Ta Dám Nói Mình Chỉ Là Đang Chơi Trò Chơi Ngươi Có Dám Tin Không?

Chương 183: – Lý Luận Ma Pháp.




.
Khép lại quyển sách dày cộm, nhìn ra bên ngoài cửa kính phía khu vườn, thấy sắc trời vừa hửng sáng, trong đầu cũng nghe được Cấu Trúc cập nhật cậu có thêm 15% điểm tiến độ chức nghiệp.
Minh đặt quyển ‘Lý Luận Ma Pháp được viết bởi Adalbert Waffling’ xuống giường, cả đêm qua cậu đã đọc xong cả hai quyển Lịch Sử Ma Pháp, cùng với Lý Luận Ma Pháp.
Cũng may là nhờ 800 điểm thần thức vượt trội của cậu, chứ nếu không cậu cũng bất khả thi trong thời gian ngắn mà đọc và hiểu được hai quyển sách, với rất nhiều thông tin này.
Quyển Lịch Sử Pháp Thuật, cũng giống như ông cụ Ollivander đã nói, chỉ đề cập đến giai đoạn Trung Cổ, khoảng thế kỷ thứ 10 trở về sau, đặc biệt nói rất nhiều về bốn nhà sáng lập trường Hogwarts, còn kèm theo chi chít sự kiện liên quan đến giới ma pháp xuyên suốt từ đó đến giai đoạn trước thế kỷ 21 một khoảng, thậm chí có nói đến cả những pháp minh ma pháp.
Đa số đều là sử liệu về năm tháng, tên nhân vật, cùng những sự kiện liên quan, làm khi cậu đọc, có phần nhớ lại thời còn đi học của mình, cảm giác như đang ôn bài lịch sử vậy; cũng may với thần thức giúp đỡ, Minh dễ dàng nhớ được toàn bộ.
Nhưng mà quyển Lịch Sử Ma Pháp chỉ dày và nhiều thông tin, chứ không trúc trắc, đánh đố với rất nhiều lý thuyết cùng suy đoán về ma pháp như trong quyển Lý Luận Ma Pháp.
Mặc dù quyển sách này mỏng hơn quyển lịch sử, nhưng cậu lại dành nhiều thời gian cho nó hơn quyển lịch sử rất nhiều.
Đọc qua hết, tổng kết lại, thì một phần trong sách viết giống lời Lam Thảo đã nói với cậu, nhưng chi tiết và cụ thể hơn..
Có thể tóm lượt lại thế này.
Ma pháp là một sức mạnh siêu nhiên làm thay đổi nền tảng của thế giới.
Khả năng sử dụng ma pháp ở một người là do được di truyền từ tổ tiên họ; những người nam có thể thi triển ma thuật gọi là pháp sư, còn giới nữ thì gọi phù thủy.
Không chỉ là loài người mới có khả năng sử dụng pháp thuật, có những sinh mệnh có trí khôn khác cũng có thể sử dụng ma thuật như yêu tinh và gia tinh chẳng hạn.


Tất nhiên ma pháp không phải là một sự bộc phát hỗn loạn, mà nó có quy tắc riêng của nó.
Tác giả đề cập đến quy tắc đầu tiên không thể vượt qua, là cái chết.
Không ai có thể làm cho mình bất tử, dù có những cách kéo dài tuổi thọ, thậm chí là dùng nghệ thuật hắc ám để biến mình thành kẻ nửa sống nửa chết, nhưng đó không phải là bất tử.
Không ai có thể thoát khỏi cái chết, cũng không ai có thể đem người chết trở về.
Ông nhắc qua về ‘viên đá phục sinh’, thứ mà nó gọi về từ thế giới bên kia, không phải là một sinh mệnh sống tồn tại thật sự ở thế giới này, tất nhiên là cũng không nói rõ thế giới bên kia là như thế nào.
Tiếp theo ông đề cập đến một ‘khái niệm’ vô cùng mơ hồ, về việc mặc dù có thể tạo ra mọi thứ từ không khí và nhân lên các đồ vật bằng phép thuật; nhưng mà những thứ này sẽ không bao giờ ‘thật’, rất khó giải thích, còn các sinh vật được tạo ra từ pháp thuật chỉ thể hiện hành vi của giống loài đó một cách cơ bản thấp nhất, nghĩa là không có linh trí của riêng mình.
