Chương 642: Làng Cái thành tro, Thiên Đức rút chạy
Liên tiếp 3 t·iếng n·ổ đùng đùng như sấm dậy xé toạc không gian tĩnh lặng của buổi sớm tinh sương khiến gà bay, chó sủa. Quân sĩ La thành giật mình từ trong các mái lá chạy ào ra ngó trông tứ phía. Còn chưa kịp định thần thì âm thanh như sấm rền từ hướng Bắc dội đến, kèm theo đó là những viên đạn gang từ không trung rơi xuống phá tan vài mái lá. Vài viên đạn quá tầm rơi vào mấy bụi tre gai phía sau khiến hàng chục thân tre đổ nghiêng.
- Mạc tặc đến! Mạc tặc đến!
Nhiều tiếng la hét thất thanh vang lên gần như cùng lúc, doanh trại trở nên nhốn nháo, quân sĩ ôm đầu chạy sấp chạy ngửa, chỉ huy hét lạc giọng. Tiếng chiêng khua, tiếng trống giục, tiếng tù và thổi từng hồi bị át bởi thứ âm thanh đinh tai nhức óc vẫn nổ đều đặn.
Chương đem theo 6 khẩu thần công với cơ số đạn lên đến gần một nghìn quả, một số lượng tương đối lớn. Thần công khai hoả cũng là lúc 12 khẩu Hoả pháo liên hoàn do 12 tiểu đội bộ binh khiêng chạy băng băng trên cánh đồng trống, đặt cách hào nước ngoài doanh chừng hai mươi trượng, bắn những quả đạn làm từ vỏ dừa khô vào bên trong. Chưa đầy nửa khắc đồng hồ kể từ lúc thần công khai hoả đo tầm đạn, toàn bộ doanh trại cạnh làng Cái, vốn dưới quyền Trần Hoàng Sinh, chìm trong khói lửa. Bên trong doanh có hơn chục cỗ Cự thạch pháo nhưng không kịp đáp trả. Trần Hoàng Sinh có trong doanh nhưng phân nửa binh mã đã phái đi Kẻ Mẩy hồi đêm nên lúng túng thấy rõ. Trần Hoàng Sinh cùng quân bản bộ bỏ doanh tháo chạy vào làng Cái.
Doanh trại của Trần Hoàng Sinh được bao bọc bởi một dãy hầm chông tre rồi đến hào nước rộng chừng 1 trượng. Quân t·ấn c·ông vượt qua hào nước sẽ đụng rào cự mã dày đặc.
Hàng chục bụi tre ở mặt Bắc của làng Cái cháy đỏ rực, khói bốc cao, đứng trên tường thành ngoại trông thấy rõ.
Bố Giáp chỉ huy một đội tiên phong dễ dàng vượt qua những hầm chông được nguỵ trang cẩn thận, bắc thang qua hào nước, kéo đổ nhiều quãng rào cự mã xuống hào tạo lối mở. Quân chưa kịp tràn vào thì một số đạn đá từ trong làng Cái bay ra. Bố Giáp nhận thấy Trần Hoàng Sinh có chuẩn bị, hẳn các khẩu Cự thạch pháo đặt trong làng canh sẵn tầm bắn bèn truyền lệnh ba quân quay ngược trở ra tránh t·hương v·ong không cần thiết.
Đạn đá từ trong làng Cái không ngừng bay v·út qua những ngọn tre. Quan sát vị trí đạn rơi, độ cao của quả đạn bằng mắt thường, các pháo thủ hiệu chỉnh thần công, tập trung bắn vào bên trong làng vài loạt. Bố Giáp nhân cơ hội ấy truyền một toán quân xông vào doanh chiếm các vị trí đặt pháo đá, xoay pháo vào làng đáp trả, lúc ấy thần công mới ngưng bắn.
Đạn đá bên trong bắn ra, bên ngoài bắn vào không ngớt. Lũy tre làng Cái ban đầu cháy ở mặt Bắc, nay lan sang mặt Đông Bắc và Tây Nam. Dân làng Cái bồng bế nhau chạy khỏi làng theo hướng Tây Nam, về cổng thành.
Binh triều trấn giữ Loa Sơn lập tức cử một đạo hơn năm trăm bộ quân tiếp ứng Trần Hoàng Sinh. Đạo tiếp viện do Nguyễn Cảnh Thăng dẫn đầu nhắm đến trung quân Thiên Đức, nơi lá đại kì đang tung bay phấp phới trong gió, nhằm giải toả áp lực cho binh triều trong làng Cái.
