Vạn Xuân Đế Quốc

Chương 644: Điều động binh mã




Chương 644: Điều động binh mã
Cao Tòng Chinh chạy được một quãng chợt chia binh thành hai ngả. Lý Tùng Hoán thúc quân đương hăng, nhận thấy sự lạ liền chột dạ, vội truyền ba quân dừng chân. Trong đám cỏ cao ngang ngực đằng trước, lố nhố trọng binh Thiên Đức vận giáp trụ, tay khiên tay giáo ẩn nấp. Lý Tùng Hoán nhếch miệng cười nhạt:
- Trò vặt vãnh của đám đồng ấu, ông đánh giá cao chúng bay quá.
Dứt lời, Lý Tùng Hoán hô quân đánh tràn vào đám cỏ trước mặt. Quân lệnh vừa truyền, ba quân hét vang. Lý Tùng Hoán cười đắc chí khi trông thấy nhiều binh sĩ đối phương quay lưng bỏ chạy.
- Mau g·iết hết cho ta, không tha đứa nào!
Vừa thúc chiến mã xông lên, Lý Tùng Hoán vừa thét lớn. Kị quân tràn vào khoảng cỏ cây um tùm, trông rõ bọn Cao Tòng Chinh chạy sấp chạy ngửa bên tả, bên hữu chẳng có hàng lối. Trước mặt, cách chừng dăm ba mươi thước, trọng binh Thiên Đức hoảng hốt bỏ chạy trước tiếng ngựa hí quân reo.
- Đuổi kì được, bắt lấy Cao tặc ở đằng kia!
Hoàng Hựu đứng xa trông thấy mọi sự, nhận thấy thời cơ thuận lợi bèn lệnh đạo tiên phong ào lên trợ chiến. Đạo binh do Hoàng Hựu phái trợ chiến khoảng dăm trăm người, chếch về bên hữu, tụt lại sau bọn Lý Tùng Hoán ngót trăm trượng.

Tiền quân Lý Tùng Hoán bắt kịp trọng binh Thiên Đức. Cao Tòng Chinh bấy giờ nghe trống hiệu liền dẫn binh quay lại hợp lực giao chiến. Kị quân Lý Tùng Hoán thiện chiến, trọng binh Thiên Đức tỏ ra núng thế, vừa chống đỡ vừa lui khiến Lý Tùng Hoán thêm đắc chí dốc toàn lực đánh tới.
Chương khoác chiến bào đứng trên mô đất cai theo dõi chiến trường với vẻ mặt điềm nhiên. Trông thấy cánh quân của Hoàng Hựu vừa nhập trận, quây đánh bọn Cao Tòng Chinh, Chương gọi Phạm Văn Xảo lại gần và bảo:
- Dùng Hoả pháo liên hoàn cỡ nhỏ trút đạn vào khoảng sau lưng bọn Sùng Hoán, chia cắt hắn với trung quân Hoàng Hựu. Còn bao nhiêu đạn nổ cứ đem hết ra mà bắn xả, đừng có tiếc.
Phạm Văn Xảo tuy là chỉ huy Thân Vệ quân nhưng từng có thời gian theo Phạm Bạch Hổ lúc đánh chiếm châu Vũ Ninh nên kinh nghiệm dùng Hoả pháo liên hoàn hay thần công đều tốt. Cúi đầu tuân mệnh, Xảo lui xa một quãng lệnh thuộc hạ phất cờ hiệu. Mấy khẩu Hoả pháo liên hoàn cỡ nhỏ được quân sĩ khiêng chạy nhanh như bay. Chẳng mấy chốc, loạt quả nổ đầu tiên v·út lên không trung, rơi vào phía sau lưng đạo quân kị của Lý Tùng Hoán. Các quả đạn rơi tứ tung, quả nổ trên không trung, quả rơi xuống đám cỏ mới p·hát n·ổ. May thay, thời tiết thượng tuần tháng Hai ẩm ướt nên không xảy ra hoả hoạn.
