Túy Kim Trản - Cửu Thập Lục

Chương 226: Nương nương, người càng nên yêu thương bản thân mình hơn




Thuận phi trầm mặc.

Kỳ thực, bà chưa từng suy nghĩ đến hai chữ “hối hận”.

Ít nhất, là trong chuyện này thì không.

Đời bà còn có bao nhiêu chuyện khiến bà hối tiếc hơn gấp bội, thành thử cũng chẳng rảnh mà hối tiếc chuyện này.

Bởi vậy, khi A Vi bất chợt hỏi như vậy, Thuận phi rất khó có thể lập tức đưa ra một câu trả lời.

Đã đến đây, thì nên nghiêm túc mà đàm luận một phen.

Bị chạm vào nỗi đau mà nổi giận đùng đùng, hay cố chấp không chịu cúi đầu, đều là hạ sách.

Nếu đã chọn hạ sách, thì chi bằng ban đầu quay thẳng về cung cho rồi.

Một lúc lâu sau, Thuận phi mới nâng tay cầm lấy đôi đũa, than nhẹ:

“Thành thực mà nói, là không dám nghĩ sâu.”

Mơ hồ qua ngày, năm nối năm, tháng lại tháng, đời cứ thế mà trôi qua.

Một khi rơi vào ngõ cụt, thì chỉ càng thêm bế tắc.

“Ta cứ nửa tỉnh nửa mê mà sống như vậy,” Thuận phi khẽ cười khổ, “thật chẳng bằng hai mẫu tử các ngươi thông suốt thấu đáo.”

“Không thể nói thế được,” Lục Niệm nhẹ giọng, “thật ra, có khi ta cũng nghĩ, người chẳng nghĩ ngợi gì, cứ nhắm mắt sống qua ngày, lại càng dễ yên ổn, sống lâu hơn.”

“Chớ nói đâu xa, chỉ nhìn đệ đệ ruột của ta là rõ.”

“Trước khi ta dẫn nữ nhi hồi kinh, hắnchẳng hay biết gì, cũng chưa từng đa sự, cứ an nhiên làm thế tử hầu phủ, sống vui vẻ, thoải mái.”

“Không có ta – tỷ tỷ chuyên gây chuyện – ở trước mặt, phụ mẫu, thê tử, huynh đệ, chẳng thứ gì khiến hắn phiền lòng.”

“Làm kẻ mờ mịt, hắn lại thấy thoải mái.”

“Rốt cuộc lại bị ta phá tan giấc mộng đẹp, buộc phải đối mặt thực cảnh tàn khốc, nhận ra bản thân xưa nay sống trong ảo mộng, dạo gần đây tâm trạng cũng bất an vô cùng.”

Nói đến đây, Lục Niệm khẽ dừng lại, thở dài:

“Song nói đi cũng phải nói lại, nếu mẫu thân ta năm xưa không bị hãm hại, với tính cách như thế, thì thực là tốt đẹp nhất.”

“Còn nương nương, nếu chẳng phải tiến cung, chẳng bị cuốn vào vòng xoáy rắc rối, chỉ an phận sống với hiện tại, thì há chẳng phải cũng là một loại hạnh phúc sao?”

Thuận phi trầm mặc.

Bà không phải không hiểu hàm ý trong lời Lục Niệm.

Lời nàng ấy có lý, đáng tiếc thay, từ đầu, bà đã không nên sống trong mộng cảnh hoa trong gương, trăng dưới nước ấy.

Đó là hoàng gia – nơi không có tình thân, chẳng phải là gian khuê phòng yên ấm thuở thiếu nữ của bà nữa.

Chốn ở đã đổi, thân phận đã đổi, hoàn cảnh đã đổi, mà bà lại vẫn sống theo kiểu cũ, thậm chí càng thêm tự dối mình, thì kết cục hôm nay, chẳng phải đã sớm an bài rồi sao?

