Vạn Xuân Đế Quốc

Chương 635: Doãn Tử Sung




Chương 635: Doãn Tử Sung
Binh triều trấn tại Cự Khê, Văn Khê thuộc hương Thất Khê sau mấy ngày cố thủ, binh tướng hao tổn, lại phải đối mặt với hoả công của bọn Phùng Hiền, Bố Giáp đành rút đại bộ phận binh lực về trang Văn Quán ở phía Bắc. Tại đây, một lần nữa Lý Mẫn thu thập tàn binh, có thêm hơn hai nghìn binh mã từ Loa Sơn tăng phái, Lý Mẫn dồn sức t·ấn c·ông doanh La Khê, cách trang Văn Quán hơn mười dặm về phía Đông. Lê Phụng Hiểu thua thiệt về quân số, nhưng có địa lợi và hoả khí, hai bên giao tranh suốt hai ngày đêm bất phân thắng bại. Thây tử sĩ nằm la liệt trên cánh đồng trống trải bên ngoài doanh La Khê. Lý Mẫn quyết trừ Lê Phụng Hiểu cho kì được, bởi từ La Khê về Loa Sơn, cửa ngõ kinh thành, chưa đầy hai mươi dặm đường chim bay, địa hình bằng phẳng vô cùng thuận lợi cho quân kị dưới trướng Lê Phụng Hiểu.
Lý Mẫn xin thêm viện binh. Tô Trung Từ đồng ý cấp thêm một nghìn cấm quân cùng hơn chục Cự thạch pháo cỡ nhỏ, nâng tổng số binh lực vây La Khê lên đến gần vạn người.
Trận chiến một lần nữa diễn ra vô cùng ác liệt, hầu hết các bụi tre quanh doanh La Khê đều cháy rụi, xác người chất đống ven lũy. Vài mũi đột kích của binh triều đã tràn vào doanh song phải rút trở ra, chịu thiệt hại nặng. Lý Mẫn sốt ruột, quyết tất tay một phen bất chấp thiệt hại nhân mạng.
- Cần phải trừ tên phản tặc Lê Phụng Hiểu trong đêm nay! - Lý Mẫn hạ quyết tâm. - Thám mã cho biết đại quân dưới trướng Mạc tặc nội trong ngày mai sẽ đến nơi.
Ngụy Trí ngập ngừng thưa:
- Bẩm ngài, còn quân họ Phùng ở mặt phía Nam mấy ngày nay im hơi lặng tiếng. Bỉ nhân cho là chúng án binh bất động, không tiếp ứng Lê Phụng Hiểu có ý chờ ta tập trung binh lực ở đây rồi đánh vào sau lưng đó ạ.
Lý Mẫn nhăn mặt quả quyết:
- Chúng có thể đánh vào trang Văn Quán hoặc xa hơn là Loa Sơn. Ta biết là vậy nhưng phải diệt trừ Lê Phụng Hiểu cho kì được. Lê Phụng Hiểu thông thuộc đường sá, trong tay lại có quân thiết kị, nếu để hắn sống, hắn sẽ chỉ tốn một canh giờ kéo binh đến Loa Sơn. Nguyễn Nặc trấn mặt Nam cho biết chưa thấy động tĩnh của Phùng tặc, bởi thế ta cần dốc toàn lực nhổ bỏ La Khê trước khi quá muộn. Sau mấy ngày, hoả khí của bọn Lê Phụng Hiểu hẳn không còn nhiều, chỉ một đận công nữa là trừ bỏ được hắn.
Ngụy Trí đành lặng thinh bởi sau khi trúng kế trên cánh đồng Chuông khiến ba quân chạy dài khiến ngay Ngụy Trí cũng không hoàn toàn tin tưởng vào nhận định của bản thân, ý kiến đưa ra thường là những nhận định nước đôi. Ngồi bày mưu tính kế trong trướng mà không hiểu được cách đối phương dụng binh sẽ luôn lâm vào thế bị động, chống mặt Tây thì thủng mặt Đông. Ngụy Trí đọc nhiều sách binh pháp, đến nay mới có cơ hội nghiền ngẫm thực sự.
