Vạn Xuân Đế Quốc

Chương 632: Trần Công Mẫn, Trần Ứng Long lấy trấn Sơn Lãng




Chương 632: Trần Công Mẫn, Trần Ứng Long lấy trấn Sơn Lãng
Những mưu sĩ đất Trường Châu như Lưu Danh Hiệu, Đinh Nho Quan lập tức nhận ra ý đồ chia cắt Trường Châu với Thung Lau của Thiên Đức ngay khi mực nước sông xuống thấp. Bên bờ hữu ngạn Đại Hoàng, Ngô Thiên Sách cử nhiều đội binh ngược lên thượng lưu. Bên bờ đối diện, Ninh Như Viễn liên tiếp cử ba đội binh, mỗi đội vài trăm người men theo bờ tả ngạn ngược lên phía Tây Bắc kiểm tra sự tình.
Sông Đại Hoàng cạn nước cũng là tín hiệu hành động của bọn Lý Văn Ba, Trương Văn Long.
Sớm ngày mùng 2 tháng 2 năm Thiên Đức 35, Trần Quan Sơn theo lệnh, dẫn quân Hoan châu từ bản doanh tiến gần đến ngã ba Gián Khẩu và đụng độ với quân Trường Châu trấn tại khu vực ngày vào ngày 3 tháng 2. Ninh Như Viễn cử đạo binh từ Thung Lau tiến xuống Gián Khẩu, dự định vây Trần Quan Sơn. Bấy giờ Kỳ binh xuất hiện từ hướng Tây Bắc, quân Trường Châu sợ bị tập hậu bèn lui binh.
Kỳ binh không truy, cũng không tiếp sức cho bọn Trần Quan Sơn mà thẳng tiến, đóng trại tại cánh đồng Chạ, cách ngã ba Gián Khẩu hai mươi dặm về phía Đông, thể hiện ý đồ chia cắt Thung Lau với Trường Châu.
Sông cạn nước, chiến thuyền lớn không thể di chuyển gần bờ khiến thủy quân Trường Châu lúng túng. Pháo đá trang bị trên chiến thuyền bắn lên bờ không đủ tầm trong khi Kỳ binh đặt pháo ven sông Đại Hoàng chiếm địa lợi. Trước tình hình đó, Ninh Như Viễn chỉ định Nguyễn Định Hoàng tổ chức cuộc t·ấn c·ông trực diện vào Kỳ binh Thiên Đức. Cùng với đó, quân bên bờ hữu ngạn Đại Hoàng sẽ kết bè tre vượt quãng sình lầy ven bờ tả ngạn đánh ngược lên phối hợp.
Kỳ binh một mặt chống đỡ Nguyễn Định Hoàng ở phía Bắc, mặt khác chống quân Trường Châu tìm cách vượt sông ở mạn Nam. Hai bên còn đang thăm dò thực lực của nhau thì Lý Trí Thắng dẫn quân Ninh Hải trợ chiến, đối trận với Nguyễn Định Hoàng. Quân Ninh Hải và Kỳ binh dựa lưng vào nhau chống hai mặt Bắc - Nam. Bên đằng Tây có quân Hoan châu đóng giữ tạo thế răng môi tương trợ lẫn nhau.
Ngày 9 tháng 2, Ngô Thiên Sách nghe theo lời mưu sĩ Đinh Nho Quan, sai một bộ tướng tổ chức vượt sông Hoàng Long ở quãng giữa Gián Khẩu và cánh đồng Chạ vào lúc tối trời. Trần Quan Sơn nhận được tin mật báo, lập tức kéo phân nửa quân Hoan châu từ Gián Khẩu đến chặn đánh. Pháo hiệu nổ vang trong đêm. Nguyễn Định Hoàng muốn kéo đến tương trợ lại bị Lý Trí Thắng cản bước. Trời sáng rõ, quân Trường Châu buộc phải lui vì Tiểu đoàn 890 Ninh Hải trang bị hoả khí nhập trận.
Ngày 10 tháng 2, Ninh Như Viễn biết tin quân Thiên Đức chặn dòng sông Bôi ở gần núi Lạc Long bèn cử một đạo gần hai nghìn tinh binh từ Thung Lau đi khơi dòng chảy. Vài ngày sau, đạo binh này đụng với Nguyễn Từ Minh và Phạm Kính Ân không thể hoàn thành mục tiêu, đành phải hạ trại trong rừng xin thêm quân tiếp viện từ Thung Lau.