Hơn nữa các đồ vật ‘sao chép’ bằng phép thuật không thể chống cự luật tự nhiên, dễ dàng bị hủy hoại, rỉ sét, hư hỏng..
Nhưng cũng có những ngoại lệ mà phép thuật không thể tạo ra, tác giả đề cập đến 5 yếu tố là, không thể tạo ra sự sống thật sự, không thể tạo ra thức ăn, không thể tạo ra vàng, không thể trao truyền tri thức và cuối cùng không thể tạo ra tình yêu chân thật.
Về phần những ‘khái niệm’ này của ông, làm Minh nghi vấn vô cùng, chỉ là hiện cậu không có khả năng để nghiên cứu nó, nên là đã ghi nhớ lại thật kỹ, chờ khi có cơ hội.
Tiếp đó, phần trọng điểm mà cậu chú ý chính là ma chú, mà Lam Thảo lúc giải thích với cậu đã gọi nó là thần chú, hẳn là cô có chút bị ảnh hưởng với hệ thống tu Thần của mình.
Ma chú là một ‘công cụ’ tiện ích, có thể dùng trong mọi việc của đời sống, hầu hết ma chú đều là tiếng latin được thay đổi chút ít, cùng với thêm vào một số ngôn ngữ khác.
Ma chú được chia chẻ thành nhiều nhánh nhỏ, như ‘biến hình loại’, ‘mê hoặc loại’, ‘chữa lành loại’, ‘vận rủi loại’, ‘tồi tệ loại’ và ‘nguyền rủa loại’..; nhưng dù chia nhiều như vậy nhưng tựu chung chỉ là hai lĩnh vực, tích cực hay tiêu cực mà thôi.
Việc thi triển ma pháp, tối quan trọng là do bởi sức mạnh ý chí, việc đọc ma chú và tư thế vung đũa chỉ là yếu tố phụ trợ; còn đũa phép tác dụng để điều hướng tập trung ma thuật của người đó lại.
Nhưng việc tập trung ma thuật này dường như lại quan trọng vô cùng, vì hầu hết phù thủy cùng pháp sư bình thường không thể thi triển ma pháp mà thiếu đi đũa phép được. Tất nhiên là cũng có những ngoại lệ, theo như sách viết, có những pháp sư và phù thủy có khả năng thiên bẩm có thể điều hướng tập trung ma thuật của mình, làm cho có khả năng thi triển ma pháp không cần đũa phép.
Trong sách, tác giả cũng nhắc tới không niệm chú thi pháp, nhưng cũng không chi tiết rõ ràng, chỉ nói đến do khả năng về ý chí của người đó; mà cũng như không đũa thi pháp, không niệm chú thi pháp vô cùng ít thấy, mà lại cũng phải cần dùng đũa để thi pháp mặc dù là không niệm chú.
Còn về không niệm chú không đũa phép mà có thể thi triển phép thuật, chỉ được nhắc lướt qua là có khả năng, chứ cũng không đào sâu vào.
Tác giả từ lâu đã nghiên cứu ma pháp, cũng cho ra một kết luận rằng, trạng thái cảm xúc của một phù thủy hay pháp sư sẽ ảnh hưởng đến khả năng pháp thuật của họ.
Ông dành rất nhiều trang để dẫn chứng những trường hợp cụ thể, từ việc tức giận tăng mạnh ma pháp, tuyệt vọng làm cho mất khả năng thi pháp, và nói rất nhiều về những trạng thái cảm xúc tích cực ảnh hưởng ra sao đến ma pháp, nhất là về tình yêu.
Ông cũng cho rằng tình yêu là ma pháp bí ẩn nhất và cũng mạnh mẽ nhất.
Một phần của cuốn sách, ông đề cập tới những người có khả năng ma pháp đặc biệt, ví như ‘người hóa thú’, ‘người biến hình’, ‘người có khả năng đọc tâm trí’, ‘người có khả năng bảo vệ tâm trí mình’, ‘người có khả năng xà ngữ’, ‘người có khả năng tiên tri’..