Sau hồi bàn tính, Lý Mẫn giao nhiệm vụ cụ thể cho chúng tưởng, hạ lệnh ba quân chuẩn bị bùi nhùi rơm cùng nhiều chất dẫn cháy quyết nướng quân thiết kị Thiên Đức. Ban đầu Lý Mẫn dự định t·ấn c·ông lúc trời vừa sẩm tối song trời bỗng đổ mưa nặng hạt. Lý Mẫn khoác chiến bào đứng trước trướng soái ngửa cổ than trời:
- Chẳng lẽ vận số nhà Lý đã hết ư?
Lạ thay Lý Mẫn dứt lời thì cơn mưa nhẹ hạt rồi tạnh hẳn, nét mặt thập phần âu lo của Lý Mẫn trở nên rạng rỡ. Giọng vui mừng, Lý Mẫn chỉ lên đại kì bảo với tả hữu:
- Đó là điềm lành, là trời đã giúp chúng ta! Chờ thêm một chốc mưa tạnh hẳn hãy t·ấn c·ông. Ngày này năm sau nhất định là ngày giỗ của thằng Hiểu.
Nói đến Lê Phụng Hiểu và Trung đoàn 5 Thiết kị Vũ Ninh cùng mấy trăm quân bộ sau mấy ngày giữ doanh La Khê, quân số t·hương v·ong gần một phần tư nhưng tinh thần hãy còn hăng hái lắm. Nghe thám thính cấp báo có trông thấy binh triều bện thêm nhiều bùi nhùi lúc trời nhập nhoạng, Lê Phụng Hiểu liền triệu tập thuộc tướng, cất giọng vang như sấm:
- Lý Mẫn mấy phen dùng hoả công chưa chiếm được doanh, ông ta không phải kẻ lắm mưu nhiều kế, tình thế lúc này bắt buộc binh triều phải dồn lực t·ấn c·ông. Trời còn mưa nhẹ, không dụng hoả công ngay được. Thế nên các ông có chút thời gian chuẩn bị, nội trong đêm nay binh triều nhất định bốn mặt t·ấn c·ông, phải uý lạo anh em binh sĩ.
Một thuộc tướng đứng lên hỏi:
- Thưa Thủ trưởng, binh lực của chúng ta về cơ bản còn đủ sức chiến đấu nhưng cỏ, rơm khô cho ngựa sẽ hết vào ngày mai. Trong trường hợp bị nguy cấp, chúng ta cần phải làm gì ạ?
Lê Phụng Hiểu khẽ gật gù, vẫy tay ra hiệu cho thuộc tướng ngồi xuống, chậm rãi cất giọng:

- Như các ông đã biết, thiết kị là đạo tiên phong, bị binh triều vây đánh là lẽ thường. Tính đến nay Lý Mẫn phải huy động lực lượng cả vạn binh mã nhằm trừ bỏ chúng ta và thực tế ông ta đang để hở toàn bộ mặt sau lưng. Các ông cũng biết thiết kị dư sức đột phá vòng vây về hướng Đông song đến nay vẫn cố thủ chịu trận. Xưa nay dụng binh mấy ai dùng thiết kị thủ thành bao giờ đâu, chỉ Đại Vương anh minh của chúng ta mới làm thế mà thôi.
Dứt lời, Lê Phụng Hiểu gọi quân hầu vào, lệnh rằng:
- Cậu cho bắn ba loạt pháo hiệu lần lượt ở bốn hướng ngay khi mưa tạnh.
Pháo hiệu là những ống sắt dài hơn 2 thước đặt trên trạm gác bằng tre cao 3 trượng lần lượt khai hoả sáng rực một khoảng trời đêm, đảm bảo thám mã Thiên Đức ẩn nấp cách xa La Khê vài dặm cũng trông thấy rõ.
