Chương 643: Lý Tùng Hoán
Bầu trời đêm loé sáng trong thoáng giây, kèm theo đó là tràng dài những thanh âm đì đùng khiến những con chiến mã của Quách Khướu tung hai vó lên không trung hí vang trời khiến quân sĩ phải khó khăn lắm mới khiến chúng bình tĩnh trở lại. Các tướng truyền lệnh ba quân đề cao cảnh giác, sẵn sàng xung trận.
Một khoảng lặng ngắn ngủi dưới ánh trăng mờ nhạt, yếu ớt. Cỏ cây khẽ lay động theo từng cơn gió lạnh. Trên bầu trời đêm đột nhiên xuất hiện hàng chục q·uả c·ầu l·ửa, chúng rơi xuống đất tạo thành những đ·ám c·háy nhỏ. Tiếp đó, từ ba hướng Đông Bắc, Bắc và Tây Bắc, hàng trăm mũi hoả tiễn sau khi vẽ hình cầu vồng thì cắm xuống đất. Đứng xa trông đến tưởng như những ngọn lửa ma trơi bập bùng trong đêm đen.
Nguyễn Cảnh Thăng nhận định Thiên Đức quân đặt phục binh đón lõng. Chờ thêm chừng một khắc, Cảnh Thăng sai quân hầu xem xét tình hình. Một lúc lâu sau quân hầu trở lại bẩm báo:
- Bọn Thiên Đức dùng hàng trăm bù nhìn rơm cắm sau các lùm cây, mô đất. Bù nhìn nối với nhau bằng dây chão lắc lư qua lại để lừa ta ạ.
Nguyễn Cảnh Thăng bực dọc vung gươm chém đứt đôi mấy bù nhìn rơm quân hầu đem về. Giọng hằn học:
- Thái uý đại nhân nói đúng, binh lực chúng nó mỏng nên mới phải bày trò cản bước. Truyền ba quân tiến mau kẻo vuột mất chúng.
Nói đoạn Nguyễn Cảnh Thăng nhảy lên lưng chiến mã khoát tay ra hiệu tiến quân. Chiến mã đi chưa được mươi trượng thì bầu trời đêm phía trước một lần nữa loé sáng kèm tiếng đì đùng không ngớt. Những q·uả c·ầu l·ửa vụt sáng trên không trung như muốn thách thức binh triều. Nguyễn Cảnh Thăng đang chẳng biết sự thể ra sao, Quách Khướu đã đến cạnh bên nói:
- Phái một đạo tiền trạm dò đường cẩn trọng vẫn hơn. Bọn Thiên Đức xưa nay nổi tiếng mưu mẹo, biết đâu chúng ém phục binh kèm hoả khí chờ ta vào thật gần mới đổ ra đánh?
Cảnh Thăng sẵn lòng hoang mang bèn cho là phải liền phái một đạo dăm chục quân kị vượt lên trước đội hình chừng dăm, bảy mươi trượng chậm rãi dò đường.
Lại nói về Lý Tùng Hoán sau khi thoát chạy khỏi Kẻ Mẩy trở về nơi đứng chân trong rừng tre trúc lúc tối liền có thêm hơn nghìn quân tiếp viện của tướng Trần Quỳnh lập tức dẫn binh quay trở lại Kẻ Mẩy. Lý Tùng Hoán và Trần Quỳnh cùng chung nhận định quân Thiên Đức ắt trú trong làng Kẻ Mẩy Thượng, Kẻ Mẩy Hạ nên chia binh lực t·ấn c·ông cùng lúc. Trong khi đó Hoàng Hựu, một tướng dày dạn kinh nghiệm trận mạc dưới trướng Tô Trung Từ, đảm trách t·ấn c·ông doanh Kẻ Mẩy từ hướng Nam với hơn một nghìn tinh binh.