Những quả nổ do Phạm Văn Xảo bắn ra tuy không gây ra thiệt hại nhân mạng đáng kể, nhưng khiến đạo quân của Hoàng Hựu vừa nhập trận chạy dạt ra tránh né. Tràng dài âm thanh đùng đoàng khiến nhiều chiến mã của Lý Tùng Hoán tung vó hất ngã chiến binh ngồi trên lưng rồi chạy loạn. Trong phút chốc, đội hình của Hoán lộn xộn. Bản thân Hoán có chút dao động ngoảnh trước trông sau. Đến khi nhận ra ý đồ của đối phương không phải nhắm vào trận giáp chiến, Lý Tùng Hoán quyết định thúc quân áp sát, tràn qua nhằm tiêu diệt thần khí của Thiên Đức ở phía sau.
Trước sức ép của đối phương, Cao Tòng Chinh cùng số trọng binh dưới quyền Vi Thọ Kỳ lui về gần vị trí mấy khẩu Hoả pháo đang không ngừng nhả đạn. Vi Thọ Kỳ ném một quả lựu đạn tre về phía trước, binh sĩ làm theo nhằm cản bước kị quân. Phạm Văn Xảo ở phía sau, truyền đổi trống và cờ hiệu. Trống vừa nổi, binh sĩ bỏ Hoả pháo liên hoàn chạy về hậu quân. Cao Tòng Chinh, Vi Thọ Kỳ nghe mấy hồi trống, sai quân ném một số lựu đạn tre chặn hậu rồi cũng cắm đầu chạy về sau.
Lý Tùng Hoán nhìn về phía những tán cây rậm rạp, nơi lá đại kỳ màu vàng đang bay phấp phới như thể trêu ngươi, suy tính chốc lát và rồi quyết định đánh xốc tới, bất chấp nguy cơ Cự thạch pháo hoặc Hoả pháo giấu trong đó chờ sẵn.
Chẳng có đá rơi xuống đầu khi rừng cây đã gần, Lý Tùng Hoán lấy làm mừng. Lại có thêm chi viện của Hoàng Hựu, Hoán thêm hăng máu, nhất là Hoán đã trông thấy một người khác chiến bào, tả hữu vây quanh, điềm nhiên đứng trông chiến trận. Thiên Đức quân ẩn náu trong rừng cây reo hò, lũ lượt xông ra tiếp chiến, chặn bước tiến của Hoán. Điều này nằm trong dự liệu nên Hoán không chút nao núng, luôn miệng hò hét quân sĩ đánh dấn lên.

Hàng chục quân kị binh triều bị trúng tiễn ngã ngựa, hàng chục chiến mã bị Thiên Đức quân dùng câu liêm thương cắt mất một vó ngã nghiêng, kéo theo kị quân trên lưng.
Hoàng Hựu đích thân dẫn quân bản bộ nhập trận tiếp ứng cho Hoán. Vừa lúc ấy, ở đám cây dại rậm rạp bên mé hữu đột nhiên có tiếng hò reo như sấm dậy. Thiên Đức quân như từ dưới đất chui lên, tay khiên tay đao đạp đất bằng đánh thẳng vào sườn phải của đạo binh Hoàng Hựu. Hựu giật mình nhưng khoảng cách đủ cho Hựu dừng chân xoay chuyển đội hình tiếp chiến. Trong tay có đội cung thủ, Hựu sai phóng tiễn bắn chặn. Hơn ba trăm Thiên Đức quân, gồm quân Thân Vệ và bộ quân dưới quyền chỉ huy của Ngô Phù Khê lấy khiên che đầu rút ngắn khoảng cách.
Đại bộ phận binh sĩ của Hoàng Hựu tạo thành hình chữ Tam, giơ khiên chỉa giáo chờ sẵn. Hựu ngồi trên lưng ngựa nheo mắt nhìn vào khoảng cây cối um tùm đằng xa, lại ngoảnh trông về phía bóng người khoác chiến bào như đang mời gọi binh triều.
