Vạn Xuân Đế Quốc

Chương 633: Đồng Mặc quy hàng




Chương 633: Đồng Mặc quy hàng
Tin tình báo tế tác La thành thu thập được là chính xác. Vạn Thắng vương thực ở trong quân doanh gần cánh đồng Văn La thay vì ở làng Gôi Thượng gần núi Gôi tai chiến trường phía Nam. Binh lực phía Nam tiến đánh Trường Châu quá mạnh, lại có nhiều chiến tướng nên Chương hoàn toàn yên tâm Triệu Quang Phục sẽ sớm làm chủ tình hình với số t·hương v·ong tối thiểu.
Trần Nhật Tôn cấp báo, Lý Mẫn có dấu hiệu chuyển quân nhằm lấy lại Sơn Lãng, đồng thời nhận định, mục tiêu ưu tiên của binh triều khả năng là chiếm lĩnh bằng được khu vực đặt các khẩu thần công do binh lực của Lý Mẫn không đủ dàn trận đánh với Kiều Quân Kỷ, Trần Ứng Long và Trần Công Mẫn.
- Cần chú ý động tĩnh của Đỗ Thục, ông ta sẽ phải hành động thay vì khoanh tay chờ c·hết. - Chương bảo với Phùng Hiền, Bố Giáp và tả hữu. - Chẳng loại trừ Đỗ Thạc cử binh mã trợ giúp Lý Mẫn. Trữ quân tồn Đỗ Thục tại, Trữ quân bại Đỗ Thục vong.
Phùng Hiền nói:
- Vương thượng tính đưa thêm hoả khí sang Sơn Lãng chứ ạ?
Chương khẽ nhíu mày, lúc sau anh mới đáp:
- Lý Mẫn biết tầm quan trọng của Sơn Lãng, chỗ ấy dễ công khó thủ, lập tức truyền lệnh rút hoả khí về tuyến sau, nhường Sơn Lãng cho Lý Mẫn. Bên Sơn Lãng còn bao nhiêu Cự thạch pháo cứ dùng xả láng rồi đốt bỏ.
Phùng Hiền quay sang nhìn Bố Giáp, tả hữu lấy làm khó hiểu bởi chỉ mươi hôm trước Chương còn điều binh giữ Sơn Lãng, nay lại dễ dàng bỏ thí. Hiểu được băn khoăn ấy, Chương ra hiệu cho mọi người lại gần sa bàn. Anh nói:
- Ta muốn kéo một phần binh lực của Lý Mẫn qua Sơn Lãng để tiến thẳng đến trang Văn Quán. Từ Văn Quán chiếm lấy Vĩnh Thuận làm bàn đạp uy h·iếp phía Đông thành ngoại.
Bố Giáp nhíu mày:
- Vương thượng muốn chiếm Loa Sơn (núi Ốc) đối diện cửa Đông thành ngoại? Vậy phải làm chủ được 5 xóm là Đình, Đông, Tứ, Dộc và xóm Cái che chắn Loa Sơn. Mạt tướng nhớ nơi này nhiều gò nổi giữa cánh đồng mênh mông. Từ Loa Sơn đến cổng thành chừng 2 dặm.
Bố Giáp cẩn thận lấy viên sỏi nhỏ đặt vào sa bàn. Trong số chúng tướng có mặt, chỉ có Bố Giáp từng làm quan tiền triều nên thông thuộc địa hình hơn cả.
- Bởi do mặt phía Đông địa hình trống trải, sinh thời tiên vương đã cho đắp thành cao, rộng. - Bố Giáp nói. - Mặt ngoài thành ngoại là một con mương khá sâu, hồi trước trồng rất nhiều tre. Bây giờ hẳn những luỹ tre mọc san sát. Trên mặt thành xe ngựa còn qua lại được đấy ạ. Mạt tướng cho rằng anh Sếnh ở mặt Nam đánh lên hoặc anh Yết Kiêu đổ thủy quân từ mặt Tây lên bờ sẽ chiếm lợi.
Chương chăm chú lắng nghe, anh gật gù, xác nhận những lời Bố Giáp nói là chí lý.
- Ông nói đúng! Nhưng đừng quên điều ông dự liệu cũng là dự liệu của Tô Trung Từ và các bộ tướng. - Chương so vai. - Bằng chứng là Tô Trung Từ dồn binh lực về mặt Nam và Tây phòng thủ. Bên mặt Đông giao cho Lý Mẫn giữ, Đông Nam tựa vào Đỗ Động Giang. Hãy nhìn và nghĩ mà xem, nếu chúng ta vượt qua sườn trái của Lý Mẫn, giữa Sơn Lãng và cánh đồng Chuông, tiến đánh trang Văn Quán là hậu cứ của Lý Mẫn thì sao?
