Tung Hoành Nam Hạ

Chương 2: Đây là đâu?





Minh Nguyệt nặng nề mở mắt ra, đập vào mắt cô là một mái nhà được lợp bằng lá thô sơ, chỉ có một thanh đòn to lớn và dài chịu ở giữa. Lúc này bên tai cô truyền tới tiếng con nít cười đùa vui tươi, cô cố gắng nghiêng đầu về hướng cửa phòng nhưng vô lực.
Cái cổ của cô bị thương quá nặng, toàn thân lại ê ẩm, đau nhức vô cùng, chỉ cần dùng lực là thấy đau, thả lỏng ra lại thấy dễ chịu một ít. Với caí vốn kiến thức bác sỹ của cô, cô cũng không quá lo lắng vì tình trạng trên.
“Hihi, tỷ tỷ tỉnh lại rồi gia gia ơi.”
Minh Nguyệt nghe thế thì giật mình: “gì mà gia gia, gì mà tỷ tỷ, sao cách xưng hô lại kỳ lạ thế nhỉ?”,
Trước mặt cô xuất hiện một khuôn mặt già nua, hiền hòa. Ông lão cười với cô: “cô nương tỉnh lại rồi à, cô nương hôn mê hơn hai tháng rồi, giờ tỉnh lại được là đáng mừng lắm thay”, thấy Minh Nguyệt cố trở mình ngồi dậy, ông lão vội nói: “cứ nằm nghỉ, đừng nên khách sáo”.
Nghe cứ thấy kỳ lạ thế nào ấy, đôi mi của Minh Nguyệt nặng trĩu khép lại, cô bị hôn mê tiếp.
Lần thứ hai cô mở mắt ra thì thấy ánh nắng đang chiếu rọi qua khung cửa sổ, từng làn gió nhẹ nhàng thổi qua làm con người cảm thấy dễ chịu, khoan khoái.
Bước xuống giường, Minh Nguyệt đi đến mở toang cửa sổ ra, một khung cảnh đẹp như một chuyên gia photoshop tạo nên đặp vào mắt. Đó là một cánh đồng ruộng bậc thang rộng mênh mông, trên từng tầng có rất nhiều người đang cấy lúa, mà phía dưới đất cũng có người đang cấy lúa nước.
Trời nắng nhẹ, những cơn gió miên man thổi qua tạo niềm hứng khởi, sự hăng say cho mọi người. Bên trái lại có một con suối, hình như rất là dài, đầu ngọn suối chắc ở rất xa nơi đây.
Hít thở sâu vài hơi, Minh Nguyệt thấy không khí nơi đây thật trong lành, sạch sẽ. Cô tự hỏi chẳng lẽ đây là miền Tây sông nước đó sao? Nơi đây lại có thể trồng lúa nước, lại có ruộng bậc thang thật là kì diệu.
“Tại sao mình lại đến được đây nhỉ, tại sao không phải là bệnh viện, tại sao không thấy cha mẹ mình, tại sao mình chưa chết, tại sao...” rất nhiều câu tại sao xuất hiện trong đầu nhưng Minh Nguyệt chẳng có khả năng trả lời nhưng câu hỏi đó.

