Chương 177 : Khu Mỏ
Mất hơn một phút trao đổi, Tel mới trở về xe kéo. Rào chắn cũng được kéo lên, người điều khiển xe thả phanh để xe tiếp tục lăn bánh.
Ain biết rõ vai trò của căn chòi kia là gì. Mục đích ban đầu hắn đề xuất chỉ đơn giản là để ghi chép, thống kê những gì ra vào khu dân cư, từ đó tránh thất thoát khi quay về trung tâm bộ lạc.
Hắn lo sợ có người giấu một phần số quặng mang ra ngoài để trao đổi riêng, nhưng hiện giờ, mọi chuyện lại phát sinh nhiều vấn đề hơn Ain từng tưởng tượng.
Lại có thêm một gạch đầu dòng trong ghi chú của Ain. Hắn thở dài, đầy mệt mỏi. Tel bên cạnh cũng chỉ im lặng. Hắn đã cố gắng lắm rồi, nhưng một con én không thể làm nên mùa xuân.
Mô hình quản lý mà Ain đang áp dụng ở bộ lạc vẫn còn nhiều lỗ hổng. Và sự việc ở căn chòi đó chính là một trong những lỗ hổng rõ ràng nhất – Ain phải có trách nhiệm vá nó lại.
Xe kéo tiếp tục di chuyển thêm khoảng nửa tiếng nữa.
Ain mới thấy những ngôi nhà gỗ xen kẽ với nhà bê tông mọc chi chít. Tiếng xe kéo chạy tới khiến một số người tò mò ngó ra khỏi nhà. Khi thấy Ain trên xe, họ liền vui mừng chạy theo.
Ain mỉm cười chào những đứa trẻ đang cố sức đuổi theo xe kéo. Nhìn gương mặt các tộc nhân nơi đây chào đón mình, Ain không khỏi buồn lòng.
Thật sự thì nơi đây quá xa. Ain lại có quá ít thời gian để đến thăm hỏi. Họ sống ngoài bộ lạc – nguy hiểm luôn rình rập. Không có sự bảo hộ của thần linh, những người dân ở đây lại càng trở nên mong manh, dễ tổn thương hơn bao giờ hết.
…
Đặc biệt là với trẻ nhỏ. Khi thai kỳ bước sang tháng thứ 7 hoặc 8, người mẹ bắt buộc phải quay về bộ lạc để được hưởng sự bảo hộ từ bức tượng. Chỉ có như thế, đứa trẻ mới có hy vọng được an toàn ra đời.
Nhưng, không gì có thể đảm bảo an toàn 100%. Tỉ lệ sinh thành công và giữ được mạng cho cả mẹ lẫn con trong thời đại này vẫn quá thấp.
Dù có thảo dược cầm máu, cũng không thể tránh được việc người mẹ t·ử v·ong sau sinh.
Đứa trẻ vừa chào đời càng dễ tổn thương hơn. May mắn thì chúng có thể sống sót, còn xui xẻo thì lại mắc bệnh từ trong bụng mẹ hoặc cơ thể yếu ớt không đủ sức để tồn tại.
Nói chung, mọi thứ đều mong manh. Ngay cả khi may mắn hạ sinh, những đứa trẻ ấy vẫn phải sống thêm một năm trong bộ lạc để được tiếp tục hưởng sự bảo hộ trước khi trở về khu dân cư.
Tỉ lệ, theo thống kê từ Phòng Dân số, cho thấy: cứ 5 đứa trẻ thì chỉ có 4 sống sót sau sinh, 1 trẻ t·ử v·ong. Sau đó, 4 đứa còn lại vẫn phải đối mặt với vô vàn nguy cơ.
Đã từng có những phụ nữ mang thai vì không muốn rời xa người yêu mà chậm trễ việc quay về bộ lạc, kết quả là những đứa trẻ ấy không kịp ra đời.
Ain hiểu. Hắn thật sự hiểu hoàn cảnh của họ. Nhưng hắn không phải là người có ba đầu sáu tay, không thể nào cáng đáng hết mọi việc cho cả bộ lạc được.
…
Vì vậy, nhìn những đứa trẻ ở đây cười đùa, lòng Ain lại càng nặng nề hơn. Hắn thở dài. Có lẽ, một vài quyết định quan trọng sắp tới, hắn không thể trì hoãn nữa.
