“Hàm lượng dinh dưỡng cơ bản của mẫu đất NT.1 bao gồm: nitơ khả dụng 85 mg/kg, kali khả dụng 60 mg/kg, phốt pho khả dụng 5 mg/kgvà pH 6.8, độ ẩm đất 5.5% ...”
“Hàm lượng dinh dưỡng cơ bản của mẫu đất NT.2 bao gồm: nitơ khả dụng 90 mg/kg, kali khả dụng 62 mg/kg, phốt pho khả dụng 7 mg/kgvà pH 6.7, độ ẩm đất 7.2% ...”
...
Dương Thiên đầu tóc đã dài, hắn không biết nhặt được ở đâu cái dây chun rồi túm lên thành một búi sau đầu. Giờ phút này toàn thân mặc quần áo bảo hộ vô trùng, hắn đang chăm chú ghi chép lại các thông số hàm lượng dinh dưỡng đất.
Tiếp sau đó, hắn bắt đầu công tác phân tích đất chuyên sâu.
Dương Thiên lấy mẫu tại mỗi khu vực canh tác, dùng máy khoan đất lấy các mẫu đất của lớp đất từ 0 đến 20 cm. Sở dĩ chọn lớp đất này vì đây là lớp đất chính đem lại dinh dưỡng cho cây, cũng là lớp đất phù hợp với sinh trưởng bộ rễ của cây.
Việc lấy mẫu của mỗi lần thu thập mẫu được lặp lại ba lần.
Sau khi lấy, các mẫu đất được trộn đều và hoàn toàn, chúng được chia thành hai phần.
Một phần mẫu đất được sàng bằng lưới vô trùng 1 mm, phơi khô trong bóng râm và bảo quản trong túi nhựa kín chứa chất hút ẩm để xác định hoạt độ enzyme trong đất.
Một phần khác của mẫu đất được cho vào túi nhựa và bảo quản ngay trong tủ lạnh ở nhiệt độ 4°C để xác định sinh khối vi sinh vật đất.
Mỗi cây lúa mì và lúa mạch đại diện được chọn ngẫu nhiên tương ứng với mẫu đất.
Phần lớn đất ở rễ được loại bỏ và khoảng 1 mm đất được giữ lại trên rễ. Rễ được xử lý tiếp trong ống vô trùng, rửa bằng dung dịch đệm PBS và ly tâm để thu được đất 1mm bám quanh rễ. Các mẫu này được dán nhãn, đông lạnh trong nitơ lỏng và bảo quản trong tủ lạnh ở -80°C. Mỗi lần phân tích sẽ lấy ra giã đông, phân tích thành phần và tỉ lệ vi sinh vật, dinh dưỡng và khoáng chất.
Bước tiếp theo, Dương Thiên tiến hành sắp xếp sự thay đổi các nhóm gen các chủng vi sinh vật, xác định gen kháng hạn và gen thúc đẩy sinh trưởng lúa tương ứng với đặc tính dinh dưỡng của các mẫu đất và lúa.
Phân tích rễ cũng là một khâu đặc biệt quan trọng.
Rễ của mẫu lúa mì và lúa mạch khỏe mạnh được cắt bằng kéo vô trùng, rửa sạch bằng siêu âm với nước vô trùng nhiều lần, dùng giấy thấm khô phần nước còn sót lại trên bề mặt rễ, dùng kéo vô trùng cắt rễ non thành từng đoạn 1 cm và cho vào ống ly tâm vô trùng 5 mL.
Các mẫu này được dán nhãn, đông lạnh trong nitơ lỏng và bảo quản trong tủ lạnh ở -80°C. Các mẫu rễ được sử dụng để xác định các chỉ số sinh lý, sinh hóa thực vật và phân tích kiểu hình rễ và xác định thành phần gen kháng hạn hán.
Các đặc tính sinh lý và sinh hóa của cây bao gồm trọng lượng tươi toàn cây, trọng lượng khô toàn cây, tốc độ quang hợp thực, độ dẫn khí khổng, hàm lượng proline...
Các cây lúa mì và lúa mạch sẽ được đặt vào lò sấy ở 105°C trong 30 phút và sau đó sấy khô ở 80°C cho đến khi xác định được trọng lượng không đổi để xác định trọng lượng khô của nó. Tốc độ quang hợp thực, độ dẫn khí khổng được theo dõi mỗi 7 lần/ngày, từ 6 giờ sáng tới 12 giờ đêm, cách 3 giờ đo 1 lần. hàm lượng proline được xác định thông qua phương pháp chiết axit sulfosalicylic ...
