Ma Thổi Đèn

Chương 21: Ban sơn đạo nhân




Núi Zhaklama nằm sâu trong sa mạc Taklimakan, bên dưới ngọn núi đen này đã chôn vùi vô số bí mật, có lẽ đúng như cái tên của nó, Zhaklama
Trong tiếng Duy Ngô Nhĩ cổ có nghĩa là "thần bí", cũng có người giải thích là "núi thần", tóm lại những người dân thường sống quanh khu vực núi Zhaklama đều rất khó thấy được những sự huyền bí chứa trong ngọn núi này!
Vào thời kỳ viễn cổ, nơi đây từng sản sinh ra một bộ lạc vô danh được xưng tụng là "thánh giả", tạm thời ta gọi đó là "bộ lạc Zhaklama". Bộ lạc này di cư từ đại lục châu Âu xa xôi đến nơi đây, chung sống yên bình quanh ngọn núi Zhaklama không biết bao nhiêu năm, cho đến một ngày họ vô tình phát hiện ra động Quỷ sâu hun hút trong lòng núi. Các thầy mo trong bộ lạc đã nói với mọi người rằng, ở phương Đông xa xưa, có một con mắt ngọc khổng lồ màu vàng kim, có thể nhìn thấy động Quỷ, vì vậy họ đã phỏng theo đó tạo ra một con mắt ngọc thạch, dùng để tế bái động Quỷ, kể từ giờ phút đó đại họa đã đổ xuống đầu những người dân trong bộ tộc này.
Về sau, bộ lạc Zhaklama bị thánh thần ruồng bỏ, tai vạ ập xuống liên miên. Bậc Thánh giả, vị lãnh sự của bộ tộc cho rằng nỗi oan nghiệt này ắt hẳn có liên quan tới động Quỷ, cánh cửa tai họa một khi đã mở ra, muốn đóng lại là rất khó. Để tránh những tai họa đáng sợ đó, họ buộc phải rời khỏi ngôi nhà quen thuộc mình đã sinh sống nhiều năm, tiến sâu vào vùng đất phương Đông xa xôi, dần dần hòa vào nền văn minh Trung nguyên.
"Tai họa" đó là gì? Giải thích theo quan điểm hiện đại, có thể gọi đó là một loại bức xạ, phàm những ai đến gần động Quỷ, sau một thời gian, trên cơ thể sẽ xuất hiện một vết phát ban mày đỏ như hình con mắt, suốt đời không thể xóa đi được.
Những ngườii có vết ban đỏ này, sau năm bốn mươi tuổi, nguyên tố sắt trong máu sẽ dần giảm đi. Máu trong cơ thể người sở dĩ có màu đỏ, là do trong máu có chứa sắt, nếu nguyên tố sắt trong máu dần dần mất đi, máu cũng sẽ từ từ đông đặc, lượng ô xy cũng giảm xuống, hô hấp ngày càng khó khăn, cuối cùng khi chết, máu trong người đều biến thành màu vàng.
Quá trình đau đớn này diễn ra trong vòng mười năm, con cháu đời sau của những người này, tuy trên cơ thể không còn vết ban đỏ, nhưng vẫn sẽ mang trong mình bệnh thiếu sắt di truyền, cuối cùng cũng sẽ phải chịu đựng một cái chết trong sự đau đớn đến cùng cực giống như cha ông họ, cho nên họ chỉ còn cách rời bỏ quê hương. Sau khi di cư đến Trung Nguyên, qua nhiều thế hệ quan sát, họ phát hiện ra một quy luật, cách động Quỷ càng xa, thời gian phát bệnh càng chậm, nhưng bất luận thế nào, chứng bệnh này vẫn mãi tồn tại, thế hệ này nối tiếp thế hệ khác, lúc lâm chung đều sẽ khổ sở vật vã, không có từ nào có thể diễn tả cảm giác đau đớn khi toàn bộ huyết dịch chuyển thành khối đông đặc màu vàng.