Xe kéo đi thêm chừng 5 phút thì dừng lại. Ain bước xuống giữa sự hò reo của các tộc nhân xung quanh, còn Tel và người điều khiển thì tiếp tục hành trình.
Hai người họ chỉ dừng chân ở đây để tiếp nước và lấy thêm thực phẩm trước khi tiếp tục hơn 5 giờ đồng hồ di chuyển về bộ lạc để giao số quặng trên xe.
Ain đi dọc khu dân cư, ghé thăm từng nhà, thăm hỏi từng người, xem từng công trình – và dần nhận ra sự thiếu thốn đến đáng sợ nơi này.
Một số đứa trẻ đi theo sát Ain, dúi vào tay hắn những món đồ chơi mà chúng tự làm, như hình nhân đất sét, vòng hoa, tượng gỗ,...Ain vui vẻ nhận lấy, hắn xoa đầu từng đứa nhỏ càng làm chúng cười rất tươi.
Không trường học, không y tế, không khu vui chơi, không lò nung. Bụi bặm từ xe kéo, lương thực thiếu thốn, nguồn nước không đảm bảo…
Ain càng cảm thấy bất lực. Nơi này quá xa trung tâm bộ lạc, vì vậy, những khó khăn như thế là điều khó tránh khỏi.
Nhưng khó tránh không có nghĩa là không thể thay đổi. Và Ain phải tự hỏi: liệu mình đã thật sự quan tâm đủ đến họ chưa?
Sau khi thăm hỏi xong, Ain vội chào tạm biệt mọi người để quay về.
Dù có chút nuối tiếc, nhưng các tộc nhân vẫn hiểu: tộc trưởng còn nhiều việc lớn phải lo, nên chỉ cần hắn dành chút thời gian ghé qua đã là quý giá rồi.
Trước khi, Ain đi khỏi tầm mắt, một số đứa nhỏ còn hét lên với cái giọng ngây ngô của mình:
“Cám ơn tọc tưởng.”
Ain quay đầu nhìn chúng, hắn mỉm cười vẫy tay chào lại.
Bề ngoài Ain vẫn tươi cười, nhưng trong lòng thì như sóng gió nổi lên.
Hắn nhớ rõ, hắn từng phân bổ rất nhiều tài nguyên cho nơi này khi nó mới được dựng lên. Nhưng tại sao sau hai năm, mọi thứ vẫn sơ sài như ban đầu?
Ain nheo mắt, lẩm bẩm rất nhỏ, chỉ đủ cho chính mình nghe thấy:
“Có kẻ dám t·ham ô· sao?”
Ain bước về hướng tây. Đường xe kéo chia làm ba hướng: một là từ khu mỏ đến khu dân cư, hai là từ khu dân cư về trung tâm bộ lạc, ba là từ khu mỏ đi thẳng về bộ lạc.
Tuy nhiên, con đường thứ ba hiện đang trong quá trình xây dựng nên đã bị đóng. Còn nếu ngược lại, đi từ bộ lạc đến đây thì chỉ có thể đi bộ đến ngã ba, rồi chờ vài tiếng đồng hồ mới có xe.
Xe kéo khi quay về bộ lạc chỉ có một cách để đưa nó trở lại đường ray: nhờ mấy con heo rừng trưởng thành kéo lên tới ngã ba, sau đó vài tộc nhân khỏe mạnh sẽ nâng bánh xe lên đặt lại vào đường ray.
Còn ở khu dân cư này, việc nâng xe kéo nhờ vào một hệ thống ròng rọc. Ain nhìn thấy chiếc "thang máy" tự chế đặt kế bên đường đi thì bật cười thích thú – hắn không ngờ tộc nhân của mình lại tận dụng được tốt đến vậy.
Thang máy hoạt động theo cơ chế khá đơn giản: mỗi đầu nối với một cái lồng sắt. Việc nâng hạ dựa trên trọng lượng đá đặt vào mỗi lồng. Muốn nâng bên kia lên thì đặt thêm đá vào lồng này; muốn hạ thì rút bớt đá ra.
Tuy nhiên, điểm yếu là cần người hỗ trợ bỏ và lấy đá từ phía đối diện. Mải suy nghĩ, Ain đã đi lên đến đỉnh dốc lúc nào không hay.
Còn lý do cần thang máy thì chính là con dốc này – một con dốc dựng đứng gần như 90 độ.