Ngô Phù Khê nhắm kì hiệu của Hoàng Hựu, quân chia thành 5 hàng dọc xông đến, còn cách hai mươi trượng thì điểm hoả lựu đạn tre và hoả hổ. Lựu đạn rơi vào đội hình dàn ngang của Hựu trong khi hàng chục binh sĩ Thiên Đức khác cầm hoả hổ áp sát. Trước uy lực của lựu đạn, sức nóng của hoả hổ, trong phút chốc bức tường phòng thủ của Hoàng Hựu bị phá vỡ. Hàng chục quân sĩ tử thương.
Thân Vệ quân ào vào cận chiến, bộ quân theo sau luôn tay điểm hoả hoả khí trợ chiến. Bởi thế dù quân số chưa bằng một nửa của Hựu nhưng Ngô Phù Khê chiếm ưu thế gần như tuyệt đối trong những phút đầu xung trận. Hựu lệnh thân quân ra chặn Ngô Phù Khê, Phù Khê cùng tả hữu ném ra những quả lựu đạn tre cuối cùng giải tán đám cản địa, chấp nhận một vài t·hương v·ong khiến Hoàng Hựu kinh sợ, vội quay ngựa tháo chạy về hướng Nam cùng thân quân. Quân bản bộ của Hựu tan hàng mạnh ai nấy chạy.
Ngô Phù Khê vừa lúc chiếm được lợi, thấy Hựu chạy, thay vì đuổi theo bèn đem quân tập hậu Tùng Hoán. Hoán khi này bị chặn đánh rát mặt trước, thua thiệt về v·ũ k·hí, vừa đánh vừa lùi, hậu quân lộn xộn. Hoán biết tình thế nguy cấp, còn chưa kịp truyền lệnh thì một bộ phận quân sĩ bên cánh phải vốn do Hựu phái tiếp ứng bỗng bỏ chạy, có lẽ do thấy kì hiệu đại tướng họ Hoàng đã xuôi về phía Nam.

Binh bại núi đổ, kị quân của Hoán rơi vào thế hạ phong, bị quây kín, chia cắt thành từng khối nhỏ. Vừa lúc ấy Chương tung thêm vài trăm quân nhập trận nhằm giải quyết chiến trường khiến tình thế của Hoán thập phần nguy ngập. Vi Thọ Kỳ c·ướp được một chiến mã xông đến đánh với Hoán mấy hiệp, Hoán chỉ lo chống đỡ tìm đường lui chẳng thể chỉ huy được nữa. Sau cùng, Hoán tung ra mấy sát chiêu muốn đồng quy vu tận buộc Vi Thọ Kỳ phải giật cương lùi ngựa. Hoán nhân cơ hội đó bỏ chạy về phía Nam. Theo sau Hoán còn hơn trăm kị quân tơi tả và mấy mươi bộ quân cắm đầu chạy cố nhặt lại mạng nhỏ.
Vi Thọ Kỳ, Cao Tòng Chinh, Ngô Phù Khê nhận lỗi vì không bắt được tướng giặc. Chương phẩy tay cười không trách tội, bảo chúng tướng gấp rút thu thập quân binh triều đem về Kẻ Mẩy vì Tô Trung Từ sẽ sớm điều đại binh đánh lớn.
Lại nói về Lý Mẫn, lúc nghe tin làng Cái bị đốt trụi, dẫu quân trong thành ra ứng chiến, bức Thiên Đức phải rút thì hồn siêu phách lạc, chẳng còn lòng dạ nào mưu tính đánh Lê Phụng Hiểu. Lý Mẫn tức tốc lui đại binh về Văn Quán trang, lấy hậu quân làm tiền quân mau chóng vượt Nhuệ Giang về đất Kẻ Mọc. Nguyễn Nặc từ bỏ việc khiêu chiến với Cam Giá Phùng thị quân, nhận nhiệm vụ đoạn hậu cho Lý Mẫn. Lê Phụng Hiểu nhân cơ hội đại quân Lý Mẫn rút bèn sử dụng vài trăm thiết kị, tận dụng tính cơ động, t·ấn c·ông Nguyễn Nặc suốt một ngày một đêm. Nguyễn Nặc chỉ lo chống đỡ, kéo vội quân về Văn Quán trang, điểm lại chỉ còn hơn hai nghìn, số quân còn lại lợi dụng trời tối tản mát hết lượt.