Để tìm giải pháp phá giải nỗi thống khổ này, mỗi thành viên trong bộ tộc đã nghĩ đủ mọi cách. Bao nhiêu năm sau, mãi đến thời Tống, cuối cùng họ cũng tìm ra được một đầu mối quan trọng, trong lớp bùn nhão dưới hạ lưu sông Hoàng Hà, phát hiện ra một chiếc đỉnh đồng lớn, có lẽ là vật đời nhà Thương. Chếc đỉnh ấy rất lớn, bụng sâu đáy lớn, dưới có bốn chân, trông hết sức nặng nề bề thế, lại còn được chạm khắc hoa văn hình ve sầu hết sức tinh xảo. Đỉnh vốn là thứ lễ khí quan trọng trong xã hội cổ đại, đặc biệt vào thời kỳ đồ đồng thanh, các mỏ đồng đều nằm trong tay chính quyền, công nghệ luyện đúc đồng là thước đo sự giàu mạnh của một đất nước, các vị đế vương cho đúc đỉnh đồng để tế trời đất tổ tiên, còn cho khắc lên đỉnh những bài minh văn, bẩm báo với trời đất những sự kiện trọng đại. Ngoài ra hoàng đế cũng thường đem đồng thanh ban tặng cho các công thần quý tộc, người được hưởng ân huệ, sau khi về sẽ cho người dùng đồng được ban tặng đó, đúc ra đồ vật để kỷ niệm những sự kiện trọng đại bấy giờ.
Hậu duệ của bộ tộc Zhaklama đã phát hiện ra một chiếc đỉnh đồng có khắc ghi một sự kiện hết sức quan trọng như vậy, năm xưa vua Võ Đinh nhà Thương từng có một viên ngọc hình nhãn cầu màu vàng kim, nghe nói viên ngọc này được tìm thấy trong một ngọn núi bị sụt, đồng thời còn tìm tháy một chiếc áo bào đỏ.
Vua Võ Đinh cho rằng mắt ngọc cổ này là đồ vật của Hoàng Đé để lại sau khi ngài thành tiên, vô cùng trân quí liền đặt tên cho ngọc này là "Mộc trần châu", sau đó cho người đúc đỉnh để ghi nhớ, bài minh văn trên thân đỉnh chỉ có vậy, ngoài ra không có thêm bất cứ thông tin nào.
Mộc trần châu, Tị trần châu, Xích đơn, từ xưa đã là tam đại thần châu nhiều lần được nhắc đến trong sử sách của Trung Quốc, trong đó Mộc trần châu được làm từ một nguyên liệu thần bí gần giống với ngọc, tương truyền là do Hoàng Đế tế trời mà có được, có lời đồn rằng về sau viên ngọc được đem là đồ tùy táng theo Hán Vũ Đến, về sau Mậu lăng 1 bị dân quân phá hoại, viên ngọc từ đó không có tung tích. Tị trần châu có thể coi là vật chất mang tính phóng xạ được phát hiện sớm nhất trên thế giới, ngọc này tìm thấy ở Thiểm tây Trung Quốc, nhưng khi phát hiện do xảy ra cướp giật, nên cũng thất lạc mất; Xích đơn có lẽ là viên ngọc có tính truyền kỳ nhất, tương truyền Xích đơn nguồn gốc ở núi Tam Thần, có công hiệu thần kỳ thay xương đổi cốt, vẫn luôn được giấu kín trong cung đình, cuối thời Bắc Tống thì mất tích.
Hậu duệ của bộ tộc Zhaklama không ít người giỏi thuât chiêm bốc, nhờ bói toán, họ cho rằng con mắt ngọc vàng kia chính là mắt thiên thần, chỉ có cách đem con mắt ngọc này cúng tế động Quỷ, mới có thể tiêu trừ được tai ương do những thầy mo trong bộ tộc rước đến vì để mắt ngọc nhìn trộm bí mật bên trong quỷ động. Nhưng viên ngọc đã từng là vật sở hữu của Võ Đinh đã thất lạc trong chiến tranh, hiện nay rất có thể đã trở thành vật bồi táng trong địa cung của một vị vua chúa quý tộc nào đó, song do phạm vi bói toán có hạn, chẳng thể nào biết được vị trí chính xác lăng mộ kia ở đâu.
