Kinh Thương Nước Việt

Chương 19: Nghiên Cứu Lúa Mì Và Lúa Mạch




Mặc dù lúa mạch và lúa mì có chung những đặc điểm nhất định và đều thuộc họ cỏ nhưng chúng vốn dĩ khác nhau.
Nhìn chung, lúa mạch có hàm lượng dinh dưỡng cao hơn. Điều này là do phần lớn hạt lúa mạch vẫn còn nguyên vẹn trong quá trình chế biến.
Lúa mạch thường được thêm vào các công thức nấu ăn để tăng hàm lượng carbohydrate và dinh dưỡng. Lúa mạch cũng chứa nhiều protein, phốt pho, canxi và vitamin B. Lúa mạch thường được thêm vào vì mục đích sức khỏe, có thành phần tương tự như gạo và được sử dụng làm mạch nha rượu.
Thành phần dinh dưỡng của hạt lúa mì bị ảnh hưởng bởi khí hậu và đất đai nơi nó phát triển. Hạt lúa mì có hàm lượng protein và carbohydrate cao. Nó cũng chứa các vitamin và khoáng chất như riboflavin, niacin, thiamin và vitamin A. Quá trình xay xát lúa mì ảnh hưởng đến thành phần dinh dưỡng tổng thể của nó. Hạt lúa mì được sử dụng trong bánh mì và các loại bánh nướng khác.
Khi tiếp thu kiến thức về cây lương thực trong sách “Nghiên cứu giống cây trồng” mua từ hệ thống, Dương Thiên đã ấp ủ kế hoạch triển khai lúa mì và lúa mạch, hai loại cây thích hợp với điều kiện đất khô cằn.
Để có điều kiện thực nghiệm thích hợp, Dương Thiên quyết định đi khảo sát thực địa tại 3 tỉnh Bình Định, Phú Yên và Ninh Thuận, đây là những tỉnh tại Việt Nam đang phải đối mặt với nạn hạn hán ngày càng nghiêm trọng.
Sau 1 tuần khảo sát đất, nước, khí hậu và cơ quan chính quyền, Dương Thiên cuối cùng chọn huyện Thuận Bắc, tỉnh Ninh Thuận là nơi triển khai đầu tiên.
Huyện Thuận Bắc, tỉnh Ninh Thuận những năm trở lại đây luôn rơi vào tình trạng hạn hán cấp độ 3-4, nước sinh hoạt của người dân còn thiếu thốn, chưa nói tới nước dùng cho canh tác càng gặp nhiều hạn chế, khó khăn. Thực tế Nhà nước cũng đã đưa ra nhiều biện pháp hỗ trợ, nhưng tính chất khí hậu nóng lên toàn cầu khiến việc trợ cấp luôn ở trong trạng thái cung không đủ cầu.
Nguyễn Văn Mạnh khi biết ông chủ muốn mở rộng quy mô sản xuất không phải là đậu bắp mà chuyển sang lúa mì và lúa mạch, hắn cảm thấy đầu ông chủ phải chăng có vấn đề, hoặc là bị cái gì kích thích.
Đem lòng nghi hoặc theo Dương Thiên đi khảo sát thực địa, hắn mới biết ông chủ là thực sự nghiêm túc.
Mặc dù trong quá trình đi học, hắn đã từng tiếp xúc một chút với hai loại cây lương thực này, do có quen một người đàn anh khóa trên làm cùng phòng thí nghiệm. Nhưng những kiến thức đó về cơ bản chỉ có da lông, bảo hắn nghiên cứu phân bón cải tạo đất cho loại thực vật này hắn khẳng định tự mình không làm được.
Dương Thiên cũng không hi vọng Nguyễn Văn Mạnh có thể sáng tạo kỳ tích, hắn mang người này theo đơn giản vì hiện tại hắn không có người thuận tay sử dụng. Đậu bắp đời 3 đã gieo trồng xong, công tác còn lại cơ bản chỉ là theo dõi tăng trưởng tại nông trường, việc này không cần Nguyễn Văn Mạnh hạ công phu, tạm thời giao cho Lý An là được rồi.
Vì giai đoạn này số vốn chưa nhiều, Dương Thiên tạm thời lựa chọn mua đất từ Ninh Thuận, hắn giao cho Nguyễn Văn Mạnh ở lại Ninh Thuận giám sát vận chuyển đất nông nghiệp khai thác từ Ninh Thuận ra ngoài Hà Nội, còn bản thân hắn sớm đã về mua chủng vi sinh và chuẩn bị khu vực thí nghiệm.
LMI.0 và LMA.0 là hai giống lùa mì và lúa mạch Dương Thiên lựa chọn làm giống đời đầu. Loại lúa mì và lúa mạch này đem lại sản lượng cao nhất trên thị trường hiện nay, trung bình cho năng suất 8-10 tấn trên 1 hecta, nhưng lại không quá chịu đựng được khí hậu khắc nghiệt, chỉ thích hợp trồng ở các vùng khí hậu có lượng mưa vừa phải như Nga, Mỹ, Australia và Pháp.
Dương Thiên dự kiến triển khai kế hoạch cải tạo giống qua 3 giai đoạn:
Giai đoạn 1: Tạo ra giống LMI.1 và LMA.1 có khả năng chịu được khí hậu khắc nghiệt. Khả năng cao năng suất giống LMI.1 và LMA.1 sẽ giảm, cố gắng không giảm quá 50%.