Không ngoài dự đoán của Dương Thiên, toàn bộ các thông số sau khi phân tích cho thấy khả năng tăng trưởng của cả 2 loại cây lúa mì và lúa mạch đều bị giảm, kèm theo đó là các chủng vi sinh cũng giảm theo tương ứng.
Theo đánh giá tốc độ tăng trưởng của giống lúa mì LMI.1 và LMI.2 từ giống gốc ban đầu được trồng tại môi trường tối ưu giảm 31% tức là dự kiến năng suất đạt được là 69%. Mặc dù vậy, so với những gì hắn nghĩ, kết quả nhìn chung đã khả quan hơn rất nhiều. Ban đầu hắn chỉ dám đặt mục tiêu tăng trưởng 50% so với giống gốc đã là rất tốt rồi.
Sau khi xác nhận được điều này, hắn bắt đầu tiến hành gieo trồng thử dự kiến 1 hecta tại Ninh Thuận.
Vận chuyển phân sau khi ủ vi sinh trong các thùng hàng thông qua đường tàu, sau 3 ngày tập kết, những thùng phân vi sinh đầu tiên đã đã đem canh tác tại huyện Thuận Bắc, Ninh Thuận.
Để công việc diễn ra nhanh chóng, Dương Thiên thuê 1 đội ngũ canh tác tại địa bàn huyện, thực hiện cày xới đất, ủ đất với phân 2 ngày. Tiếp theo sau tiến hành gieo trồng lúa mì và lúa mạch.
1 hecta đất Dương Thiên chia làm 2 khu, 1 nửa trồng lúa mì và 1 nửa trồng lúa mạch.
Nguyễn Văn Mạnh sau 2 đợt thu hoạch đậu bắp giống thứ 4 đã triệt để khâm phục năng lực của Dương Thiên. Biết được Dương Thiên bắt đầu thử nghiệm trồng cây lương thực tại Ninh Thuận, hắn đã đề xuất được đi theo.
Dương Thiên cũng không quá băn khoăn. So với đậu bắp, lúa mì và lúa mạch tồn tại hàm lượng tri thức nghiên cứu rất phức tạp, bản thân hắn nếu không có kiến thức hệ thống cung cấp, lại dày công nghiên cứu suốt nửa năm qua, chắc chắn sẽ không thể sao chép được.
Không phải hắn quá tự tin, mà bởi vì trong suốt 6 tháng này, hắn liên tục sử dụng năng lực phân tích tối đa có thể khi xử lý số liệu và đánh giá chất lượng đất, cây trồng và chủng vi sinh. Nếu là người khác, không tốn 3-5 năm không nhất định có thể tìm ra được gì.
Mô hình nông trường tại Ninh Thuận cũng được Dương Thiên đầu tư với số tiền lớn. Tài sản tích lũy sau 2 vụ canh tác giống đậu bắp cao sản đời 4 đem lại cho hắn 10 tỷ, cùng với 4 tỷ trước đó, trừ đi các chi phí khác, tổng tài sản hắn đạt 14 tỷ. Khi quyết định gieo trồng giống lúa mì LMI.1 và lúa mạch LMA.1, hắn đã đầu tư 10 tỷ để xây dựng sản xuất giống, thuê đất ruộng, xây dựng nông trại và mua sắm các trang thiết bị cần thiết.
Hắn quyết định đầu tư cơ sở hạ tầng trước, 1 hecta chỉ là diện tích đất khởi đầu. Sau đó khi giống có thể sinh trưởng và cho kết quả tốt, hắn sẽ tiếp tục thuê thêm đất, dù sao, việc đầu tư trồng cây lương thực của Dương Thiên được chính quyền địa phương hết sức coi trọng, đã ký hợp đồng kèm điều khoản ưu tiên cho hắn thuê thêm đất nông nghiệp nếu có dự định mở rộng quy mô sản xuất.
Việc gieo trồng hoàn tất, việc còn lại giao cho Nguyễn Văn Mạnh theo dõi tiếp tục các thông số.