Phùng Hiền ngẩn người trong giây lát, thắc mắc:
- Nhưng làm vậy chả phải hai bên tả hữu đều là địch quân ư? Thưa vương thượng, cách này rất mạo hiểm.
Chương chậm rãi:
- Lý Mẫn sẽ đề phòng sườn phải vì sợ thủy quân Yết Kiêu từ Xích Giang tiến đánh. Hãy nhìn cách ông ta bố trí các doanh thì biết. Lúc này Lý Mẫn muốn chiếm Sơn Lãng, quân tướng La thành mặc định phải chiếm Sơn Lãng để che chắn. Vậy ta t·ấn c·ông vào khoảng giữa đại quân ở cánh đồng Chuông và trấn Sơn Lãng thì sao?
Phùng Hiền bèn đáp lời:
- Lý Mẫn nhất định sẽ đổ quân đánh vào sườn trái đội hình của ta ạ. Đồng thời, quân đang đánh Sơn Lãng quay ngược về đánh vào sườn phải. Nếu họ chia cắt được đội hình của ta sẽ nguy lắm ạ.

Chương gật đầu, anh nói:
- Giả sử mọi chuyện sẽ diễn ra theo cách đó thì các ông sẽ làm sao? Ý ta đã quyết, phải chiếm trang Văn Quán, biến đại quân của Lý Mẫn ở cánh đồng Chuông bị chia cắt với kinh thành. Các ông cứ bàn đi.
Nói đoạn, Chương quay người thong thả bước ra phía cửa trướng. Bố Giáp vội hỏi:
- Bẩm vương thượng, phải chăng việc đưa Kiều Quân Kỷ đến Sơn Lãng là mồi nhử?
Thay vì trả lời Bố Giáp, Chương lại hỏi Mai Đắc Thắng:
- Ông Hiểu bao giờ đến?
Mai Đắc Thắng thưa rằng:
- Bẩm vương thượng, chậm nhất thì chiều ngày kia ạ.
Chương nhoẻn miệng cười, nói với Bố Giáp:
- Kinh thành bằng phẳng thích hợp cho vó ngựa hơn ở Trường Châu. Ông Hiểu đem quân thiết kỵ đến sẽ giải được bài toán khó cho các ông.
Bố Giáp đứng ngây ra, lúc sau hiểu chuyện thì bóng của Chương đã khuất hẳn. Liêu Nhất Khổng đến bên cạnh Bố Giáp nói:
- Vương thượng đã dự liệu từ trước, vì thế ngài ấy đến đây thay vì Trường Châu. Tướng Lê Phụng Hiểu rành rẽ đất kinh thành, quân thiết kị tinh nhuệ, sẽ là một bất ngờ cho tất cả.
Bố Giáp nhăn mặt:
- Nhưng vương thượng đã hứa, việc công thành giao cho anh Sếnh ở mạn Nam.
Liêu Nhất Khổng cười tít mắt:
- Quân du hí ngôn. Vương thượng đã nói hẳn sẽ giữ lời, có chăng ngài ấy muốn Tô Trung Từ rút bớt binh lực mạn Nam ứng phó để Bàn tướng quân dễ bề hành động.
- Liêu tiên sinh nói phải đấy. - Phùng Hiền khoanh tay đứng bên cạnh lên tiếng. - Nếu Tô tặc không rút bớt binh lực phòng thủ phía Nam thì anh Sếnh sẽ chịu nhiều tổn thất. Chẳng hay Liêu tiên sinh có cao kiến gì? Xin nói ra để mọi người cùng mưu tính việc chung.
Liêu Nhất Không vòng tay cung kính:
- Tại hạ dám nhận là cao kiến vì lời vương thượng đã rõ như ban ngày. Mời các ngài cùng ngồi xuống chúng ta bàn luận rồi trình lênh vương thượng.
Chờ mọi người yên vị, Liêu Nhất Khổng bắt đầu trình bày những suy nghĩ, nhận định của bản thân dựa trên những gợi ý mà Chương đã nói.
Hai ngày sau, Tiểu đoàn 321, 322 thuộc Trung đoàn 5 Thiết kị (E Vũ Ninh) lần lượt đến địa điểm tập hợp cách Văn La mười dặm về phía Bắc. Tiểu đoàn 320 (tức Tiểu đoàn khinh kị Vạn Ninh, tiền thân là Tiểu đoàn Bộ binh Vạn Ninh dưới quyền Hoàng Ngưu) đến sau cùng vào lúc chiều muộn. Lê Phụng Hiểu tham kiến Vạn Thắng vương xong thì gặp bọn Bố Giáp tay bắt mặt mừng.