“Lục Niệm,” Thuận phi nhìn nàng sâu thẳm, “ngươi thật là một người nghĩ thông suốt.”

“Nương nương nghe được lời ta nói, đã cho thấy người và ta cũng chẳng khác nhau là bao,” Lục Niệm đáp bằng giọng lễ độ, “ta thì lại mong được nghe nhiều hơn về quan điểm của nương nương.”

“Ta ở tuổi này rồi, nói ra thì cũng đáng tiếc, chưa từng được nghe sự dạy dỗ từ bậc trưởng bối nữ nhân.”

“Kế mẫu tâm địa độc ác, không bị lừa gạt đã là may.”

“Trước đây tiếp xúc với hai vị trưởng bối, phu nhân của An Quốc công thì điên dại, còn phu nhân của Văn Thọ Bá, cũng là kẻ điên.”

“Theo ta thấy, nương nương không giống bọn họ.”

Thuận phi ánh mắt trầm xuống, khẽ lẩm bẩm:

“Ai biết được chứ? Trong cốt tủy có khi cũng điên, cũng si dại như nhau thôi.”

Bên cạnh, A Vi vẫn luôn im lặng quan sát bà ta.

Nàng là người từng chứng kiến hai người hợp sức, nên hiểu rõ hơn ai hết – khi Lục Niệm dùng lời lẽ dịu dàng để thuyết phục, ấy là lúc lời nói đã ngấm độc.

Những gì vừa nói, đương nhiên không phải là tùy tiện mà nói ra.

Trước đó, hai người từng nghe Định Tây hầu kể về Thuận phi, nhà họ Hà, và Vinh Vương, rồi rút ra một kết luận rõ ràng – dẫu cho năm xưa là vì nguyên nhân gì khiến ba bên kết chặt lại với nhau, thì đến nay, mâu thuẫn giữa họ đã không thể hóa giải.

Mấu chốt của mâu thuẫn ấy, chính là Lý Vi.

Bề ngoài trang điểm rực rỡ, nhưng chỉ cần đốt lên một đốm lửa, bên trong toàn là gai nhọn.

A Vi và Lục Niệm trao nhau một ánh mắt, nhẹ giọng nói:

“Nương nương, dùng cơm trước đi, món nguội rồi.”

Thuận phi lúc này mới đưa tâm trí về lại bàn ăn, nhìn mấy món đơn giản trước mặt – đều là món nhà làm thường nhật, nhưng được bày biện khéo léo, lại còn kèm một đĩa nhỏ dưa muối.

Dĩ nhiên, món dưa muối ấy không phải A Vi tự tay làm, mà là vừa rồi cho Thanh Âm sang quán dưa bên cạnh mua về.

Tiệm đó chuyên dưa vị Dư Hàng, là một trong những hàng hiếm có tại kinh thành được khen ngợi là hảo vị.

Mà nhà họ Hà – chính là người Dư Hàng.

“Nương nương nếm thử xem, có hợp khẩu vị không?” A Vi nói.

Thuận phi gắp một miếng, vừa đưa vào miệng đã khựng lại.

Đây chính là hương vị của thời niên thiếu – không mặn, vị ngòn ngọt thanh thanh, ăn không với cơm cũng ngon. Ngoại tổ phụ -tổ mẫu của bà ngày nào cũng có món này.

Từ lúc nhập cung, vị ấy không còn nữa.

Ngự thiện phòng làm dưa đều mang phong vị kinh thành, mà Thuận phi không phải người kiêu căng đến mức bắt riêng làm cho nàng một phần.

Thời gian lâu dần, cũng quên mất.

Giờ đây, bao năm sau lại được nếm lại, quả thực là trăm mối ngổn ngang.

Huống chi hôm nay, tâm tình nàng vốn đã rối ren như tơ vò.

“Ngươi có lòng rồi, ta rất thích.” Thuận phi nói.

Ăn xong một bát cơm, Thuận phi đặt đũa xuống.