Hoàng Hựu biết được doanh Kẻ Mẩy trước sau chỉ có hơn trăm binh sĩ Thiên Đức trấn giữ, đồ rằng quân Thiên Đức chia nhỏ trú đóng ở địa điểm khác song thời gian gấp rút, Hoàng Hựu tập hợp binh mã tràn vào doanh. Quân Thiên Đức chống cự yếu ớt, tháo chạy tán loạn. Hoàng Hựu dễ dàng chiếm lại quân doanh bèn sinh nghi, để một bộ phận nhỏ trấn doanh, đại bộ phận nhắm hướng Đông Bắc đến làng Kẻ Mẩy Trung, nơi Hoàng Hựu tin rằng Thiên Đức quân vượt sông Nhuệ sẽ tập trung binh lực tại đó. Hoàng Hựu cần phải kiểm soát Kẻ Mẩy Trung, lấy đó làm bàn đạp đẩy lui binh mã Thiên Đức từ Ngọc Mịch sang.
Lúc ấy đã là giữa giờ Dần.
Tiền quân của Hoàng Hựu vấp phải phục binh Thiên Đức. Quân Thiên Đức từ Kẻ Mẩy Trung đổ ra, Hoàng Hựu đốc quân giáp chiến. Mới nhập trận, Hoàng Hựu chiếm lợi thế khi có quân số đông gấp đôi. Giao chiến hơn một khắc đồng hồ, từ hướng sông Nhuệ vọng đến nhiều tiếng trống thúc quân. 3 đại đội bộ binh Thiên Đức vừa chân ướt chân ráo đặt chân lên bờ hay tin có giao chiến, không cần giữ bí mật, tay đuốc tay đao chạy đến Kẻ Mẩy Trung trợ chiến. Hoàng Hựu liệu thế giao chiến lâu sẽ bất lợi bèn hạ lệnh thu quân về hướng doanh Kẻ Mẩy. Quân Thiên Đức thừa cơ truy kích, hè nhau đuổi g·iết.
Lại nhắc bọn Lý Tùng Hoán và Trần Quỳnh, cả hai dùng hoả công khiến lũy tre mé Tây Nam hai làng rực cháy. Quân Thiên Đức ở mỗi làng chỉ có quân số tương đương một đại đội, kêu gọi dân làng chạy về hướng sông Nhuệ lánh nạn. Một số dân làng chạy hướng ngược lại, báo cho bọn Lý Tùng Hoán, Trần Quỳnh binh lực trong làng. Biết đối phương yếu thế, Tùng Hoán và Trần Quỳnh đốc quân tràn vào làng. Thiên Đức quân trong hai làng rút về hướng sông. Nửa đường, thấy binh triều của Hoàng Hựu giao chiến với đồng đội ở mé tả liền nhập vào nhập trận.
Lý Tùng Hoán, Trần Quỳnh chiếm được Kẻ Mẩy Thượng, Kẻ Mẩy Hạ liền tung quân đuổi riết. Số quân truy kích của Lý Tùng Hoán tham gia và rút về doanh Kẻ Mẩy cùng bọn Hoàng Hựu. Lúc Lý Tùng Hoán hay tin Hoàng Hựu bất lợi, định cùng Trần Quỳnh đem binh tiếp viện song không thể. Số là các toán quân nhỏ lẻ của Thiên Đức tại các vị trí ẩn náu trước đó đã ém quân chờ đại bộ phận binh lực của Trần Quỳnh và Lý Tùng Hoán vào làng, bất ngờ dùng hoả hổ, lựu đạn tre, nỏ Liên châu tập hập các toán hậu quân còn ở ngoài làng. Trong khoảng thời gian ngắn, hàng trăm t·iếng n·ổ chói tai rồi im bặt khiến Lý Tùng Hoán, Trần Quỳnh lấy làm băn khoăn.
- Bọn Thiên Đức để ta chiếm làng, dụ ta đuổi chúng về hướng bờ sông rồi bất thần dùng đòn hồi mã thương. Chúng sẽ cùng lúc vây đánh hai mặt Đông Tây, ép ta vào giữa, bức ta rút về quân doanh tạm chiếm.
Lý Tùng Hoán nghe lời bàn của Trần Quỳnh có lý nên thay vì ra lệnh ba quân nhắm hướng sông lại quyết định rút về doanh Kẻ Mẩy ở hướng Nam. Trời còn chưa tỏ, gần hai nghìn binh triều đứng chân trong ngoài quân doanh, trông rõ bóng dáng các toán binh Thiên Đức từ hướng Đông Bắc và Tây Bắc lố nhố trên cánh đồng mênh mông.
- Nơi này không tiện ở lâu! - Lý Tùng Hoán cất lời. - Nếu không phong toả được sông Nhuệ, đám Thiên Đức kéo sang mỗi lúc một đông sẽ khiến ta bất lợi.