Lý Mẫn nheo mắt đứng trông pháo hiệu trong doanh La Khê nổ đì đùng liền quay ra nói với Ngụy Trí với giọng nghi hoặc:
- Mấy hôm trước chúng chỉ dùng hoả khí làm hiệu đôi ba lượt, tối nay chúng dùng liên tục hẳn có ý đồ. Tiên sinh nghĩ sao?
Ngụy Trí cúi đầu thưa rằng:
- Đấy có thể là tín hiệu cầu cứu Lê Phụng Hiểu gửi cho Phùng Hiền. Bỉ nhân nghĩ, nếu đại nhân đã hạ quyết tâm sống mái với Lê Phụng Hiểu thì phải đánh càng sớm càng tốt. Nguyễn Nặc tướng quân trấn mặt Nam tuy chưa phát hiện động tĩnh của Phùng Hiền nhưng không loại trừ khả năng Thiên Đức dùng các toán binh mã nhỏ tập kích vào hậu phương của ta. Dạ bẩm, ta bây giờ như đầu rắn, sớm muộn Thiên Đức sẽ đánh vào thân để đầu cuối khó tương trợ.
Lý Mẫn nén tiếng thở dài:
- Văn Quán trang hay Loa Sơn là mục tiêu của Mạc tặc, chẳng khó để nhận ra điều ấy. Ta phải trừ bỏ được Lê Phụng Hiểu lấy sĩ khí cho ba quân. Được, theo lời tiên sinh, ta hạ lệnh t·ấn c·ông ngay.
Quân hầu lập tức truyền lệnh nổi trống thúc ba quân vây hãm La Khê nhất tề tràn lên trong đêm tối. Binh triều mau chóng áp sát bờ lũy được gia cố thêm bằng rào cự mã từ bốn mặt. Mặc thiệt hại khi mưa tiễn, hoả hổ và quả nổ từ bên trong ném ra, trống trận tứ phía dồn dập, binh triều tràn vào như thác lũ sau gần nửa canh giờ khởi sự. Tình thế mười phần nguy cấp, quân thiết kị Thiên Đức học theo cách của Nguyễn Hữu Cầu, dùng mấy mươi con trâu quấn giẻ rách tẩm dầu ở đuôi, buộc đao kiếm sắc nhọn ở sừng ra roi cho đàn trâu mở đường máu về hướng Đông Nam. Quân thiết kị theo sau đàn trâu mặc sức chém g·iết.
Lý Mẫn làm chủ doanh La Khê khắp nơi đầy khói lửa vào lúc nửa đêm, hậm hực song thầm thán phục Lê Phụng Hiểu rút quân không để lại tử sĩ.
- Bẩm Đô thống, tên Hiểu chạy ngược về hướng Cự Khê. Quân ta đuổi không kịp, xin được lui binh.
Nghe quân hầu bẩm báo xong, Ngụy Trí thưa rằng:
- Lê Phụng Hiểu cố sống cố c·hết giữ La Khê, đêm nay vừa chạm trán đã tháo chạy ắt có m·ưu đ·ồ khác. Xin đại nhân mau chóng đem đại quân về trang Văn Quán, chỉ để lại một đạo nhỏ giữ La Khê là hơn cả. Đại quân Mạc tặc biết tin mất La Khê sẽ chẳng đến đây nữa, cần về Văn Quán trang sắp đặt phòng thủ tính kế lâu dài ạ.
Lý Mẫn hỏi thuộc tướng, ai nấy đều cho là phải vì La Khê vốn là doanh dựng trên một ngôi làng bốn bề trống trải, không tính là hiểm yếu. Theo theo lời quân sư và thuộc tướng, Lý Mẫn hạ lệnh hậu quân trở thành tiền quân lập tức về trang Văn Quán ngay trong đêm, tuyệt đối không được đốt đuốc, để hơn một nghìn quân ở lại La Khê đoạn hậu, giương nhiều cờ xí, đốt nhiều đuốc nhằm đánh lạc hướng đối phương.