Lục Niệm ngồi bên cạnh không hề tỏ vẻ sốt ruột, trái lại còn như đang trầm ngâm suy tính gì đó.

Nàng liền hỏi thẳng: “Ta đoán, nương nương rất không thích hậu cung phải không?”

Thuận phi khẽ cười, tuy không nói ra miệng, nhưng thần sắc đã là câu trả lời.

Sau đó, bà ta hỏi ngược lại: “Vậy còn ngươi, ngươi có thích Thục địa không?”

“Khó mà nói là thích hay không,” Lục Niệm bình thản đáp, “ta không có tình cảm gì đặc biệt với nơi ấy. Nửa đời trước của ta, đã quá vất vả vì mẫu thân, vì chính mình, vì nữ nhi. Đến giờ, ta không còn gì tiếc nuối nữa.”

“Ta luôn giữ một điều – con người không nên quá tham.”

“Những gì ta có được hôm nay, đều là vì trước đó đã đánh đổi rất nhiều.”

“Phải, muốn được, ắt phải mất.” Thuận phi gật đầu đồng tình, hít sâu một hơi, lại nói:

“Ta muốn giữ mạng cho con trai ta. Còn các ngươi muốn gì? Ta biết các ngươi trọng chữ tín, vậy cứ thẳng thắn đặt điều kiện ra đi.”

Nghe thế, Lục Niệm theo phản xạ nhìn về phía A Vi.

A Vi vẫn ngồi yên một bên, không nói gì.

“Thưa nương nương, người đã nói ra câu ấy thì cũng đã rõ nguyên do mọi việc,” Lục Niệm từng chữ từng câu rõ ràng, “vu cổ – từ đầu đến cuối đều là vu cổ.”

“Trước đây tha cho là vì không dính dáng. Nhưng bát hoàng tử đã dính rồi.”

“Ta không có tư cách để tha cho kẻ từng khiến bao người thiệt mạng trong án vu cổ năm xưa.”

“Nương nương đã nhìn thấu như vậy, cớ sao vẫn không chịu buông tay?”

“Người không thể cứu mạng con trai mình”.

Câu trả lời này, vốn dĩ đã nằm trong liệu định của Thuận phi.

Dù có cầu Hoàng thượng, cầu Vinh Vương, cầu quận vương, thậm chí bà có quỳ đến chết ngoài điện Thư Hoa, cũng chẳng thể cầu được kết cục mình mong.

Cầu đến Quảng khách*, chẳng bằng nói là còn ôm tâm may rủi, đúng hơn là: không thấy quan tài, không đổ lệ.

(*ý nói đến Lục Niệm – người từ bên ngoài đến, nhưng lại là hi vọng cuối cùng.)

“Là một người mẹ… là chẳng thể buông bỏ được mà!” Thuận phi nghẹn ngào.

Dù quan tài đã bày trước mắt, bà vẫn sẽ chọn nằm vào đó để đổi lấy mạng con.

“Đúng thế,” Lục Niệm đồng cảm sâu sắc, “nếu là ta, ta cũng liều đến cùng. Nếu thua thì thua, bởi con mất rồi, ta sống cũng chỉ như cái xác không hồn.”

Nàng nói đến đây, hơi người khẽ nghiêng về phía trước, giọng nói đậm nặng:

“Dù cho phụ thân của đứa trẻ ấy – là kẻ ta căm ghét đến tận xương.”

Cơ thể Thuận phi bỗng cứng đờ, ánh mắt theo bản năng né tránh.

Động thái này, không thoát khỏi cặp mắt của A Vi và Lục Niệm.

Mẹ con hai người liếc nhìn nhau một cái, ngầm thốt: quả nhiên.

“Người không yêu Thánh thượng.” – A Vi nói, như một lời khẳng định.

Thuận phi mấp máy môi, định nói gì đó, nhưng cổ họng khô rát, không phát ra được tiếng nào.