Lê Phụng Hiểu hồ hởi nói:
- Quân Thiết kị có gần hai nghìn, ba phần tư tinh nhuệ, phần còn lại tôi mới tuyển mộ ở phương Nam. Được Đại Vương cho về đây hợp với các ông thật là mừng, chẳng khác nào cá gặp nước. Vừa rồi tôi tham kiến, Đại Vương nói kế hoạch tác chiến do các ông định nên tôi vội đến hỏi.
Lê Phụng Hiểu vỗ vai Phùng Hiền và Bố Giáp:
- Đều chỗ quen thân, các ông cho bọn tôi làm tiên phong thì tốt. Thú thật là chinh phạt phương Nam chẳng tính là đánh trận. Nay có cơ hội quay lại nơi đã ra đi thật lòng tôi háo hức lắm.
Bố Giáp nói khích:
- Xưa nay vương thượng không dùng tướng trở cờ đánh lại chủ cũ đâu nhé!
Lê Phụng Hiểu khoát tay:
- Tôi trở cờ bao giờ? Ây da! Ông thật lắm lời! Tôi theo di nguyện của tiên vương diệt trừ phản tặc. Bọn tôi hành quân bí mật, ngày đi đêm nghỉ suốt cả tuần trời từ xa về cho kịp, các ông mà không ưu tiên thì tôi ăn vạ. Tôi đã hứa với lính rồi.
Bọn Bố Giáp phá lên cười. Phùng Hiền nói:
- Tướng quân mới ở xa về hãy còn mệt, ngựa cũng phải nghỉ mới có sức chạy. Chúng tôi chờ tướng quân suốt mấy ngày, đúng là việc này phải cậy đến ông mới xong được.
Nghe thế hai mắt Lê Phụng Hiểu liền sáng trưng. Phùng Hiền nói thêm:
- Trời còn lạnh, vương thượng cho phép uống chút rượu gạo ấm người. Chúng ta ngồi xuống rồi bàn cũng không muộn. Tướng quân rành rẽ đất kinh sư, nhờ tướng quân giúp cho.
Lê Phụng Hiểu vỗ vai Phùng Hiền cười lớn mà rằng:
- Cái cậu Hiền này làm Sư trưởng nắm mấy nghìn quân mà cứ khách sáo với tôi trong khi tôi chỉ cầm quân bằng một phần ba cậu ấy.
Phùng Hiền tặc lưỡi:
- Quý hồ tinh bất quý hồ đa! Mạt tướng nhiều quân nhưng phải cậy Thiết quyền tướng quân. Nếu Hiền không phải mang họ Phùng sợ rằng chỉ xứng làm tốt mà thôi.
Lê Phụng Hiểu chỏ vào Phùng Hiền, ngoảnh sang bảo với Bố Giáp:
- Tay này mồm miệng ngày càng lém lỉnh.
Nói đoạn, Lê Phụng Hiểu ngồi xuống. Phùng Hiền lần lượt giới thiệu, trong số tả hữu, có vài người Lê Phụng Hiểu lần đầu gặp, vài người từng nghe danh. Cả bọn nhấp môi ly rượu nhạt cho ấm bụng rồi cùng bàn đại sự, nét mặt ai nấy đều hồng hào, chẳng biết do men rượu hay do lòng háo hức.
Cuộc họp diễn ra sôi nổi trong khoảng hơn một canh giờ, tạm ngưng khi quân vào báo tin, quân thần công ở Sơn Lãng đã rút về tuyến sau, chỉ còn lực lượng bộ binh của bọn Kiều Quân Kỷ, Trần Ứng Long và Trần Công Mẫn có yểm trợ của Cự thạch pháo trấn giữ. Ngay sau cuộc họp, Bố Giáp gấp rút đến Sơn Lãng trực tiếp chỉ huy ba quân.
Hạ tuần tháng Giêng, trời rét buốt. Đồng Mặc đem 500 quân khinh kị làm tiên phong, đóng trại tạm ở phía Tây Bắc, cách trấn Sơn Lãng 7 dặm chờ trung quân. Hạ trại xong, Đồng Mặc sai quân hầu đến gặp tướng chỉ huy trấn giữ Sơn Lãng là Kiều Quân Kỷ, hẹn gặp Kỷ giữa cánh đồng trống ngoài trấn vào lúc tàn canh. Bộ tướng của Kỷ ngăn cản, sợ trúng gian kế của Đồng Mặc. Bấy giờ sứ giả mới đưa ra Tinh hoa ngũ hành thiết, Kiều Quân Kỷ biến sắc.

Kiều Quân Kỷ sấn đến túm lấy cổ áo quân hầu của Đồng Mặc, trợn mắt hỏi:
- Từ đâu ngươi có thứ này?