Cô đập mạnh cửa phòng ra ngoài, cô muốn gặp người nào đó để có thể cho cô câu trả lời. Khi di chuyển, từ phần eo trở xuống thì những cơn đau nhức cứ thay nhau kéo tới, những dây thần kinh trên đầu cứ giật băng băng, làm cô đau hơn cả nửa đầu. Đau hơn cả lần trước cô xỉn đến không biết gì nữa vào một dịp sinh nhật của cô bạn thân.
“Sao cô nương không nghỉ thêm cho khỏe, ra ngoài đây làm gì?”, một ông lão tóc bạc phơ, râu và hai hàng lông mày cũng bạc nốt nói. Thấy Minh Nguyệt đi xiu vẹo ra khỏi phòng mà tay ôm đầu, ông lão chau hàng lông mày đã bạc của mình muốn đụng cả vào nhau.
Cô thấy ông lão kia thì mừng ra mặt, nếu cô nhớ không lầm thì lần trước lúc cô tỉnh lại lần đầu tiên, người nói chuyện với cô chính là ông lão này.
Cố gắng bước tới chỗ ông lão đang ngồi, cô chỉ tay vào chiếc ghế được đóng bằng cây nhẹ nhàng hỏi: “tôi ngồi ở đây có được không?”.
Ông lão mỉm cười vuốt vuốt râu, rót ly trà cho cô: “cô nương cứ tự nhiên.”
Minh Nguyệt cầm lấy ly trà, uống một hớp, cô có rất nhiều điều muốn hỏi, nhưng chẳng biết bắt đầu từ đâu. Thật ra khi nhìn thấy ông lão này thì cô đã thấy khó hiểu rồi: ông lão mang đôi giày bằng vải đã muốn cũ kĩ rồi, áo thì dài tới tận chân, vạt áo được buộc chéo lại bởi thanh đay ở giữa, tay áo lại rộng thùng thình…”Sao mà giống trang phục trong mấy tuồng cải lương trên TV thế nhở?”
Thấy Minh Nguyệt ngồi mà tâm tình cứ bức rứt không yên, ông lão đành mở lời trước:
“Cô nương tên gì?”
“Tôi tên Nguyệt.”
“Haha, chắc cô nương là người trong giang hồ nên không thích tiết lộ danh tính, lão phu là trưởng thôn ở đây, cứ gọi lão phu là Từ trưởng lão là được.”
Gì mà người trong giang hồ, nói bậy nói bạ. Chẳng lẽ là mơ sao? Nhưng mà nơi đây trong rất thật mà, mơ làm sao có thể cảm nhận được vẻ đậm đà của chén trà này chứ? Minh Nguyệt cầm chén trà mà tay run run, những lời chuẩn bị hỏi lại đâu mất, cô cố gắng kiềm chế, môi run run hỏi: “đây là đâu thế?” Bởi vì quá kinh sợ với suy nghĩ vô căn cứ của mình, cô quên mất sự lễ phép đã được dạy dỗ từ nhỏ về cách nói chuyện với người lớn tuổi.
“Đây là thôn Ninh Lâm, nằm ở phía đông nam của Đại Nam Đế Quốc.”
Như không để ý đến cách ăn nói của Minh Nguyệt, Từ trưởng lão chậm rãi nói. Lão nghĩ đây có thể là người của môn phái nào đó bị đuổi giết, trong quá trình chạy trốn, bị trọng thương và theo sông trôi dạt đến thôn này.
Minh Nguyệt chau mày, tên nước này cô mới nghe lần đầu, cẩn thận sắp xếp từ ngữ, cô lại hỏi:
“Từ truởng lão có thể kể cho tôi nghe rõ hơn được không, có lẽ tôi bị thương nặng quá nên có nhiều chuyện không nhớ rõ.”
“Thế cô nương muốn biết điều gì?”
“À, thì…thì Đại Nam đế quốc là nước như thế nào?”
“Hơn hai trăm năm trước, sau khi nổi dậy dẹp hôn quân, gia tộc họ Nguyễn giành được giang sơn, sau đó đổi tên là Đại Nam. Đại Nam được gọi là đế quốc vì sau này có nhiều nước nổi dậy giành giang sơn nhưng đều bị đánh tan. Vì vậy sau này không nước nào dám nổi loạn nữa, năm nào cũng mang cống phẩm sang nước ta hòa hảo hữu nghị.
Mà công lớn nhất chính là vị vua đầu tiên - Nguyễn Minh Mẫn, người đã chiêu binh mãi mã, nổi dậy dẹp hôn quân, khai tên lập nước. Và đại tướng quân Trần Bình chính là công thần của vua Nguyễn Minh Mẫn. Kể rằng vị tướng quân này có thể ra vào giữa đại quân của địch như chốn không người.
Sau này công thành danh toại, vua Nguyễn cắt đất phong vương cho ông nhưng ông từ chối, ông về miền tây sáng lập nên Phi Long môn, từ đó vùng đất phía tây này vì danh tiếng của ông mà phát triển cực thịnh, mọi người cùng nhau kéo đến định cư, từ đó nhân tài được sản sinh vô số, trạng nguyên cũng có người ở vùng này thi đỗ.
Nhưng hiện nay, vùng đất mà nhân tài lưu đến đó là Nam Hạ, nơi này là trung tâm của Đại Nam, nghe nói rất là phồn hoa, nhộn nhịp, anh hùng thiên hạ đa số cũng tụ tập ở đây.
Triều nhà Nguyễn hưng thịnh hơn 200 năm qua, lúc nào cũng có vua hiền giữ nước, cuộc sống an bình, thanh đạm của Ninh Lâm thôn cũng như con dân của nước Đại Nam có công lao rất lớn của các đời vua nhà Nguyễn.”
“E hèm, tôi tự nhiên thấy chóng mặt quá, xin phép vào phòng nằm tí, thật cám ơn Từ trưởng lão.”
Minh Nguyệt giả đò mệt mỏi, xoa xoa hai thái dương, mệt mỏi nói. Cô muốn tiêu thụ những thông tin này trước đã, bấy nhiêu đã làm cô khó tiếp thu thêm được nữa.
Từ trưởng lão mỉm cười gật đầu, trong đầu lại thêm một luồng suy nghĩ khác: “phải chăng cô gái này từ nước khác sang?”
Minh Nguyệt khép cửa phòng, dựa lưng vào khung cửa, cô thầm nghĩ: “sau khi chết sẽ có kiếp sau thật sao? Nhưng sao lại về thời phong kiến mà không phải là thời hiện đại, tương tai? Sao mình vẫn nhớ được những ký ức kiếp trước nhỉ?”
Nhìn lại bản thân, thấy mình mặc bộ đồ thời này cũng khá hợp, cô phì cười. Cô nằm lên giường, cảm thấy thật thoải mái, không khí nơi đây thật khó làm người ta nổi giận. Cô cảm thấy may mắn khi không chết, con người ta ai mà không sợ chết thì thật là giả dối. Cô càng thấy hạnh phúc hơn khi trở về từ cõi chết.
“Được rồi, không phải là ước gì được nấy hay sao? Mình đã có thể làm lại từ đầu, mình sẽ thực hiện ước mơ của mình.”
Minh Nguyệt nằm mà mỉm cười thoải mái, kiếp trước thật ít khi được thoải mái như vậy, tâm trạng cô lúc nào cũng tràn đầy gánh nặng.
“Không biết cái gì mà một mình ra vào giữa đại quân, có thật không đây, chẳng phải mấy phim chiếu trên TV mới có hay sao?” Miên man suy ngĩ không biết đã thiếp đi từ lúc nào, lúc thức dậy thì thấy trên bàn gỗ có một chén canh và một chén cháo: “người dân thôn này quả thật rất thân thiện và tốt bụng”.