Bộ lạc Zhaklama bấy giờ từ năm nghìn người lúc mới di cư vào Trung Nguyên, giảm xuống chỉ còn hơn một nghìn người, họ đã bị văn minh Hán tộc đồng hóa, ngày cả tên họ cũng theo thời gian mà Hán hóa. Để thoát khỏi gông xiềng tai ác, bọn họ không thể không tản ra sinh sống ở khắp nơi, chia nhau truy tìm Mộc trần châu trong các cổ mộ, những người này đã trở thành một phần chi trong tứ đại môn phái đạo mộ bây giờ.
Từ xưa những kẻ trộm mộ chuyên nghiệp, dựa theo thủ đoạn hành sự khác nhau, mà phân ra làm bốn phái Phát khâu, Mô kim, Ban sơn, Xá lĩnh. Hậu duệ của bộ lạc Zhaklama, quá bán học theo "Ban sơn phân giáp thuật", lúc thường cải trang thành đạo sĩ, tự xưng "Ban sơn đạo nhân".
"Ban sơn đạo nhân" và "Mô kim hiệu úy" khác biệt rất lớn, mà có thể nhận ra ngay từ tên gọi của hai phái, "Ban sơn" trộm mộ theo cách thức kèn đồng, là một dạng thức chủ yếu lợi dụng vào ngoại lực phá hoại, còn "Mô kim" lại chú trọng tới kỹ thuật và kinh nghiệm hơn.
Những Ban sơn đạo nhân của bộ tộc Zhaklama trong những năm tháng sau đó đã tìm kiếm không biết bao nhiêu cổ mộ, song manh mối tìm kiếm được chỉ ra những đoạn đứt nối rời rạc.
Tìm kiếm theo kiểu lần mò ấy, Mộc trần châu vẫn tuyệt vô tung tích, và rồi theo thời gian, thuật Ban sơn ngày một suy yếu, nhân tài rơi rụng, đến những năm Dân quốc, toàn quốc chỉ còn lại duy nhất một vị Ban sơn đại nhân trẻ tuổi cuối cùng, người này là kẻ trộm mộ nổi tiếng nhất vùng Giang Triết, bởi có tài năng bắt chước tiếng các loài vật, nên được tặng cho biệt hiệu Gà Gô. Lâu dần, tất cả mọi người đều quên mất tên thật của anh ta, chỉ gọi bằng tên Gà Gô. Anh này biết khinh công, rất thông thạo việc hóa giải cạm bẫy trong cổ mộ, hơn nữa lại bắn sung như thần, không chỉ trong giới đổ đấu, mà ngay cả trong phường lục lâm thảo khẩu, anh ta cũng rất có tiếng tăm.
Gà Gô tuân theo di huấn của tổ tiên, lần tìm theo những manh mối mơ hồ, đi khắp nơi tìm kiếm tung tích Mộc trần châu, cuối cùng anh ta đặt mục tiêu vào một kho báu của nước Tây Hạ xưa. Tưong truyền kho báu đó cách thành Hắc Thủy hoang phế của nước Tây hạ cổ không xa, vốn là mộ xây cho một vị trọng thần của Tây Hạ, nhưng vì Tây Hạ bị Mông Cổ tiêu diệt, còn chưa kịp nhập liệm cho vị vương công đại thần kia, người ta đã đem hết số ngọc ngà châu báu quý giá trong hoàng cung, cất giấu cả vào trong đó, rất có thể Mộc trần châu cũng nằm trong số đó, chỉ có điều trên mặt đất không còn để lại bất kỳ dấu tích lấp mộ nào, thành thử hết sức khó tìm.