Trong khoảng thời gian này, Lý Văn Ba, Trương Văn Long và Hoàng Thái Công bắt đầu sử dụng hoả công, tạm thời bức rút quân của Ninh Như Viễn trấn gần cửa động Thung Lau. Lửa cháy hai ngày hai đêm, khói đen mù mịt. Sang đến ngày thứ ba, nhờ cơn mưa nặng hạt trong gần nửa canh giờ thì các đ·ám c·háy mới tắt. Đứng từ xa trông vào quãng rừng vốn xanh thẳm gần lối vào cửa động Thung Lau bây giờ là một mảng lớn đen sì. Dẫu vậy Ninh Như Viễn vẫn nhất quyết không đem quân ra nghênh chiến mà muốn bọn Lý Văn Ba, Trương Văn Long đem quân vào động.

Từ trung tuần tháng Giêng, Ngô Thiên Sách đã mấy lần sai sứ giả cầu viện Sứ quân Đỗ Động Giang và kinh sư song hồi đáp không lấy gì làm khả quan khi Đỗ Thục còn đang lo gia cố thành trì và quân kinh sư đang lâm vào cảnh khốn đốn. Việc Thiên Đức kiểm soát Đông Phù Liệt và Sơn Nam Hạ đã chia cắt Đỗ Thục, Trữ quân với Ngô Thiên Sách, dẫu có muốn thì ba sứ quân cũng khó ứng cứu được nhau.
Trong lúc tình hình Trường Châu chưa ngã ngũ thì tình hình tại kinh sư đang có những chuyển biến có lợi cho Thiên Đức.
Lại nói về Phạm Ngũ Lão giả trang mấy lần tìm cách tiếp cận Tả vũ vệ tướng quân Khúc Bàng Giang, tế tử của Tô Hiến Thành, nắm hơn hình binh mã trấn trên sông Tô mà không được. Ngẫm thấy đường đường chính chính khó thành, Phạm Ngũ Lão trở lại kinh thành đột nhập Khúc phủ, tiếp cận ái nữ của Tô Hiến Thành. Phạm Ngũ Lão dùng lời lẽ thiệt hơn thuyết phục. Tô thị đến thăm chồng trong quân doanh, Phạm Ngũ Lão giả làm kẻ hầu, nhờ đó gặp được Khúc Bàng Giang.
- Tại hạ cảm tạ Vạn Thắng vương đã để mắt đến, nhưng thân võ tướng không thể thờ hai chủ. Họ Khúc tuy chẳng phải họ lớn nhưng Thái uý đối xử không tệ, tại hạ không thể trở giáo, không thể làm phường phản phúc để hậu nhân phỉ nhổ.
Khúc Bàng Giang nói với Phạm Ngũ Lão, giọng cương quyết. Phạm Ngũ Lão vẫn kiên trì thuyết phục:
- Tại hạ cảm phục tấm lòng trung thành của Khúc tướng quân. Giang sơn này vốn của họ Lý, nào phải của họ Tô. Ngài Tể tướng vì đứng ra nói lý mà chịu cảnh ngục tù, nay tuy đã hồi phủ song nào khác tù giam lỏng. Di chiếu tiên vương truyền ngôi cho Công chúa Lý Thiên Bình, quả xưa nay có lệ ngôi báu chỉ truyền cho hoàng nam nhưng cũng chẳng ai cấm truyền cho hoàng nữ. Người Vạn Xuân bao đời nay mới có tiên vương thu giang sơn về một mối được mấy mươi năm. Người phương Bắc đè đầu cưỡi cổ người Vạn Xuân, tiêm nhiễm vào đầu người Vạn Xuân ta suy nghĩ của họ nên mới có chuyện văn nhân trong thiên hạ một mực bài trừ Công chúa nối ngôi. Thiên Đức có như ngày nay do Vạn Thắng vương gầy dựng, có danh trong thiên hạ rồi mới biết Hoàng hậu là Công chúa nhà Lý, ấy là do ông trời xếp đặt. Thiên hạ sẽ đổi sang họ Mạc, đó là tất yếu. Tướng quân sáng dạ hơn người, ắt nhìn thấy mọi lẽ, nhất định phải tính thiệt hơn. Vạn Thắng vương nể trọng Tể tướng một lòng với nước. Các bô lão như Phạm Tu, Lý Đạo Thành chẳng phải đều từng là rường cột trong triều ư? Nay các ngài ấy đều quy tụ dưới cờ, một lòng phò tá Vạn Thắng vương cả.
