Kiêu Phong

Chương 106: Quyền chủ động




Hai canh giờ sau, ước chừng năm vạn quân Sở chạy trốn, chiến sự được dọn sạch, bắt được hơn sáu vạn quân Sở. Quân lực Tấn quốc bị tổn thất hơn năm vạn, còn quân Sở chết mất ba vạn, so với chết trận thì rõ ràng so độ mạnh yếu về tố chất quân lực. Lục Thất tất nhiên hiểu được tại sao quân Sở lui quân, chính là bị những hiểm họa từ quân lực Ngạc Châu hù dọa, nếu không thì trận đại chiến này cứ coi như quân Tấn thắng cũng thiệt hại mất mười vạn tướng sĩ.
Lục Thất lặng lẽ đến gặp các tướng soái Tấn quốc, gặp mặt sau đại thắng tất nhiên là vô cùng vui mừng, các tướng soái cấp cao tụ hợp cùng nhau nói chuyện. Lục Thất trong lúc nói chuyện với Cố tướng quân vô ý nói đến việc hắn còn bố trí mười hai vạn đại quân ở Vĩnh Châu, dùng để ngăn chặn quân chi viện cho Sở quốc ở phía nam, tất nhiên cũng có thể đến Hành Châu tham chiến. Các tướng soái nghe thấy thì vô cùng ngạc nhiên, cảm thấy càng kính nể Lục Thất hơn.
Tiếp đó, Lục Thất chia Kinh Môn quân vào Cán Châu quân, gần sáu vạn Kinh Môn quân trở thành quân Tấn. Sau khi bị phân cách quy thuộc, có mâu thuẫn cũng không dám tạo phản, hơn nữa Lục Thất thống soái bọn họ nhiều ngày, trong lòng cũng cảm thấy thân thiết, vì vậy đều im lặng chấp nhận sự thật trở thành quân Tấn.
Phân tách sáu vạn Kinh Môn quân xong, Lục Thất gửi cho Tân Cầm Nhi một bức thư khẩn, bảo nàng ta phái người đi sứ Đường quốc. Nói Tấn quốc cùng với Đường quốc cùng xuất binh đối phó với Sở quốc, làm một cuộc ‘ngoại giao’ tiền trảm hậu tấu.
Làm xong việc ở Hành Châu, Lục Thất dẫn năm vạn được gọi là Kinh Môn quân đến Cát Châu, rồi lại gửi thư cho mười hai vạn Ngạc Châu quân ở Vĩnh Châu. Hắn lệnh cho Ngạc Châu quân quay về Đàm Châu, sau đó cùng tiến công Trường Sa Phủ. Sau khi nhận lệnh, Ngạc Châu quân chấp hành cho đại quân rời khỏi Vĩnh Châu, quay về Đàm Châu, tụ hợp cùng với Kinh Môn quân của Lục Thất.
Sau cuộc đại chiến, quân lực Tấn quốc khác ở Hành Châu, bắt đầu chấp nhận thành quả chinh chiến của Lục Thất, từ Hành Châu, tiếp nhận Vĩnh Châu, Thiệu Châu, rồi đại quân đến phía nam chiếm đóng các châu vực, ép bảy vạn Tĩnh Giang quân trấn thủ ở Quế Châu tháo chạy đến vùng Nam Việt.
Đại quân Cán Châu đoạt được lãnh thổ, Lục Thất đã tụ hợp với Ngạc Châu quân ở huyện Lễ Lăng của Đàm Châu. Năm vạn Kinh Môn quân giả mạo của hắn chỉ là chia tách hàng binh của Kinh Châu cho quân lực Cán Châu, doanh tướng kỳ quân ban đầu và trên đó đều còn, vì vậy tướng soái của Ngạc Châu quân nhất thời không nhìn ra Kinh Môn quân có sự biến đổi.
Sau khi tụ hợp ở huyện Lễ Lăng, Lục Thất không đi tấn công Trường Sa Phủ mà dẫn đại quân ‘chơi’ với châu vực Chu Du. Mười bảy vạn đại quân đến Viên Châu trước, tất nhiên rất dễ dàng tấn công được huyện Bình Hương, huyện Nghi Xuân và huyện Tân Du của Viên Châu và ở lại Viên Châu tận năm ngày liền.
Trên thực tế, Lục Thất đang tranh thủ thời gian cho đại quân Tấn quốc. Trong trận đại chiến với mấy chục vạn quân Hành Châu, sau khi Tấn quốc thắng lợi thì thành quả lớn nhất trên thực tế là binh giáp, mười vạn binh giáp vũ khí có được sẽ khiến cho quân lực Cán Châu được hùng mạnh, tiếp đến mới là việc có được tù binh.