Ban sơn đạo nhân như Gà Gô đều không biết coi phong thủy thiên tinh, xét về mặt kỹ thuật thì không thể nào tìm ra đựoc kho báu. Lúc này, người cùng bộ tộc với anh không còn nhiều nữa, nếu còn không tìm ra Mộc trần châu , bộ lạc cổ xưa này có thể sẽ tuyệt diệt. Đứng trước thảm cảnh của bộ tộc mình, Gà Gô không thể không cầu cứu một Mô kim Hiệu úy am hiểu thuật phong thủy phân kim định huyệt.
Thế nhưng bây giờ thiên hạ đại loạn, tứ đại môn phái Phát khâu, Mô kim, Ban sơn, Xá lĩnh gần như đã thất truyền, người biết "Ban sơn thuật" có lẽ chỉ còn lại duy nhất một mình gà Gô mà thôi, còn như phái Phát Khâu và Xả lĩnh ngay từ nhiều triều đại về trước đã không còn tồn tại nữa rồi.
Thời bấy giờ cũng không còn nhiều Mô kim Hiệu Úy lắm, tính trên đầu ngón tay cả nước cũng không còn quá mười người, thời đại đó, người làm nghề trộm mộ đa phần đều là bọn quan quân dưới trướng quân phiệt, hay như những kẻ trộm mộ lặt vặt trong dân gian.
Gà Gô dùng trăm phương nghìn kế mới tìm ra được mộ vị Mô kim Hiệu úy đã xuất gia làm Hòa thượng, cầu xin ông này truyền cho bí thuật phân kim định huyệt, vị hòa thượng, có pháp hiệu là Liễu Trần , năm xưa sư hòa thượng Liễu Trần cũng là một Mô kim Hiệu úy, từng đổ không biết bao nhiêu cái đấu, về già ông nhìn thấu cõi hồng trần, nên quyết định xuống tóc đi tu.
Pháp sư Liễu Trần khuyên Gà Gô "Việc đời không bỏ qua, lòng chỉ thêm phiền não, riêng Phật tử an nhiên , cừoi muốn sự hão". Thí chủ sao không nhìn thoáng ra được vậy, lão tăng năm xưa từng làm Mô kim Hiệu úy , mặc dầu cổ vật có được đa phần đều đem ra giúp dân, nhưng nhiều khi ngồi ngẫm trong lòng không sao thanh thản được, để những minh khí quý giá kia lần nữa thấy ánh mặt trời, thế gian lại vì những thứ đó mà nảy sinh bao sự tranh giành đẫm máu. Cái thứ minh khí này, bất kể dùng cho bản thân hay bán đi làm điều thiện, đều không phải việc tốt, tóm lại nghề đổ đấu này, nhiều oan nghiệt lắm..."
Không biết phải làm sao, Gà Gô đành kể ra sự thật, pháp sư Liễu Trần biết được nguyên do liền động lòng trắc ẩn, đồng ý truyền lại kỹ thuật của phái Mô kim cho Gà Gô, nhưng theo quy củ, Gà Gô phải lập được công trạng, mới được truyền cho bùa Mô kim.
