khô khốc khiến ba quân kinh hãi, tiếng hò reo im bặt, chủ tướng m·ất m·ạng, ba quân chạy về điểm xuất phát.
Bấy giờ ở mặt phía Bắc quân doanh, Bố Giáp dẫn binh vượt qua rào cự mã giao chiến trong khi Phạm Bạch Hổ chỉ huy thần công không ngừng yểm trợ, trút những loạt đạn sâu vào trung quân. Hoàng Hựu cùng các tướng binh triều vừa chống đỡ vừa lui, cố gắng không để đội hình bị chia cắt nhưng sau gần nửa canh giờ giáp chiến, khói lửa mịt mù, quân reo ngựa hí, máu chảy đầu rơi thì đạo binh của các tướng Nguyễn Cảnh Thăng và Đoàn Nhật Tăng bên tả doanh bị chia cắt với trung quân Hoàng Hựu. Tướng sĩ Trung đoàn 5 Sơn cước của Kiều Quân Kỷ và thổ binh người Mường do Bùi Lạc Thuỷ dẫn đầu rất xông xáo, lăn xả chém g·iết. Đoàn Nhật Tăng t·ử t·rận, Nguyễn Cảnh Thăng b·ị t·hương, chịu thúc thủ, ba quân tan vỡ chạy loạn.
Hoàng Hựu liệu thế địch không nổi, vừa lúc nhận lệnh lui gấp binh mã về hướng Tây đoạn hậu cho Lý Đô thống. Binh bại núi đổ, chiếm thế thượng phong, Bố Giáp thúc quân truy gắt, tướng sĩ binh triều chậm chân vứt khí giới xin hàng rất đông.
Tại mặt phía Tây, Phùng Hiền biết được Lý Mẫn mở đường về hướng sông Tô, không muốn cá c·hết lưới rách, thay vì tổ chức chặn đánh túc vệ quân tiên phong liền cùng Vi Thọ Kỳ chia quân bám đuổi, gây nhiều t·hương v·ong cho đạo túc vệ vốn đã hao hụt trong trận chiến lúc tối. Đạo túc vệ kéo về đến bờ sông Tô chỉ còn già nửa quân số so với lúc đứng chân che chắn mặt Tây quân doanh của Lý Đô thống Lý Mẫn.
Hoàng Hựu đoạn hậu. Bố Giáp đốc quân truy rát. Nửa đường binh mã chia năm xẻ bảy, phần chạy về ngả Loa Sơn ở phía Nam, phần theo bóng đại kì Hoàng Hựu về hướng sông Tô ở phía Tây. Quách Khướu b·ị t·hương bởi nhiều mảnh văng của lựu đạn tre, lại bị chiến mã ngã đè chẳng thể gượng dậy được. Sớm hôm sau thu dọn chiến trường, quân Thiên Đức phát hiện ra thì t·hi t·hể vị tướng họ Quách đã cứng đờ.
Lý Mẫn dừng chân bên bờ sông Tô, điểm lại binh mã trước khi qua sông nhập thành chỉ còn phân nửa. Tướng sĩ mặt mày ai nấy đều hốc hác khi trải qua một ngày đêm chiến trận.
Liễu Môn Nhân y phục tả tơi, đầu tóc rối bời, ánh mắt thất thần ngồi bệt trên vạt cỏ trông về hướng Đông, nơi những toán quân sĩ binh triều đang thất thểu, bước thấp bước cao. Mãi lúc sau quân hầu gọi mời lên thuyền mấy lần Liễu Môn Nhân mới sực tỉnh. Chân bước lên thuyền nước mắt rưng rưng:
- Từ tiên sinh! Ơn cứu mạng của tiên sinh… Nhân này nguyện ghi lòng tạc dạ.
Dứt lời, Liễu Môn Nhân quỳ sụp xuống bái vọng về bên kia sông.
Số là lúc tướng sĩ rút chạy, Từ Quý Châu khuyên Lý Mẫn thu lá đại kỳ song Lý Mẫn không chịu. Dẫu trời tối đen nhưng lá đại kỳ trong tay quân kị bay phần phật trong gió, nổi bật trên nền trời đêm nghiễm nghiêm trở thành mục tiêu bị nhắm đến.