Song song với đó, Dương Thiên tiếp tục tiến hành triển khai cải tiến giống lúa mì LMI.2 và lúa mạch LMA.2. Quy trình nghiên cứu đã đi vào quỹ đạo, hắn cũng bắt đầu cắt được thời gian ra cho bản thân. Thời gian này, Dương Thiên đã thuê nhà định cư tại Ninh Thuận, bởi hàng ngày, hắn vẫn sẽ đều đặn tới nông trường kiểm tra 2 lần sáng và tối.
Hôm nay, hiếm có thời gian rảnh rỗi, hắn nghĩ đã tới Ninh Thuận cũng nên đi dạo một vòng thưởng thức cảnh sắc và ẩm thực nơi đây xem sao.
Nghĩ là làm, hắn thuê một chiếc xe máy đi tới khu vực Phan Ranh - Tháp Chàm.
Theo địa điểm được review trên mạng, Dương Thiên đi tới 1 quán bán bánh căn nổi tiếng. Thú thực, năm nay đã 27 tuổi, sắp sang tuổi 28 nhưng hắn còn chưa từng một lần được ăn món này.
- Bà chủ, cho 1 suất bánh căn đầy đủ.
Bà chủ là một người phụ nữ trung niên phúc hậu, ngẩng đầu liền thấy một chàng trai, tóc có chút dài được buộc gọn phía sau, gương mặt rất soái toàn thân góc cạnh cân đối, rất cao, khoảng mét tám, đôi mắt vui cười càng thêm nhiệt tình hô lên:
- Vào ngồi đi con, một lát có liền.
Dương Thiên cúi chào lễ phép. Hắn bước vào quán.
Quán không lớn, chỉ đủ đặt 2 dãy bàn, một lối đi lại khoảng 1 mét rưỡi, nhưng bàn ghế, đồ dùng trên bàn đều gọn gàng, sạch sẽ thì rất hài lòng, thầm nghĩ quán này nếu đồ ăn còn ngon thì không lạ khi rất nổi tiếng. Nổi tiếng rồi phục vụ càng phải tốt mới là đạo lý kinh doanh đúng đắn.
Thể loại sư đồ cực hay và đang hót. Sư phụ ( main) đóng vai trò làm nền, lão đại sau màn, ít xuất hiện, mỗi lần xuất hiện là diệt tông diệt tộc. Các đồ đệ đất diễn nhiều, xoay quanh cốt truyện của các đồ đệ, cốt truyện main chủ yếu về sau.
“Hàm lượng dinh dưỡng cơ bản của mẫu đất NT.2 bao gồm: nitơ khả dụng 90 mg/kg, kali khả dụng 62 mg/kg, phốt pho khả dụng 7 mg/kgvà pH 6.7, độ ẩm đất 7.2% ...”
...
Dương Thiên đầu tóc đã dài, hắn không biết nhặt được ở đâu cái dây chun rồi túm lên thành một búi sau đầu. Giờ phút này toàn thân mặc quần áo bảo hộ vô trùng, hắn đang chăm chú ghi chép lại các thông số hàm lượng dinh dưỡng đất.
Tiếp sau đó, hắn bắt đầu công tác phân tích đất chuyên sâu.
Dương Thiên lấy mẫu tại mỗi khu vực canh tác, dùng máy khoan đất lấy các mẫu đất của lớp đất từ 0 đến 20 cm. Sở dĩ chọn lớp đất này vì đây là lớp đất chính đem lại dinh dưỡng cho cây, cũng là lớp đất phù hợp với sinh trưởng bộ rễ của cây.
Việc lấy mẫu của mỗi lần thu thập mẫu được lặp lại ba lần.
Sau khi lấy, các mẫu đất được trộn đều và hoàn toàn, chúng được chia thành hai phần.
Một phần mẫu đất được sàng bằng lưới vô trùng 1 mm, phơi khô trong bóng râm và bảo quản trong túi nhựa kín chứa chất hút ẩm để xác định hoạt độ enzyme trong đất.
Một phần khác của mẫu đất được cho vào túi nhựa và bảo quản ngay trong tủ lạnh ở nhiệt độ 4°C để xác định sinh khối vi sinh vật đất.
Mỗi cây lúa mì và lúa mạch đại diện được chọn ngẫu nhiên tương ứng với mẫu đất.