Ngay khi biết làng Cái bị t·ấn c·ông, binh triều tại làng Sở, Đình, Đông, Tứ, Dộc lập tức phản ứng mau lẹ. Quân binh từ làng Sở kéo đến sớm nhất song không thể nhập cuộc, thay vào đó quay đầu tháo chạy sau khi mấy viên đạn gang rơi ngay trước mặt. Quân kị tại làng Đình cơ động hơn cả, vòng ra sau, dự định phối hợp với Nguyễn Cảnh Thăng, dùng kị binh càn lướt đánh vào trung quân Thiên Đức. Cuộc đấu pháo đá giữa hai bên dần cân bằng khi binh lực La thành từ làng Dộc khiêng pháo đến. Binh triều trội về số lượng trong khi Bố Giáp có sự yểm trợ của 6 khẩu thần công.
Hơn ba trăm bộ quân dưới quyền chỉ huy của Cao Tòng Chinh đã vào được làng Cái. Trần Hoàng Sinh có thêm viện binh quyết tử thủ. Vi Thọ Kỳ dẫn đại đội Thân Vệ trang bị hoả khí tiếp ứng Cao Tòng Chinh. Mỗi bên chiếm được nửa làng, quả nổ đối đầu với cung tiễn tầm xa. Tiễn tầm gần do hai bên phóng từ nỏ Liên châu không gây t·hương v·ong nào đáng kể. Binh triều từ thành bắt đầu nhập trận vào quãng cuối giờ Mão, phối hợp với Trần Hoàng Sinh quyết tâm đẩy bật bọn Cao Tòng Chinh, Vi Thọ Kỳ ra khỏi làng Cái.
Bố Giáp đưa vào làng Cái thêm một tiểu đoàn nhằm đối chiến. Binh triều kéo đến mỗi lúc một đông, Cao Tòng Chinh bàn với Vi Thọ Kỳ rồi quyết định dùng các loại hoả hổ cá nhân. Làng Cái rất rộng, đường ngang ngõ tắt nhiều, cây cối, vườn tược um tùm… nhà tranh, mái lá, cây rơm dễ bắt lửa, thêm gió từ Tây Bắc thổi khiến lửa lan rất nhanh. Trần Hoàn Sinh buộc phải rút quân khỏi làng vào giữa giờ Thìn, khi làng Cái chẳng khác gì ngọn đuốc khổng lồ trong nắng sớm.
Lại nói về Nguyễn Cảnh Thăng dẫn binh nhắm đánh trung quân Thiên Đức, đụng phải quân Thân Vệ dưới quyền chỉ huy của Ma Kê, Phạm Văn Xảo, Ngô Phù Khê ở cánh đồng Mọc. Nguyễn Cảnh Thăng ban đầu bất chấp thiệt hại, lệnh ba quân tràn qua. Tuy nhiên dưới sức mạnh của hoả hổ, lựu đạn tre và hoả mai thì Nguyễn Cảnh Thăng thiệt hại một phần ba binh lực một cách chóng vánh. Quân tướng vứt cờ quạt tháo chạy ngược về sau chờ quân tiếp viện.
Khinh kị từ làng Đình vừa đến nơi, Cảnh Thăng không dám mạo hiểm bèn tập hợp thêm quân tiếp viện từ trong thành và toàn bộ binh trấn Loa Sơn được gần hai nghìn người ngựa, chia làm ba mũi tả - trung - hữu cùng tràn lên. Mũi trung tâm do đích thân Nguyễn Cảnh Thăng chỉ huy, tập hợp hơn năm trăm kị binh hò reo xung trận. Ma Kê, Ngô Phù Khê và Phạm Văn Xảo nhận lệnh lui đơn vị về gần trung quân tổ chức phòng ngự. Bấy giờ quân Thiên Đức đã dựng được 3 đài bằng tre cao hơn 1 trượng. Một đài cắm đại kì và đặt trống trận. Một đài dùng cho quân hiệu, đài còn lại chỉ có mình Chương ung dung đứng trên đó phóng tầm mắt quan sát chiến địa.