Vi Thọ Kỳ phát hiện ra đại kỳ liền đốc quân lăn xả vào chém g·iết hòng lấy thủ cấp Lý Mẫn. Thân quân đoạn hậu cho Lý Mẫn chạy. Bọn mưu sĩ như Liễu Môn Nhân bị tụt lại. Đâm chém một lúc thì trời tờ mờ sáng, quân Thiên Đức trông thấy hàng chục người vận y phục văn nhân đoán là mưu sĩ dưới trướng họ Lý bèn chuyển mục tiêu. Bọn Liễu Môn Nhân thúc ngựa chạy dài mặc tiễn bắn đuổi như mưa rào. Đám mưu sĩ chạy được một quãng trông bên tả có toán binh Thiên Đức phục sẵn đổ ra chặn lối. Từ Quý Châu ra roi, chiến mã vọt lên trước mặt Liễu Môn Nhân, lãnh trọn một mũi xạ tiễn vào giữa bụng ngã ngựa. Binh sĩ Thiên Đức nhào đến bắt giữ, nhờ đó Liễu Môn Nhân và vài mưu sĩ khác có cơ hội thoát thân.
Liễu Môn Nhân không biết Từ Quý Châu được Quan Lam Giang ra sức cứu chữa nên giữ lại được một mạng.
Lại nói bọn Bùi Công Hoảng và Nguyễn Xuân Tảo chạy về Dà La, nửa đường hậu quân bị phục binh do Phùng Hiền bố trí đổ ra đánh vỗ mặt mạnh kẻ nào kẻ nấy tháo thân. Bùi Công Hoảng chạy về đến Dà La còn chưa kịp thở thì thuỷ quân Thiên Đức t·ấn c·ông thủy doanh ở cửa sông Tô. Ba quân ra sức chống đỡ thì một đạo quân thủy men theo bờ hữu ngạn Xích Giang dùng hoả công thọc sườn phải. Bùi Công Hoảng và Nguyễn Xuân Tảo xoay ra chống cự. Giao chiến mãi đến tảng sáng mới đẩy lui được cánh thủy quân Thiên Đức trên bộ. Thủy quân Thiên Đức dưới quyền chỉ huy trực tiếp của Yết Kiêu không chiếm được cửa sông Tô vì hệ thống công sự của binh triều được bố trí dày đặc và kiên cố, vô hiệu quá hoàn toàn các loạt đạn thần công bắn thẳng. Tuy vậy binh triều phải trả giá khá đắt khi hảo tướng Nguyễn Xuân Tảo t·ử t·rận cùng hơn một trăm túc vệ quân lúc cận chiến. Số binh sĩ b·ị t·hương do lửa cháy lan lên đến ba, bốn trăm người. Cùng với đó, hơn hai trăm quân bản bộ của Bùi Công Hoảng t·ử t·rận.
Về phần Đô thống Đại Nguyên soái Lý Mẫn vừa nhập thành vào giờ đầu giờ Ngọ vừa lúc thám mã từ Vĩnh Thuận cấp báo. Theo đó, từ đầu trống canh Năm, Lê Phụng Hiểu tổ chức cho đại quân vượt sông Nhuệ. Tướng Nguyễn Nặc đốc quân chống trả quyết liệt đến sớm tinh mơ buộc phải lui binh do hoả khí Thiên Đức bắn từ dưới sông yểm trợ bộ quân Thiên Đức bắn rát.
Quân Đỗ Động Giang tiếp ứng Nguyễn Nặc, tạo lập phòng tuyến chặn được đà tiến của Lê Phụng Hiểu tại Nhân Mục Môn vào quãng đầu giờ Tỵ.
- Binh mã Thiên Đức ùn ùn kéo sang, không ít hơn năm nghìn. Tận mắt tiểu nhân trông rõ kì hiệu thêu 4 chữ “Thiết quyền tướng quân” của Lê Phụng Hiểu trước trận tiền. Khí thế Thiên Đức quân rất mạnh, tướng quân Nguyễn Nặc xin được chi viện.
Liễu Môn Nhân cặp mắt còn hoe đỏ, ngồi xếp bằng bên tả bèn cất tiếng:
- Tàn quân chưa về thành, túc vệ quân hiện không thể xuất thành. Thứ nữa… dàn quân lập phòng tuyến lúc này chẳng phải thượng sách vì Lê Phụng Hiểu nắm quân thiết kị Thiên Đức. Hiểu sẽ tận dụng kị binh càn lướt, khoan thẳng vào vị trí thuận lợi.
Lý Mẫn quay ra hỏi:
- Liễu tiên sinh có cao kiến xin chỉ bảo.
Liễu Môn Nhân chắp tay thưa rằng:
- Gom binh từ Loa Sơn và khu vực làng Cái đến đóng sau lưng tướng Nặc trợ uy. Nguỵ tiên sinh phò tá Nguyễn tướng quân ắt hiểu dụng ý của Đô thống.
Liễu Môn Nhân cũng khuyên Lý Mẫn lệnh Sùng Hoán triệt binh về giữ Loa Sơn thay vì đâm đầu vào đá.