Phần lớn đất ở rễ được loại bỏ và khoảng 1 mm đất được giữ lại trên rễ. Rễ được xử lý tiếp trong ống vô trùng, rửa bằng dung dịch đệm PBS và ly tâm để thu được đất 1mm bám quanh rễ. Các mẫu này được dán nhãn, đông lạnh trong nitơ lỏng và bảo quản trong tủ lạnh ở -80°C. Mỗi lần phân tích sẽ lấy ra giã đông, phân tích thành phần và tỉ lệ vi sinh vật, dinh dưỡng và khoáng chất.
Bước tiếp theo, Dương Thiên tiến hành sắp xếp sự thay đổi các nhóm gen các chủng vi sinh vật, xác định gen kháng hạn và gen thúc đẩy sinh trưởng lúa tương ứng với đặc tính dinh dưỡng của các mẫu đất và lúa.
Phân tích rễ cũng là một khâu đặc biệt quan trọng.
Rễ của mẫu lúa mì và lúa mạch khỏe mạnh được cắt bằng kéo vô trùng, rửa sạch bằng siêu âm với nước vô trùng nhiều lần, dùng giấy thấm khô phần nước còn sót lại trên bề mặt rễ, dùng kéo vô trùng cắt rễ non thành từng đoạn 1 cm và cho vào ống ly tâm vô trùng 5 mL.
Các mẫu này được dán nhãn, đông lạnh trong nitơ lỏng và bảo quản trong tủ lạnh ở -80°C. Các mẫu rễ được sử dụng để xác định các chỉ số sinh lý, sinh hóa thực vật và phân tích kiểu hình rễ và xác định thành phần gen kháng hạn hán.
Các đặc tính sinh lý và sinh hóa của cây bao gồm trọng lượng tươi toàn cây, trọng lượng khô toàn cây, tốc độ quang hợp thực, độ dẫn khí khổng, hàm lượng proline...
Các cây lúa mì và lúa mạch sẽ được đặt vào lò sấy ở 105°C trong 30 phút và sau đó sấy khô ở 80°C cho đến khi xác định được trọng lượng không đổi để xác định trọng lượng khô của nó. Tốc độ quang hợp thực, độ dẫn khí khổng được theo dõi mỗi 7 lần/ngày, từ 6 giờ sáng tới 12 giờ đêm, cách 3 giờ đo 1 lần. hàm lượng proline được xác định thông qua phương pháp chiết axit sulfosalicylic ...
Không ngoài dự đoán của Dương Thiên, toàn bộ các thông số sau khi phân tích cho thấy khả năng tăng trưởng của cả 2 loại cây lúa mì và lúa mạch đều bị giảm, kèm theo đó là các chủng vi sinh cũng giảm theo tương ứng.
Theo đánh giá tốc độ tăng trưởng của giống lúa mì LMI.1 và LMI.2 từ giống gốc ban đầu được trồng tại môi trường tối ưu giảm 31% tức là dự kiến năng suất đạt được là 69%. Mặc dù vậy, so với những gì hắn nghĩ, kết quả nhìn chung đã khả quan hơn rất nhiều. Ban đầu hắn chỉ dám đặt mục tiêu tăng trưởng 50% so với giống gốc đã là rất tốt rồi.
Sau khi xác nhận được điều này, hắn bắt đầu tiến hành gieo trồng thử dự kiến 1 hecta tại Ninh Thuận.
Vận chuyển phân sau khi ủ vi sinh trong các thùng hàng thông qua đường tàu, sau 3 ngày tập kết, những thùng phân vi sinh đầu tiên đã đã đem canh tác tại huyện Thuận Bắc, Ninh Thuận.
Để công việc diễn ra nhanh chóng, Dương Thiên thuê 1 đội ngũ canh tác tại địa bàn huyện, thực hiện cày xới đất, ủ đất với phân 2 ngày. Tiếp theo sau tiến hành gieo trồng lúa mì và lúa mạch.
1 hecta đất Dương Thiên chia làm 2 khu, 1 nửa trồng lúa mì và 1 nửa trồng lúa mạch.
Nguyễn Văn Mạnh sau 2 đợt thu hoạch đậu bắp giống thứ 4 đã triệt để khâm phục năng lực của Dương Thiên. Biết được Dương Thiên bắt đầu thử nghiệm trồng cây lương thực tại Ninh Thuận, hắn đã đề xuất được đi theo.