Hoạt động đổ đấu từ trước tới nay, đều tiến hành trong bóng tối, bất kể động cơ là gì cũng đều không đựoc phơi ra ánh sáng, cho nên nội quy trong ngành không thể nào qua loa đại khái cho được, pháp sư Liễu Trần nói với Gà Gô: "Khi ta tới đây xuát gia, từng thấy gần đây có ngôi cổ mộ, chưa bị đổ đấu, địa điểm cách chân núi dưới chùa mười dặm về phía Tây Bắc, trong vùng núi đồi hoang dã. Ở đó có nửa tấm bia đá không chữ, phía dưới là một ngôi cổ mộ thời Nam Tống. Đặc điểm bên ngoài ngôi mộ chỉ là nửa tấm bia mộ, dưới bia là mộ đạo, ngôi mộ nằm ở chỗ hẻo lánh, mãi đến giờ vẫn chưa bị đổ đấu lần nào, có điều huyệt mạch không được tốt, dáng như kiềm gẫy. Ngươi cứ chiếu theo những lời ta nói, tối nay vào trong ngôi mô lấy một bộ áo liệm của mộ chủ vể đây, coi đó là công trạng của người. Có lấy được hay không, còn phải xem sư tổ liệu có muốn ban cho người kỹ thuật của bản phái không đã!" Truyện "Ma Thổi Đèn "
Sau đó pháp sư Liễu Tràn đưa cho Gà Gô một bộ dụng cụ, đều là các vật dụng của Mô kim Hiệu úy, đồng thời dặn dò anh phải ghi nhớ nội quy của phái Mô kim. Mô kim là phải đổ đấu coi trọng kỹ thuật nhất, hơn nữa lịch sử lâu đời nhất, các tiếng lóng thông dụng trong ngành này quá bán đều được truyền ra từ miệng Mô kim Hiệu úy. Lấy một ví dụ, những kẻ trộm mộ ngày nay đều tự gọi mình là nghệ nhân đổ đấu, nhưng vì lẽ gì mà gọi trộm mộ là đổ đấu, có lẽ có rất nhiều người không trả lời được. Từ này vốn bắt nguồn từ một cách miêu tả sinh động về việc trộm mộ của Mô kim Hiệu úy. Các ngôi mộ lớn ở Trung Quốc, ngoài xây trong lòng núi ra, đa phần đều vun đất thành gò, lấy Tần lăng làm ví dụ, hình dạng của gò đất đó giống như mọt cái đấu đông gạo, úp ngược lên mặt đất, minh khí và địa cung đều nằm ở trong đấu, cách đơn giản nhất để lấy được minh khí, chính là đổ đấu ra, cho nên gọi là đổ đấu!
Những điển cố kiểu này và rát nhiều điều cấm kị khác, trước đay Gà Gô chưa từng được nghe, Ban sơn đạo nhân không có nhiều quy định đến vậy, sau một hồi nghe Liễu Trần trưởng lão giảng giải, cảm giác như thế vào làn mây mù nhìn thấy ánh dương vậy.
Pháp sư Liễu Trần cuối cùng còn dặn đi dặn lại, nội quy của nghề này là phải thắp một cây nến ở góc Đông Nam hầm mộ, nến cháy thì mở văn quan mò bảo vật, bằng như nến tắt phải tức tốc rút lui, ngoài ra không được lấy thừa thãi, không được phá hoại quan quách, một ngôi mộ chỉ được ra vào một lần, khi rời khỏi phải gắng lấp hang trộm lại ...
Ngay đêm hôm đó, Gà Gô một mình đến chỗ có tấm bia võ của ngôi mộ thời Nam Tống, lúc này đêm đã về khuya, mây trôi bồng bềnh trên không, trăng thoắt ẩn thoắt hiện sau những đám mây đen, gió đêm khua khoắng cành lá khô xào xạc trong rừng, nghe như tiếng ma kêu quỷ khóc.
Lần này Gà Gô không sử dụng Ban sơn phân giáp thuật nữa, mà theo chỉ dạy của Liễu Trần pháp sư, tín dụng thủ pháp của Mô kim Hiệu úy đào một đường hầm thẳng vào minh điện.
Sau đó anh chuẩn bị đấu mục, dây buộc xác, thảm âm trảo, nến, hương nhuyễn thi, móng lừa đen và gạo nếp, uống một viên Hồng liêm điệu tâm hoàn, mò lấy khẩu Mauser băng đạn hai mươi viên nhập khẩu từ Đức ra, dắt vào bên sườn, cuối cùng dùng một chiếc khăn ướt bịt vào miệng và mũi.
Liễu Tràn pháp sư nói huyệt mộ này hình thế hỗn loạn, phong nghịch khí hung, hình như kiềm gẫy, thế tựa thuyền lật, loại huyệt dữ điển hình này rất có thể ươm tà, song Gà Gô bao lần xông pha trận mạc, dẫu cổ mộ có hung hiểm hơn nữa cũng chẳng nhằm nhò gì. Những loại oan quỷ am hồn, bánh tông âm sát hay hắc trung bạch trong cổ mộ này, bao năm nay Gà Gô không giết chục tên thì cũng khử một tá rồi.