Đi đến gốc cây bạch đằng nơi Từ trương lão đang ngồi nhâm nhi chén trà: “xin chào Từ trưởng lão, không biết nhà bếp ở đâu, tôi muốn giúp một tay”.
“Nguyệt cô nương cứ nghỉ ngơi, không cần làm việc nếu chưa khỏi hẳn, nhưng nếu muốn đi tham quan thôn cũng tốt, đi hết dãy nhà này rồi quẹo bên trái sẽ thấy ngay”.
“Cám ơn Từ trưởng lão”.
“Hình như mình phải thay đổi cách xưng hô theo phong tục tập quán của nước này, nhập gia tùy tục mà hihihihi” vừa đi vừa suy nghĩ đôi lúc lại mỉm cười làm có không ít mấy anh chàng trong thôn trong thấy phải ngây ngốc.
“Tỷ tỷ à, muội có cái này cho tỷ tỷ nè, lại đây tí” bên tai vang lên tiếng kêu chan chát, làm Minh Nguyệt phải giật mình. Thì ra có cô gái chừng mười bảy, mười tám tuổi đang vẫy vẫy tay với nàng.
Đi vào gian phòng nhỏ, Minh Nguyệt cười hỏi: “muội kêu tỷ sao?”
“Cái bọn con trai kia thật là có cái gì gì nè, quên thế nào ta?”, cô gái thấy bọn con trai lúc trước thấy mình thì cười tươi như hoa, bây giờ thấy Nguyệt tỷ tỷ thì lại không thèm để ý gì đến đến mình nữa thì hai tay chống nạnh nói.
“Có trăng quên đèn sao?”
“Đúng rồi, Nguyệt tỷ tỷ chắc là học cao hơn muội, nói cái trúng liền, muội tên A Mỹ, tỷ phải nhớ kỹ đó, hihi, Từ trưởng lão kêu muội may cho tỷ bộ quần áo mới, muội định chiều sẽ mang qua cho tỷ đó.”
“Thật là phiền muội qúa.”
“Tỷ mặc thử xem, nếu không vừa muội sẽ sửa lại”. A Mỹ mang một bộ quần áo màu trắng cho Minh Nguyệt, vải tuy không phải loại tốt nhưng đường may rất khéo, nhìn qua rất đẹp rất vừa ý.
“Tỷ sẽ mang về thử, nếu muội muốn học thành ngữ thì cứ tìm tỷ.”