Chẳng để đối phương có thời gian chỉnh đốn binh mã, Lê Phụng Hiểu huy động ba thứ quân gồm bộ, kị và pháo vây kín ba mặt trang Văn Quán. Nguyễn Nặc lúc này là chỉ huy cao nhất, nhắm tình hình nguy khốn, muốn phóng hoả đốt trang, huỷ kho lương trước khi tháo chạy song gặp trời mưa phùn lất phất, lửa không cháy lan, bảy phần mười lương thảo, khí cụ c·hiến t·ranh rơi vào tay Lê Phụng Hiểu. Phụng Hiểu đuổi đánh Nguyễn Nặc đến gần bờ hữu ngạn Nhuệ Giang mới chịu ngưng khi gặp đại quân Lý Mẫn đang vượt sông.
Trước tình hình ngày một nguy cấp, Tô Trung Từ thảo thư cầu viện gửi đến Đỗ Thạc. Thạc nhận thư, cử thủy tướng đem trăm chiến thuyền lớn nhỏ vào Nhuệ Giang từ hướng sông Hát, giao chiến với lão tướng Cao Quang Chương. Cao Quang Chương tuân thủ kế hoạch, chỉ đánh cầm chừng, lập thuỷ trại phong toả đường thuỷ, quyết không cho thủy quân Đỗ Động Giang nhập hội với Lý Mẫn.
Tô Trung Từ nhận định, đại cuộc phân định ở Kẻ Mẩy, dẫu thiệt hại bao nhiêu đi chăng nữa cũng phải dốc toàn lực bắt cho kì được Vạn Thắng vương hoặc chí ít cũng đuổi Thiên Đức chạy dài một phen nhằm tạo chút thanh thế. Biết Thiên Đức vượt Nhuệ Giang ở quãng làng Ngọc Mịch, cùng khoảng thời gian Lý Mẫn lui quân từ Văn Quán trang sang bờ tả ngạn Nhuệ Giang, Tô Thái uý truyền quân thủy bộ đồn trú tại cửa Liên Mạc mau chóng xuôi theo dòng chiếm lại đất Hương Canh, cắt đường tiếp vận của Thiên Đức. Do Nhuệ Giang có nhiều đoạn khúc khuỷu, lòng sông cạn chiến thuyền lớn khó đi qua, thủy quân binh triều trấn cửa Liên Mạc phải chia hai đạo tiến xuống. Đạo thuỷ có gần hai trăm thuyền nhỏ chuyên trở binh sĩ, khí giới do danh tướng binh triều Bùi Công Hoảng thống lĩnh. Đạo trên bộ, men theo bờ hữu ngạn Nhuệ Giang gồm một nghìn năm trăm quân do Tả Vũ vệ tướng quân Khúc Bàng Giang chỉ huy. Đồng thời Tô Trung Từ lệnh cho tướng Nguyễn Xuân Tảo đem một nghìn tinh binh trú ở Quả Động, một doanh ở Đông Bắc kinh thành, trưng tập thêm vài trăm dân binh tiến đến bờ tả ngạn Nhuệ Giang, hợp với Bùi Công Hoảng, Khúc Bàng Giang làng Noi, các Kẻ Mẩy chưa đầy hai mươi dặm về hướng Bắc. Đạo thuỷ bộ binh triều tập hợp tại khu vực làng Noi nhanh chóng tăng lên đến hơn năm nghìn quân, sáu phần trong số này đủ khả năng giáp trận.