Gà Gô thầm nghĩ : "Lần này có lẽ là Liễu Tràn pháp sư muốn thử thách lòng can đảm và kỹ thuật của mình, quyết không thể làm hỏng thanh danh "Gà Gô" trong giới đổ đấu được". Nghĩ đoạn, anh chuẩn bị sẵn sàng, ngẩng đầu nhìn ánh trăng mờ ảo, cầm cây đèn bão, hít một hơi thật sâu, rồi chui vào trong hang trộm.
Với thân thủ mau lẹ, Gà Gô chẳng tốn bao nhiều thời gian đã chui vào đến bên trong minh điện, ngôi mộ này không lớn, độ cao hạn chế, cảm giác hết sức bức bối. Dưới đất chất đống khá nhiều minh khí, nhưng Gà Gô không mảy may để mắt đến những thứ lặt vặt này, sau khi vào đến nơi, liền tìm đúng đến góc Đông Nam mộ thất, thắp lên một ngọn nến, quay người kiểm tra quan quách của chủ ngôi mộ, phát hiện ra ở đây không có quách, chỉ có quan tài , là một cỗ kim quan đồng giác, toàn bộ đều được làm bằng đồng. Trong đời trộm mộ, đây là lần đầu tiên anh nhìn thấy cổ quan tài như thế, trứoc dây chỉ nghe nói loại kim quan đồng giác này được thiết kế nhằm đề phòng trường hợp biến xác, rất có khả năng thi thể của chủ mộ từ trước khi nhập quan đã có những dấu hiệu biến xác rối.
Song vốn là kẻ nghệ cao gan lớn, Gà Gô vẫn dùng thảm âm trảo mô vân quan nặng nề lên, thấy bên trong là xác của một phụ nữ, mặt mũi còn như lúc sống, cũng chỉ đọ ba mươi tuổi, dáng vẻ như một quý phụ, hai má bị phồng, chứng tỏ miệng có ngậm ngọc chống rữa, trên đầu cắm rất nhiều đồ trang sức ngọc ngà, trên mình được đắp một lớp chăn thêu. Nhìn nửa thân trên, cho thấy xác mặc chín lớp áo liệm, giờ chỉ cần lấy đi lớp áp ngoài cùng mang về là được. Gà Gô lăn mình nhảy phắt vào trong quan tài, rút cuộn dây buộc xác ra, quấn quanh thân mình hai vòng, thắt nút ở trước ngực, đầu dây còn lại thắt thành vòng thòng lọng, choàng vào cổ xác chết.
Gà Gô nín thở áp xuống quan tài, mặt đối mặt với xác chết, đốt một nén hương nhuyễn thi, rồi tiện tay đặt cạnh mặt xác chết Nam Tống, thứ hương nhuyễn xác này có tác dụng làm xác chết đã cứng đơ mềm ra. Xong rồi anh lúi húi ngồi lên đùi xác chết trong quan, điều chỉnh lại dây buộc xác, sau đó thẳng lưng dạy, do chịu lực tác đọng của sợi dây choàng quanh cổ, xác chết cũng ngồi dậy theo Gà Gô.
Các Mô kim Hiệu úy dùng một đầu dây buộc xác quấn quanh ngực mình, đầu còn lại kết thành thòng lọng choàng vào cổ xác chết, là để cho xác ngồi dậy, mà hai tay mình vẫn rảnh rang cởi bỏ quần áo trên thi thể người chết. Vì Mô kim Hiệu úy cưỡi lên trên nên khi xác chết được kéo dậy sẽ thấp hơn so với Mô kim Hiêu úy một khoảng, cho nên dây buộc xác mới buộc vào trước ngực Mô kim Hiêu úy, đầu kia cột vào cổ xác chết, như vậy mới giữ được thăng bằng. Về sau phương pháp này được lan truyền trong giới trộm mộ dân gian, nhưng lại không tường tận, dây buộc xác dây thường, không được tẩm mực, những tay trộm mộ dân gian lại khong nắm rõ cách thức buộc dây, đầu dây không phải buộc vào ngực mình, mà lại buộc vào ở đầu dây cột vào cổ xác chết, nhiều trường hợp chỉ vì cách buộc dây không dúng, để rồi chết một cách lãng nhách trong quan tài.