“Người yêu là Vinh Vương gia.” – A Vi lại lên tiếng, vẫn là một câu khẳng định.

Chẳng cần biết Thuận phi sắc mặt ra sao, vị ma ma bên cạnh nãy giờ cung kính im lặng bỗng gần như bật dậy:

“Dư cô nương, lời này không thể nói bừa đâu!” – bà ta hốt hoảng lên tiếng – “Chuyện này… liên quan đến mạng người đấy!”

“Giờ nương nương còn sợ mất mạng sao?” – A Vi chẳng buồn để ý đến bà ta, tiếp tục:

“Nếu năm xưa Thánh thượng không đăng cơ, nương nương e rằng đã là chính phi của Vinh Vương rồi.”

“Bỏ qua ngôi vị chính phi, nhà họ Hà lại chọn đứng về phía Vinh Vương…”

“Họ Hà hai đời làm quan, chức không lớn nhưng cũng xem như đứng vững ở kinh thành. Với ánh mắt và năng lực của hai vị đại nhân họ Hà, ta không tin họ vì mối tình nhi nữ của người mà đánh đổi cả tiền đồ.”

“Người không quyết định được họ.”

Thuận phi khép mắt lại.

Khi ấy, bà  đang độ thanh xuân rực rỡ, còn người si mê bà đặc biệt, chính là Vĩnh Khánh Đế thuở còn là hoàng tử.

Bà thật ra không thích ngài ấy.

Nhưng làm chính phi của một vị hoàng tử – từ mọi góc độ mà xét, đều là một con đường quá đỗi tốt đẹp.

Bà chỉ là con gái nhà quan tứ phẩm, lẽ nào còn chưa biết đủ?

Bà rất biết đủ.

Thế nhưng, tổ phụ, phụ thân của bà lại không chấp nhận.

Không bao lâu sau, bà gặp Vinh Vương.

Hôm ấy tiết xuân rực rỡ, có một khu vườn mở cửa đón khách thưởng hoa tại Thái Hưng phường.

Qua một nửa khu vườn, bà cùng mẫu thân đứng sau song hoa, lặng lẽ nhìn Vinh Vương cười nói vui vẻ cùng bằng hữu.

Mẫu thân hỏi bà rằng: “Hắn không tốt sao? Ta nhìn thế nào cũng thấy hắn hơn Lục hoàng tử.”

Thuận phi khi ấy chỉ khẽ lắc đầu: “Nhưng người ta đã đính thân rồi, trong cung đã định chính phi, sang năm sẽ nhập môn.”

Mẫu thân bà chỉ cười:

“Người ngồi lên chiếc ghế ấy rồi, chính hay trắc, lớn hay nhỏ, ai còn phân biệt rạch ròi được nữa?”

Nhớ lại những chuyện cũ năm xưa, vẻ mỏi mệt trên khuôn mặt Thuận phi càng lộ rõ.

Năm ấy xảy ra quá nhiều chuyện bất ngờ – như tiên đế đột ngột băng hà, như Lục hoàng tử đăng cơ, cải niên hiệu thành Vĩnh Khánh.

Còn Tứ hoàng tử thì được phong làm Vinh Vương.

Chính phi… không thể là bà được nữa.

Bà thành trắc, thành thiếp – không cần phải phân rõ.

A Vi quan sát sắc mặt Thuận Phi, khẽ thở dài:

“Hoàng thượng hạ chỉ nạp nương nương vào cung, người không thể khước từ – đúng chăng? Dù lúc đầu có được ân sủng đôi phần, nhưng rồi người mới cứ đến, sủng ái cũng từ đó mà phai tàn – có phải thế không?”

Ở địa bàn người khác, ma ma không thể cắt lời A Vi, lại biết rõ nương nương nhà mình không phải người hồ đồ, bà chỉ có thể siết chặt tay Thuận phi, ghé tai nói nhỏ:

“Chúng ta đừng nói nữa, đừng nghe nữa… nếu đã không đổi được mạng điện hạ, thì mình nên rút thôi…”

Thuận phi lắc đầu.