Nguyễn Cảnh Thăng bị Ma Kê chỉ huy một đại đội Thân Vệ quân kết hợp bộ quân chặn đánh, chịu một số thiệt hại. Hai cánh tả hữu, Ngô Phù Khê cùng Phạm Văn Xảo cũng dẫn binh cận chiến sau khi sử dụng hết số hoả hổ, lựu đạn tre tiêu chuẩn. Trong một thoáng giây, Nguyễn Cảnh Thăng cảm thấy có thể bắt được tướng giặc khi chỉ còn cách đài cao hơn một tầm tiễn thì đột nhiên trống trận của đối phương im bặt và đổi nhịp. Bên cạnh lá đại kì đang bay phần phật, kì hiệu màu vàng có chữ “Vương” dần được kéo lên cao khiến Nguyễn Cảnh Thăng tròn mắt ngạc nhiên, nhất thời chưa biết đối thủ có mưu kế gì.
Trống trận trung quân Thiên Đức một lần nữa im bặt, ba quân dưới trướng Ma Kê, Ngô Phù Khê và Phạm Văn Xảo đang cật lực giao chiến đột nhiên kéo nhau tháo chạy. Nguyễn Cảnh Thăng ngồi trên lưng chiến mã lúng túng, chưa dám truy vì sợ phục binh. Nhìn lá đại kì màu vàng no gió dưới nắng, lại nhìn trên đài cao có người khoác chiến bào vàng, tay để trên đốc kiếm, bộ dáng ung dung làm Cảnh Thăng phần nào hoang mang.
Trong khi kị binh dưới quyền Cảnh Thăng dừng hết lượt thì bộ quân ở hai cánh lại hò nhau đuổi g·iết. Trông thấy vậy, Cảnh Thăng thét lớn, lệnh bộ quân hai cánh ngừng truy, nhưng nhất thời mệnh lệnh bị lẫn vào những tiếng reo hò.
Bên tả kỳ đài, người quân hiệu đứng trên đài giơ một ống tre. Sau t·iếng n·ổ nhỏ, ống tre phụt ra nhiều giấy vụn xanh đỏ bay lả tả giữa không trung. Gần như ngay lập tức, quân Thiên Đức đang cắm đầu cắm cổ chạy nhất loạt bổ nhào về phía trước, kẻ trườn người bò một cách vội vã.
Đạo truy kích giật mình ùn ứ lại, kẻ sau đẩy dồn lên trước, phút chốc đội hình náo loạn. Sở dĩ những binh sĩ hăm hở, lăm lăm đao kiếm trong tay sẵn sàng chém g·iết giật mình kinh hãi đứng chôn chân là bởi trông thấy trước mặt, ngay trên bờ ruộng lộ ra những dàn ống tre, trúc đen ngòm được, chỉa thẳng vào họ, được nguỵ trang bằng cành lá.
Quân sĩ Thiên Đức điểm hoả.
Cứ 6 ống thành một bó, mỗi bó đặt cách nhau hơn 1 trượng, dễ đến dăm chục bó được điểm hoả gần như cùng lúc. Chỉ trong phút chốc những ống tre, ống trúc phụt ra một loạt đạn khiến binh triều la hét thất thanh, vứt đao kiếm tìm đường chạy trốn. Đó là hoả hổ phóng loạt dùng một lần, tầm xa hai, ba mươi trượng. Một số binh sĩ Thiên Đức phơi lưng trước mũi hoả hổ cũng bị bỏng nhẹ, lăn tròn trên đất rồi lồm cồm bò dậy chạy vọt đi. Bấy giờ, hàng chục khẩu Hoả pháo liên hoàn cỡ nhỏ mới thi nhau ném các quả nổ bằng dừa khô vào đám binh triều tháo chạy gây ra nhiều t·hương v·ong. Chỉ trong một thoáng như vậy, hai đạo tả hữu của Nguyễn Cảnh Thăng t·hương v·ong hơn một phần ba binh lực. Tệ hại hơn cả là mệnh lệnh của chỉ huy giờ phút này vô tác dụng.