Dương Thiên cũng không quá băn khoăn. So với đậu bắp, lúa mì và lúa mạch tồn tại hàm lượng tri thức nghiên cứu rất phức tạp, bản thân hắn nếu không có kiến thức hệ thống cung cấp, lại dày công nghiên cứu suốt nửa năm qua, chắc chắn sẽ không thể sao chép được.
Không phải hắn quá tự tin, mà bởi vì trong suốt 6 tháng này, hắn liên tục sử dụng năng lực phân tích tối đa có thể khi xử lý số liệu và đánh giá chất lượng đất, cây trồng và chủng vi sinh. Nếu là người khác, không tốn 3-5 năm không nhất định có thể tìm ra được gì.
Mô hình nông trường tại Ninh Thuận cũng được Dương Thiên đầu tư với số tiền lớn. Tài sản tích lũy sau 2 vụ canh tác giống đậu bắp cao sản đời 4 đem lại cho hắn 10 tỷ, cùng với 4 tỷ trước đó, trừ đi các chi phí khác, tổng tài sản hắn đạt 14 tỷ. Khi quyết định gieo trồng giống lúa mì LMI.1 và lúa mạch LMA.1, hắn đã đầu tư 10 tỷ để xây dựng sản xuất giống, thuê đất ruộng, xây dựng nông trại và mua sắm các trang thiết bị cần thiết.
Hắn quyết định đầu tư cơ sở hạ tầng trước, 1 hecta chỉ là diện tích đất khởi đầu. Sau đó khi giống có thể sinh trưởng và cho kết quả tốt, hắn sẽ tiếp tục thuê thêm đất, dù sao, việc đầu tư trồng cây lương thực của Dương Thiên được chính quyền địa phương hết sức coi trọng, đã ký hợp đồng kèm điều khoản ưu tiên cho hắn thuê thêm đất nông nghiệp nếu có dự định mở rộng quy mô sản xuất.
Việc gieo trồng hoàn tất, việc còn lại giao cho Nguyễn Văn Mạnh theo dõi tiếp tục các thông số.
Song song với đó, Dương Thiên tiếp tục tiến hành triển khai cải tiến giống lúa mì LMI.2 và lúa mạch LMA.2. Quy trình nghiên cứu đã đi vào quỹ đạo, hắn cũng bắt đầu cắt được thời gian ra cho bản thân. Thời gian này, Dương Thiên đã thuê nhà định cư tại Ninh Thuận, bởi hàng ngày, hắn vẫn sẽ đều đặn tới nông trường kiểm tra 2 lần sáng và tối.
Hôm nay, hiếm có thời gian rảnh rỗi, hắn nghĩ đã tới Ninh Thuận cũng nên đi dạo một vòng thưởng thức cảnh sắc và ẩm thực nơi đây xem sao.
Nghĩ là làm, hắn thuê một chiếc xe máy đi tới khu vực Phan Ranh - Tháp Chàm.
Theo địa điểm được review trên mạng, Dương Thiên đi tới 1 quán bán bánh căn nổi tiếng. Thú thực, năm nay đã 27 tuổi, sắp sang tuổi 28 nhưng hắn còn chưa từng một lần được ăn món này.
- Bà chủ, cho 1 suất bánh căn đầy đủ.
Bà chủ là một người phụ nữ trung niên phúc hậu, ngẩng đầu liền thấy một chàng trai, tóc có chút dài được buộc gọn phía sau, gương mặt rất soái toàn thân góc cạnh cân đối, rất cao, khoảng mét tám, đôi mắt vui cười càng thêm nhiệt tình hô lên:
- Vào ngồi đi con, một lát có liền.
Dương Thiên cúi chào lễ phép. Hắn bước vào quán.
Quán không lớn, chỉ đủ đặt 2 dãy bàn, một lối đi lại khoảng 1 mét rưỡi, nhưng bàn ghế, đồ dùng trên bàn đều gọn gàng, sạch sẽ thì rất hài lòng, thầm nghĩ quán này nếu đồ ăn còn ngon thì không lạ khi rất nổi tiếng. Nổi tiếng rồi phục vụ càng phải tốt mới là đạo lý kinh doanh đúng đắn.
Thể loại sư đồ cực hay và đang hót. Sư phụ ( main) đóng vai trò làm nền, lão đại sau màn, ít xuất hiện, mỗi lần xuất hiện là diệt tông diệt tộc. Các đồ đệ đất diễn nhiều, xoay quanh cốt truyện của các đồ đệ, cốt truyện main chủ yếu về sau.