“Nhưng ta muốn nói… ta muốn nghe mà…” – mắt Thuận Phi đã đỏ hoe – “Chuyện đã đến nước này, còn gì mà không thể nói?

Năm xưa ta đã nghĩ, nếu ta đã là mệnh làm thiếp, thì sao không làm thiếp của người ta yêu?

Cớ gì lại phải làm thiếp của Thánh thượng?

Ngài ấy…”

Lạnh lùng, vô tình, thẳng thắn.

Đó là đánh giá của Thuận phi dành cho Vĩnh Khánh Đế.

Thuở tình còn nồng, có thể vì bà mà hái trăng trên trời; nhưng tình lạt rồi, chỉ còn trơ lại một ao nước lặng.

Một người đàn ông đến cả việc giết con ruột cũng không chớp mắt – thử hỏi, còn có thể dành bao nhiêu chân tình cho một nữ nhân?

Ở bên cạnh một vị đế vương như vậy – ai mà chẳng sợ?

Thuận phi cũng sợ.

Cũng hối hận.

Điều Thuận Phi hối hận nhất là – ngày Vĩnh Khánh Đế đăng cơ, bao hoài bão của tổ phụ bà tan thành mây khói trong một đêm. Cụ ông không chịu nổi đả kích, qua đời ngay sau đó.

Khi ấy Thuận Phi nên cố chấp đưa linh cữu về Dư Hàng, chứ không phải nghe theo phụ thân, để tổ phụ an táng tại kinh thành.

Bà nên trốn càng xa càng tốt!

Nếu không tiến cung, làm sao có thể sinh ra Vi nhi? Làm sao có thể bị cuốn vào vụ án vu cổ…

Ngay khi Thuận phi đang đắm chìm trong hối hận sâu sắc nhất đời mình, giọng A Vi vang lên, nhẹ nhàng mà điềm tĩnh:

“Nhưng thưa nương nương, người thật sự yêu Vinh Vương sao?”

Thuận phi mở mắt ra.

“Ta nghe nói, Vinh Vương là người rất coi trọng phong nhã.”

“Phủ họ Hà xây nhà theo phong cách Giang Nam, cũng là vì điều ấy phải không? Nương nương từng sống trong đó vài năm, ta nghĩ, người chắc hẳn cũng rất yêu thích cảnh sắc ấy.”

“Vậy, nương nương yêu là Vinh Vương – hay là giấc mộng Giang Nam thời con gái trong khuê phòng?

Hay vì các bậc trưởng bối trong nhà đều ủng hộ Vinh Vương, nên người cũng…”

“Ta từng nghĩ, với tuổi tác và từng trải như người, hẳn đã sớm nhìn thấu những điều này. Không phải khinh thường tình yêu, mà ít ra cũng nên phân biệt được đâu là cảm xúc phát ra từ nội tâm chân thật, đâu là bốc đồng tuổi trẻ, đâu là ký ức bị tiếc nuối tô vẽ cho đẹp đẽ, đâu là thứ tình cảm tưởng là chân thành mà thực ra bị đám người bên cạnh thúc giục, bày lửa bên tai mà ngộ nhận thành rung động.”

“Nhưng hôm nay gặp nương nương, ta mới hiểu ra – người vẫn chưa thực sự hiểu.”

Thuận phi sắc mặt tái nhợt: “Ngươi…”

“Nương nương đừng trách ta nói thẳng.”

Sau bao lời ẩn ý, cuối cùng A Vi cũng châm ngòi đốt lên ngọn lửa, thiêu rụi những rối ren gai góc mà bấy lâu nay chẳng ai dám đối mặt.

“Nương nương thật sự cho rằng mình chưa từng bị lợi dụng sao?”

“Vinh Vương từng thực sự để tâm đến người chưa? Nếu thật sự để tâm, thì đã không để con trai độc nhất của người bị cuốn vào án vu cổ.”