Ma Kê, Ngô Phù Khê và Phạm Văn Xảo đốc quân truy ngược càng khiến tinh thần binh triều hoảng loạn, chẳng còn ra hàng lối. Nguyễn Cảnh Thăng quay ngựa rút chạy chưa được bao xa thì trông thấy bên tả có một đạo binh Thiên Đức chừng ba, bốn trăm quân từ nơi ẩn nấp đổ ra chặn hậu, tiễn phóng như mưa rào. Cảnh Thăng ra roi thúc ngựa chạy dạt sang bên hữu. Vừa lúc ấy một đội bộ binh từ tiền quân của Bố Giáp quay lại tiếp ứng, hò reo dậy đất khiến ba quân tướng sĩ binh triều chỉ biết cắm đầu chạy thục mạng nhằm giữ tính mạng.
Bố Giáp thu quân, bỏ làng Cái. Trần Hoàng Sinh, Nguyễn Cảnh Thăng một lần nữa tập hợp binh mã song không dám t·ấn c·ông. Tô Trung Từ nghe tin Mạc Thiên Chương đích thân chỉ huy ba quân Thiên Đức ở cánh đồng Mọc liền nai nịt gọn gàng rời phủ. Đồng thời truyền lệnh cho hai nghìn cấm quân tức tốc xuất thành vào lúc giữa trưa.
Làng Cái vẫn nghi ngút khói, cánh đồng Mọc vào buổi trưa la liệt thây tử sĩ, binh lính b·ị t·hương kêu khóc thảm thiết. Chương truyền lệnh cho Cao Tòng Chinh mau chóng đưa thương binh tử sĩ Thiên Đức về Kẻ Mẩy. Hàng trăm quân sĩ La thành b·ị t·hương cũng b·ị b·ắt theo.
- Tô Trung Từ sẽ không vội t·ấn c·ông khi chưa rõ binh lực của ta nên sẽ do thám trước khi hành động. - Chương nói với Bố Giáp. - Chúng ta chưa đánh giá đúng khả năng phản ứng và tinh thần chiến đấu của binh sĩ La thành. Bây giờ ông đoạn hậu, cố ý phô trương thanh thế, chập tối phải lui binh kẻo b·ị đ·ánh úp.
Bố Giáp vâng mệnh, sắp đặt một số Cự thạch pháo cùng dăm trăm quân sĩ chia thành các đơn vị cấp đại đội liên tục luân chuyển vị trí cho nhau, kì hiệu bát nháo, hư hư thực thực khiến Tô Trung Từ có mặt tại trận tiền thêm phần nghi hoặc, chưa nắm được ý đồ của Chương. Mãi đến chiều muộn, Tô Trung Từ dựa vào báo cáo của thuộc tướng, biết Bố Giáp, Cao Tòng Chinh chỉ huy tiền quân Thiên Đức đánh làng Cái, ngoài ra không có tướng uy danh nào khác của Thiên Đức tham gia thì lấy làm lạ lắm.
- Bỉ nhân cho là Mạc Thiên Chương dùng quân thân vệ, thêm một số tinh binh Sơn Tây t·ấn c·ông làng Cái nhằm thăm dò binh lực của ta. - Liễu Môn Nhân đưa ra nhận định.
Tô Trung Từ hỏi lại:
- Tiên sinh dựa vào việc Mạc tặc không xua quân đánh úp làng Cái trong đêm mà lại t·ấn c·ông vỗ mặt dù có yếu tố bất ngờ?
Liễu Môn Nhân cung kính đáp:
- Tế tác Thiên Đức không thể nắm rõ cách bố trí phòng thủ trong mấy làng phên dậu, càng không rõ binh lực ở Loa Sơn nên muốn ta lộ ra. Nếu trong tay Mạc Thiên Chương có lực lượng mạnh, hắn chẳng gặp mấy khó khăn khi muốn chiếm làng Cái, làng Dộc.
Trần Hoàng Sinh chiến bào hãy còn lấm lem, gương mặt sạm đen vì tro bụi bèn thưa:
- Lời Liễu tiên sinh nói rất có lý thưa Thái uý. Bẩm ngài, quân Thiên Đức đánh vào làng Cái rất thiện chiến, một địch hai, ba người của ta. Chúng trang bị đoản đao và giáp trụ che ngực, hành động rất mau lẹ. Mạt tướng có biết Cao phản tặc, hắn chỉ huy một đạo nhưng đánh cầm chừng. Phải đến khi toán Thiên Đức trợ chiến tiếp ứng thì bọn mạt tướng mới thất thế khi cận chiến. Quân thân vệ của Mạc Thiên Chương là tinh binh trong những tinh binh, chúng giỏi cận chiến lắm ạ.