Đại quân binh triều âm thầm rút quân vào quãng đầu giờ Sửu thì quân trấn trong doanh La Khê hoang tàn bị Lê Phụng Hiểu đem quân thiết kị t·ấn c·ông trực diện lúc gà chưa gáy sáng. Cả nghìn chiến mã nối đuôi nhau tràn vào doanh như thác đổ. Tướng giữ doanh La Khê là Trần Hoán t·ử t·rận, hơn bảy trăm binh sĩ hạ giáo quy hàng khi trời còn chưa tỏ mặt người. Lê Phụng Hiểu lại làm chủ La Khê, sai tù binh gia cố lại lớp rào phòng thủ bằng chông tre, hầm hố.
Lý Mẫn về trang Văn Quán, mãi đến trưa mới hay tin Trần Hoán t·ử t·rận. Trần Hoán vốn là tế tử, Lý Mẫn không nghĩ nhiều liền lệnh đạo cấm quân hơn nghìn người dưới quyền thống lĩnh của Nguyễn Thế Tứ quay trở lại La Khê trong khi Ngụy Trí khuyên Lý Mẫn gia cố hàng rào quanh trang, điều bớt binh mã tinh nhuệ về gần Loa Sơn ở hậu phương.
Nguyền Thế Tứ đi được nửa đường thì đụng với Tiểu đoàn 322 Thiết kị ở gần làng Nhị Khê. Hai bên dàn trận đánh quy ước ngay trên cánh đồng. Tiểu đoàn 322 thua thiệt về quân số nhưng bù lại bằng tính cơ động, dự định chia thành ba đại đội t·ấn c·ông chính diện và hai bên sườn. Cấm quân là lực lượng tinh nhuệ, Nguyễn Thế Tứ cũng chẳng phải tay mơ, đoán được ý đồ của địch thủ nên bày trận ba quân tựa lưng vào nhau tạo thành hình tròn, dùng khiên chắn làm tường, binh sĩ bên trong vòng tròn thay nhau xạ tiễn khiến quân kị Thiên Đức không thể tiếp cận. Hai bên dùng tiễn bắn qua bắn lại đến chiều muộn thì Tiểu đoàn 322 lui quân. Nguyễn Thế Tứ sai quân về Văn Quán trang xin thêm quân trợ chiến và mươi cỗ pháo. Sớm hôm sau Nguyễn Thế Tứ một lần nữa đụng Tiểu đoàn 322 chốt giữ cách La Khê chỉ 4 dặm và cũng trang bị Cự thạch pháo cùng 2 khẩu thần công cỡ nhỏ. Hai bên đấu pháo qua lại mãi đến trưa mới ngưng. Nguyễn Thế Tứ tức khí cưỡi chiến mã ra trước trận tiền đề nghị chủ tướng của đối phương phân tài cao thấp. Lời thách thức của Nguyễn Thế Tứ không có hồi đáp. Tiểu đoàn 322 giữ nguyên vị trí. Chiều muộn, thám mã cấp báo cho Nguyễn Thế Tứ rằng trông thấy một đạo binh mã từ La Khê vòng lên hướng Tây Bắc. Sợ bị tập hậu, Nguyễn Thế Tứ buộc phải rút về hạ trại bảo vệ mặt Đông trang Văn Quán.