Hoàng Hựu gật đầu đồng tình:
- Kẻ Mẩy sẽ trở thành chỗ đứng chân của chúng nó. Chờ trời sáng rõ, nắm được binh lực của chúng sẽ liệu. Quân doanh lúc này chênh vênh, nếu chúng vòng ra sau lưng sẽ khốn lắm.
Trời tỏ sương tan, quân hầu bẩm báo với Hoàng Hựu:
- Quân Mạc tặc đang đào hầm hố, dựng Cự thạch pháo, chừng một canh giờ nữa sẽ xong.
Hoàng Hựu bặm môi, ngoảnh trông Trần Quỳnh, Lý Tùng Hoán. Hựu dự tính sẽ thu quân về phía sau, phá bỏ quân doanh. Đương lúc Hựu còn do dự thì thám mã từ kinh thành cấp báo:
- Thiên Đức t·ấn c·ông làng Cái, dự định chiếm núi Ốc. Quân số áng chừng ba, bốn nghìn. Dạ bẩm, có trông thấy Cao Tòng Chinh trước trận tiền.
Hoàng Hựu bực dọc, tung nắm đấm vào không khí, gằn giọng:
- Cha con họ Cao là đám phản trắc, cõng rắn cắn gà nhà. Nhưng… bằng cách nào chúng nó đem chừng ấy quân đánh tận đến làng Cái?
Trần Quỳnh đăm đăm nhìn hoạ đồ thắc mắc:
- Đất Kẻ Mọc nhiều ao tù, mương máng nên chẳng thể dẫn trọng binh từ Nhuệ Giang đến làng Cái. Tại Nhân Mục có đặt quân doanh, dù nhỏ song có động lập tức biết ngay. Bọn Thiên Đức đã theo lối nào?
Lý Tùng Hoán đứng khoanh tay, nhíu mày nhận định:
- Chỉ có thể từ Kẻ Mẩy đánh xuôi xuống.
Hoàng Hựu nhăn mặt:
- Đêm rồi hai đạo binh của ta đến đây theo lối đó, thậm chí một đạo xuất phát từ hướng làng Cái, nào có động tĩnh.
Lý Tùng Hoán lại nói:
- Có thể chúng đã tránh được tai mắt, không đi theo đường cái.
Hoàng Hựu không nói thêm, với tay lấy bình rượu ngửa cổ uống một hơi rồi nói:
- Tin tức mỗi lúc một tệ! Thái uý chưa có lệnh nhưng phải sớm rút trước khi trở thành bia sống. Lý tướng quân, ông đoạn hậu. Trần tướng quân tiên phong, nhắm hướng làng Cái đánh hậu quân Mạc tặc.
Trần Quỳnh vâng mệnh. Lý Tùng Hoán lại nói:
- Trên đường về làng Cái có làng này, Trần tướng quân phải lưu tâm. Thiên Đức không phải lũ giặc cỏ, một khi công làng Cái ắt chúng phải đặt phục binh nơi hậu quân đề phòng bất trắc.
Trần Quỳnh khẽ gật đầu:
- Ấy là Kính Chủ có trăm nóc nhà.
Trần Quỳnh dẫn binh bản bộ rời quân doanh, Hoàng Hựu xuất phát sau đó chỉ 1 khắc, tiền quân và trung quân trông thấy kì hiệu của nhau. Lý Tùng Hoán có quân kị lo đoạn hậu, lần lượt rút sau cùng khi những cỗ Cự thạch pháo Thiên Đức chưa nhả đạn.
Làng Kính Chủ nằm cách sông Tô vài dặm về phía Đông, là một làng nhỏ, ngoài trồng lúa, dân làng Kính Chủ nuôi lợn ỉ cung cấp vào thành. Do cả làng nuôi lợn, bán kính 2 dặm quanh lũy tre làng có nhiều chuồng lợn. Mùi xú uế thường trực. Làng còn có tên gọi không chính thức là Trại Lợn.