Khúc Bàng Giang im lặng, Phạm Ngũ Lão lại nói thêm:
- Tại hạ mạo hiểm đến gặp tướng quân thực chẳng muốn ngài trở giáo quy hàng mà chỉ muốn nay mai quân Thiên Đức đánh đến, nếu tướng quân nhận thấy tình thế gay go, chẳng muốn binh sĩ thuộc quyền uổng mạng thì đừng hạ lệnh cảm tử làm gì. Vạn Thắng vương muốn giảm thiểu cảnh máu chảy đầu rơi hòng giữ tính mạng bách tính bởi kẻ thù của người Vạn Xuân là quân phương Bắc.
Nói đoạn Phạm Ngũ Lão lấy Tinh hoa ngũ hành thiết đưa cho Khúc Bàng Giang và nói:
- Tại hạ đã nói hết những lời cần nói, tín vật này của Vạn Thắng vương, lúc nguy nan tướng quân đem ra dùng tự khắc Thiên Đức lui quân. Thời gian không còn nhiều, tại hạ phải tức tốc xuống phía Nam tìm cách gặp tướng Khúc Hồng Châu, trưởng tử của ngài để chuyển ý chỉ của Vạn Thắng vương.

Nghe nhắc đến con trai, Khúc Bàng Giang hơi nhíu mày, hỏi:
- Khúc nhi chỉ là một tiểu tướng nắm trong tay vài trăm binh mã, Phạm tướng quân sao phải nhọc lòng?
Phạm Ngũ Lão nhoẻn miệng cười đáp rằng:
- Khúc Hồng Châu tuổi trẻ tài cao, Vạn Thắng vương muốn chống Đại Vũ phải cần những tướng như vậy. Ban nãy tướng quân có nói họ Khúc chẳng phải danh gia vọng tộc, dẫu có tài nhưng người trong thiên hạ chỉ biết họ Khúc làm rể họ Tô. Vận nước đang trở mình, họ Khúc nắm bắt cơ hội trở thành đại thế gia chẳng phải là điều tốt hay sao?
Khúc Bàng Giang biết bị nói khích song đành nén giận vì những lời Phạm Ngũ Lão vừa nói ra thực có lý.
- Tương lai Khúc Hồng Châu còn rộng mở, nếu tướng quân còn do dự vì ân đức họ Tô, tại hạ mạo muội xin tướng quân tính ngày sau. Thiên Đức dùng tướng trẻ, Vạn Xuân mai này chẳng lẽ hàng danh tướng lại thiếu nhà họ Khúc?
Tô thị nãy giờ đứng nghe, thấy chồng lưỡng lự bèn mạnh dạn mở lời, đề nghị đưa Phạm Ngũ Lão đến thăm con trai. Khúc Bàng Giang chẳng gật đầu, chỉ im lặng.
Phạm Ngũ Lão theo chân Tô thị đến gặp Khúc Hồng Châu trong quân doanh phía Nam kinh thành. Khúc Hồng Châu nghe lời Tô thị, Phạm Ngũ Lão không mất thời gian thuyết phục, lại nghe Sát Quỷ đoàn mấy lần muốn lấy đầu Phạm Ngũ Lão mà chịu thiệt nên Khúc Hồng Châu muốn tỉ thí. Phạm Ngũ Lão thuận ý phân cao thấp, Khúc Hồng Châu b·ị đ·ánh ngã trong một chiêu bèn bái Phạm Ngũ Lão làm sư. Khúc Hồng Châu hứa sẽ án binh bất động hoặc lui quân một khi Bàn Phù Sếnh đánh đến.

Con rể thứ của Tô Hiến Thành là Đồng Mặc đóng quân ở khu vực cánh đồng Chuông, nơi tiền tuyến. Phạm Ngũ Lão không thể tiếp cận đành cậy Tô thị đến gặp vợ Đồng Mặc là em gái đi thăm chồng vào dịp Tết Nguyên đán lựa lời khuyên nhủ. Đồng Mặc là tiểu tướng, nghe vợ rỉ tai ông anh cột chèo và đứa cháu ngầm quy thuận Thiên Đức bèn gật đầu đồng ý, hẹn rằng một khi quân Thiên Đức đánh sang sẽ lựa thời cơ thu quân tháo chạy rồi cho tan hàng.
Những ngày cuối tháng Chạp, Tết Nguyên đán đã gần kề, tiết trời se lạnh nhưng tại trấn Sơn Lãng có nhiều sự biến.