Tô Trung Từ trầm ngâm. Liễu Môn Nhân nói thêm:
- Dẫu Mạc Thiên Chương chưa lộ hết binh mã nhưng bỉ nhân đoán hắn đem theo chừng hai nghìn quân trang bị nhẹ đến đây. Nay ý đồ đã lộ, Mạc Thiên Chương sẽ thu đại quân về Kẻ Mẩy chờ viện binh.
- Nói vậy thì Nguyễn Văn Giáp đang ở trận tiền làm nhiệm vụ chặn hậu? - Tô Trung Từ mím môi. - Liệu hắn có được bao nhiêu binh mã?
Liễu Môn Nhân chậm rãi thưa:
- Ngài cử Lý Tùng Hoán đánh Kẻ Mẩy đến nay chưa thấy tin về, hẳn đã có chuyện chẳng lành. Ngay lúc này đại nhân nên hạ lệnh ba quân đánh Nguyễn Văn Giáp. Giáp nhất định bỏ chạy. Bỉ nhân nghĩ, ta cần một chiến thắng lấy sĩ khí ba quân và giải thế nguy cho Lý Tùng Hoán.
Tô Trung Từ đứng dậy ra lệnh:
- Tiên sinh nói trúng ý ta. Nguyễn Cảnh Thăng, Trần Hoàng Sinh, Quách Khướu, Đoàn Nhật Tăng nghe lệnh:
Chúng tướng được gọi tên lập tức đứng chờ lệnh. Tô Trung Từ đưa mắt nhìn một lượt:
- Mỗi người các ông điểm năm trăm binh mã, lập tức tiến đánh Nguyễn Văn Giáp, truy chúng đến cùng! Ai bắt được Nguyễn Văn Giáp thưởng nghìn lạng bạc, bắt được Mạc Thiên Chương lập tức phong vương!
Bốn tướng dạ ran, nhận lệnh bài lui ra điểm binh. Quách Khướu chỉ huy đạo kị binh, Đoàn Nhật Tăng chỉ huy đạo cung thủ, hai tướng còn lại dẫn bộ quân.
Bố Giáp đứng trên đài cao quan sát, thấy binh triều tập hợp binh mã bèn truyền lệnh thu cờ, sai quân sẵn sàng bắn cấp tập cho hết số đạn đá đã chuẩn bị, phá bỏ Cự thạch pháo rồi rút lui theo kế hoạch.
Bốn tướng La thành đốc binh tràn lên mặc đá rơi, vô cùng khí thế vào lúc chiều tả ngả bóng. Bố Giáp liệu tình hình bèn cho quân châm lửa đốt cỏ khô, củi vụn tạo thành một bức tường lửa bề ngang dài hơn 1 dặm, đốt bỏ Cự thạch pháo rồi rút lui. Bức tường lửa chỉ làm chậm đà tiến quân của Nguyễn Cảnh Thăng đôi chút khi phải đi vòng qua. Để không rơi vào phục binh của đối phương, Quách Khướu dù nắm trong tay quân kị lại không dám vượt lên hẳn đội hình truy kích, vô tình bỏ lỡ cơ hội tiêu diệt một bộ phận quân dưới quyền Bố Giáp.
Một bên chạy một bên đuổi hơn chục dặm thì trời tối hẳn, trăng chưa lên. Quân sĩ Thiên Đức thấm mệt, đội hình xộc xệch, truy binh mỗi lúc một gần mà điểm hẹn hãy còn mấy dặm nữa. Bố Giáp bèn sai hơn chục quân sĩ tụt lại phía hậu quân đem lựu đạn tre, nối thêm dây cháy chậm, điểm hoả rồi vùi trên đường chạy. Các quả lựu đạn p·hát n·ổ không g·ây t·hương t·ích cho ai nhưng mang lại hiệu ứng tâm lý lớn. Nguyễn Cảnh Thăng sợ phục binh liền chia đôi 4 đạo thành 8 nhằm đề phòng. Tốc độ truy kích của quân binh triều vì vậy chững lại, Bố Giáp cùng binh sĩ nhờ đó an toàn đến được điểm hẹn, tướng sĩ nằm ngửa ra đất mà thở, tranh thủ nghỉ chân trong chốc lát và tiếp tục rút về Kẻ Mẩy khi hàng trăm ngọn đuốc như đom đóm giữa đêm khuya đã đến gần.