Tên quân hầu sợ hãi, lúng túng đáp:
- Chủ tướng đưa cho thuộc hạ, dặn rằng gặp người chỉ huy cao nhất mới đưa ra. Thuộc hạ không biết đây là thứ gì.
- Đồng Mặc còn dặn ngươi điều gì?
- Dạ bẩm, ngài ấy không dặn gì thêm ạ.
Kiều Quân Kỷ buông tên quân hầu ra, vẫy gọi thuộc hạ:
- Cậu lấy 1 nén bạc thưởng cho hắn.
Tên quân hầu ngơ ngác. Kiều Quân Kỷ nói:
- Về bảo với Đồng Mặc là ta sẽ đúng hẹn.
Tên quân hầu khúm núm vâng dạ, lon ton chạy theo người lính nhận thưởng.
Kiều Quân Kỷ đưa cho Trần Ứng Long và Trần Công Mẫn xem Tinh hoa ngũ hành thiết, nói rằng:
- Đồng Mặc là người của Vạn Thắng vương, vật này thân phụ tôi có một cái.
Trần Ứng Long gật đầu xác nhận song vẫn tỏ vẻ hồ nghi:
- Đồng Mặc là tiên phong, lại là tế tử của Tể tướng nhà Lý, sao hắn trở cờ?
- Thánh nhân nào cũng có quá khứ, tội đồ nào cũng có tương lai. Vương thượng từng dạy như thế. Hai anh hẳn nhớ anh Phạm Ngũ Lão tháp tùng ông Lý Nhân Nghĩa về kinh sư vẫn biệt tăm chứ? Tôi đồ rằng anh ấy đã đưa cho tay Mặc thứ này.
Trần Công Mẫn gật gù:
- Nghe nói quan Tể tướng bất hoà với Thái uý, hẳn vương thượng ly gián, muốn dùng người của Tể tướng làm nội ứng.
Cả ba còn đang thảo luận thì hay tin Bố Giáp vừa đến liền chạy đi gặp, thuật lại mọi sự. Bố Giáp xác nhận Tinh hoa ngũ hành thiết thực của Vạn Thắng vương.
- Nếu Đồng Mặc muốn nhân cơ hội này quy thuận thì tốt. - Bố Giáp nói. - Cần bàn kĩ để sớm mai cậu Kỷ gặp hắn biết đường mà nói cho thông. Chúng ta nhận lệnh không giữ Sơn Lãng nữa, nếu rút lui mà gây thiệt hại chút ít cho binh triều thì tốt, đồng thời đem Đồng Mặc về trình diện vương thượng.
Sớm hôm sau khi trời còn chưa hửng, Kiều Quân Kỷ dẫn theo một cận vệ, không đem theo khí giới ra điểm hẹn. Đồng Mặc vừa mới đến, hai bên chào hỏi khách khí, giới thiệu bản thân xong xuôi mới đi vào việc chính. Đồng Mặc thuận theo ý Kiều Quân Kỷ, hai bên sẽ đánh trận giả và Đồng Mặc sẽ b·ị b·ắt nhằm tránh liên luỵ đến gia quyến ở kinh thành.
Gần chính Ngọ, bóng tinh kỳ của trung quân La thành trong tẩm mắt thì Kiều Quân Kỷ đổ quân ra đánh g·iết bọn Đồng Mặc. Đồng Mặc bị bao vây lập tức lệnh binh sĩ vứt khí giới đầu hàng. Trung quân La thành biết Đồng Mặc b·ị đ·ánh vội kéo đến trợ chiến lại bị bọn Trần Ứng Long, Trần Công Mẫn tung quân ra chặn đánh. Quân La thành trông thấy Đồng Mặc b·ị b·ắt, cờ hiệu bị xé bỏ bèn rút về sau củng cố đội hình, chờ tiếp viện từ Đỗ Động Giang.
Kiểu Quân Kỷ giao cho Trần Ứng Long đưa Đồng Mặc và tù binh sang sông trình diện Vạn Thắng vương ngay khi trời vừa sập tối. Chương sai người tiếp đãi Đồng Mặc và binh sĩ La thành rất hậu ngay khi vừa vào doanh khiến quân tướng La thành chẳng hiểu ra làm sao, trong lòng lo sợ đó là bữa ăn cuối cùng trước khi lên đoạn đầu đài. Đồng Mặc được triệu kiến, thực thà trình bày nguồn gốc Tinh hoa ngũ thành thiết và muốn lập công bằng cách cung cấp mọi hiểu biết của bản thân về các kế hoạch, dự định của Lý Mẫn cũng như sơ đồ phòng thủ tại cánh đồng Chuông.

Bạn có thể dùng phím mũi tên hoặc WASD để lùi/sang chương.