Lý Mẫn vừa bàn tính với tả hữu xong xuôi thì Tô Trung Từ cho gọi Lý Mẫn và Liễu Môn Nhân vào cung diện kiến Trữ quân. Lý Mẫn lo ra mặt. Liễu Môn Nhân bày rằng:
- Tình hình hiện tại dẫu Thái uý thân chinh cầm quân cũng khó giành phần lợi. Bỉ nhân đoán mười phần Thái uý muốn đóng cổng thành cố thủ chờ chi viện từ phương Bắc. Dụng binh thắng thua là lẽ thường, đại nhân chớ lo bị trách phạt.
Lý Mẫn thở dài:
- Chỉ e nước xa khó cứu lửa gần.
- Nguyên khí của Trữ quân chưa tính là hao tổn. Dù ta thiệt binh mất tướng ở Kẻ Mẩy song tinh binh vẫn còn. Đại nhân hãy yên lòng. Thái uý đã nắm rõ quân tình, nhất định có kế sách.
Lên ngựa vào cung, Lý Mẫn trông về phương Nam, đoạn ngoảnh sang nói với Liễu Môn Nhân, giọng có phần chán nản:
- Giặc chia binh cùng lúc vây đánh hai nơi. Ta muốn hợp với Trường Châu sống mái một phen chẳng được. Đường thủy chúng cũng phong toả chặt chẽ, rồi đây kinh sư sẽ ra sao?
Liễu Môn Nhân bèn trấn an:
- Đất kinh sư tam trùng thành quách (tức ba vòng thành) có đến vạn nóc nhà, sức dân hãy còn. Điểm yếu của Mạc Thiên Chương là hắn không muốn lạm sát hòng giữ nguyên khí hồi phục đất nước một khi lên ngôi thiên tử. Thiên Đức chỉ vây hãm, tìm cách tách quân khỏi dân, diệt hoặc thu phục từng phần như tằm ăn lá. Thái uý đại nhân biết điều này. Lý đại nhân phải vững tâm.
Lý Mẫn nghe theo lời mách của Liễu Môn Nhân, lại có Tô Trung Từ mớm lời nên không bị Trữ quân trách phạt. Trái lại, Trữ quân thuận theo đề đạt của Tô Trung Từ, mở ngân khố chiêu mộ thêm binh sĩ phiên man. Đồng thời, Trữ quân tha bổng đám tử tù, quân t·rộm c·ắp… sung quân. Trữ quân ban chỉ, hễ đem thủ cấp Thiên Đức quân về nộp sẽ lĩnh thưởng 1 nén bạc. Bởi vậy thủ cấp tướng Thiên Đức như Bố Giáp, Kiều Quân Kỷ, Vương Chí Linh, Lê Phụng Hiểu… đáng giá bạc vạn. Kẻ lập đại công còn được phong ấp!
Phàm là dân đen ai ai cũng sợ m·ất m·ạng, chỉ muốn yên thân nhưng lệnh trưng tập ban bố, quân túc vệ lùng sục khắp thành bắt bớ tráng niên tuổi từ 16 sung quân. Bách tính bị cưỡng ép vào quân rất đông, sinh lòng oán ận nhưng thấp cổ bé họng chẳng thể cự lại. Chỉ có đám đầu trộm đuôi c·ướp, đám tử từ được thả cùng đám phiên man hăng hái hơn cả.
Tô Trung Từ gian ngoan phòng bất trắc đã trộn quân mới cũ, không cho dân cùng làng ở trong một đội. Riêng quân túc vệ hay cấm quân vốn là nòng cốt triều đinh vẫn giữ nguyên.
Ngay buổi chiều hôm ấy, một đạo binh hỗn hợp, y phục chưa đồng nhất dưới sự dẫn dắt của Hoàng Hựu xuất thành theo lối cửa Đông thẳng đến Nhân Mục Môn lúc trời vừa sẩm tối. Vừa đến nơi, Hoàng Hựu lệnh quân sĩ và dân làng gần đó suốt đêm đốt đuốc xới tung con đường cái quan dẫn từ cửa Đông kinh thành đến tận làng Am ven sông Nhuệ.
Tô Trung Từ, Lý Mẫn và Liễu Môn Nhân muốn cản bước quân thiết kị của Lê Phụng Hiểu và phá đường cắm chông theo hình chữ chi cũng là cách khả dĩ. Bên cạnh đó, theo kế sách của Liễu Môn Nhân, ngoài việc đào hầm cắm chông còn bố trí các toán xạ tiễn, Cự thạch pháo… tản mát song tương trợ lẫn nhau, hạn chế sát thương do thần khí Thiên Đức gây ra và tạo thành lớp phòng ngự có chiều sâu, làm chùn bước quân thiết kị Thiên Đức.