Cổng làng Kính Chủ cách con đường cái đắp đất ngoằn ngoèo, uốn lượn giữa những cánh đồng, gò đất khoảng hơn 1 dặm. Gần ngang qua Kính Chủ, Trần Quỳnh càng đề cao cảnh giác. Con đường cái chỉ lưu lại dấu vết của bọn Hoàng Hựu đi qua lúc đêm. Dấu chân bùn, cỏ cây ven đường có quãng bị giẫm đạp đều thể hiện con đường chưa từng có đạo binh nào từ hướng Kẻ Mẩy về làng Cái.
- Thiên Đức không thể có cánh! - Trần Quỳnh nói với tả hữu. - Bọn chúng không theo đường cái ắt băng qua những thửa ruộng.
Một thuộc hạ bèn hỏi:
- Bẩm tướng quân, ta có cần cho người vào Kính Chủ dò hỏi không ạ?
Trần Quỳnh lưỡng lự giây lát rồi khẽ gật đầu. Quân hầu thúc ngựa chạy vọt lên phía trước, bụi tung theo vó ngựa. Lúc sau quân hầu trở lại bẩm báo làng Kính Chủ không có sự lạ, Thiên Đức chưa từng ngang qua lối này. Trần Quỳnh nghe vậy liền lệnh quân đi nhanh hơn. Ngang qua Kính Chủ chưa được bao xa, Trần Quỳnh bất ngờ đụng phải phục binh của Phùng Hiền ẩn náu hai bên đường cái, t·ấn c·ông vào hai sườn đội hình hành quân.
Lựu đạn tre p·hát n·ổ, tiễn ngắn phóng như mưa trong tiếng hò reo dậy đất của hơn ba trăm chiến binh. Trần Quỳnh chống đỡ hai mặt chờ Hoàng Hựu tiếp cứu song hoả khí Thiên Đức uy lực mạnh khiến đội binh đi đầu đã tan hàng. Trần Quỳnh trên lưng ngựa, đội mũ vận giáp sáng loáng trở thành mục tiêu bị nhắm đến, buộc phải cho ngựa phi xuống ruộng lúa bên trái đường cái. Chiến mã của Trần Quỳnh trúng liền một lúc mấy mũi tiễn, chạy chưa được bao xa thì khuỵ xuống. Quân sĩ hai bên dùng v·ũ k·hí lạnh cận chiến trên những thửa ruộng. Binh triều thất thế ngay từ đầu bởi những t·iếng n·ổ do lựu đạn tạo ra. Trần Quỳnh bị mấy quân sĩ Thiên Đức lăn xả vào đâm chém, bộ giáp nặng nề khiến Trần Quỳnh khó xoay sở, nhận hàng chục v·ết t·hương, t·hiệt m·ạng khi Hoàng Hựu còn cách không xa. Trừ được địch tướng, Phùng Hiền rút theo hai ngả, một chạy về Nam, một ngược lên Bắc. Hoàng Hựu đốc quân đuổi theo một quãng thì ngưng do lo ngại trúng kế. Hựu sai quân đem xác Trần Quỳnh lên ngựa, gọi bọn Lý Tùng Hoán ở phía sau mau nhập vào đội hình trung quân.
Lý Tùng Hoán kéo quân rút khỏi Kẻ Mẩy, các đội hậu bị liên tục bị Thiên Đức quân đeo bám. Quân kị của Tùng Hoán khi thì trên đầu đội hình, lúc lại ở cuối xua bộ quân Thiên Đức ra xa. Ngược xuôi như vậy suốt cả canh giờ nên Lý Tùng Hoán vô cùng bực dọc, luôn miệng chửi rủa Thiên Đức quân.
- Bọn khốn Thiên Đức thừa sức mặt đối mặt với ta mà trước sau lại như cá rỉa mồi, rõ muốn tiêu hao sinh lực, làm chậm bước tiến, khiến ta mệt mỏi mà mất cảnh giác. Bẩm tướng quân, ta cứ mặc chúng. Chúng bu đến cứ phóng tiễn hú hoạ để đi cho mau.
Lý Tùng Hoán chưa có kinh nghiệm đối phó với một đội quân ngang sức nhưng lại chia nhỏ đội hình đánh tả quấy hữu, đành thuận theo ý thuộc hạ.
- Thiên Đức quân dùng xa luân chiến. Chúng nhất định không chịu dàn trận đánh lớn, hẳn binh lực chưa tập trung. - Tùng Hoán nói. - Kẻ Mẩy này bỏ rồi khó lấy lại, mong Thái uý và Đô thống đại nhân có đối sách với chúng. Còn trước mắt cứ bá·m s·át Hoàng tướng quân rồi liệu sau.