“Mẫu thân ta từng nói, bà chưa từng nhận được sự dạy dỗ từ những nữ trưởng bối, nhưng sau khi nhìn thấy Nương nương, ta nghĩ… chưa từng nghe, có khi lại là một điều tốt – còn hơn là trở thành như Nương nương.”

“Nương nương là vì quá ngoan, quá vâng lời – nghe lời tổ phụ tổ mẫu, nghe lời phụ mẫu.”

“Rõ ràng, người đáng lẽ nên nghe theo chính lòng mình.”

“Thưa nương nương, người càng nên yêu thương chính mình nhiều hơn.”

“Yêu mình – là biết lắng nghe tiếng nói thật trong lòng mình, biết rõ mình thật sự muốn gì, cần gì.”

Nói đến đây, A Vi không để Thuận phi kịp phản ứng, quay sang hỏi:

“Mẫu thân, con nói những điều này với nương nương bây giờ, có phải đã muộn rồi không?”

Lục Niệm mỉm cười, phượng nhãn sáng rực:

“Muộn ư? Làm sao có chuyện muộn? Chỉ cần kẻ thù còn chưa hóa thành một nắm tro, một tấm bài vị trên bàn thờ, thì mãi mãi không bao giờ là muộn cả.”

Thuận phi cáo từ.

Ma ma dìu bà bước ra ngoài, bà ngẩng đầu, nhìn ánh trăng nhàn nhạt trên cao.

Rất, rất nhiều năm trước, Thuận Phi cũng từng ngẩng đầu nhìn ánh trăng như thế.

Năm ấy tháng Bảy đầu mùa, kinh thành tổ chức một buổi thủy hí.

Bên cạnh bà là Lục hoàng tử, Ngài không hề che giấu sự yêu thích đối với bà.

Nhưng ánh mắt bà, lại rơi lên một con thuyền khác, cách đó không xa.

Trên thuyền là hoàng tử sau này được phong làm Vinh Vương, và người đã trở thành chính phi của ngài ấy.

Trong bóng tối, bóng thuyền lờ mờ, nhưng với bà, lại sáng rực – bà có thể nhìn thấy hai người họ thân mật tựa vào nhau.

Mẫu thân từng nói: “Đều là làm phi tử, thì có gì khác nhau đâu…”

Xe ngựa rời khỏi con hẻm sau nhà Quảng khách lai, chầm chậm tiến về phía hoàng thành.

Thuận phi đưa tay chạm vào khuôn mặt mình.

Bà đã già. Nhưng cũng từng là một thiếu nữ mười bốn tuổi.

Thiếu nữ mười bốn tuổi, với mối tình vừa chớm đã bị ép lớn lên, bị việc Vĩnh Khánh Đế đăng cơ đẩy bà vào cung.

Bà từng có vài năm được sủng ái, rồi là những năm tháng “nhìn thấu”, bị Vĩnh Khánh Đế tổn thương lòng dạ, khiến trái tim bà ngày càng hoài niệm về những thứ “đã từng”, những thứ đẹp đẽ vì không bao giờ thực sự có được.

Giống như Giang Nam mưa khói, càng mờ ảo, càng đẹp đẽ, càng khiến người ta khát khao dấn thân.

Nhưng cuối cùng, lại là một cô gái mười sáu tuổi nói với bà :

Người chỉ là vì không đủ yêu chính mình mà thôi.

Vậy rốt cuộc, mấy chục năm qua, bà đã theo đuổi điều gì?

Đã kiên trì với điều gì?

Đã phụ bạc điều gì?

Nước mắt lặng lẽ rơi trên gương mặt bà.

Thuận phi nghẹn ngào, thì thầm trong tiếng khóc:

“Ma ma… người ta mà ta phụ bạc nhất… chính là bản thân mình, phải không?”


Bạn có thể dùng phím mũi tên hoặc WASD để lùi/sang chương.