“Vậy thì thật tốt quá, à, còn cái “vật” này của tỷ nè”.
Minh Nguyệt sau khi nói vài lời với A Mỹ liền đi về hướng bếp của thôn. Sau khi thăm hỏi, làm quen với mọi người trong thôn thì nàng mới biết là trong thôn cũng có quy củ riêng. Không ai “ngồi mát ăn bát vàng”, có lao động mới có thể ăn uống sinh sống trong thôn, mọi người cùng nhau làm việc, chia đều thành quả.
Đàn ông thì cày cấy, làm nhà, săn bắt ... đàn bà thì giặt giũ, nấu cơm, đi hái thuốc... cuộc sống thật bình dị êm ả.
Minh Nguyệt về phòng, nhìn thấy đống quần áo trên giường mà nàng không khỏi buồn cười. A Mỹ đưa “vật” cuối cùng cho nàng, đó cũng là bộ đồ lót hiệu Triumph mà kiếp trước nàng thích nhất, cùng với cái áo vest bên ngoài, đau lòng nhất là cái váy đã bị A Mỹ vứt đi vì nghĩ rằng đó là cái quần đã bị rách đến tận đầu gối.

Tiếng kẻng thông báo của thôn vang lên, mọi người lại bắt đầu công việc của mình cho một ngày mới, Minh Nguyệt đến nơi Từ trưởng lão giúp ông ta dạy học.
Đến giờ tỵ, Minh Nguyệt về phòng lấy bộ đồ kiếp trước của mình đi ra bờ suối. Vừa đi vừa ngắm cảnh sắc nơi đây, cảm nhận được không khí thật trong lành, nàng nhìn gương mặt của mình dưới dòng nước.
“Ùm”, nàng cởi y phục rồi nhảy xuống tắm, lúc nãy khi chợt thấy mình dưới nước làm nàng nhớ lại kiếp trước của mình, nàng liền nhảy xuống tắm, “không phải là làm lại từ đầu sao, việc đã qua cứ cho nó qua.”
Nhắm mắt hưởng thụ sự mát mẻ, thanh khiết nơi đây, bỗng nàng chợt quay đầu lại, la to: “xem người khác tắm, thật vô liêm sỉ.”
Hướng ánh mắt nàng nhìn có một cành cây đang đung đưa, hiển nhiên người nào đó đã bỏ chạy rồi. Mặc quần áo vào, chuyện vừa rồi nàng cũng không quan tâm lắm, mình người hiện đại cơ mà. Khẽ vuốt ve quần áo kiếp trước, ý định của nàng là tìm nơi nào đó chôn bộ quần áo này như chôn đi kiếp trước của mình, như tạo một nơi để mình biết là mình từ đâu tới.
Đi sâu vào trong rừng, nàng thấy một cây dương sĩ, nàng quyết định chôn nó dưới gốc cây này.
Khi trên đường quay trở về thôn thì thấy gần nơi nàng tắm lúc nãy có vật gì đó sáng lấp lánh, nhưng ở xa hơn, nơi đầu ngọn suối.
Tới gần thác nước đang chảy xuống, nàng thấy vật lấp lánh ở phía dưới, cũng không sâu lắm, nàng muốn tìm hiểu đó là vật gì nên liền nhảy xuống, tuy nhiên rút kinh nghiệm lần trước Minh Nguyệt vẫn mặc y phục.
“Thì ra là cây trâm cài tóc, bằng vàng sao?” Ở nơi mộc mạc thế này sao lại có vật quý báu thế này cơ chứ, nàng nghĩ sẽ đem câ trâm về cho Từ trưởng lão xem xét.
Từ lúc nhảy xuống nước, Minh Nguyệt chỉ chú tâm đến cây trâm kia, bây giờ nàng mới cảm thấy có cái gì đó không đúng. Bỗng nhiên có một lực hút, mà nó phát ra từ cái hố tối đen phía dưới, muốn cuốn Minh Nguyệt vào đó.
Minh Nguyệt cố gắng trấn định tinh thần, bình tĩnh bơi nhanh lên phía trên, cố gắng thoát khỏi lực hút kia. Nhưng do lâu quá không vận động, bây giờ lại dùng lực nhiều, nàng đã bị chuột rút, đau đến không cử động được.
Lực hút tuy không qúa mạnh nhưng nàng đã bị cuốn vào.
“Ông trời đùa giỡn với mình sao, hết tai nạn giao thông lại đến chết đuối, mấy hôm nay tôi có ước gì đâu, thật không công bằng mà.”



Bạn có thể dùng phím mũi tên hoặc WASD để lùi/sang chương.