Cũng khiến Minh mở rộng hiểu biết vô cùng.
Nhưng tất cả những điều trên không làm Minh chú ý bằng một ý tưởng mà tác giả Adalbert Waffling đã khai sáng, đó chính là 'ý tưởng truyền năng lượng trong lúc thi pháp', tất cả phụ thuộc vào ý định của người thi pháp, sẽ tương tác với ma chú phù hợp với ý định đó, mà pháp thuật có thể được thi triển chính xác.
Trong đó ông cũng nói về tác dụng mạnh/yếu và thời gian hiệu quả dài/ngắn của một câu ma chú, hoàn toàn phụ thuộc vào số lượng ‘năng lượng ma pháp’, mà ‘ý định’ hay có thể xem là ‘ý chí’ của một người, có thể điều động, chuyển và phân phối cho ma chú đó.
Nhưng mà ông hoàn toàn không giải thích ‘năng lượng ma pháp’ này gì, cũng không thấy nhắc đến thế giới ma pháp này có thang đo năng lượng ma pháp, hay chia cấp bậc gì cả.
Có chăng là một phần nhỏ thông tin nói về, sau khi một người thi pháp, thì môi trường xung quanh đó sẽ để lại dấu vết năng lượng, cũng lý giải về việc Bộ Pháp Thuật có thể truy lùng dấu vết năng lượng, nhưng lại hoàn toàn không biết được mức độ năng lượng đó.
Điều này vô cùng mâu thuẫn, cũng khiến Minh tò mò vô cùng.
Minh suy luận, nơi này hẳn là không có đo được cái gọi là mức độ ‘năng lượng ma pháp’, vì một thứ quan trọng như vậy, nếu có, sẽ có cấp độ sức mạnh rõ ràng, cùng sẽ được miêu tả chi tiết, vậy mà quyển lý luận này chỉ nhắc đến vài dòng, thậm chí quyển lịch sử còn không đề cập đến.
Nghĩ đến đây, lại nhớ đến lúc ông cụ Ollivander không chú không trượng thi pháp, Minh thấy được từ trán ông phát ra ba động năng lượng mạnh mẽ có thể điều động năng lượng trong không gian đất trời tạo ra một kết giới.
Lại kết hợp với những gì vừa đọc được, cậu đã lờ mờ nhận ra, có thể cái gọi là ‘năng lượng ma pháp’ này đến từ bên ngoài, chứ không phải nội tại của phù thủy cùng pháp sư.
Mà nếu đến từ bên ngoài, vậy ắt hẳn nó tương ứng với năng lượng của trời đất, như vậy ý chí của một người tác động đến năng lượng bên ngoài này, để làm nguồn cung cấp năng lượng cho ma chú, làm có thể thi triển thành công pháp thuật, mà pháp thuật mạnh yếu dài ngắn cũng dựa vào năng lượng mà ý chí điều động được.
Có thể kết luận ý chí càng mạnh, ma chú càng mạnh càng tồn tại lâu.
Nếu vậy thì hoàn toàn phù hợp với việc Lam Thảo đã nói ma pháp sư nơi này thi pháp không tốn hao năng lượng bản thân, mà tổn hao tinh thần lực.
Như vậy, rõ ràng cái gọi là ‘ý định’ hay ‘ý chí’ nói trên, chính là tinh thần lực, mà tinh thần lực chính là thần thức.
Minh lại xâu chuỗi tất cả thông tin, với suy luận của mình, cũng làm cậu cảm thán không thôi, Hội Đồng quả thật đã tìm hiểu nơi này thật chi tiết.
Nhưng điều làm cậu khâm phục chính là vị tác giả Adalbert Waffling này, trí tuệ vô cùng, không ngoa khi người đề tựa đã gọi ông là cha đẻ của lý luận pháp thuật, quả thật xứng đáng, danh bất hư truyền..
truyện siêu hay :

Bạn có thể dùng phím mũi tên hoặc WASD để lùi/sang chương.