Dù đã được tộc nhân đục khoét làm các bậc thang và lắp thêm lan can gỗ để bám, nhưng leo hết con dốc này cũng đủ khiến Ain toát mồ hôi.
Ain hít một hơi thật sâu, rồi với lấy một ca nước gần đó để uống. Đây là chậu nước mưa tích lại, dành cho những người như Ain có thứ để giải khát giữa đường đi mệt mỏi.
Nốc xong, Ain tiếp tục đi trên con đường mòn, cách chỉ vài mét là một đường ray dẫn thẳng vào khu mỏ. Hắn đi dọc theo đường ray gần 15 phút mới tới nơi.
Nhìn khu mỏ trước mặt, Ain hậm hực: con đường gì mà vừa ngoằn ngoèo vừa khó đi muốn c·hết, đã vậy nơi này còn bụi bặm kinh khủng. Hồi sáng đi qua đây, hắn lại quên mang theo khẩu trang vải.
Chịu khó một chút vậy. Ain giơ tay che mũi, từ từ bước về phía có tiếng ồn ào. Một số người vì quá mải làm, cộng với âm thanh ầm ĩ nên không ai để ý đến kẻ vừa lẻn vào công trình.
Cũng phải thôi – ai mà nghĩ có người dám vào đây giờ này. Chính sự ỷ lại đó, cộng thêm việc Tel không có mặt, khiến Ain càng thêm bực bội. Từ bao giờ mà tính cảnh giác của tộc nhân mình lại kém đến vậy?
“Dù ồn ào cũng phải có hệ thống cảnh báo, hoặc ít ra cũng phải có người canh gác chứ nhỉ?”
Ain lẩm bẩm một mình.
Hắn vẫn tiếp tục đi sâu vào khu mỏ. Bụi mỗi lúc một dày, tiếng ồn càng lúc càng lớn, Ain phải lấy cả cánh tay che phần mặt.
Đi mãi, đi mãi đến khi gần như muốn từ bỏ – vì bụi dày đặc làm hắn gần như không nhìn thấy gì – thì bất ngờ từ đâu vang lên một tiếng trống rất to, kèm theo vài hồi kèn.
Chưa kịp phản ứng, Ain đã thấy Mit chạy đến đứng chắn trước mặt hắn.
“Tộc trưởng! Ngài đi đâu đây? Sao không báo một tiếng để người ta dừng việc lại? Trời đất, người ngài bụi đầy cả rồi!”
Mit nói xong, chưa để Ain trả lời, đã tiến lại phủi bụi cho hắn. Điều đó khiến Ain có chút khó xử. Hắn không muốn làm gián đoạn công việc của tộc nhân.
Bởi chính những lúc thế này – khi không ai để ý – họ mới dám bộc lộ cảm xúc thật. Từ đó, Ain mới hiểu được họ nghĩ gì, muốn gì, và đang ức chế điều gì.
Ain cười trừ rồi hỏi Mit:
“Anh đi đâu mà tới đây?”
Mit nghe xong chỉ cười tươi, đáp:
“Ry hiện đang ở bộ lạc để đào tạo tộc nhân nên nhờ tôi lên đây hỗ trợ Tel một thời gian. Vì theo kế hoạch của tộc trưởng, nơi này sẽ là trọng điểm mà.”
Ain thoáng ngớ người. Cái đó...mình có nói à? Mà hình như cũng có thì phải...Ain xoa đầu suy nghĩ, rồi thở dài:
“Thì ra vậy...Thôi được, mọi người cứ tiếp tục công việc, tôi chỉ ghé thăm một chút thôi.”
Nghe Ain nói, đám tộc nhân vừa chạy lại sau tiếng trống giờ đành tiu nghỉu quay lại làm việc. Họ vừa ngừng tay, thấy tộc trưởng đứng đó chưa kịp hiểu lý do, thì đã bị đuổi đi mất.
Ain cũng vội chào tạm biệt Mit, sau đó đi vòng dò hỏi vài người đứng đầu khu mỏ, và một số thành viên đang làm việc.
Hắn hỏi rất nhiều, đủ mọi đề tài – để biết nơi này cần gì, đang làm gì, muốn gì, và không muốn điều gì. Tất cả, Ain ghi nhớ kỹ trong đầu. Khu mỏ quá bụi, hắn không chịu nổi lâu thêm được nữa.
Mục đích ban đầu cũng đã xong, không những thế mà còn vượt những gì Ain nghĩ.
Tấu chương xong.