Thông tin xác thực, Vạn Thắng vương đích thân chỉ huy Thiên Đức quân đóng ở Kẻ Mẩy khiến tướng sĩ kinh thành kẻ âm thầm nể sợ, kẻ phấn khởi ra mặt. Phần thưởng khi lấy được thủ cấp tướng Thiên Đức lên đến vạn lạng vàng, còn như đem đầu Vạn Thắng vương về trình xem như có nửa giang sơn. Lý Mẫn lấy làng Kính Chủ làm đại bản doanh, điều gần trăm chiến thuyền nhỏ từ thủy trại cạnh làng Am, nơi có bến đò từ trang Văn Quán về đất Vĩnh Thuận, ngược dòng Nhuệ Giang hợp với Bùi Công Hoảng gần khu vực làng Ngọc Mịch. Thể hiện quyết tâm cắt đứt đường qua lại của Thiên Đức, Lý Mẫn cũng lệnh cho quân đem dăm chục cỗ Cự thạch pháo, Song thủ pháo từ làng Am men theo bờ sông Nhuệ. Gần vạn dân Vĩnh Thuận được huy động khiêng vác khí cụ cho binh triều.
Nguyễn Nặc trấn bờ hữu ngạn Nhuệ Giang nhận lệnh phái một đạo binh nghìn người men theo sông Nhuệ đến giữ làng Thiên Mỗ làm bản doanh tạm thời, trưng tập binh mã, tàn quân các nơi nhằm uy h·iếp Ngọc Mịch từ phía Nam. Bên cạnh đó, Lý Mẫn dự định khi tập hợp binh mã đủ mạnh ở Thiên Mỗ sẽ tiến lên hướng Đông Bắc, chia cắt, uy h·iếp Ngọc Mịch từ phía Đông. Tuy vậy, ý đồ tập hợp binh mã tại Thiên Mỗ của Nguyễn Nặc chưa bao giờ thành công bởi Lê Phụng Hiểu không cho phép điều đó xảy ra. Mỗi ngày, binh triều tại Thiên Mỗ phải lo chống lại hàng chục cuộc t·ấn c·ông lớn nhỏ của Thiên Đức quân. Tàn binh và dân binh các nơi có lòng theo Trữ quân đều không thể đến được Thiên Mỗ.
Trung tuần tháng Hai, gần làng Kính Chủ có đến 1 vạn binh mã, chủ yếu là bộ quân, Cự thạch pháo, hơn nghìn tay cung nỏ và chừng đó khinh kị. Tô Trung Từ phái Liễu Môn Nhân từ kinh thành đến soái trướng tham mưu cho Lý Mẫn. Hảo tướng có bọn Lý Tùng Hoán, Hoàng Hựu, Nguyễn Cảnh Thăng, Trần Hoàng Sinh, Quách Khướu, Đoàn Nhật Tăng… sẵn sàng đợi lệnh ngoài trướng.
Trong lúc binh triều đổ lực lượng về quanh Kẻ Mẩy thì bên kia chiến tuyến, Chương cũng lần lượt điều động binh mã.
Tại Xích Giang, chờ Khúc Bàng Giang, Bùi Công Hoảng tiến xuống Hương Canh, Yết Kiêu mới hạ lệnh thủy quân xuất kích trong đêm, t·ấn c·ông cửa Liên Mạc. Tại Liên Mạc diễn ra hàng chục cuộc đấu pháo đá giữa hai bên trong suốt ba ngày đêm. Sang đến ngày thứ tư của cuộc đụng độ, thủy quân Thiên Đức đánh tan các trận địa Cự thạch pháo của binh triều trấn bên mé hữu cửa Liên Mạc, nhờ đó đổ quân lên bờ chiếm lĩnh các vị trí trọng yếu. Phần lớn binh triều bơi qua sông sang bờ tả ngạn, số b·ị t·hương và b·ị b·ắt chỉ vài trăm người. Chủ trương của Chương không nhất thiết phải chiếm toàn bộ cửa Liên Mạc để lấy lối vào sông Nhuệ mà chỉ cần phong toả cửa sông. Thủy quân Thiên Đức sau khi đổ bộ lần lượt 3 tiểu đoàn tiến về Hương Canh theo đường bộ, uy h·iếp Khúc Bàng Giang từ mặt sau.

Bạn có thể dùng phím mũi tên hoặc WASD để lùi/sang chương.