Cái mà Lục Thất gọi là lấy lại phần đất đã mất đó chính là tranh thủ thời gian chỉnh quân cho Tấn quốc và thời gian chiếm các châu vực của Sở quốc, cũng cho Sở quốc thời gian nghỉ ngơi sau cuộc đại bại. Tất nhiên hắn không muốn chiến sự ở tây bộ kết thúc nhanh chóng như thế, hắn sẽ không để Lâm Nhân Triệu và Chu Lệnh Vân dễ dàng ‘hái được quả ngon’ như vậy.
Sau khi chiếm được Viên Châu, Lục Thất cố ý chọn quân doanh ở trong Ngạc Châu quân trấn thủ chỉnh lý huyện vực, thậm chí còn bổ nhiệm tả hữu Đô úy đại diện các châu nha, từng bước từng bước thu thập tích góp chứng cứ phạm tội của Lâm Nhân Triệu.
Sau khi ở Viên Châu năm ngày, Lục Thất mới dẫn quân đến tiến đánh chiếm lấy Cát Châu. Vừa mới lấy được huyện An Phúc thì đột nhiên có người đưa thư đến, là Tiêu thị cử người đưa thư đến, nói cho Lục Thất biết sự thay đổi ở kinh thành. Hiện giờ Tiểu Phức đã không dám để người rời khỏi kinh thành đưa thư đến đây.
Tiêu thị nói, Lý Quốc Chủ đã đồng ý sắc phong Giang Âm Hầu làm Quận Vương Trung Ngô, có nghĩa là đã thừa nhận Trương thị có Thường Châu. Nhưng trong kinh thành lại có lời đồn, nói rằng người thật sự chiếm Tô Châu và Thường Châu là Lục Thiên Phong. Hộ bộ Thị Lang dựa theo lời đồn đó mà nghi ngờ Lục Thất, nói Lý Quốc Chủ điều Lục Thiên Phong hồi kinh. Tiêu thị biết ý khuyên Lục Thất không nên quay về Giang Ninh, chỉ cần dẫn binh ở ngoài thì Lý Quốc Chủ sẽ không dám đối phó với người thân của Lục Thất, về Giang Ninh rồi sẽ có nguy hiểm rất lớn.
Lục Thất xem xong thư, trong lòng suy nghĩ nên ứng phó ra sao. Hộ bộ Thị lang là người ‘phát ngôn’ của Vũ Văn thị ở Giang Ninh, mà Vũ Văn thị trong thời gian này lại đối đầu với hắn khởi xướng lời đồn công kích khiến Lục Thất cảm thấy khó hiểu. Biểu hiện của Vũ Văn thị trong thế lực tây bộ là luôn im lặng quan sát, thật ra chiến lược kéo dài việc lấy lại châu vực chu du của Lục Thất cũng là điểm sáng trong việc dấy lên tâm ý tạo phản của Vũ Văn thị.
Vũ Văn thị khởi xướng lời đồn công kích, lẽ nào không muốn tạo phản nữa? Nếu như điều Lục Thất trở về Giang Ninh, vậy có lợi gì với Vũ Văn thị? Lục Thất rời đi, chắc chắn sẽ để Lâm Nhân Triệu tiếp quản đại quân. Nếu như Lâm Nhân Triệu tiếp quản mười bảy vạn đại quân thì càng bất lợi với Vũ Văn thị hơn. Trừ khi Vũ Văn thị đã biết, Lục Thất là Tấn vương.
Trầm tư thật lâu sau, miệng Lục Thất lộ ra ý cười nham hiểm. Nếu như Vũ Văn thị “đâm một đao” ở Giang Ninh, vậy cũng tốt. “Tại sao ta không thể múa đao ở tây bộ. Nếu người không làm phản thì ta ép ngươi tạo phản”.
Sau đó, Lục Thất viết một lá thư cho Cố Tướng quân, mệnh lệnh mười vạn đại quân tinh nhuệ xuất phát đến Ngạc Châu, tạo khả năng nghi binh của Giang Châu. Nếu như Sở quốc xuất binh muốn lấy lại châu vực gần Đàm Châu thì có thể lui lại trước để nhường cho Sở quốc nhưng Lãng Châu và Lễ Châu không thể mất đi. Vì Lễ Châu là nơi chiến lược quan trọng chi viện tương trợ cho Kinh Châu.
Sắp xếp xong điều quân, ngày hôm sau đại quân của Lục Thất xuất phát đến tấn công huyện Lư Lăng. Đại quân vừa đến thì quan binh Sở quốc ở huyện Lư Lăng đã chạy hết. Thật ra trước khi Lục Thất tiến quân Cát Châu thì quan binh Sở quốc đã chạy một lần rồi, đại quân của Lục Thất vừa đuổi đến Hành Châu thì quan binh Sở quốc liền quay về. Chỉ là chim sợ cành cong, nghe thấy thanh thế thì liền trốn chạy.
Đêm đó, Lục Thất mở tiệc chiêu đãi tất cả quan tướng, cùng nhau uống rượu ăn cơm thắt chặt tình cảm, mục đích của Lục Thất là thêm gần gũi với Ngạc Châu quân hơn. Trong lòng hắn hiểu rất rõ, Ngạc Châu quân cũng sẽ giống như Hưng Hóa quân, tất nhiên sẽ có tướng quan của Vũ Văn thị cài vào, thậm chí còn có thế lực quan tướng Vinh thị cài vào nữa.