Sau thời gian dùng quân tế tác tung tin quấy phá, kích động dân trong trấn chống đối quan quân. Trần Công Mẫn đem nhiều toán binh phục kích, t·ấn c·ông các toán tuần binh của tướng Tống Oai, người đảm trách trị an trong vùng. Đúng ngày 23 tháng Chạp, Trần Công Mẫn và Trần Ứng Long đánh trấn, bách tính trong trấn và tế tác dẫn lối chỉ đường khiến Tống Oai thất thế thua chạy về La thành. Trần Công Mẫn chiếm được trấn Sơn Lãng, vùng đất cách kinh thành vài mươi dặm về phía Đông, làm bàn đạp cho đại quân Thiên Đức sẵn sàng tiến đến mục tiêu cuối cùng.
Chiều ngày 30 tháng Chạp, Lý Mẫn cử quân tiếp viện tái chiếm trấn Sơn Lãng nhằm bảo vệ sườn trái doanh tiền phương đóng ở cánh đồng Chuông. Trần Ứng Long và Trần Công Mẫn tử thủ. Ngày mùng 2 tháng Giêng, Kiều Quân Kỷ đem Trung đoàn 5 Sơn cước ở kẻ Võ sang tiếp ứng cho bọn Ứng Long, Công Mẫn. Chiến cuộc cam go trong gần một tuần và lắng xuống khi Phạm Bạch Hổ cử một đơn vị với 15 khẩu thần công nhập trận. Địa hình quanh trấn Sơn Lãng bằng phẳng, nhờ đó thần công phát huy uy lực, quân kinh sư buộc phải lui.
Trước tình huống cánh trái bị đối phương chiếm lĩnh làm chỗ đứng chân, Lý Mẫn quyết định huy động hơn sáu nghìn quân thủy bộ t·ấn c·ông đạo binh Thiên Đức đóng ở Văn La, bên kia dòng sông Hát với ý định ép Thiên Đức rút bớt binh lực ở Sơn Lãng về lại đất Sơn Tây, lựa thời cơ chiếm lại Sơn Lãng.
Quân Thiên Đức đóng ở Văn La đội mưa đạn cản bước binh triều vượt sông. Lý Mẫn chịu tổn thất hơn một nghìn quân, đặt chân lên đất Văn La song quân Thiên Đức chủ động rút lui về sau hơn mười dặm, tránh giao chiến trực diện khiến Lý Mẫn lưỡng lự giữa việc đốc quân tiến đánh hay lui binh. Tiến sâu vào đất Sơn Tây lại sợ thủy quân Thiên Đức phong toả sông, chặn đường về mà đóng binh quay lưng về phía sông là tối kị trong việc dụng binh. Trước tình hình đó, ngày 14 tháng Giêng, Lý Mẫn đành thu binh trở lại cánh đồng Chuông, tìm cách khác hòng giành lại Sơn Lãng.
Quân tế tác của Lý Mẫn mật báo, Vạn Thắng vương có mặt ở cánh đồng Văn La khiến Lý Mẫn bán tín bán nghi nói với chúng tướng:
- Chả phải Mạc tặc đang chỉ huy binh mã Thiên Đức đánh Trường Châu ư? Hắn không thể phân thân, đây ắt là gian kế nhằm khiến quân ta nhận định sai tình hình. Sơn Lãng đã nằm trong tay Thiên Đức, chúng sẽ dùng nơi ấy làm điểm xuất phát tiến đánh ta trong nay mai, nhất định phải đề cao cảnh giác. Bọn Thiên Đức ở Sơn Lãng là quân thứ cấp (ý nói không phải quân tinh nhuệ dùng hoả khí) có gần bốn nghìn quân. Muốn chiếm lại chỉ còn cách ba mặt cùng tràn lên, phải khống chế được hoả khí tầm xa của chúng.
Một thuộc tướng của Lý Mẫn bày tỏ lo ngại:
- Với số quân ấy, ta cần lực lượng tương đương mà lúc này quân số hao hụt không kịp bổ sung.
Lý Mẫn suy ngẫm một hồi rồi nói:
- Nếu vậy dồn toàn lực chiếm cho được nơi chúng đặt hoả khí. Huy động thêm dân binh trợ chiến, dùng quân kị làm tiên phong.
Đồng Mặc nghe Lý Mẫn nói vậy liền cảm thấy thời cơ đã đến bèn xin làm tiên phong. Lý Mẫn không chút hồ nghi, đồng ý cho Đồng Mặc và năm trăm quân bản bộ lĩnh ấn tiên phong. Trấn tướng Sơn Lãng là Tống Oai cùng vài tướng khác thống lĩnh 2000 quân hỗn hợp theo sau, quyết chiếm lấy 15 khẩu thần công ở trấn Sơn Lãng.

Bạn có thể dùng phím mũi tên hoặc WASD để lùi/sang chương.