Những ngày đầu tiên của tháng Hai, trời hửng nắng, thám mã tiền phương về cấp báo với Lý Mẫn rằng đại quân Thiên Đức dưới quyền chỉ huy trực tiếp của Mạc Thiên Chương biến mất sau một đêm. Bản doanh tại cánh đồng Văn Khê hãy còn đại kì nhưng trong doanh chỉ còn binh sĩ già yếu và quân hậu cần trong khi chiều muộn hôm trước ba quân hãy còn đông đủ. Thuộc tướng của Lý Mẫn dáo dác nhìn nhau. Lý Mẫn hướng ánh nhìn lên người Ngụy Trí đang ngồi xếp bằng tròn. Ngụy Trí sau hồi bặm môi bóp trán lại nói nước đôi:
- Mạc tặc xảo quyệt muốn dụ ta đến chiếm đại bản doanh nên ẩn giấu binh lực. Giả như Đô thống đại nhân đem binh đến công phá thì sườn phải có La Khê do Lê Phụng Hiểu giữ. Mạn phía Nam có bọn Phùng Hiền, hai mặt giáp công, Mạc tặc đổ binh đánh vỗ mặt ắt nguy lắm ạ. Hoặc có thể đại bản doanh của hắn chẳng còn trọng binh vì chia đến La Khê và Cự Khê. Thượng tuần tối trời, quãng đường lại ngắn, chúng âm thầm chuyển quân ma chẳng biết quỷ chẳng hay.
Lý Mẫn suy tư một hồi rồi hỏi lại:
- Tiên sinh nghiêng về khả năng nào?
Ngụy Trí đáp:
- Bỉ nhân… bỉ nhân đồ rằng Mạc tặc chia trọng binh ra làm hai.
- Tại hạ lại không nghĩ như vậy!
Mọi ánh mắt đổ dồn vào một văn nhân đang cúi đầu chắp tay cung kính. Người ấy là Doãn Tử Sung, tuổi mới ngoài hai mươi, cha quê ở đất Triệu Sơn, vùng Thanh Hoa, đương chức quan nhỏ trong triều.
Lý Mẫn khẽ nhíu mày chờ đợi. Doãn Tử Sung mạnh dạn nói:
- Vạn Thắng vương xưa nay dụng binh khác người, dẫu giao chiến vẫn muốn giảm tránh thiệt hại cho cả hai bên như binh pháp người phương Bắc đã dạy, ấy là “Bách chiến bách thắng, phi thiện chi thiện giả dã; bất chiến nhi khuất nhân chi binh, thiện chi thiện giả dã”. Xét về binh lực, đại quân Thiên Đức hơn ta về mọi mặt lại không công chỉ thủ là một dấu hiệu cho thấy mục tiêu thật sự của ngài ấy không phải chiếm hương Thất Khê hay trang Văn Quán mà là Loa Sơn, nhất định là Loa Sơn, không thể nào khác.
Lời Doãn Tử Dung vừa nói ra khiến Ngụ y Trí không bằng lòng ra mặt. Ngụy Trí khẽ nhếch miệng cười nhạt hỏi rằng:
- Doãn huynh đệ căn cứ vào đâu mà nói như thế?
Doãn Tử Sung thẳng lưng đáp:
- “Tri bỉ tri kỷ, bách chiến bất đãi; bất tri bỉ tri kỷ, nhất thắng nhất phụ; bất tri bỉ bất tri kỷ, mỗi chiến tất đãi”. Ngụy tiên sinh làu thông binh pháp Hoa quốc hẳn chẳng lạ gì. Vãn bối cũng chỉ dựa vào đó mà thôi. Địch mạnh hơn ta mà án binh bất động tất có m·ưu đ·ồ, nếu Vạn Thắng vương bỏ qua Văn Quán, đánh vào Loa Sơn là nơi hiểm yếu, chiếm được Loa Sơn chả phải sẽ khiến Văn Quán trang trở nên vô dụng ư? Đầu đuôi chẳng thể tương trợ, chả phải tiên sinh đã từng nói như vậy?
Ngụy Trí giận lắm, cố nhịn:
- Đô thống đại nhân đang muốn biết Mạc tặc đang giở trò gì.
Doãn Tử Sung hướng về phía Lý Mẫn, chắp tay thưa rằng:

- Tiểu sinh nghĩ Vạn Thắng vương đã đem khinh binh vòng qua Văn Quán trang ở mạn Bắc để đánh Loa Sơn.
Lý Mẫn chau mày:
- Ý ngươi muốn nói Mạc tạc dẫn trọng binh từ Văn Khê đến La Khê sau đó vòng qua ngả Khế Ngang?