Chiều ngày mùng 1 tháng 3, Lý Mẫn cử bộ tướng Trần Hoàng Sinh đem gần hai nghìn cảm tử quân, một đạo binh nghe rất kêu, từ Loa Sơn đến trấn phía Bắc Nhân Mục Môn, che chắn bên hữu tuyến phòng ngự của Nguyễn Nộn. Đạo cảm tử quân của Trần Hoàng Sinh có phân nửa quân số là tử tù từng đoạt mạng người, giữa trán đều thích chữ Tử và buộc khăn trắng. Lý Mẫn cấp thêm rượu thịt cho đạo cảm tử quân của Hoàng Sinh nhằm khích lệ tinh thần.
Sáng sớm ngày mùng 2 tháng 3, Cao Tòng Chinh, Bùi Lạc Thuỷ, Lý Hà Trung hợp với 2 tiểu đoàn thuộc Trung đoàn 5 Sơn cước do Kiều Quân Kỷ chỉ huy tổ chức đánh úp Trần Hoàng Sinh. Trần Hoàng Sinh phái đám tử tù uống rượu gạo làm đội tiên phong, tràn ra đánh chém bất chấp hoả mai nổ đì đùng, hàng trăm tử từ đổ gục trước mũi súng. Trần Hoàng Sinh đích thân đốc quân bản bộ theo sát, toả ra hai bên cánh lăn vào chém g·iết khiến Lý Hà Trung và Bùi Lạc Thuỷ lúng túng thấy rõ. Kiều Quân Kỷ buộc phải lui binh, mất hơn hai trăm sĩ tốt.
- Thứ nhất sợ kẻ anh hùng, thứ hai sợ kẻ cố cùng liều thân! - Kiều Quân Kỷ nhăn mặt nói với cả bọn. - Với bọn không s·ợ c·hết này phải lấy hoả hổ phóng loạt mới khiến chúng kh·iếp sợ.
- Chúng nó mới đến chưa có pháo đá. - Cao Tòng Chinh nói. - Nội hôm nay chúng dựng xong pháo thì nhổ chúng e khó lắm thay. Tôi thiết nghĩ… phải xin với Hổ tướng quân cấp cho thần khí cỡ lớn san phẳng luôn đạo binh muốn c·hết này.
Kiều Quân Kỷ vội xua tay:
- Làm vậy thì dễ nhưng Đại Vương nói sinh mệnh của ai cũng đáng quý. Bớt đi một n·gười c·hết thì nguyên khí quốc gia vững thêm một phần. Tôi chẳng ngại trừ sạch bọn chúng nhưng chẳng đặng lòng.
Cao Tòng Chinh lại nói:
- Bọn đeo khăn trắng vốn là tội nhân chờ xử tử, cậu quên à? Tô tặc để chúng ở đây là muốn kéo thêm quân ta c·hết cùng. Sinh mạng ai cũng đáng quý nhưng sinh mạng quân ta ắt quý hơn địch nhân mà… chúng đáng ra c·hết rồi mới phải.
Kiều Quân Kỷ gãi đầu:
- Anh nói phải, vậy để tôi viết thư nhờ anh Hổ giúp một tay mới được.
Kiều Quân Kỷ sai quân hầu tức tốc trở lại quân doanh ở Kính Chủ xin thần khí trợ uy, dẹp bỏ Trần Hoàng Sinh.
Nhắc đến đạo thiết kị tinh nhuệ của Lê Phụng Hiểu sau khi vượt sông Nhuệ, chiếm được thủy doanh làng Am làm bàn đạp, bị quân Đỗ Động Giang hợp với Nguyễn Nặc chặn đánh nhất thời chưa thể tiến quân đành phải chờ tập hợp bộ quân cùng hoả khí.
- Thằng trẻ ranh Nguyễn Nặc vốn phường hữu dõng vô mưu, chỉ biết đâm chém chẳng đáng lo. - Lê Phụng Hiểu nói với tả hữu. - Ta chỉ dè chừng lão tướng Đặng Lương Xá mà thôi.
An Nhữ Hầu, bộ tướng của Lê Phụng Hiểu thắc mắc:
- Lão tướng râu trắng như cước khiến chủ tướng kiêng nể như vậy cớ sao lại chịu dưới trướng, để Nguyễn Nặc sai khiến?
