Thập Niên 90 Cô Chủ Nhà Chục Tỷ

Chương 20: Quá Khứ Đau Thương





Ba đầu tư thất bại, cuối cùng được ăn cả ngã về không đi vay nặng lãi, đầu tư vào thị trường chứng khoán.
Kết quả mất cả vốn.
Sau một trận cãi nhau dữ dội với mẹ, ba suy sụp tinh thần, phát điên giết mẹ cô rồi tự sát.
Mà cô tận mắt nhìn thấy toàn bộ quá trình.
Một đứa trẻ năm tuổi nhỏ bé sống trong mái ấm hạnh phúc với tình yêu của ba mẹ, lại trơ mắt nhìn ba dùng từng nhát dao đâm mẹ tới chết.
Ánh mắt đau đớn của mẹ khi muốn vươn tay tới ôm cô đã in hằn vĩnh viễn trong đầu cô.
Nguồn cơn ba mẹ cãi nhau là do cô cáu kỉnh đánh vỡ một cái bát.
Cô từng nghĩ vô số lần, nếu lúc ấy cô hiểu chuyện không cáu kỉnh, có phải ba mẹ sẽ không cãi cọ, mà ba mẹ không cãi nhau thì sẽ có bi kịch sau này.
Cô áy náy tự trách móc bản thân mà sống trong thế giới nhỏ bé của chính mình.

Đám trẻ con khác ban đầu muốn bắt nạt cô, nhưng sau đó không dám tới trêu chọc cô nữa.
Bởi cô giống một con nhím xù gai khắp người, có thể bùng nổ đâm người bị thương bất cứ lúc nào.
Nhưng ở cô nhi viện, trong một nơi sinh sống tập thể này, sống như một con nhím như vậy sẽ đẩy bản thân vào thế bị cô lập, bị kỳ thị, bị đẩy ra rìa, kết quả cũng chỉ có mình đau khổ chịu đựng.
Chờ khi lớn dần, cô bắt đầu biết cách thu gai nhọn trên người, dần trở nên ôn hòa và lõi đời hơn.
Cô học được cách quan sát nét mặt ngôn từ, biết lấy lòng người mình cần lấy lòng, tự khóc lên người cái vỏ bọc sinh tồn giả tạo.
Bởi vì cô học giỏi, lại rất thông minh, dần dà mọi người càng ngày càng thích cô.
Nhưng cô biết, những cái "thích" ấy trộn đủ mọi thứ, khiến cô chẳng hề có người bạn tri tâm nào.
Mà sau đó, cô bắt đầu hòa giải bản thân.
Bi kịch của gia đình cô bắt nguồn từ sự mù quáng tham lam và không biết kìm nén cảm xúc của ba, hoàn toàn không liên quan gì tới cô hết.

Cả cô lẫn mẹ đều là người bị hại.
Sau khi lên đại học, rời xa cuộc sống cũ, cô trở nên rạng rỡ hơn, hay cười hơn, và nhiệt tình với cuộc sống mới hơn hẳn.
Nhưng vận mệnh lại đùa giỡn cô.
Sau khi bị tai nạn, cô trở thành người thực vật.
Hai tay cô giơ lên khẽ xoa khuôn mặt.
Vết chai trên tay cọ sát làn da.
Nguyên thân trông mềm mại, nhưng có đôi tay làm việc đầy những vết chai.
Cô nhất định phải sống thật tốt, vì nguyên thân, vì chính mình.
Hơn hai giờ chiều ngày hôm sau, xe lửa tới nhà ga Quảng Châu.
Quảng Châu cách Thâm Quyến không xa, thời này chưa có tàu tự hành, mà xe lửa khoảng cách ngắn cũng ít, hoàn toàn không mua được vé.
.



Bạn có thể dùng phím mũi tên hoặc WASD để lùi/sang chương.