Gà Gô dùng dây buộc xác kéo thi thể ngồi dạy, vừa định đưa tay cởi lớp áo liệm ra, đột nhiên cảm thấy sau lưng có mọt cơn gió lạnh ập đến, quay đầu lại nhìn cây nến ở góc Đông Nam hầm mộ, ngọn lửa bị gió thổi lay lắt, dường như có thể tắt lụi bất cứ lúc nào. Gà Gô lúc này đang buộc mình với xác chết, thấy ngọn nến sắp tắt đến nơi bèn thầm nghĩ : "Hỏng rồi!" Xem ra bộ áo liệm này không lấy được rồi, song cái xác đàn bà trứoc mặt đã đột ngột há miệng, trong cái miệng ban trước ngậm chặt bỗng rơi ra một viên ngọc màu tím ngắt. Gà Gô nhìn cái xác ở ngay trước mắt, thấy trên mặt nó đang dần dần mọc ra lớp lông tơ màu trắng rất mảnh, xem chừng chỉ cần ngọn nến ở góc hầm mộ tắt đi, cái xác này sẽ lập tức biến thành bạch hung ngay, song dù có thực sự xảy ra biến xác đi nữa, thì cuộn dây buộc xác này cũng có thể khắc chế được nó rồi.
Có điều quy định của Mô kim Hiệu úy là, nến tắt đồng nghĩa với việc không được phép lấy đi bất cứ minh khí nào trong minh điện, Gà Gô từ năm mười lăm tuổi đã bắt đầu theo nghiệp Ban sơn đạo nhân, trải qua mười hai năm gian nan hiểm khó, gặp phải không biết bao tình cảnh phức tạp mà người thường khó tưởng tượng nổi, buông tay bỏ cuộc, bản thân có thể thóat ra dễ dàng, thế nhưng vừa thấy khó đã rút lui, đấy tuyệt đối không phải tác phong hành sự của Gà Gô.
Gà Gô tính toán, vừa không thể để nến tắt, cũng không thể cho xác chết có cơ hội biến xác, đồng thời lại phải cởi bỏ cổ áo liệm đem về trình Liễu Trần pháp sư, nếu như không làm vậy, sẽ không thể nào tỏ rõ được tài nghệ của mình.
Gà Gô liếc mắt nhìn viên ngọc tím vừa rới từ trong miệng xác chết ra, biết đại khái đây là một dạng đan dược chế từ chu sa và ngọc tím, đây chính là "Định thi đan" trong phái Trùng Lao sơn, chuyên dùng để chống không cho thi thể xảy ra biến xác. Tầng lớp quỷ tộc cổ đại Trung Quốc rất hiếm người chấp nhận hỏa táng, nếu người chết có biểu hiện xảy ra biến xác, người ta liền mời đạo sĩ đến dùng đan dược khắc chế, sau đó vẫn cho hạ thổ liệm táng, tuy nhiên việc này ngoài người thân trong gia đình biết, tuyệt đối không ai được hé lộ nửa câu ra bên ngoài.
Ngọn nến ở góc Đông Nam hầm mộ, không hiểu bị cơn gió lạnh từ đâu thổi tới, khiến cho lập là lập lòe, sẽ tắt lụi trong chớp mắt. Gà Gô đang ngồi trên xác chết, tay trái kéo sợi dây buộc xác, xác chết bị hun trong hương nhuyễn thi đã lâu, cổ lại bị kéo, lập tức ngửa đầu ra sau miệng há hốc.
Gà Gô vội láy tay phải nhặt viên Đinh thi đan rơi trong quan tài, nhét vào miệng cái xác.