Doãn Tử Sung tự tin đáp:
- Sau đó vượt Nhuệ Giang để sang Kẻ Mẩy và từ Kẻ Mẩy tiến theo hướng Tây Nam tiến xuống hương Vĩnh Thuận, t·ấn c·ông các làng Đình, Đông, Tứ, Dộc, Cái che chắn Loa Sơn.
Ngụy Trí cười khẩy:
- Ngựa non háu đá, đọc dăm ba cuốn sách lại cho bản thân thông tuệ. Đô thống đại nhân đã cắt cử hàng chục đội quân canh mạn Bắc, nếu Mạc tặc theo ngả ấy thì giờ này phải có tin báo. Ngươi phải biết ven bờ Nhuệ Giang địa hình bằng phẳng, một đạo binh dù ẩn náu giỏi đến đâu cũng chẳng thể qua mắt được dân bản địa.
Doãn Tử Sung thật thà, cố vớt vát:
- Quả thật vãn bối chưa lí giải được điều này nhưng vãn bối một mực tin rằng Vạn Thắng vương sẽ hành binh theo lối ấy. Lê Phụng Hiểu ở La Khê hay Phùng Hiền ở Cự Khê chỉ là nghi binh mà thôi.
Ngụy Trí được đà, quay ra thưa với Lý Mẫn:
- Bẩm Đô thống đại nhân, Doãn Tử Sung hiểu biết nông cạn, câu trước câu sau một hai đều gọi Mạc tặc là Vạn Thắng vương, ăn nói hàm hồ lung lạc lòng quân.
Doãn Tử Sung cãi:
- Hạ thấp đối thủ không giúp ta lớn mạnh hơn, phải đánh giá đúng đối thủ mới có cơ hội thắng.
Lý Mẫn đập mạnh tay xuống bàn khiến ai nấy đều giật mình.
- Mau đuổi Doãn Tử Sung về thành, nể tình cha ngươi tận tuỵ với Thái uý nên ta lưu cho ngươi một mạng.
Ngụy Trí thầm cười đắc trí trong khi Doãn Tử Sung bị quân hầu xốc nách lôi ra ngoài. Sung hậm hực khăn gói về thành. Ra gần cửa Tây trang Văn Quán thì gặp mấy đồng bạn đứng chờ với vẻ mặt ái ngại. Doãn Tử Sung xin được nói vài lời, binh sĩ áp giải thuận cho.
- Các hạ mau tìm cách chuồn thôi, nơi này sớm thành tử địa. Đô thống đại nhân trọng dụng phường giá áo túi cơm thì đại hoạ sớm đổ xuống đầu, dẫu thiên binh vạn mã cũng chẳng thể làm được gì.
Một văn nhân khẽ thở dài:
- Các hạ nói có lý nhưng Ngụy tiên sinh nói chẳng sai. Đại binh Thiên Đức theo mạn Bắc sang Kẻ Mẩy là chuyện vô lý lắm. Tuy vậy… bọn tại hạ cũng sẽ tìm cách chuồn về thành. Đô thống đại nhân trọng dụng người phương Bắc, bọn tại hạ ở lại cũng vô dụng. Các hạ về bình an nhé.
Binh sĩ áp giải Doãn Tử Sung đến bờ Nhuệ Giang thì quay lại doanh vì Doãn Tử Sung không phải trọng phạm. Ngồi chờ đò trên bờ, nhìn dòng nước lững lờ trôi, Doãn Tử Sung chẳng đặng lòng bèn đứng dậy nhìn về hướng Bắc lẩm bẩm:
- Về thành thì làm gì? Nay mai Thiên Đức đánh đến khác nào cá trong rọ? Đã vậy ta phải đi một chuyến xem thực hư, ta tin là ta đúng.
Xốc tay nải, Doãn Tử Sung lững thững men theo dòng Nhuệ Giang ngược lên hướng Bắc lúc bóng chiều đã ngả về Đông.

Bạn có thể dùng phím mũi tên hoặc WASD để lùi/sang chương.