Lý Tùng Hoán đuổi kịp trung quân của Hoàng Hựu. Mới đi được non nửa canh giờ, thám mã tiền trạm cấp báo với Hoàng Hựu:
- Binh mã Thiên Đức đang đến, áng chừng hai nghìn quân, có đại kì Vạn Thắng vương ở trung quân. Xin tướng quân định liệu.
Hoàng Hựu giật mình, suy nghĩ giây lát bèn mời Lý Tùng Hoán phi ngựa lên nghị sự. Hoán nghe xong liền nói rằng:
- Vạn Thắng vương thân giá nghìn vàng, chẳng thể thân chinh dẫn một đạo binh ít ỏi như vậy giữa chốn binh đao. Thiên Đức quân lắm mưu mẹo, có khi nào dùng kế rung cây nhát khỉ hay không?
Hoàng Hựu gật gù, cho là phải.
- Lý tướng quân, địch ở phía trước, ta nghênh đón hay làm thế nào? Xin tướng quân cho ý kiến.
Lý Tùng Hoán chắp tay, nét mặt không giấu nổi vẻ háo hức mà rằng:
- Mạt tướng ăn lộc Trữ quân mà chưa có cơ hội báo đáp. Nay chạm mặt Thiên Đức, còn đủ thì giờ bày trận, mạt tướng muốn sống mái với chúng một phen.
Hoàng Hựu đồng tình:
- Đó có thể là hậu quân do thân tín của Vạn Thắng vương chỉ huy, đồ rằng do bọn Nguyễn Văn Giáp, Phùng Hiền người Sơn Tây thống lĩnh. Trong quân còn có đám phản trắc họ Cao. Tướng quân đã muốn như vậy thì ta sẵn lòng kề vai sát cánh dạy bọn nhà quê một bài học thích đáng.
Dứt lời, Hoàng Hựu thúc quân mau đến một khu đất rộng, bằng phẳng bày trận nghênh đón Thiên Đức quân. Trận vừa bày xong đã trông thấy bóng tinh kì Thiên Đức phấp phới đằng xa. Biết đối phương không có quân kị, Lý Tùng Hoán thêm phần hứng khởi, xin làm tướng tiên phong chặn đánh.
Thiên Đức quân đứng chân trong một khoảng có nhiều cây cối um tùm, chỉ có một bộ phận binh mã lộ diện. Lý Tùng Hoán cười nhạt, sai quân gióng trống, đích thân cưỡi chiến mã lên trước trận tiền khiêu khích tướng Thiên Đức đem binh tiếp chiến.
Biết kẻ đang cưỡi ngựa múa gươm hò hét là Lý Tùng Hoán, Chương gọi Cao Tòng Chinh đến bảo rằng:
- Hắn coi khinh chúng ta, mặc kệ hắn. Anh đem ba trăm bộ quân trang bị nặng tiếp hắn.
Cao Tòng Chinh thoáng ngạc nhiên:
- Bẩm Đại Vương, kị quân nhanh nhẹn, ta đưa trọng binh ra đánh e bất lợi.
Chương gật đầu:
- Thua thì chạy, cho hắn đắc ý một chút. Tay Hoán chắc đã nắm được binh lực của ta nhưng anh thua chạy thì hắn sẽ không dám truy, trừ phi Hoàng Hựu ở phía sau tiếp ứng. Anh không cần hăng với hắn, khi nào có tiếng pháo hiệu nhớ rút ngay, Thân Vệ quân ứng chiến, lúc ấy quay lại mà ra sức đánh.
Trống trận rộn vang, Cao Tòng Chinh vận giáp trụ dẫn hơn ba trăm tinh binh ra xưng danh. Một bên mắng phản tặc, một bên chì chiết bại tướng phương Bắc tha hương, binh sĩ hai phe hò reo phụ hoạ. Cao Tòng Chinh thúc ngựa múa gươm xông vào đánh chém Lý Tùng Hoán được mươi hiệp, địch không nổi bèn quay ngựa tháo chạy. Lý Tùng Hoán lập tức lệnh quân bản bộ đuổi theo, quyết trừ bằng được tướng họ Cao.