Giai đoạn 2: Tạo ra giống LMI.2 và LMA.2 có khả năng chịu đựng khí hậu khắc nghiệt và năng suất đạt như năng suất khi trồng ở vùng khí hậu thích hợp, khoảng 8-10 tấn trên 1 hecta.
Giai đoạn 3: Tạo ra giống LMI.3 và LMA.3 năng suất vượt năng suất giống LMI.0 và LMA.0 ban đầu.
Về mặt lý thuyết, 3 giai đoạn này đều có tính khả thi, tuy nhiên, chưa thực sự trông thấy thành quả hắn không dám chủ quan, ngược lại, hắn phải thực sự chăm chỉ nếu không muốn quá trình nghiên cứu kéo dài.
Giai đoạn 1 là giai đoạn khó nhất.
Dương Thiên xây dựng khu vực canh tác nhà kính mô phỏng với điều kiện thành phần không khí, độ ẩm, ánh sáng dựa trên dữ liệu thu thập trước đó. Khi vừa hoàn thành cũng là lúc Nguyễn Văn Mạnh thông báo đất mua đã vận chuyển tới nơi. Dương Thiên cho Nguyễn Văn Mạnh quay về công tác, còn hắn dẫn đội xe đi với khu vực phòng thí nghiệm, đổ đất vào nền khu vực nhà kính xuống đã được xử lý bằng vật liệu hút ẩm và cách ẩm, tránh nước từ khu vực đất xung quanh ngấm vào.
15 chủng vi sinh Rhizobacteria mã hóa từ Rh-01 đến Rh-15 đặt hàng tương đối nhanh đã về trước đó 3 ngày, Dương Thiên cũng đã sơ bộ xử lý bước đầu. Không lập tức chuyển các chủng này vào môi trường “hạn hán” mô phỏng, vì hành động này sẽ khiến chúng bị “sốc” và giảm số lượng.
Dương Thiên cho chúng vào các bình canh tác, cho chúng nhân giống tối đa làm chủng gốc.
Bổ sung một số loại rác thải nông nghiệp với các chủng “vi khuẩn đậu bắp” như EH3A, BCP2N, LSB vào từng bình canh tác, sau đó hắn lấy từng phần của từng chủng Rhizobacteria Rh01 đến Rh-15 cho tiếp vào các bình canh tác, sau đó tiến hành thay đổi môi trường với độ khắc nghiệt tăng dần từ thấp đến cao.
Hắn tinh chỉnh hàm lượng các chủng “vi khuẩn đậu bắp” và hàm lượng rác thải nông nghiệp phù hợp. Để các chủng “vi khuẩn đậu bắp” vừa đủ phát triển để phân giải các rác thải nông nghiệp tạo ra môi trường dinh dưỡng, sau đó cũng là lúc khí hậu dần dần khắc nghiệt làm các chủng “vi khuẩn đậu bắp” chết đi, khi đó các chủng Rhizobacteria thuận lợi tiếp nhận môi trường này để tiếp tục phát triển.
Kiến thức từ hệ thống không làm hắn thất vọng.
Sau 3 tháng lặp đi lặp lại thí nghiệm, Dương Thiên cuối cùng cũng thành công duy trì được một chủng vi khuẩn Rhizobacteria Rh-05-36. Đây là chủng Rhizobacteria có gốc ban đầu là chủng Rh-05, sau 36 lần thí nghiệm đã tồn tại được và sinh trưởng tốt tại điều kiện khí hậu khắc nghiệt trên nền đất Ninh Thuận.
Rh-05-36 ra đời, không chỉ đơn giản là một chủng vi sinh tiến hóa, dấu mốc này cũng đồng nghĩa với việc Dương Thiên đã tìm ra cách công thức canh tác đất khô cằn của Ninh Thuận.
Tuy vậy, mọi thứ mới chỉ là bắt đầu, công việc tiếp theo quan trọng hơn chính là chủng vi sinh mới này có giúp các chủng lúa mì LMI.0 và và LMA.0 sinh trưởng tốt trên nền đất Ninh Thuận hay không.
Nghiên cứu tiếp tục được tiến hành và theo dõi hàng ngày. Thời gian sinh hoạt của Dương Thiên ở giai đoạn này gần như vùi đầu vào trong phòng thí nghiệm, mỗi giờ mỗi phút hắn đều không muốn lãng phí. Nếu không phải cần giám sát và kiểm tra lợi nhuận kinh doanh đậu bắp thế hệ 3, hắn đã không ra khỏi phòng thí nghiệm.
Lợi nhuận đợt này không ngoài dự kiến của hắn, tổng cộng 5 tỷ đồng, sau khi trừ hết chi phí cũng thu lại được 4.1 tỷ đồng. Đời đậu bắp thứ 4 cũng được bàn giao cho Nguyễn Văn Mạnh canh tác, hắn tốn thêm 1 tuần giám sát tiến độ rồi sau đó cũng vội vàng quay trở lại công trình nghiên cứu lúa mì và lúa mạch.
...
Xuyên qua một thế giới tu tiên, nhưng nhận ra bản thân lại chỉ là phế vật ngũ linh căn, Trần Lâm tỏ ra rất bất lực, chỉ là cũng không sao, thiên phú không góp lực, vậy liền gọi cô vợ trẻ tới góp sức. Một ngày nào đó vấn đỉnh chí cao, Trần Lâm vừa hồi ức vừa chia sẻ "Chỉ có người nông cạn mới muốn làm Tiên Vương, người nhìn xa trông rộng sẽ biết, làm Chạn Vương thoải mái hơn nhiều

Bạn có thể dùng phím mũi tên hoặc WASD để lùi/sang chương.