Thông tin truyện

Hội Chợ Phù Hoa

Hội Chợ Phù Hoa

Tác giả:

William Makepeace Thackeray

Thể loại:

Phương Tây

Trạng thái:

Full
1  2 3 4 5 6 7 8  9 10
Đánh giá: 9.8/10 từ 15967 lượt
Thể loại: Kinh điển
Dịch giả:
Trần Kiệm

Hội chợ phù hoa: Cuốn tiểu thuyết không có Anh hùng là một cuốn tiểu thuyết của William Makepeace Thackeray châm biếm xã hội vào đầu thế kỷ 19 ở Anh. Hội chợ phù hoa là một tiểu thuyết đa tuyến nói về xã hội quý tộc tư sản và số phận của con người với nhiều thành phần trong xã hội đó. Trục chính của truyện là cuộc đời của hai cô thiếu nữ là bạn học cùng lớp, cùng trường nhưng không cùng tầng lớp và cũng không cùng số phận.

***

Giữa đám người ồn ào với nước hoa, đăng-ten, đèn chùm, bàn tiệc… người ta dễ để ý thấy ánh mắt sắc sảo của cô nàng Rebecca xinh đẹp khát vọng được thay đổi số phận mình. Từ thân thế con nhà hạ tiện, là một cô giáo tập sự không hề dễ bảo, Rebecca không từ bất kì một thủ đoạn nào chen chân vào thế giới thượng lưu. Nhảy múa xung quanh cô là cả một xã hội quý tộc tham lam, vị kỉ, giả dối và hãnh tiến.

Trong phiên chợ phù hoa ấy, đạo đức khoác tấm áo thêu kim tuyến, nhưng lật lên chỉ thấy những thứ đê tiện và trần trụi… Trên hết, sự phù phiếm đã cuốn con người vào vòng xoáy cám dỗ và hút cạn những phẩm chất tốt đẹp, chỉ để lại những tính cách cặn bã và tham vọng mù quáng. Bạn đọc có thể giật mình: Hội chợ phù hoa chỉ nói về xã hội Anh thế kỉ XIX hay lột tả mọi xã hội của con người? Đọc Hội chợ phù hoa, ta sẽ phần nào nhận ra những phù phiếm, ảo ảnh của cuộc đời vốn chỉ là hư vô.

***

Thuật ngữ "hội chợ phù hoa" xuất phát từ câu chuyện ngụ ngôn Chuyến đi của người hành hương, do John Bunyan xuất bản vào năm 1678 ở dó có một hội chợ tổ chức trong làng có tên Vanity (Hội chợ phù hoa).


Cuốn tiểu thuyết đã được nhiều lần chuyển thể thành phim.

*********

THÔNG TIN KHÁC

Trong năm 1848 đã xảy ra một sự kiện có ảnh hưởng tốt tới "Hội chợ phù hoa". Nữ văn sĩ Charlotte Bronte cho tái bản tiểu thuyết "Jane Eyre" dưới bút danh Currel Bell (in lần đầu vào năm 1847 và rất ăn khách).

Trong lần in thứ hai, Bronte đã ghi lời đề tặng Thackeray với những câu đánh giá đầy phấn khích: "Tôi đã nhìn thấy ở ông một tài năng sâu sắc và quý hiếm hơn nhiều người đồng thời với ông nghĩ, bởi lẽ, ông có thể hơn người khác làm phục sinh xã hội chúng ta và khôi phục lại cái trật tự thế giới đang bị lung lay, và vì rằng cho tới nay, chưa có một nhà phê bình văn học nào tìm được cho ông những từ ngữ đánh giá đúng và đủ...". Đọc lời đề tặng đó, công chúng lại đổ xô đi tìm "Hội chợ phù hoa". Thành công đối với Thackeray đã trở thành không thể đảo ngược được.