Lê Phụng Hiểu chép miệng, thở dài:
- Đặng lão tướng tuổi đã gần lục tuần nhưng sức chẳng thua đám tráng niên, từng giữ giám quân túc vệ. Trưởng tử của ông ấy là Đặng Đại Độ, một văn quan trẻ có tiếng thanh liêm từng xử trảm một kẻ họ hàng ngang ngược của Tô Thái uý do kẻ ấy cưỡng dâm rồi g·iết người. Thái uý giận, song vì dân trong thành đều tỏ nên đành bỏ qua. Thời gian trước, dâu trưởng của Đặng lão tướng vào cung mừng thọ Thái hậu. Trữ quân trông nàng ấy dung mạo xinh đẹp nên triệu vào hầu.
Lê Phụng Hiểu nói đến đó bỗng nét mặt trầm buồn, hạ giọng:
- Sớm hôm sau chính ta hộ tống nàng ấy hồi phủ nhưng giữa đường nàng ta nhảy khỏi kiệu đâm đầu vào cột đá ven đường mà c·hết. Đặng Đại Độ khóc thương vợ, căm phẫn mà chẳng thể làm được gì bèn dùng khả năng thơ phú chửi mé hôn quân. Dân trong thành thuộc làu. Chuyện đến tai Trữ quân, Trữ quân cả giận truyền lột áo mũ, định chu di tam tộc. Tô Trung Từ nhân hiềm cũ nói thêm vào. May có Thái hậu đứng ra can ngăn, Đặng Đại Độ bị tống vào ngục thất. Đặng lão tướng bị bãi chức, giáng xuống làm tiểu tướng.
An Nhữ Hầu cảm khái:
- Mạt tướng vốn biết triều đình nhiễu nhương, trung lương chẳng có chỗ đứng. Nay tận tai nghe chủ tướng thuật cảm thấy bùi ngùi.
Lê Phụng Hiểu cười khổ:
- Lúc còn trong triều ta nào khác kẻ dắt gái về dâng Trữ quân hưởng lạc. Khi Trữ quân mây mưa, ta làm chó canh cửa. Đời ta tưởng đã tàn, may sao Đại Vương thu dụng nên ta mới có cơ hội xông pha trận mạc cùng các ngươi.
- Nói như vậy, ta thu phục Đặng lão tướng về dưới trướng Đại Vương có lợi hơn là trừ ông ấy. - An Nhữ Hầu khéo léo không đề cập đến chuyện cũ của Lê Phụng Hiểu. - Trưởng tử của ông ta là văn quan. Đại Vương rất thích văn quan thanh liêm.
Lê Phụng Hiểu lại cười khổ:
- Khổ nỗi Đặng lão tướng cổ hủ, hết mực trung thành với sự nghiệp tiên vương để lại. Người như ông ta không chịu cúi đầu trước nữ nhân.
An Nhữ Hầu cảm thán:
- Ôi! Một ông lão ngu trung!
Lê Phụng Hiểu nhoẻn miệng cười buồn mà rằng:
- Tường thành tuy cao mà chật, giới hạn suy nghĩ của con người ta. Như ta đây có tai mắt bên ngoài nên mới nhìn được xa, trông được rộng. Nhược bằng không kẻ đứng bên kia chiến tuyến chống lại các ngươi là ta chứ chẳng phải ai khác. Thôi, chẳng dông dài nữa, đem hoạ đồ đến đây ta bàn tính cho xong.
Quân hầu trải tấm hoạ đồ lớn bằng da lên bàn. Lê Phụng Hiểu vạch một đường thẳng đến cửa Đông thành ngoại nói với tả hữu:
- Đường Thiên Lý này là đường lớn duy nhất phù hợp cho thiết kị về thành. Hai mé tả hữu địa hình tuy bằng phẳng nhưng nhiều sông ngòi, mương máng chia cắt giữa các làng với nhau khiến kị quân của ta khó mà đi được. Tô Thái uý nhất định bố trí thêm binh mã chặn lối của chúng ta. Quân sư bên Nguyễn Nặc là Nguỵ Trí, một tay sách vở chứ chẳng thực tài. Các người liệu tính xem chúng ta cần làm gì để tiến về thành.
An Nhữ Hầu đề đạt ý kiến bằng một câu hỏi ngỏ:
- Tiền pháo hậu xung thì thế nào ạ?
Một bộ tướng khác cũng nêu ý kiến:
- Nếu ông Giáp điều quân từ Kính Chủ đánh ra Kẻ Mọc chia cắt phòng tuyến của Nguyễn Nặc với kinh sư thì sao nhỉ?
Lê Phụng Hiểu cùng tả hữu khoanh tay nhăn trán suy ngẫm bàn tính thiệt hơn.