Ngay sau đó, Gà Gô rút khẩu súng giắt bên hông, bóp cò, "đoàng" lên một tiếng, bắn rơi một phần ngôi mộ thất xuống. Gian mộ thất này có kết cấu gạch gỗ, để bảo vệ rui gỗ, khi xây dựng người ta đã phủ một lớp ngói hình trụ tròn lên rui gỗ, bị viên đạn bắn phải, một mảng ngói lớn rơi xuống, vừa vặn rơi xuống gần chỗ cây nến, bị hơi gió bên trên tạt xuống, ngọn nến chỉ khẽ lụi một chút, nhưng không lụn tắt, phát súng vừa rồi nhắm góc độ rất chuẩn xác, nửa miếng ngói rỗng ruột hình tròn tựa như một lá chắn gió, vừa vặn che chắn hai hướng Đông Nam của ngọn nến, phía Đông vốn là lối vào mộ đạo, như vậy cũng đã chặn luôn luồng khí lưu thông từ bên ngoài thổi vào, chỉ cần ngói không bị đổ, nến cũng không bị thổi tắt! Truyện "Ma Thổi Đèn " Truyện "Ma Thổi Đèn "
Vì phải kéo dây buộc xác, tay trái Gà Gô không dám lỏng ra, lại sợ ngọn nến bị thổi tắt bất cứ lúc nào, nên mới phải ra chiêu mạo hiểm, dựa vào thân thủ phi phàm của mình, bắn rơi ngói làm vật cản gió.
Chỉ cần nến không tắt, là coi như không vi phạm vào quy định của phái Mô kim, dẫu có xảy ra biến xác đi nữa, cũng phải dốc hết toàn lực lấy bộ áo liệm của cái xác thời Nam Tống này.
Thời gian không còn nhiều, cần phải rời khỏi nơi đây trước khi gà gáy sáng. Các điều cấm kị trong phái Mô kim rất nhiều, "gà gáy không lấy vàng" là một trong số quy định đó, bởi bất luận động cơ là gì, là thay trời hành đạo, cho dân, hay cứu nguy tế bần đi nữ, thì trộm mộ cho cùng vẫn là trộm mộ. Đổ đấu là một nghề tuyệt đối không được đưa ra ánh sáng, thảng như phá bỏ giới luật, đến khi trời sáng mà vẫn còn nán lại trong hầm mộ, thì ngay cả sư tổ cũng chẳng thể phù hộ cho được.
Lúc này tuy Liễu Tràn trưởng lão đã truyền cho Gà Gô đủ các nội quy cũng như thủ pháp của phái Mô kim, đòng thời còn đưa cho một bộ dụng cụ đầu đủ của môn phái, nhưng lại chưa trao cho anh vật quan trọng nhất , bùa Mô kim. Nếu không đeo bùa Mô kim,mà lại đổ đấu dựa vào thủ pháp của phái Mô kim thì nguy hiểm vô cùng, trong hoàn cảnh khó khăn ấy mà anh vẫn lấy được minh khí trong cổ mộ, thì mới đủ tư cách tiếp nhận bùa Mô kim.
Việc đào đường hầm dẫn vào mộ thất vốn đã mất rất nhiều thời gian, để lâu sinh chuyện, phải lấy áo liệm của người chét quay trở ra càng sớm càng tốt. Gà Gô đoán thời gian không còn nhiều, liền lập tức triển khai tư thế Khôi tinh dịch đấu, ngồi lên đùi xác chết, dùng chân và dây buộc xác quấn trên ngực cố định xác chết trong quan tài, giữ yên tư thế ngồi của xác người phụ nữa, rồi nhanh tay cởi lớp áo liệm ngoài cùng trên người xác chết ra.
Bỗng nhiên, Gà Gô thấy ngứa ngáy nơi cổ, giống như có một vật gì đó lông lá đầy mình đang đậu trên vai, dù là to gan lớn mật, nhưng Gà Gô cũng không khỏi rợn da gà, cố giữ yên không động, quay đầu lại nhìn xem rốt cuộc trên cổ mình có thứ gì. --------------------------------
1 Lăng mộ của Hán Vũ Đế Lưu Triệt, nằm ở Tây An

Bạn có thể dùng phím mũi tên hoặc WASD để lùi/sang chương.