Vũ Văn thị ở Giang Ninh ‘đâm một dao’ sau lưng Lục Thất, đó tất nhiên là không hiểu được tình thế hiện giờ ở tây bộ. Sau khi Lục Thất kịp thời phá hủy được cục chiến Sở quốc thì Tấn quốc đã chiếm được quyền chủ động trong trận đấu, Lục Thất có năng lực tiên phong tiến về Giang Châu.
Tiến quân Giang Châu, Vũ Văn thị để không bị tiêu diệt chỉ có thể vội vàng khởi binh tạo phản, chỉ có thể điều động tất cả lực lượng ngầm của mình ứng phó với đại quân của Lục Thất bức ép tới. Vì vậy, quân lực Vũ Văn thị ẩn giấu trong các quân đều phải lộ ra hết.
Bữa tiệc cuối cùng cũng tan, Lục Thất trong men say tâm trạng cũng có chút thương cảm. Hôm nay nâng cốc nói vui, có lẽ không bao lâu hắn cũng phải giáp mặt với rất nhiều người này trong trận chiến.
Ngày hôm sau, Lục Thất tiếp tục thống soái đại quân đi lấy huyện Vĩnh Tân và huyện Thái Hòa, hắn vẫn phân công quan tướng Ngạc Châu trấn thủ. Hai ngày sau, đại quân Lục Thất đến Phủ Châu, ở Phủ Châu Lục Thất không hề để đại quân được ở cùng mà chia binh đến chiếm huyện vực Phủ Châu. Trên thực tế, Phủ Châu đã không còn sự tồn tại của quân Sở, Ngạc Châu quân đến cướp thành, trực tiếp trở thành quan huyện đóng giữ ở đó.
Lại một ngày, Lục Thất dẫn quân tiến vào Tín Châu, Tín Châu đã có quan binh mà ban đầu Lục Thất để lại nhưng Lục Thất đến Tín Châu là để trú đóng ở huyện Quý Khê, lặng lẽ đợi mười vạn tướng sĩ Tấn quốc đến Ngạc Châu.
Tuy nhiên trong lúc đợi, Lục Thất lại phái rất nhiều thám báo đến Giang Châu, cố ý thăm dò huyện Đô Xương và huyện Bành Trạch ở phía đông của hồ Bà Dương, thậm chí sẽ xâm nhập vào huyện Hồ Khẩu để thăm dò.
Nhưng trước đó Cố Tướng quân trả lời thư nói, y đã lệnh cho mười vạn đại quân đến Lễ Châu, từ Lễ Châu vượt sông vào Kinh Châu, đi qua Kinh Châu đến Hạ Khẩu, từ Hạ Khẩu vượt sông đến Ngạc Châu.
Tại sao phải vượt sông đường vòng Kinh Châu? Cố Tướng quân giải thích, một là có thể giấu được quân Sở thăm dò trong thời gian ngắn, hai là có thể là nhân tố khiến Kinh Châu bất ổn, ba là dấy lên lòng quân trấn thủ Kinh Châu, bốn là để Hán quốc và Chu quốc sợ hãi, năm là xuất binh từ Kinh Châu có thể hình thành cụ diện đánh lén. Sau khi Vũ Văn thị ở Giang Châu biết tin sẽ càng nhạy cảm, cho rằng mười vạn đại quân đột nhiên xuất hiên ở Ngạc Châu, chính là nhằm vào Giang Châu.
Lục Thất vô cùng tán thành với cách làm của Cố Tướng quân. Mười vạn đại quân tinh nhuệ đi một lần như vậy, thật sự là lấy được lợi ích rất lớn. Hắn dựa vào thời gian chiến lược hành quân cần mà nhẫn nại chờ đợi, hắn đang đợi Vũ Văn thị bắt buộc phải dùng thế lực quân ngầm tạo phản.
Sau bốn ngày đóng tại Tín Châu thì đột nhiên tướng quan trung quân của Lâm Nhân Triệu đến, hỏi Lục Thất tại sao lại ngưng binh bất động ở Tín Châu. Lục Thất trả lời là để làm Tấn quốc sợ hãi, hắn lo lắng Tấn quốc xuất quân đoạt Tín Châu, Cát Châu và Phủ Châu, cũng lo đại quân Sở quốc sẽ quay về Cát Châu.
Nghe xong giải thích gượng ép của Lục Thất, quan tướng trung quân chỉ có thể nói Lâm Nhân Triệu bảo Lục Thất dẫn đại quân đến phủ Nam Xương tụ hợp. Lục Thất do dự rồi đồng ý, nói đang lo quân lương không đủ.

Bạn có thể dùng phím mũi tên hoặc WASD để lùi/sang chương.